Nâng cao tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

99 1.8K 2
Nâng cao tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ THỤC ANH NÂNG CAO TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA LUẬN THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 (QUA KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THANH BÌNH, HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI) LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC GIÁO DỤC TP. Hồ Chí Minh, 2012 2 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ THỤC ANH NÂNG CAO TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA LUẬN THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 (QUA KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THANH BÌNH, HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI) Chuyên ngành: luận PPDH bộ môn Giáo dục Chính trị Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Trung Thành TP. Hồ Chí Minh, 2012 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Giáo dục Chính trị, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Vinh đã dành nhiều tâm huyết truyền đạt tri thức, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Đinh Trung Thành, người đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Tổ Sử - Địa – GDCD trường THPT Thanh Bình cùng gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện động viên tôi hoàn thành khoá học cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp. TP. HCM, tháng 08 năm 2012 Tác giả Trần Thị Thục Anh 4 MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG 1 Chương 1: Nâng cao tính thống nhất giữa luận thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 là một yêu cầu khách quan 8 1.1. Cơ sở luận của việc nâng cao tính thống nhất giữa luận thực tiễn trong dạy học môn GDCD lớp 12 8 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nâng cao tính thống nhất giữa luận thực tiễn trong dạy học môn GDCD lớp 12 28 Chương 2: Thực nghiệm vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa luận thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Thanh Bình 34 2.1. Chuẩn bị thực nghiệm 34 2.2. Tiến hành thực nghiệm 35 2.3 Một số bài học kinh nghiệm 58 Chương 3: Phương hướng một số giải pháp nâng cao tính thống nhất giữa luận thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 61 3.1 Phương hướng nâng cao tính thống nhất giữa luận thực tiễn trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT 61 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao tính thống nhất giữa luận thực tiễn trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT 67 C. KẾT LUẬN 81 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 E. PHỤ LỤC 86 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 CNH : công nghiệp hoá CNTT : Công nghệ thông tin GDCD : Giáo dục công dân GD – ĐT : giáo dục đào tạo GV : giáo viên HĐH : hiện đại hoá HS : học sinh PP : phương pháp PPDH : phương pháp dạy học SGK : sách giáo khoa SGV : sách giáo viên THPT : trung học phổ thông 6 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những năm gần đây, để theo kịp sự biến đổi nhanh chóng của xã hội, ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới một cách toàn diện từ nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK), phương tiện dạy học, phương pháp dạy học (PPDH), cách thức kiểm tra - đánh giá . Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học được coi là trọng tâm với hướng tập trung vào hoạt động học của học sinh nhằm phát triển tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, nội dung sách giáo khoa gắn liền với thực tiễn của đời sống xã hội. Điều này đã tạo ra một làn gió mới trong hoạt động dạy học. Nguyên tắc thống nhất giữaluận với thực tiễn được thể hiện qua việc tăng cường tích hợp, liên hệ nội dung môn học với thực tiễn cuộc sống, địa phương, đất nước hoặc những nội dung ứng dụng thực tiễn, thông tin mới về kinh tế - xã hội vào môn học, qua đó giúp học sinh (HS) hiểu biết thực tế cuộc sống, hiểu biết các hoạt động sản xuất của quê hương đất nước, góp phần vào định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị tâm thế để sẵn sàng tham gia lao động sản xuất, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước. Trong những năm qua, việc dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường Trung học phổ thông (THPT), đặc biệt là phần pháp luật lớp 12 đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần không nhỏ trong việc phổ biến, tuyên truyền, trang bị những kiến thức pháp luật cho lứa tuổi thanh niên. Đối với học sinh lớp 12, phần Pháp luật nhằm trang bị cho các em những quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân, hình thành lối sống, cách ứng xử văn minh, phù hợp với chuẩn mực đạo đức cũng như phù hợp với Hiến pháp Pháp luật. Song, cũng cần thẳng thắn thừa nhận việc dạy học môn GDCD nói chung, chương trình GDCD lớp 12 nói riêng hiện còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nhiều giáo viên (GV) chưa tích cực, sáng tạo trong việc tìm tòi, vận dụng các PPDH làm cho quá trình tiếp thu tri thức của học sinh trở nên nặng nề, thụ động. Các kiến thức pháp luật chưa được học sinh hiểu vận dụng một cách hiệu quả. Nội dung bài giảng của GV còn nặng về thuyết, ít được giải, minh chứng với thực tiễn. Thực trạng 7 đó đã tác động không nhỏ tới thái độ học sinh trong việc tiếp cận môn học. Thời gian gần đây, bạo lực học đường đang có nguy cơ gia tăng cũng như xu hướng trẻ vị thành niên phạm tội diễn ra ngày càng nhiều…Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi trong quá trình dạy học, giáo viên khi giảng dạy cần có sự gắn kết giữa nội dung của Pháp luật mang nặng tính khuôn phép, chặt chẽ với thực tiễn sinh động. Thông qua việc liên hệ giữa luận với thực tiễn cuộc sống, học sinh được rèn luyện kỹ năng, được giáo dục thái độ, hành vi ứng xử trong những tình huống thực tế cho phù hợp với chuẩn mực xã hội cũng như xác định trách nhiệm của bản thân trước những biến đổi lớn lao của đất nước. Trong ý nghĩa đó, phát huy tính thống nhất giữaluận thực tiễn trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy bộ mônvấn đề có ý nghĩa luận thực tiễn cấp bách. Xuất phát từ quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn GDCD, chúng tôi chọn vấn đề “Nâng cao tính thống nhất giữa luận thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12” (Qua khảo sát ở trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên ngành luận PPDH bộ môn Giáo dục Chính trị, mã số 60.14.10. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đổi mới phương pháp dạy học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học cũng như của chính đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tiêu biểu cho các công trình khoa học về PPDH, đổi mới PPDH có các công trình Phương pháp dạy học truyền thống đổi mới, Nhà xuất bản Giáo dục của tác giả Thái Duy Tuyên (2008); tác giả Nguyễn Nghĩa Dân (1998) với công trình Đổi mới PPDH môn đạo đức Giáo dục công dân, Nhà xuất bản Giáo dục; A.X. Ma-ca-ren-cô (2002), Giáo dục trong thực tiễn, NXB Trẻ, TP HCM; Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản Giáo Dục (1996). Vương Tất Đạt, Phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1994. Các tác giả Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Duy Khiêm, Dạy học môn GDCD ở trường THPT, những 8 vấn đề lí luận thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (2008). Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức Giáo dục công dân của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (1998). Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến rất nhiều khía cạnh trong đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn GDCD nói chung… nhưng đề cập trực tiếp đến vấn đề nâng cao tính thống nhất giữaluận với thực tiễn trong dạy học môn GDCD, đặc biệt ở GDCD lớp 12 thì các tác giả chưa khai thác một cách trực tiếp. Nhưng các công trình nêu trên là nguồn tư liệu quí giá để tác giả nghiên cứu, làm phong phú thêm luận văn của mình. GDCD là môn học quan trọng trong chương trình giảng dạy ở trường phổ thông. Việc nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn này là một nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người. Năm 2001, tập thể các thầy cô giáo khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại học Vinh đã có công trình nghiên cứu biên soạn cuốn sách, Góp phần dạy tốt, học tốt môn GDCD ở trường trung học phổ thông. Năm 2006, luận văn thạc của Trần Thị Minh đã đi vào nghiên cứu “Kết hợp PPDH truyền thống PPDH tích cực để nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD lớp 10”. Tuy nhiên, tác giả chỉ bàn về phát huy tính tích cực của HS trong phần “Những vấn đề con người sự phát triển nhân cách”. Nhà giáo dục thiên tài người Nga A.X. Ma-ca-ren-cô đã có những thí nghiệm vô cùng thú về giáo dục trẻ có ý thức đạo đức trở thành những công dân tốt, trong đó phải kể đến việc GD trẻ từ thực tiễn. Qua thực tiễn trẻ hình thành nhân cách, thực tiễn sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ. Đề cập đến một số PPDH môn GDCD ở trường trung học phổ thông, có tác giả đã khái quát thực trạng dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông với những bất cập cần giải quyết việc vận dụng các phương pháp tích cực trong dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông. 9 Các tác giả đã nghiên cứu việc dạy học môn GDCD trong điều kiện đổi mới PPDH hiện nay. Trong đó, có những công trình nghiên cứu việc tổ chức học tập theo nhóm môn GDCD cho HS THPT với những giải pháp được đề xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại không dành riêng một tác phẩm nào để nói về sự thống nhất giữa luận thực tiễn, nhưng cả cuộc đời hoạt động cống hiến cho dân, cho nước của Người là một tấm gương sáng mẫu mực về sự thống nhất giữa luận với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm. Trong các bài nói, bài viết của mình, đặc biệt trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8,Nxb CTQG,HN 2002, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau về sự thống nhất giữa luận thực tiễn để giúp cho cán bộ, đảng viên quần chúng nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng: “lý luận phải liên hệ với thực tế” “lý luận phải đi đôi với thực tiễn” “lý luận kết hợp với thực hành” . Cốt lõi mà Người muốn nhấn mạnh, đó là: “Thống nhất giữa luận thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. luận mà không có liên hệ với thực tiễn luận suông”. Thực tiễn cần có luận soi đường, dẫn dắt chỉ đạo để không phải mò mẫm một cách mù quáng. Còn luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn, liên hệ với thực tiễn, phục vụ cho hoạt động thực tiễn nếu không thì luận đó chỉ là sách vở, giáo điều. Trong diễn văn khai mạc lớp học luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc(7/9/1957) Hồ Chí Minh chỉ rõ “Việc học tập luận của các đồng chí không phải nhằm biến các đồng chí thành những người luận suông mà nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn nghĩa là các đồng chí phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin; học tập lập trường, quan điểm phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm phương pháp ấy vào giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta” [26;3]. Lời chỉ bảo của Bác cho chúng ta một bài học sâu sắc về mối quan hệ giữa luận với thực tiễn. Trong mối quan hệ đó cần nhận thức đúng đắn vai trò 10 quyết định của thực tiễn đối với luận, vì luận là kết quả của sự khái quát từ thực tiễn, là sự kết tinh của thực tiễn về mặt tư duy. Một trong những biểu hiện sinh động ấy là người luôn sâu sát với thực tế, gắn bó với cơ sở, gần gũi với nhân dân. Trên cương vị Chủ tịch nước bộn bề công việc nhưng Bác luôn dành nhiều thời gian đi thăm hỏi, tiếp xúc với nhân dân, cán bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, các cụ phụ lão, các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng . Điều đó đủ cho thấy Bác Hồ gắn bó với quần chúng, sâu sát với thực tế, với cơ sở như thế nào. Thực tiễn phong phú luôn vận động phát triển không ngừng với những mâu thuẫn vốn có của nó, điều đó đòi hỏi thực tiễn phải thường xuyên được tổng kết một cách kịp thời để bổ sung cho luận, để luận thực sự đóng vai trò là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Như vậy có thể khẳng định rằng quan điểm gắn luận với thực tiễn là một trong những chủ đề đã tập trung sự quan tâm nghiên cứu của cả những bậc lãnh tụ thiên tài. Song dưới góc độ phương pháp dạy học mà trực tiếp là dạy học phần Công dân với Pháp luật chương trình GDCD lớp 12, chưa có công trình nào đề cập tới một cách thấu đáo. Nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của việc nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy môn GDCD? Trong dạy học môn GDCD lớp 12 bản thân giáo viên học sinh đã hiểu đúng các yếu tố thực tiễn hay chưa? Đưa thực tiễn vào giảng dạy môn GDCD lớp 12 như thế nào cho có hiệu quả? Đây đang là câu hỏi bỏ ngỏ cần tìm ra lời giải đáp. Các tác phẩm, các bài viết, các công trình khoa học của các tác giả đã nghiên cứu về các quan điểm của Đảng góp thêm cơ sở luận, làm rõ nhiều vấn đề cụ thể đề xuất các giải pháp về công tác dạy học cho đội ngũ cán bộ GV trong tình hình mới, trước hết là xây dựng đội ngũ giáo viên dạy học bộ môn GDCD. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu về nâng cao tính thống nhất giữa luận thực tiễn trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12. Luận văn tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu khoa học giáo dục, vận dụng phát triển để phù hợp với chủ trương đổi

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:22

Hình ảnh liên quan

Các nhĩm tìm hiểu, ghi theo bảng sau, tiết sau sẽ trình bày. - Nâng cao tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

c.

nhĩm tìm hiểu, ghi theo bảng sau, tiết sau sẽ trình bày Xem tại trang 44 của tài liệu.
Trình chiếu một số hình ảnh về cảnh quan mơi trường : sơng hồ, rừng  cây (tự nhiên  và nhân tạo) động vật,  cơng trình thủy lợi, cơng viên… - Nâng cao tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

r.

ình chiếu một số hình ảnh về cảnh quan mơi trường : sơng hồ, rừng cây (tự nhiên và nhân tạo) động vật, cơng trình thủy lợi, cơng viên… Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hai khĩ khăn lớn nhất trong việc liên hệ, tìm hiểu tình hình và vận dụng thực tế vào quá trình dạy học là trình độ nhận thức giữa các HS trong cùng 1 lớp  chênh lệch khá nhiều, địa bàn cư trú thuộc vùng đồi núi nên việc đi lại thu thập  tài liệu gặp nhiều - Nâng cao tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

ai.

khĩ khăn lớn nhất trong việc liên hệ, tìm hiểu tình hình và vận dụng thực tế vào quá trình dạy học là trình độ nhận thức giữa các HS trong cùng 1 lớp chênh lệch khá nhiều, địa bàn cư trú thuộc vùng đồi núi nên việc đi lại thu thập tài liệu gặp nhiều Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.3. Thống kê kết quả điểm kiểm tra 15 phút của các lớp thực nghiệm lần 1, 2. - Nâng cao tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bảng 2.3..

Thống kê kết quả điểm kiểm tra 15 phút của các lớp thực nghiệm lần 1, 2 Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra 15 phút của các lớp thực nghiệm và đối chứng lần 1, 2 - Nâng cao tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bảng 2.5..

Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra 15 phút của các lớp thực nghiệm và đối chứng lần 1, 2 Xem tại trang 58 của tài liệu.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MƠI TRƯỜNG (DÙNG CHO GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 2) Một số hình ảnh về thực trạng mơi trường hiện nay: - Nâng cao tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

2.

Một số hình ảnh về thực trạng mơi trường hiện nay: Xem tại trang 97 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan