Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
17,24 MB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp và sự quan tâm giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong khoa GDTH, cùng với các cán bộ quản lí, cácgiáo viên và phụ huynh trẻtrườngmầmnonHoa Sen, trườngmầmnon Bình Minh, trườngmầmnon Trung Đô…cũng như sự động viên, khuyến khích của bạn bè, gia đình và người thân. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và những đóng góp, những tình cảm hết sức quý báu đó. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn – Thạc sỹ Nguyễn Thị Quỳnh Anh, người đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian qua. Đây là lần đầu tiên thực hiện công việc nghiên cứu khoa học nên tôi thực sự bỡ ngỡ. Do vậy, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Qua đây rất mong nhận được sự dạy bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Vinh, tháng 05 năm 2010 Sinh viên Lê Thị Thiết MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU . 1 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Giả thuyết khoa học 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu . 8. Những đóng góp mới của đề tài . 9. Cấu trúc khoá luận . Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sơ lược về lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Ở nước ngoài 1.1.2. Ở Việt Nam 1.2. Một số khái niệm cơ bản . 10 10 1.2.1. Khái niệm trẻkhuyếttật . 10 1.2.2. Khái niệm Giáodụchoànhập . 12 1.2.3. Giáodụchoànhậpchotrẻkhuyếttậtmầmnon . 14 1.2.4. Khái niệm can thiệp sớm 15 1.2.5. Giáodục hội nhập . 15 1.2.6. Giáodục điều chỉnh 16 1.2.7. Giáodục chuyên biệt 17 1.3. Hoạt động GDHN TKT ở trườngmầmnon . 17 1.3.1. Các đặc trưng cơ bản của GDHN . 17 1.3.2. Mục đích GDHN TKT ở trườngmầmnon 18 1.3.3. Nội dung GDHN cho TKT ở trườngmầmnon . 19 1.3.4. Phương pháp GDHN cho TKT mầmnon 20 1.3.5. Hình thức GDHN cho TKT ở trườngmầmnon . 21 1.4. Trẻkhuyếttật và hoạt động GDHN .……………………………… 23 1.4.1. Tiêu chí phân loại và một số dạng khuyếttậtphổ biến 23 1.4.2. Một số nét tâm lí đặc trưng của TKT 24 1.4.3. Vai trò của GDHN đối với TKT mầmnon . 26 Kết luận chương 1 . 30 Chương 2. THỰCTRẠNGGIÁODỤCHOÀNHẬP 31 2.1. Cách thức điều tra thựctrạng 31 2.1.1. Mục đích điều tra 31 2.1.2. Đối tượng điều tra . 31 2.1.3. Phương pháp điều tra . 31 2.2. Thựctrạng GDHN cho TKT tạicáctrườngmầmnontrênđịabànthànhphốVinh 31 2.2.1. Thựctrạng nhận thức của giáo viên, phụ huynh về vai trò, ý nghĩa của việc GDHN cho TKT . 31 2.2.2. Thựctrạng về môi trường học tập, sinh hoạt đáp ứng nhu cầu GDHN cho TKT . 39 2.2.3. Thựctrạng việc thực hiện chương trình GDHN cho TKT tạicáctrườngmầmnontrênđịabànthànhphốVinh 41 2.2.4. Thựctrạng về trình độ giáo viên được đào tạo chuyên sâu về GDHN chotrẻkhuyếttật . 53 2.2.5. Thựctrạng về chế độ chính sách của nhà nước với những người làm công tác giáodục . 56 Kết luận chung về thựctrạng 60 2.3. Đề xuất một số biện pháp GDHN chotrẻkhuyếttậttạicáctrườngmầmnontrênđịabànthànhphốVinh 60 2.3.1. Nhóm biện pháp tăng khả năng hòanhậpcho TKT 60 2.3.2. Nhóm các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDHN cho TKT ở trườngmầmnon . 64 Kết luận chương 2 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC DANH MỤC KÍ HIỆU CHỮ CÁI VIẾT TẮT GDHN: Giáodụchòanhập TKT : Trẻkhuyếttật PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tàiTrẻ em là mầmnon tương lai của đất nước. Chính vì vậy, trẻ cần được chăm sóc và giáodục ngay từ lứa tuổi đầu đời để tiếp bước cha anh làm chủ xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi trẻ em sinh ra đều có cuộc sống bình thường, bên cạnh những “Bé khoẻ, bé ngoan” vẫn còn những em bé khuyết tật, sinh ra với những khiếm khuyết về thể chất, tinh thần khiến các em gặp nhiều khó khăn bất hạnh trong cuộc sống. Theo số liệu của Tiến sĩ Lê Văn Tạc - Viện chiến lược và chương trình giáodục - trong tổng số 32 triệu trẻ em Việt Nam, TKT có khoảng 1,1 triệu em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. TKT là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi, các em cần được sự quan tâm đặc biệt của gia đình, cộng đồng và toàn thể xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, TKT cũng có nhu cầu và năng lực học tập như mọi trẻ bình thường khác. Vì vậy, việc phát hiện, can thiệp sớm và giáodụccho TKT, giúp các em vượt qua những nghiệt ngã của số phận, có cuộc sống bình thường là điều hết sức quan trọng. Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, đây là giai đoạn hình thành những phẩm chất nhân cách và năng lực nhận thứcban đầu làm nền tảng cho sự phát triển sau này của trẻ. Việc chăm sóc, giáodụctrẻ nói chung và TKT nói riêng ngay từ lứa tuổi đầu đời là trách nhiệm của cộng đồng và toàn thể xã hội. “Chiến lược Giáodụcmầmnon từ nay đến năm 2020”, Bộ Giáodục và Đào tạo, Hà Nội, 10/1997, đã chỉ rõ: “Cần làm cho chính quyền các cấp thấy được việc giáodục TKT là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội và cộng đồng, đây không phải là một việc làm mang tính nhân đạo đơn thuần mà là thực hiện các luật, chính sách quốc gia, chính sách của giáodục và đào tạo, TKTt có quyền về cơ hội bình đẳng trong học tập và hoà đồng với trẻ em phát triển bình thường”. Trước đây, TKT thường được giáodục ở cáctrường chuyên biệt, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với xã hội, với bạn đồng trang lứa nên gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp bình thường. Xu thế phát triển chung của thời đại cùng với những tiến bộ về khoa học kĩ thuật đã thúc đẩy sự ra đời của mô hình GDHN cho TKT. 7 GDHN tạo cơ hội cho mọi trẻ em, đặc biệt là TKT cơ hội tiếp cận bình đẳng, có chất lượng, giúp TKT được học tại nơi trẻ sinh sống cùng gia đình, không có sự tách biệt môi trường sống. GDHN tạo điều kiện tốt nhất để mọi trẻ em cùng chung sống, học tập và xây dựng một xã hội bình đẳng chotất cả mọi người. Điều này đã được nêu rõ trong tuyên bố Salamanca, năm 1990: “Các trường học chính quy theo hướng hoànhập là phương thức tốt nhất để xoá bỏ phân biệt, tạo ra những cộng đồng thân ái, xây dựng một xã hội bình đẳng chotất cả mọi người”. Vấn đề GDHN mang ý nghĩa to lớn đối với trẻ em khuyếttật lứa tuổi mầm non, là điều kiện hết sức quan trọng giúp TKT sớm được can thiệp và có cơ hội trở lại với cuộc sống bình thường, hoànhập vào cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay ở Nghệ An nói chung và ThànhphốVinh nói riêng, công tác GDHN cho TKT vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn còn nhiều TKT chưa được đến trường, có một số trẻ đã theo học ở cáctrườngmầmnon nhưng vẫn chưa nhận được sự chăm sóc và giáodục phù hợp, có hiệu quả. Việc nghiên cứu thựctrạng nhằm tìm nguyên nhân từ đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng GDHN cho TKT tạicáctrườngmầmnontrênđịabànThànhphố Vinh, giúp TKT sớm được can thiệp, vượt lên số phận và hoànhập vào cộng đồng là điều rất cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạngGiáodụchoànhậpchotrẻkhuyếttậttạicáctrườngmầmnontrênđịabànthànhphố Vinh” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu và nghiên cứu thựctrạng GDHN cho TKT tạicáctrườngmầmnontrênđịabànthànhphốVinh qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDHN cho TKT tạicáctrườngmầm non. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Công tác GDHN cho TKT tạicáctrườngmầmnontrênđịabànthànhphố Vinh. 8 - Đối tượng nghiên cứu: Thựctrạng GDHN cho TKT tạicáctrườngmầmnontrênđịabànthànhphố Vinh. 4. Phạm vi nghiên cứu - Tìm hiểu thựctrạng chung của công tác GDHN cho TKT tạicáctrườngmầmnontrênđịabànthànhphố Vinh. 5. Giả thuyết khoa học Khả năng hòanhập của TKT trong các lớp mầmnonhòanhập cũng như hiệu quả công tác GDHN cho TKT ở cáctrườngmầmnon còn chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà giáodục cũng như các bậc phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn và chưa có những biện pháp tác động phù hợp. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu thựctrạng GDHN cho TKT tạicáctrườngmầmnontrênđịabànthànhphố Vinh. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDHN cho TKT tạicáctrườngmầmnontrênđịabànthànhphố Vinh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Chúng tôi tiến hành đọc, tổng hợp và phân tích tài liệu trong và ngoài nước để làm sáng rõ cơ sở lí luận về công tác GDHN cho TKT mầm non. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên, cán bộ quản lí và phụ huynh trẻ ở cáctrườngmầmnon nhằm thu thập thông tin về việc thực hiện công tác GDHN cho TKT ở trườngmầm non. - Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện, trao đổi với giáo viên và phụ huynh trẻ về các vấn đề chăm sóc, giáodục TKT. Phỏng vấn cán bộ quản lí cáctrườngmầmnon nhằm thu thập thêm thông tin về công tác GDHN tạicáctrườngmầm non. 9 - Phương pháp quan sát: Quan sát giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáodụctrẻ và quan sát TKT trong các hoạt động ở lớp hòa nhập. - Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu thu được 8. Những đóng góp mới của đề tài - Làm rõ thựctrạng GDHN cho TKT tạicáctrườngmầmnontrênđịabànthànhphố Vinh. - Đề xuất một số biện pháp tăng khả năng hòanhậpcho TKT và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDHN cho TKT tạicáctrườngmầmnontrênđịabànthànhphố Vinh. 9. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thựctrạng GDHN cho TKT tạicáctrườngmầmnon 10