Chặng đường thơ thời hậu chiến

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 82 - 86)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2.chặng đường thơ thời hậu chiến

Khi chiến tranh đã lùi về sau lưng, thì những vết thương không liền da trở thành vấn đề nhức nhối. Thơ lúc này không chỉ một giọng điệu hát ca như thơ thời chiến. Thêm vào đó, thơ đào sâu những vỉa ngầm – mặt trái của chiến tranh. Thơ ghi lại những mất mát, đau thương của đất, của người sau cuộc chiến. Thơ phản ánh hiện thực bi thương của con người khi lấp bao nhiêu

“vòng đen” khói bom lên trời, bấy nhiêu lần trên đầu đội bao nhiêu “vòng trắng”:

Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết Bà tôi bán trứng ở ga Lèn

Tôi đi lính lâu không về quê ngoại Dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bổi Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.

(Đò Lèn - Nguyễn Duy)

Bên cạnh đó, thơ hậu chiến cũng ghi lại những niềm vui, những băn khoăn âu lo của con người trước cuộc sống mới. Đó là niềm vui của những con người sống qua những năm tháng ngặt nghèo chiến tranh, bom đạn, đói khổ, mất mát, bây giờ được bình yên lao động:

Ta sống thật đây, gian khổ đêm ngày Mà cứ tưởng bay trong mơ ước Bữa cơm khoai, ít cá nhiều rau

Mà ngăn sông làm điện, khoan biển làm dầu Chân dép lốp

Mà lên tàu vũ trụ

(Một nhành xuân - Tố Hữu)

Đó là những âu lo trước cuộc sống bộn bề khó khăn, cực nhọc:

Con chào đời

Mà hai mươi bốn khuôn dấu vuông tròn chứng nhận con trên đủ loại giấy tờ, tem phiếu

Tóc cha sợi đen, sợi bạc

Chợt nhớ lời ru “mùa thu” gió hát Cha ngồi trầm ngâm thâu đêm…

(Ngôi nhà có ngọn lửa ấm - Nguyễn Khoa Điềm)

Bắt kịp những đổi thay của cuộc sống, của con người sau chiến tranh, thơ hậu chiến của Bằng Việt theo sát thơ thời đại, ghi lại được những nhức nhối của cuộc sống hậu chiến, những nỗi đau từ vết thương hở của cuộc chiến đã đi qua. Đó là dấu tích còn lại nơi “Trần cũ còn vết bom, nứt nẻ từng khoang vôi loang lổ - Hai miếng gỗ kê chéo nhau, lấp chỗ hở trên sàn…”. Và còn là dấu tích trong tâm hồn những con người kinh qua cuộc chiến:

Già lắm rồi! Ông cụ tóc phau phau Hì hụi băng qua tranh lác một màu, Bàn chân đứng xoa xoa nền đất cũ

Mười năm rồi! Vườn tược, cửa nhà đâu?

Da đỏ như gạch cua, cụ bậm môi nín lặng: Đây chính thực làng ư? Đâu dấu mộ ông bà? Lượm bát nhang vỡ đôi, ngó bờ kinh san phẳng, Căm giặc dẫu chạy rồi, tội ác chửa hề qua!

(Dọn về làng cũ)

Cuộc sống đất nước thời kỳ hậu chiến hiện ra nhiều khi xót xa, cay đắng. Con người kinh qua chiến tranh, trở về với đời thường trước những khoảng trống mất mát, trước cuộc sống mưu sinh hiện tại tất yếu có cảm giác hẫng hụt. Đứng ở tư thế ấy để nhìn nhận và chiêm nghiệm, nhà trí thức nhiều

mộng mơ, sách vở ấy đã bám sát hiện thực, ghi lại cuộc sống bằng những nét vẽ chân thật, khiến cho tiếng thơ đầy xúc cảm.

Thơ hậu chiến của Bằng Việt cũng như thơ hậu chiến đương đại, có nhiều sáng tác ghi lại những niềm vui bình dị của con người với cảm hứng lãng mạn. Nhà thơ đã cùng đứng vào dàn đồng ca, ca ngợi cuộc sống mới:

Tôi đi trong ráng chiều

Hoàng hôn đỏ trên lò nung sắp dựng

Nhà máy sứ xòe cao như trang thơ trải rộng, Những dòng thơ dần hiển hiện quanh em … Những chùm đèn lồng rạo rực sáng vào đêm

Như khát vọng trong em thắp thành hoa phát sáng! Em sôi động, giữa niềm tin thanh thản:

Nhìn mọi thứ dựng xây, đã đủ thấy yêu đời! (Thị xã và con người)

Bên cạnh đó, thơ Bằng Việt có những bài đi sâu vào tâm trạng riêng tư với những sinh hoạt đời thường nhiều vất vả, nhọc nhằn, cả những chua chát bi kịch sau một thời lãng mạn:

Con trẻ quá đông vui, hang xóm hóa phiền lòng Cả nước lo âu vì khẩu phần hẹp lại! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bao đôi lứa không nhà cứ xếp hàng thêm mãi Bay tới đỉnh tình yêu, rồi biết đậu vào đâu?

(Sự nhạy cảm không có chỗ)

Theo sát cuộc sống, bắt nhịp được sự đổi mới thơ trong thời đại mới, thơ hậu chiến của Bằng Việt thực sự đã phản ánh được muôn mặt đời thường cuộc sống sau chiến tranh với những buồn - vui, tin tưởng - âu lo, hy vọng - thất vọng,… Nhìn vào thơ ông, hiện thực một thời được tái hiện đầy đủ, sâu sắc.

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa phong cách cá nhân và phong cách thời đại trong thơ bằng việt (Trang 82 - 86)