0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Thực trạng GDHN cho TKT tại các trường mầm non trên địa bàn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH (Trang 37 -37 )

9. Cấu trúc khoá luận

2.2. Thực trạng GDHN cho TKT tại các trường mầm non trên địa bàn

2.1. Cách thức điều tra

2.1.1. Mục đích điều tra

Điều tra thực trạng chung về công tác GDHN cho TKT tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh.

Qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm tăng khả năng hòa nhập cho TKT và nâng cao hiệu quả của công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non.

2.1.2. Đối tượng điều tra

- Giáo viên, cán bộ quản lí trường mầm non và phụ huynh trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh.

2.1.3. Phương pháp điều tra thực trạng

- Phương pháp điều tra an két: Sử dụng 60 phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên, 20 phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lí trường mầm non và 30 phiếu dành cho phụ huynh trẻ.

- Phương pháp quan sát, trao đổi, ghi chép. - Phương pháp thống kê toán học

2.2. Thực trạng GDHN cho TKT tại các trường mầm non trên địa bànthành phố Vinh thành phố Vinh

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên, phụ huynh về công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non

STT Mức độ quan trọng Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Rất cần thiết 52 86,7

2 Cần thiết 8 13,3

3 Không cần thiết 0 0

Công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non là một vấn đề khá mới mẻ và mới được triển khai trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác này.

Qua điều tra chúng tôi được biết, có tới 86,7% giáo viên cho rằng, việc GDHN cho TKT là hết sức quan trọng, có vai trò rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Thế nhưng, thực tế, các giáo viên đã tiến hành công tác GDHN cho TKT như thế nào? Trẻ đã có được môi trường học tập, sinh hoạt phù hợp khi hòa nhập ở trường mầm non hay chưa? Công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non đã thực sự mang lại hiệu quả?...đang là một vấn đề cần phải bàn đến.

Mặc dù, các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc GDHN cho TKT. Nhưng khi quan sát môi trường học tập, sinh hoạt trong lớp học hòa nhập, quan sát các hình thức tổ chức tiết học, tìm hiểu chương trình GDHN cho TKT và đặc biệt là tìm hiểu nhận thức của giáo viên được đào tạo chuyên sâu về GDHN cho TKT chúng tôi thấy còn nhiều vấn đề bất cập, công tác GDHN cho TKT chưa thực sự mang lại hiệu quả thiết thực. TKT vẫn được đến trường, được học hòa nhập trong các lớp mẫu giáo bình thường nhưng trẻ chưa thực sự có được môi trường tốt nhất để phát triển.

Điều này cũng dễ hiểu bởi vì công tác GDHN mới được triển khai trong những năm gần đây, nhiều giáo viên chưa thực sự hiểu hết về công tác này. Ngay cả khái niệm “Thế nào là Giáo dục hòa nhập?” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau.

STT Khái niệm giáo dục hòa nhập Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

GDHN là hình thức giáo dục TKT trong môi trường giáo dục bình thường. TKT được học chung với trẻ bình thường cùng lứa tuổi ngay tại địa phương theo một chương trình giáo dục chung.

30 50

2

GDHN là hình thức giáo dục TKT trong lớp học chuyên biệt được đặt trong trường bình thường. Trong quá trình giáo dục có một số môn học, một số hoạt động TKT cùng tham gia với trẻ bình thường.

4 6,7

3

GDHN là hình thức giáo dục TKT trong môi trường giáo dục bình thường. Trong đó TKT cùng học với trẻ em bình thường ngay tại nơi trẻ sinh sống theo một chương trình chung có sự điều chỉnh cho phù hợp với mức độ và loại tật của trẻ.

26 43,3

Bảng 2: Cách hiểu của giáo viên mầm non về khái niệm Giáo dục hòa nhập

Có nhiều quan điểm cho rằng, GDHN đơn giản chỉ là đưa TKT vào trong môi trường giáo dục bình thường. Qua thực tế điều tra trên 60 giáo viên ở các trường mầm non, khi chúng tôi đưa ra ba khái niệm về Giáo dục hòa nhập đã có những cách hiểu khác nhau. Có tới 50% giáo viên cho rằng “GDHN là hình thức

giáo dục TKT trong môi trường giáo dục bình thường. TKT được học chung với trẻ bình thường cùng lứa tuổi ngay tại địa phương theo một chương trình giáo dục chung”. Theo ý kiến của các giáo viên, đã cho trẻ “Hòa nhập” thì tất nhiên

là phải đưa trẻ vào trong môi trường giáo dục bình thường, hơn thế nữa để trẻ thực sự được “hòa nhập” cần cho trẻ học theo chương trình giáo dục chung giống như tất cả những trẻ em bình thường khác. Đây là cách hiểu chưa đầy đủ, bởi lẽ TKT là những trẻ có sự thiếu hụt về cấu trúc, chức năng khiến các em gặp khó khăn trong hoạt động học tập, vui chơi. Trẻ không thể tiếp cận các kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng giống như trẻ bình thường được. Hòa nhập không có nghĩa là “xếp chỗ” cho TKT trong trường lớp mầm non và không phải

mọi trẻ đều đạt trình độ như nhau trong mục tiêu giáo dục. GDHN đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi trẻ phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, các dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù. Hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa TKT vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường. Phải thiết lập những bước rõ ràng để đảm bảo cho TKT được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học. Hiểu một cách đơn giản là một mặt, cho trẻ học theo chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường, mặt khác, với TKT giáo viên cần linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

Bên cạnh những giáo viên có cách hiểu chưa đầy đủ, còn có tới 6,7% giáo viên có cách hiểu sai về GDHN. Họ cho rằng “GDHN là hình thức giáo dục TKT

trong lớp học chuyên biệt được đặt trong trường bình thường. Trong quá trình giáo dục có một số môn học, một số hoạt động TKT cùng tham gia với trẻ bình thường”. Ở đây, các giáo viên đã nhầm sang hình thức giáo dục hội nhập. Với

hình thức này, vẫn là cách thức đặt trẻ vào môi trường giáo dục bình thường nhưng nó vẫn có sự tách biệt. TKT và trẻ bình thường không cùng học chung một lớp mà có một khoảng cách nhất định.

Chỉ có 43,3% giáo viên có cách hiểu đúng về GDHN. GDHN là hình thức giáo dục TKT trong môi trường giáo dục bình thường, TKT được học chung với trẻ bình thường theo một chương trình giáo dục chung. Tuy nhiên, để phát huy được tính tích cực, giúp trẻ nắm được các kiến thức một cách dễ dàng khi thực hiện chương trình giáo dục phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với mức độ và loại tật của trẻ.

2.2.1.2. Nhận thức của phụ huynh về công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non

Để các trẻ em khuyết tật được đến trường mầm non hòa nhập cùng bạn bè thì nhận thức của phụ huynh về GDHN có vai trò rất quan trọng. Chính các bậc phụ huynh là người đóng vai trò quan trọng, quyết định đến số lượng TKT được đến trường mầm non.

Sinh con ra có những khiếm khuyết về bất cứ mặt nào cũng là điều mà không bố mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên, khi gặp phải điều không may mắn đó thì bố mẹ nào cũng muốn bù đắp cho con, tìm cho con con đường phát triển tốt nhất. Nhưng lựa chọn cho con con đường nào tốt nhất, phù hợp nhất không phải là điều dễ dàng và không phải ai cũng ý thức được điều đó.

STT Giải pháp trong trường hợp có con bị khuyết tật Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Dạy con học ở nhà 4 13,3

2 Cho con vào học trường chuyên biệt 9 30

3 Cho con vào học trường bình thường tại địa phương 17 56,7

Bảng 3: Những giải pháp phụ huynh lựa chọn trong trường hợp có con bị khuyết

tật

Qua điều tra thực tế trên 30 phụ huynh trẻ ở các trường mầm non, trong đó có 15 phụ huynh TKT và 15 phụ huynh trẻ bình thường, chúng tôi được biết, có 9/30 phụ huynh (chiếm 30%) chọn giải pháp cho con vào học trường chuyên biệt. Theo ý kiến của những phụ huynh này thì trẻ vào trường chuyên biệt sẽ được học theo một chương trình riêng, đặc thù với dạng khuyết tật của trẻ. Mặt khác, có sự hỗ trợ của các chuyên gia, các giáo viên chuyên về chăm sóc – giáo dục TKT nên khả năng phục hồi sẽ cao hơn. Thế nhưng, họ chưa hiểu được rằng, vào trường chuyên biệt trẻ hàng ngày chỉ tiếp xúc, giao lưu với những bạn khuyết tật, không có cơ hội giao lưu với xã hội bên ngoài vì vậy trẻ sẽ mặc cảm, tự ti khi ra ngoài xã hội.

Chúng tôi cũng thừa nhận rằng, đối với những trường hợp khuyết tật nặng thì vẫn nên cho trẻ vào trường chuyên biệt vì ở đó có đủ điều kiện thuận lợi để chăm sóc, giáo dục trẻ. Như vậy sẽ tốt hơn cho bản thân các em cũng như giáo viên đứng lớp. Còn những trường hợp khuyết tật nhẹ thì nên cho trẻ được hòa nhập vào các trường mầm non bình thường để trẻ được giao lưu học hỏi thêm ở

những người bạn bình thường cùng trang lứa, như vậy không những trẻ được sống trong môi trường hòa đồng cùng vòng tay yêu thương của bè bạn mà trẻ còn cố gắng học hỏi những điều tốt ở bạn để khắc phục những khiếm khuyết của bản thân.

Có 4/30 (chiếm 13,3%) phụ huynh chọn giải pháp dạy con học ở nhà. Tìm hiểu thực tế chúng tôi biết được, lựa chọn giải pháp này là do ở họ còn có sự khủng hoảng về mặt tâm lí. Trông chờ một đứa con khỏe mạnh ra đời là niềm hạnh phúc của bố mẹ, nhưng những người không may mắn đã sinh ra đứa con bị khuyết tật. Khi biết được sự thật đó, họ cảm thấy thất vọng, xấu hổ và thậm chí tức giận bởi số phận quá phũ phàng. Vì vậy, những phụ huynh này còn có tâm lí e ngại, không muốn cho mọi người biết mình có con bị khuyết tật. Họ dấu con ở nhà, không dám cho con ra ngoài vì sợ ảnh hưởng đến danh dự của bố mẹ. Họ vẫn nuông chiều con hết mức, chăm con từng li từng tí để bù đắp cho con. Nhưng họ không hiểu được rằng, giam con, nuông chiều con như vậy không những không cải thiện được mức độ khuyết tật của con mà còn làm hại cho đứa trẻ. Trẻ sẽ suốt đời sống một cách phụ thuộc vào người khác, trẻ mặc cảm, tự ty không dám đối diện với những người xung quanh. Đặc biệt, ảnh hưởng không tốt đến tương lai của trẻ. Đến thăm một gia đình có TKT nhưng không được đến trường hòa nhập, chúng tôi thấy phụ huynh cũng có tâm lí không thoải mái. Hơn thế nữa, chúng tôi vừa bước vào cửa thì cháu chạy trốn, không dám gặp mặt mọi người. Nói chuyện với bố mẹ cháu chúng tôi được biết, cháu mắc bệnh tự kỷ. Bố mẹ cháu là cán bộ cấp cao trong cơ quan nhà nước, chưa một lần họ đưa con ra khỏi cánh cửa của nhà mình. Họ lí giải cho việc không cho con đến trường là vì trẻ không thể học được, đưa trẻ đến trường cô không có thời gian quan tâm đến trẻ lại càng làm khổ cháu hơn nên họ giữ con ở nhà và thuê người giúp việc trông nom, chăm sóc cháu.

Có 56,7% phụ huynh chọn giải pháp cho con vào học trường bình thường tại địa phương. Những phụ huynh này tâm sự, họ rất lo cho cuộc sống sau này của trẻ, sợ sau này mình già yếu, ốm đau trẻ sẽ không biết nương tựa vào ai, không biết tự chăm sóc bản thân mình, sợ trẻ mặc cảm, tự ty không dám đi ra

ngoài xã hội... Vì vậy, họ chọn giải pháp cho con vào học hòa nhập tại các trường mầm non với mong muốn trẻ sẽ được hòa nhập cùng các bạn bình thường, học được nhiều điều hay ở các bạn và phấn đấu khắc phục những khiếm khuyết của bản thân.

Lựa chọn giải pháp đã là một vấn đề khó khăn, để thực hiện giải pháp đó còn khó khăn gấp bội. Nhiều phụ huynh lần đầu tiên đưa con bị khuyết tật đến trường, họ rất lo sợ con mình không được những trẻ khác chấp nhận, sợ con bị bạn trêu chọc, không chấp nhận cho bạn học cùng lớp. Bên cạnh đó, còn gặp phải sự phản đối của những phụ huynh trẻ bình thường. Phụ huynh cũng có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề GDHN cho TKT ở trường mầm non.

STT Suy nghĩ của phụ huynh khi cho trẻ khuyết tật học chung với trẻ bình thường

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Ảnh hưởng không tốt đến trẻ bình thường, trẻ sẽ bắt

chước những tật xấu của TKT 8 26,7

2

Giáo viên mất nhiều thời gian quan tâm đến TKT làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ bình thường

12 40

3 Đó là điều kiện tốt để trẻ bình thường và TKT hiểu về

nhau và hỗ trợ nhau cùng học tập 10 33,3

Bảng 4: Suy nghĩ của phụ huynh khi cho TKT học chung với trẻ bình thường

Kết quả điều tra cho thấy: có 26,7% phụ huynh cho rằng, khi cho TKT học chung với trẻ bình thường sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ bình thường, trẻ sẽ bắt chước những tật xấu của TKT; 40% phụ huynh cho rằng, giáo viên mất nhiều thời gian quan tâm đến TKT làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ bình thường. Điều đó lí giải cho việc khi giáo viên nhận TKT vào lớp, có nhiều phụ huynh đã tỏ thái độ phản đối rất căng thẳng. Điều đó khiến giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp nhận TKT học hòa nhập. Qua trao đổi, nói chuyện với các giáo viên mầm non chúng tôi còn biết được, có một số phụ huynh khi thấy lớp có TKT học chung thậm chí còn đòi giáo viên cho chuyển

con mình sang lớp khác. Có một số phụ huynh không đòi chuyển cháu sang lớp khác nhưng lại giáo dục con không được giao lưu với những bạn khuyết tật. Có trường hợp, cô xếp trẻ ngồi gần TKT trong lúc hoạt động nhóm nhưng trẻ đó khóc không chịu, cô hỏi lí do vì sao mới biết nguyên nhân là do bố mẹ cháu bắt cháu phải tránh xa những bạn khuyết tật, không cho phép cháu giao lưu, chơi cùng những trẻ đó. Mặc dù, cô luôn giáo dục cho trẻ là phải yêu thương, giúp đỡ những bạn khuyết tật nhưng do nhận thức của phụ huynh không thống nhất nên rất khó khăn trong việc giáo dục ý thức cho trẻ.

Mặc dù có tới 56,7% phụ huynh chọn giải pháp cho con vào học trường bình thường tại địa phương nhưng phụ huynh vẫn chưa thực sự đặt hết niềm tin vào công tác GDHN cho TKT tại trường mầm non. Có nhận thức như vậy bởi vì phụ huynh trẻ bình thường thì lo con mình bắt chước những tật xấu của bạn khuyết tật còn phụ huynh TKT lại có tâm lí sợ con mình bị bạn bè trêu chọc, mặc cảm, tự ty không dám giao lưu cùng các bạn.Chỉ có 33,3% phụ huynh cho rằng đó là điều kiện tốt để trẻ bình thường và TKT hiểu về nhau và hỗ trợ nhau cùng học tập. Qua thực tế trao đổi với những phụ huynh trẻ bình thường, chúng tôi được biết, chỉ có 6/15 (chiếm 40%) phụ huynh đồng tình với việc cho trẻ học chung với TKT, còn 60% ý kiến cho rằng điều đó hoàn toàn không nên.

Nhận thức của phụ huynh có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong lớp học hòa nhập ở trường mầm non. Do nhận thức chưa đúng đắn nên phụ huynh chưa mạnh dạn phối hợp với giáo viên trong vấn đề lựa chọn các biện pháp tác động đến TKT để cải thiện mức độ khuyết tật

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH (Trang 37 -37 )

×