0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Thực trạng việc thực hiện chương trình GDHN cho TKT tại các

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH (Trang 47 -59 )

9. Cấu trúc khoá luận

2.2.3. Thực trạng việc thực hiện chương trình GDHN cho TKT tại các

mầm non trên địa bàn thành phố Vinh

2.2.3.1. Thực trạng chương trình giáo dục đang được sử dụng trong dạy học hòa nhập tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh

STT Chương trình giáo dục được sử dụng trong dạy học hòa nhập

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Sử dụng chương trình giáo dục chung cho mọi trẻ 13 65 2 Sử dụng chương trình giáo dục chung có sự điều chỉnh

cho phù hợp với mức độ và loại tật của trẻ 7 35

3 Sử dụng chương trình giáo dục chung, ngoài ra có một

chương trình dành riêng cho trẻ khuyết tật 0 0

Bảng 6: Chương trình giáo dục đang được sử dụng trong dạy học hòa nhập tại

các trường mầm non

Để TKT thực sự có được môi trường tốt nhất, giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình trong lớp học hòa nhập thì việc sử dụng chương trình giáo dục phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ là vô cùng quan trọng.

Qua thực tế điều tra trên 20 cán bộ quản lí của các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh chúng tôi được biết, hiện nay hầu hết các trường đã thực

hiện công tác GDHN cho TKT nhưng việc sử dụng chương trình dạy học phù hợp để dạy TKT trong lớp học hòa nhập còn có nhiều hạn chế. Có 65% trường mầm non sử dụng chương trình giáo dục chung cho mọi trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc TKT vẫn học theo chương trình giống như những trẻ bình thường. TKT khó có thể đáp ứng được điều này bởi sự thiếu hụt về thể chất, tinh thần khiến các em không thể tiến hành các hoạt động học tập, sinh hoạt giống như những trẻ khác. Mặc dù giáo viên vẫn đến tận nơi hướng dẫn tỉ mỉ cho trẻ nhưng nhiều trường hợp TKT không thể thực hiện được. Chẳng hạn, có một trẻ 5 tuổi chậm phát triển trí tuệ ở trường mầm non Hoa Hồng, khả năng của trẻ chỉ mới biết đếm đến 2, nhận biết nhóm đối tượng có số lượng là 2 nhưng trẻ vẫn phải học cùng các bạn giờ học đếm đến 10, tạo nhóm có 10 đối tượng. Quan sát tiết học chúng tôi nhận thấy, TKT không thu được kết quả gì sau giờ học. Khi giáo viên cho trẻ thực hiện bài tập khoanh tròn nhóm đối tượng có số lượng 10, cô vẫn đến tận nơi để hướng dẫn cho trẻ nhưng chỉ bằng việc cô cầm tay trẻ và đưa bút khoanh tròn nhóm có 10 đối tượng. Giáo viên vẫn dạy trẻ đếm nhưng chỉ là đếm một cách lướt nhanh theo cô (chủ yếu là cô đếm). Giáo viên chưa quan tâm đến mức độ nhận thức của trẻ, cho trẻ học theo chương trình chung với cả lớp nên trẻ không thể nắm được kiến thức khi tham gia tiết học vì nó quá sức đối với trẻ. Hay có trường hợp trẻ tự kỷ ở trường mầm non Hoa Sen, trẻ 5 tuổi nhưng có thể đọc cả quyển sách, viết được các từ ngữ nhưng cô vẫn dạy trẻ tập viết từng chữ cái, tô từng nét chấm mờ. Quan sát một giờ luyện viết cho trẻ, chúng tôi thấy, cô giáo hướng dẫn cả lớp viết chữ “x” nhưng trẻ đó viết luôn chữ “xe” rất đẹp. Cô không những không khuyến khích trẻ mà còn trách phạt trẻ không nghe lời cô giáo và bắt trẻ tập viết chữ x giống như các bạn. Từ đó, trẻ tham gia giờ học một cách rất căng thẳng và dường như trẻ không muốn thực hiện bài tập nữa bởi vì yêu cầu của bài tập quá thấp so với khả năng của trẻ.

Qua đó chúng ta thấy được, việc sử dụng chương trình chung trong dạy học hòa nhập khiến TKT gặp nhiều khó khăn khi tham gia giờ học. TKT chưa có được cơ hội để phát huy khả năng, sở trường của mình. Hơn thế nữa, nó còn hạn chế tính tích cực, chủ động của trẻ trong lớp học hòa nhập.

Chỉ có 35% trường mầm non sử dụng chương trình giáo dục chung có sự điều chỉnh cho phù hợp với mức độ và loại tật của trẻ. Đây là việc làm rất cần thiết, bởi vì không một chương trình dạy học chung nào có thể sát hợp với mọi trẻ, đặc biệt là lớp học đa dạng về khả năng và những khó khăn trong học tập. Điều chỉnh chương trình dạy học nhằm giúp mọi trẻ em phát huy tối đa khả năng học tập của mình. Điều chỉnh chương trình bao gồm việc điều chỉnh mục tiêu, nội dung, các hoạt động, môi trường, các điều kiện, phương tiện dạy học và việc đánh giá kết quả học tập.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy, các trường mầm non chưa đưa ra kế hoạch điều chỉnh chương trình dạy học áp dụng cho từng đối tượng TKT trong lớp hòa nhập mà chủ yếu là giáo viên đứng lớp tự điều chỉnh, thay đổi. Mặc dù vậy, các giáo viên cũng chỉ mới dừng lại ở việc thay đổi môi trường, các hoạt động, điều kiện dạy học. Giáo viên chưa xác định được mức độ nhận thức cũng như khả năng của TKT để đưa ra mục tiêu kiến thức, kỹ năng phù hợp với trẻ. Chẳng hạn, có trường hợp TKT vận động, trẻ đi lại hơi khó khăn nhưng vẫn có thể vận động được. Trong giờ phát triển thể chất “Đi trên ghế băng đầu đội túi cát”, xét về khả năng trẻ vẫn có thể thực hiện được nhưng

giáo viên lại cho trẻ ngồi một mình xâu hạt. Họ lí giải rằng, TKT vận động thì cần phải thay đổi bằng bài tập rèn luyện sự khéo léo của đôi tay. Nhưng giáo viên không chú ý đến việc cho trẻ thực hiện vận động để có thể khắc phục mức độ khuyết tật của trẻ. Việc thay đổi nội dung hoạt động như vậy khiến trẻ cảm thấy mình bị tách biệt, không được hòa nhập cùng các bạn.

Qua thực trạng trên cho thấy, các trường mầm non đã thực hiện công tác GDHN cho TKT nhưng chưa xây dựng được chương trình giáo dục phù hợp. Hầu hết các trường còn sử dụng chương trình giáo dục chung cho mọi trẻ, giáo viên chưa biết cách điều chỉnh nên TKT còn gặp nhiều khó khăn khi tham gia hoạt động học tập trong lớp hòa nhập.

2.2.5.2. Thực trạng về các giờ học chung được giáo viên sử dụng để dạy TKT ở lớp hòa nhập

TT

Mức độ Giờ học chung

xuyên thoảng dụng

SL % SL % SL %

1 Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn

học 48 80 12 20 0 0

2 Phát triển ngôn ngữ 50 83,3 8 13,3 2 3,4

3 Cho trẻ làm quen với môi trường

xung quanh 47 78,3 9 15 4 6,7

4 Giáo dục âm nhạc 14 23,3 46 76,7 0 0

5 Tạo hình 7 11,7 23 38,3 30 50

6 Phát triển thể chất 6 10 39 65 15 25

7 Hình thành biểu tượng toán cho trẻ 41 68,3 10 16,7 9 15

Bảng 7: Các giờ học chung giáo viên thường sử dụng để dạy trẻ khuyết tật trong

lớp mẫu giáo hòa nhập. Kết quả điều tra cho thấy:

Trong tất cả các giờ học thì giáo viên thường xuyên sử dụng các giờ học: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (chiếm 80%), phát triển ngôn ngữ (chiếm 83,3%), Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (chiếm 78,3%). Các giờ học này hầu hết được các giáo viên lựa chọn và mang tính phổ biến được sử dụng rộng rãi nhất nhằm giáo dục cho TKT trong lớp mẫu giáo hòa nhập. Bởi vì, hiện nay TKT ở trường mầm non chủ yếu tập trung ở lứa tuổi mẫu giáo, thuộc các dạng tật: khuyết tật về ngôn ngữ, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, còn các tật khác ít gặp. Theo ý kiến của các giáo viên, trẻ chủ yếu bị khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ nên cần phải thường xuyên sử dụng những giờ học liên quan nhiều đến việc sử dụng ngôn ngữ để giúp trẻ được tập luyện nhiều hơn.

Thực tế, mặc dù các giáo viên sử dụng những giờ học này một cách thường xuyên để dạy TKT trong lớp mẫu giáo hòa nhập nhưng kết quả còn chưa cao. Đa số giáo viên chỉ quan tâm đến trẻ bằng cách để ý đến trẻ nhiều hơn, hướng dẫn trẻ tỉ mỉ hơn chứ chưa chú trọng đến việc trẻ thực hiện được những gì sau khi giáo viên hướng dẫn. Quan sát một số giờ dạy chúng tôi nhận thấy, giáo viên vẫn đến tận nơi hướng dẫn cho trẻ nhưng các giáo viên còn thực hiện một cách rất hời hợt, qua chuyện vì sợ mất thời gian cho tiến trình của giờ dạy. Chẳng hạn

như trong giờ học phát triển ngôn ngữ “Dạy trẻ tập tô chữ cái p,q” của trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Hưng Dũng 1, trong đó có trẻ tự kỷ học hòa nhập, cô vẫn đến tận nơi để hướng dẫn cho trẻ tô chữ cái nhưng thay bằng việc cô giúp trẻ tô một vài chữ rồi để trẻ tự thực hiện thì cô lại cầm tay trẻ đưa tay tô gần hết các chữ cái trong vở một cách nhanh chóng. Sau khi cô giáo đi, trẻ không tự tô các chữ cái còn lại mặc dù khả năng của trẻ hoàn toàn có thể làm được điều đó. Điều này dẫn đến việc hình thành ở trẻ thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không phát huy được tính độc lập, chủ động của trẻ. Phương pháp tác động như thế không những có ảnh hưởng không tốt đến TKT mà ngay cả đối với trẻ bình thường cũng vậy.

Trong các giờ học mà giáo viên thường xuyên sử dụng thì giờ học phát triển thể chất chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ có 10%). Theo ý kiến của các giáo viên thì do sĩ số của lớp quá đông, để hướng dẫn hết cả lớp thực hiện vận động đã mất rất nhiều thời gian, hơn thế nữa TKT thường rất khó tập trung, giờ học thể chất trẻ lại dễ gây lộn xộn nên nếu để mất thời gian chú ý đến TKT thì khó có thể hoàn thành tiết dạy đúng tiến độ và có hiệu quả. Vì vậy, tiết học này giáo viên thỉnh thoảng mới sử dụng đối với những vận động đơn giản để dạy TKT trong lớp hòa nhập.

Đặc biệt, có tới 50% giáo viên không bao giờ sử dụng giờ học tạo hình để dạy TKT trong lớp hòa nhập. Tại sao lại có con số lớn như vậy? Tìm hiểu thực tiễn chúng tôi được biết, các giáo viên ngại việc phải mất thời gian quan tâm đến TKT bởi giờ học này liên quan đến sản phẩm của trẻ đạt được sau tiết học. Đây là tiết học khó thành công bởi trẻ thường không hoàn thành được sản phẩm đúng tiến độ. Đa số, trong các giờ học tạo hình giáo viên đều phải làm hộ trẻ rất nhiều mới có sản phẩm để nhận xét khi giờ học kết thúc, nhất là đối với trẻ mẫu giáo bé, nhỡ. Việc thực hiện bài tập đối với trẻ bình thường đã khó khăn như vậy thì chắc hẳn TKT khó có thể thực hiện được. Với tâm lí như vậy, có nhiều giáo viên vẫn cho TKT tham gia giờ học nhưng không quan tâm đến kết quả thực hiện bài tập của trẻ. Thậm chí có một số giáo viên còn không cho TKT tham gia giờ học vì cho rằng trẻ không thể tiếp thu được bài học, sợ trẻ sẽ gây lộn xộn trong giờ

học làm ảnh hưởng tới các bạn khác. Quan sát các giờ hoạt động có chủ đích ở các lớp mầm non hòa nhập, vẫn có hiện tượng TKT ngồi một mình trong khi cả lớp đang học bài, mặc dù trẻ hoàn toàn có khả năng tiếp thu các kiến thức của bài học.

Từ thực trạng trên cho thấy, các giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của TKT. Giáo viên còn có tâm lí coi thường khả năng của TKT, nghĩ rằng trẻ không thể học được và sợ trẻ làm ảnh hưởng đến giờ dạy nên chưa chú trọng đến việc giáo dục TKT. Có chăng cũng chỉ là sự tác động một cách hời hợt, chưa có hiệu quả.

2.2.3.3. Thực trạng về các biện pháp giáo viên thường sử dụng khi thực hiện chương trình giáo dục ở lớp hòa nhập

T T Mức độ Các biện pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

1 Lập kế hoạch giáo dục cá nhân 0 0 3 5 57 95

2 Dạy chung cho cả lớp, có để ý đến

TKT 41 68,3 19 31,7 0 0

3 Thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ 8 13,3 36 60 16 26,7 4 Dành nhiều thời gian trò chuyện, tiếp

5 Thường xuyên trao đổi với phụ

huynh 43 71,7 17 28,3 0 0

6 Phối hợp với phụ huynh để dạy trẻ

cả ở nhà 5 8,3 21 35 34 56,7 7 Sử dụng các phương tiện hỗ trợ để dạy trẻ 2 3,3 18 30 40 67 8 Hướng dẫn tỉ mỉ, khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề 21 35 39 65 0 0 9

Thường xuyên sử dụng hệ thống câu hỏi và khuyến khích trẻ tham gia trả lời

24 40 32 53,3 4 6,7

10

Bố trí chỗ ngồi thuận lợi, gợi ý và khuyến khích các trẻ trong lớp hợp tác tích cực với TKT trong các giờ học

41 68,3 16 26,7 3 5

Bảng 8: Các biện pháp giáo viên sử dụng để dạy TKT trong lớp mẫu giáo hòa

nhập

Kết quả điều tra cho thấy, các biện pháp được giáo viên tập trung lựa chọn là: Dạy chung cho cả lớp, có để ý đến TKT (68,3%), thường xuyên trao đổi với phụ huynh (71,7%), bố trí chỗ ngồi thuận lợi, gợi ý và khuyến khích các trẻ trong lớp hợp tác tích cực với TKT trong các giờ học (68,3%). Các giáo viên cho rằng, những biện pháp này có thể sử dụng thường xuyên bởi nó vừa không ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục trẻ bình thường giáo viên lại vừa có thể quan tâm đến TKT. Tuy nhiên, qua quan sát thực tế chúng tôi nhận thấy, mặc dù các giáo viên sử dụng những biện pháp này một cách thường xuyên nhưng nó chưa thực sự mang lại hiệu quả. Trong các giờ học, giáo viên có để ý, quan tâm đến TKT nhưng còn mang tính chất hời hợt, qua chuyện. Việc để ý đến TKT trong giờ học của giáo viên chỉ nhằm quản lí hành vi của trẻ hay giúp trẻ hoàn thành xong bài tập giống như các bạn chứ giáo viên chưa quan tâm đến việc TKT học được những gì, nắm được những kiến thức, kỹ năng gì qua tiết học. Còn biện pháp giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh cũng chỉ nhằm mục đích

thông báo cho phụ huynh biết các hoạt động trong ngày của trẻ tại trường mầm non hay trao đổi về tình hình sức khỏe của trẻ. Biện pháp này chiếm tỷ lệ rất cao (71,7%), trong khi việc phối hợp với phụ huynh để dạy trẻ cả ở nhà lại hầu như chưa có (chỉ có 8,3%). Giáo viên chưa có sự phối hợp với phụ huynh để thống nhất việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ. Thực tế cho thấy, giáo viên lựa chọn và sử dụng những biện pháp này một cách thường xuyên nhưng nó chưa thực sự mang lại hiệu quả.

Các biện pháp: Thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ; hướng dẫn tỉ mỉ, khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề hay dành nhiều thời gian tiếp xúc, trò chuyện với trẻ cũng được các giáo viên sử dụng nhưng không thường xuyên. Theo ý kiến của các giáo viên, do sĩ số trong lớp quá đông nên giáo viên không có thời gian quan tâm nhiều đến TKT. Mặt khác, giáo viên cũng cho rằng, TKT không thể có khả năng tự hoàn thành nhiệm vụ nếu không có sự giám sát thường xuyên của giáo viên nên việc giao nhiệm vụ cho trẻ, khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề rất khó mang lại kết quả.

TKT có thể tiếp thu được một lượng kiến thức khá đầy đủ nếu giáo viên bố trí thời gian dạy riêng cho trẻ. Bởi vì khi chỉ có cô với trẻ, không có sự tác động của môi trường bên ngoài làm phân tán sự chú ý của trẻ thì trẻ có khả năng tập trung chú ý vào sự hướng dẫn của cô. Mặc dù vậy, thực tế hiện nay biện pháp này chưa được các giáo viên sử dụng. Chỉ có một số lượng rất nhỏ (5%) giáo viên thỉnh thoảng lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho TKT. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là việc giáo viên hướng dẫn thêm cho TKT ngoài giờ học.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH (Trang 47 -59 )

×