0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hình thức GDHN cho TKT ở trường mầm non

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH (Trang 27 -27 )

9. Cấu trúc khoá luận

1.3.5. Hình thức GDHN cho TKT ở trường mầm non

Để công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non đạt hiệu quả, tạo cho trẻ môi trường tốt nhất để phát triển, ngoài việc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học thì hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cũng được thay đổi cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của TKT.

Thứ nhất là thay đổi hình thức hoạt động của trẻ. Căn cứ vào khả năng và sở thích của trẻ, căn cứ vào nội dung và thời điểm của bài học, giáo viên đưa ra các dạng hoạt động phù hợp với trẻ. Có thể tổ chức các hoạt động theo hình thức:

- Hoạt động theo nhóm - Học theo từng đôi

- Học qua sự giúp đỡ của bạn bè

Thứ hai là thay đổi hình thức giảng dạy của giáo viên. Nhiều khi việc ghi nhớ kiến thức của trẻ không phải chỉ thông qua việc giảng giải, hướng dẫn của giáo viên mà còn được thông qua các hoạt động khác như:

- Hoạt động vui chơi, đóng kịch hoặc phân vai - Các giờ học thực hành

- Các giờ học ngoài trời

Giáo viên căn cứ vào dạng khuyết tật của trẻ, căn cứ vào khả năng và nhu cầu của từng TKT trong lớp hòa nhập để lựa chọn và tổ chức các hình thức hoạt động phù hợp. Đối với TKT, giáo viên cần sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục để trẻ có thể phát huy tối đa khả năng của mình và học tập tốt nhất trong môi trường hòa nhập.

Việc thay đổi hình thức giáo dục còn thể hiện ở sự thay đổi phong cách giảng dạy của giáo viên. Trong dạy học hòa nhập, giáo viên phải thay đổi cách truyền đạt hay phong cách giảng bài nhằm giúp TKT tiếp thu các kiến thức một cách tốt nhất.

Khi trong lớp mẫu giáo có TKT học hòa nhập giáo viên phải chú ý: trẻ thuộc loại khuyết tật nào, khả năng nhận thức, hoạt động…của trẻ ra sao, để có cách tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp. Chẳng hạn, đối với trẻ khiếm thính, cho trẻ ngồi ở vị trí mà có thể nghe giáo viên nói và nhìn được khuôn miệng giáo viên rõ nhất. Trước khi bắt đầu một hoạt động nào đó, phải cho trẻ chú ý bằng cách rung chuông, gõ vào bàn…sau đó mới nêu các yêu cầu, nội dung cần thực hiện. Hay đối với trẻ khiếm thị, giáo viên cần bố trí lớp học, ánh

sáng và chỗ ngồi để trẻ khiếm thị nhìn rõ nhất. Cho trẻ sờ mó, ngửi…để nhận biết vị trí của các bạn, các đồ vật, đồ chơi trong lớp.

Việc thay đổi và tổ chức hình thức giáo dục phù hợp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong lớp mẫu giáo hòa nhập.

1.4. Trẻ khuyết tật và hoạt động giáo dục hòa nhập

1.4.1. Tiêu chí phân loại và một số dạng khuyết tật phổ biến

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại khuyết tật được dựa trên những đặc điểm sức khỏe và những hạn chế trong hoạt động của cá thể trong môi trường sống của họ.

Thông thường phân loại khuyết tật theo 3 yếu tố cơ bản: + Những thiếu hụt về cấu trúc cơ thể

+ sự suy giảm các chức năng

+ Những hạn chế trong hoạt động của cá thể

Quá trình nghiên cứu để tìm kiếm những phương thức giáo dục phù hợp cho TKT, các nhà khoa học đã phân chia TKT thành các loại như sau:

+ Trẻ có khó khăn về nghe + Trẻ có khó khăn về nhìn + Trẻ có khó khăn về học + Trẻ có khó khăn về nói + Trẻ có khó khăn về vận động + Trẻ có các loại tật khác

Từ các loại tật, mức độ khuyết tật cũng được chia thành 3 mức: Nặng, vừa và nhẹ.

Ngoài ra, người ta còn có thể phân chia các loại tật căn cứ theo nhu cầu đặc biệt của trẻ hoặc dựa trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ cần đáp ứng tối đa những năng lực của trẻ để phân chia các loại tật một cách phù hợp.

Đặc điểm cơ bản và chung nhất ở tất cả các loại khuyết tật là đều làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ.

+ Với trẻ khuyết tật thính giác: Khả năng nghe bị giảm (khiếm thính) hoặc mất hẳn sức nghe (điếc) làm cho trẻ khó khăn khi giao tiếp với người khác, ảnh

hưởng đến phát triển ngôn ngữ, trường hợp điếc nặng thường dẫn đến mất tiếng nói (trẻ bị câm)

+ Trẻ khuyết tật thị giác: Khả năng nhìn bị suy giảm (nhìn kém) hay hoàn toàn không nhìn thấy (mù) làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong quan sát tri giác đối tượng một cách cụ thể bằng mắt.

+ Trẻ khuyết tật trí tuệ: Năng lực hoạt động nhận thức bị suy giảm ở những mức dộ nhận thức khác nhau làm cho đứa trẻ có chỉ số thông minh kém trẻ bình thường, trẻ khó thích nghi với xã hội và gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, nhận thức.

+ Trẻ khuyết tật vận động: Những thiếu hụt về cấu trúc cơ thể như thiếu ngón tay, khoèo tay khoèo chân, những cơ quan vận động bị tổn thương…làm cho trẻ đi đứng, cầm nắm, di chuyển hoạt động khó khăn. Tuy nhiên, hầu hết TKT vận động năng lực trí tuệ vẫn phát triển bình thường.

+ Trẻ khuyết tật ngôn ngữ: Trẻ có thể câm hay nói ngọng nói lắp…làm cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác.

+ Một số tật khác ở trẻ như: Động kinh, tự kỷ, trẻ có hành vi xa lạ…

1.4.2. Một số nét tâm lí đặc trưng của trẻ khuyết tật

* Về nhu cầu của TKT:

Nói đến nhu cầu của con người, người ta thường đề cập đến 2 nhóm nhu cầu cơ bản: Thứ nhất: Nhóm các nhu cầu thiên về vật chất như: ăn ở, đi lại…thứ 2, nhóm nhu cầu về tinh thần bao gồm: học tập, vui chơi giải trí, giao tiếp… Nhà tâm lí học người Mỹ Abramma phân loại nhu cầu con người bằng sơ đồ “Bậc thang nhu cầu căn bản của con người”. Theo tác giả, nhu cầu con người bao gồm 6 loại: nhu cầu phát triển nhân cách, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu xã hội, nhu cầu được quan tâm, nhu cầu về sự an toàn, nhu cầu vật chất để tồn tại.

Đối với TKT, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định: Nhu cầu của TKT không có gì khác với nhu cầu của trẻ bình thường. Nhưng để thỏa mãn các nhu cầu của TKT, đòi hỏi sự trợ giúp nhiều hơn trẻ bình thường. Tuy vậy, các nhu cầu thường không được đáp ứng cùng một mức độ, sự nhìn nhận chúng cũng

không hề biệt lập, do đó đứa trẻ khuyết tật rất khó khăn để tự mình đáp ứng nhu cầu cho bản thân mà phụ thuộc rất nhiều đến sự giúp đỡ của người khác.

Chúng tôi cho rằng, về nhu cầu của TKT và trẻ bình thường không có sự khác biệt. Song để thỏa mãn nhu cầu của TKT, sự hỗ trợ của người khác là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, nhu cầu để phục hồi những chức năng do khuyết tật mang lại. Các nhu cầu về bình đẳng trong vui chơi, giao tiếp và giải trí, nhu cầu được hòa nhập, được tôn trọng về quyền sống, học tập và làm người.

Yếu tố phương tiện đối với TKT cũng có ý nghĩ đặc biệt quan trọng trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chúng. Chẳng hạn máy trợ thính đáp ứng yêu cầu về thính lực cho trẻ khiếm thính, hay để thỏa mãn nhu cầu nhận thức cho trẻ khiếm thị rất cần sự hỗ trợ của máy học chữ nổi Braille. Những TKT nặng như bại não, liệt cần được giúp đỡ về nhu cầu đi lại, ăn uống, vệ sinh, trẻ động kinh cần thuốc thang để kiểm soát những cơn co giật để bảo vệ sức khỏe và an toàn về tính mạng.

* Về năng lực của TKT

Ở TKT, một mặt là sự khiếm khuyết, sự thiếu hụt các chức năng do cơ thể mang lại đã gây ra nhiều những hạn chế, mặt khác sự vượt trội của một số chức năng khác của cơ thể đề bù đắp những thiếu hụt như là sự bù trừ. Nếu nhận được sự chăm sóc và giáo dục phù hợp, cùng với sự cố gắng nỗ lực vượt lên từ chính bản thân trẻ, thì một số khả năng sẽ trội hơn trẻ bình thường. Tri giác nhìn của trẻ khiếm thính chi tiết và tỉ mỉ hơn trẻ bình thường.

* Thái độ và quan hệ của TKT

Tật học hiện đại đã đưa ra nhận xét: Thái độ và quan hệ của TKT không hoàn toàn bình thường. Do loại tật mắc phải và tùy những mức độ khác nhau, mà biểu hiện của thái độ và quan hệ ở TKT cũng không hề giống nhau. Có lúc đứa trẻ khuyết tật rất nhu mỳ, yếu đuối trước mọi người, có thái độ muốn gần gũi, thân thiện và giao tiếp với người khác. Nhưng có lúc thì chúng lại ngông nghênh, cộc cằn không muốn tiếp xúc và gần gũi với người khác. Nếu không

được sống trong môi trường thuận lợi đứa trẻ dễ có thái độ mặc cảm, tự ty hoặc phá phách, la hét quá khích hoặc sống im lặng thu mình trước cộng đồng xã hội.

Tuy nhiên, thái độ và quan hệ của TKT không phải là sự bất biến mà nó phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống. Nếu được chăm sóc, giáo dục tốt, thái độ, quan hệ của trẻ sẽ được phát triển theo chiều hướng tích cực.

* Hành vi của TKT

Những hành vi của TKT không được bình thường. Cũng không ít tác giả khi nghiên cứu đã cho rằng những trẻ có hành vi bất bình thường được xếp vào loại tật “Trẻ có hành vi xa lạ”. Một số trẻ cử động chân tay không theo điều khiển của trí não, chúng hay khua chống chân tay, lúc lắc người rất khó chịu. Một số TKT khó tập trung chú ý, không muốn nghe lời người lớn, đi đứng khó khăn. Một số trẻ có hành vi quậy phá, chọc ghẹo người khác. Cũng có những trẻ trốn tránh mọi người, thích lủi thủi một mình trong ngôi nhà, xó bếp.

Những hành vi của TKT không phải đều giống nhau, mặc dù hành vi này nhìn thấy rõ và tập trung đại đa số ở những trẻ bị tật về trí tuệ. Tuy nhiên, tùy theo loại tật và mức độ mà hành vi của TKT được biểu hiện dưới những đặc trưng và ở mức độ khác nhau.

1.4.3. Vai trò của giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật mầm non

Quá trình tìm kiếm các phương thức giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của TKT, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Giáo dục TKT cần được tiến hành càng sớm càng tốt, và môi trường tốt nhất để TKT tham gia giáo dục hòa nhập đó chính là trường Mầm non.

Quá trình phát triển của trẻ trong những năm đầu của cuộc đời diễn ra vô cùng nhanh chóng. Đồng thời với sự phát triển của não bộ, với sự tăng nhanh trọng lượng, chiều cao của cơ thể…là sự phát triển vượt trội về ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và thực hiện các kỹ năng xã hội. Phát hiện và thực hiện can thiệp sớm cho TKT ở giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ.

GDHN cho TKT Mầm non có vai trò hết sức to lớn không chỉ đối với TKT mà nó còn có ý nghĩa đối với trẻ bình thường.

Đối với TKT, việc tham gia lớp học hòa nhập như một thành viên được tiếp đón ân cần dạy cho trẻ tính tự lực và giúp chúng nắm vững những kỹ năng mới. Đối với một số trẻ, đó có thể là lần đầu tiên trong đời chúng được mong đợi và khuyến khích là những điều chúng có thể làm cho bản thân. Làm việc và vui chơi với những trẻ khác khuyến khích TKT phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn. Do đó chúng phát triển được cái tôi khỏe mạnh và tích cực.

Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, TKT sẽ không bao giờ khám phá ra được những khả năng tiềm tàng mà chúng có. Vì vậy, việc học tập trong một lớp hòa nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó chúng có thể tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển. Ví dụ, một trẻ khiếm thính sẽ rất khó phát hiện ra khả năng nhận biết từ ngữ diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay chúng có thể không làm giàu được vốn ngôn ngữ ký hiệu của bản thân nếu không sinh hoạt với trẻ bình thường cùng tuổi. Việc hòa nhập TKT giống như một thứ nhớt làm trơn quá trình lĩnh hội của chúng.

Một số khuyết tật không chẩn đoán được cũng được khám phá thông qua chương trình hòa nhập trước tuổi học. Có một số khuyết tật không nhận biết được một cách rõ ràng cho đến khi trẻ gia nhập trường tiểu học, và do vậy rất nhiều thời gian học tập bị đánh mất. Giáo viên mầm non có thể quan sát và so sánh nhiều trẻ cùng độ tuổi. Điều này làm cho việc phát hiện những vấn đề cho thấy triệu chứng của một khuyết tật nào đó trở nên dễ dàng hơn. Nhà trẻ có thể là cơ hội đầu tiên mà một số trẻ nhận được sự chăm sóc mà chúng cần.

Việc hòa nhập giúp đỡ cả trẻ không khuyết tật nữa. Chúng học cách vui vẻ tiếp nhận những sự khác biệt đặc biệt của con người. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng, thái độ của trẻ đối với TKT có thể trở nên tích cực hơn khi chúng có cơ hội chơi chung với nhau một cách thường xuyên. Chúng học được rằng, TKT cũng như chúng, có thể làm một số việc tốt hơn những việc khác. Trong một lớp hòa nhập, chúng có cơ hội làm bạn với nhiều trẻ khác nhau.

Chúng ta biết rằng, sự thân ái là viên gạch đầu tiên giúp xây dựng lòng nhân hậu và vị tha cho trẻ. Trẻ em sống trong một môi trường đa chủng tộc, đa

văn hóa thường độ lượng hơn trong cách nhìn nhận và chấp nhận sự khác biệt về màu da và đa dạng về văn hóa là vì vậy. Do đó, khi học cùng một lớp với TKT, trẻ bình thường sẽ học được cách nhìn nhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với TKT. Cũng chính vì vậy, chúng sẽ làm giàu được vốn sống của mình. Đôi khi phụ huynh TKT có thể lo lắng rằng con họ sẽ không được những trẻ khác thích và chấp nhận, có khi còn bị ăn hiếp, đối xử thô bạo hay trêu chọc. Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng, một trong những điểm mạnh của trẻ em là chúng rất dễ thích nghi, dễ tiếp nhận cái mới nên lo lắng này có thể khắc phục được. Đương nhiên, một số trẻ không tỏ ra thân thiện, nhưng đây không phải là vấn đề chỉ xảy ra với trẻ khuyết tật. Đó không phải là lý do để né tránh lớp học, lại càng không phải lý do để lẩn tránh cả thế giới còn lại. Dù sao đi nữa thì TKT cũng cần được tiếp cận với cuộc sống bình thường bởi vì một lẽ: Cuộc sống là một món quà phải được mở bởi chính đôi bàn tay của chúng.

Như vậy, GDHN TKT mầm non góp phần tạo ra được môi trường sống, học tập tốt nhất cho TKT, tạo điều kiện thuận lợi cho TKT được tham gia học cùng trẻ bình thường ở các trường, lớp mầm non. GDHN là cơ hội để trẻ bình thường và TKT hiểu đúng giá trị của nhau, xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm, xa lánh để trẻ có trách nhiệm với nhau hơn. Bên cạnh đó, GDHN giúp TKT được học tại nơi trẻ sinh sống cùng gia đình, không có sự tách biệt môi trường sống vì trường mầm non hòa nhập có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ trẻ của địa phương nơi trường đóng không kể TKT hay trẻ bình thường vào học. Thông qua lớp học hòa nhập, giúp cho mọi trẻ, trong đó kể cả trẻ mầm non bình thường và TKT được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. GDHN TKT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH (Trang 27 -27 )

×