Nhóm biện pháp tăng khả năng hòa nhập cho TKT

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố vinh (Trang 66 - 94)

9. Cấu trúc khoá luận

2.3.1. Nhóm biện pháp tăng khả năng hòa nhập cho TKT

2.3.1.1. Nhóm biện pháp dạy TKT bằng tiết học cá nhân

Đây là biện pháp mang tính đặc thù của GDHN TKT mầm non, nhằm cung cấp những kiến thức sơ đẳng, cần thiết giúp trẻ phát huy một cách tốt nhất những năng lực của bản thân. Tiết học cá nhân sở dĩ phù hợp với TKT bởi vì những trẻ này thường có khả năng tập trung chú ý thấp, dễ bị phân tán nếu có sự tác động của môi trường xung quanh. Mặt khác, khả năng tiếp thu kiến thức của TKT cũng chậm hơn so với trẻ bình thường nên nếu chỉ giáo dục trẻ bằng chương trình chung không đủ để hình thành những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ.

Dạy trẻ bằng tiết học cá nhân đòi hỏi giáo viên phải xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng trẻ. Kế hoạch giáo dục cá nhân phải được thể hiện bằng những miêu tả tỉ mỉ về loại tật, mức độ tật, những biều hiện về khả năng nhận thức và những năng lực mà trẻ có thể làm được với sự tham gia của gia đình, nhà trường và giáo viên dạy trẻ.

Trong nhóm biện pháp này gồm những biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất là tăng cường phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng việc trò chuyện cởi mở với trẻ, tạo không khí gần gũi, thoải mái và khuyến khích trẻ tích cực sử dụng lời nói để đàm thoại. Giáo viên có thể sử dụng biện pháp này trong giờ đón trẻ, khi trẻ mới rời vòng tay của bố mẹ đến trường, cô cần gần gũi, trò chuyện tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, vui vẻ khi đến trường mầm non. Cô có thể trò chuyện với trẻ về bất cứ đề tài nào. Những câu hỏi, lời tâm sự phù hợp với lứa tuổi và tâm lí của trẻ sẽ khiến trẻ thích thú và đáp lại một cách hồn nhiên. Mỗi buổi sáng, khi đón trẻ, cô chỉ cần dành 5 – 10 phút trò chuyện, chơi với trẻ. Khi trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ thì hướng cho trẻ chơi cùng các bạn. Để các trẻ

khác không làm ảnh hưởng tới cuộc nói chuyện, cô có thể dắt trẻ đi dạo ở sân trường, vừa đi vừa nói chuyện một cách tự nhiên, vui vẻ.

Thứ hai là dùng lời chỉ dẫn, hướng dẫn trẻ thực hiện một số bài tập nhằm củng cố nhận thức, mở rộng hiểu biết cho trẻ. Giáo viên lập kế hoạch bài dạy với những bài tập phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, có thể dựa trên chương trình chung của lớp để điều chỉnh yêu cầu phù hợp với khả năng của trẻ. Khi dùng lời chỉ dẫn, cô cần nói chậm, rõ ràng giúp trẻ hiểu và thực hiện bài tập một cách chính xác theo sự hướng dẫn của cô. Mỗi tuần, cô có thể bố trí một đến hai tiết để dạy trẻ vào thời gian giờ hoạt động ngoài trời, lúc cả lớp đang chơi ngoài sân, cô cùng TKT ở lại trong lớp học để trẻ có thể tập trung chú ý, không để những trẻ khác làm phân tán sự chú ý của trẻ.

Thứ ba là tăng cường cho trẻ quan sát, sờ mó, tiếp xúc với nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại đồ dùng, đồ chơi sẽ góp phần giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về môi trường xung quanh. Hơn thế nữa, nó phù hợp với tâm lí của trẻ bởi vì sở thích của trẻ em là hoạt động với đồ vật, chơi với các loại đồ chơi. Khi cho trẻ quan sát, tiếp xúc với đồ dùng, đồ chơi, giáo viên đóng vai trò là một người bạn cùng chơi với trẻ. Cô cùng chơi với trẻ một cách hồn nhiên và nên hướng trẻ đến việc gọi tên đồ dùng, đồ chơi; tìm hiểu, xem xét các bộ phận, cách cấu tạo, tiếng kêu của chúng…

Tần suất của tiết học cá nhân phụ thuộc vào sự tiến bộ và mức độ phát triển của trẻ, thời gian tiết học có thể kéo dài 10 – 15 phút tùy vào hứng thú, mức độ tham gia của trẻ. Khi tiến hành các tiết học cá nhân, cô cần tạo cho trẻ tâm lí thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, không để trẻ có cảm giác gò bó, ép buộc. Giáo viên cần có sự linh hoạt, nhanh nhạy khi vận dụng các biện pháp sao cho hiệu quả giáo dục trẻ đạt ở mức cao nhất.

2.3.1.2. Nhóm biện pháp tăng cường phát triển các kỹ năng cho TKT trong giờ học chung ở lớp hòa nhập

Mục đích của biện pháp này nhằm phát triển nhận thức, rèn luyện các kỹ năng và tạo lập cho trẻ thái độ học tập đúng đắn. Đồng thời rèn luyện cho trẻ

tính kiên trì, ý thức học tập trong lớp để hòa nhập tự nhiên với bạn bè, tạo cho trẻ tâm lí thoải mái, được bình đẳng học tập và được tôn trọng như các trẻ khác.

Nhóm biện pháp này bao gồm các biện pháp:

- Thường xuyên sử dụng hệ thống câu hỏi và tạo cơ hội để TKT tham gia trả lời. Khi sử dụng biện pháp này, giáo viên cần lựa chọn hệ thống câu hỏi phù hợp với nhận thức của trẻ. Cùng một nội dung cần đưa đến cho trẻ, nhưng với TKT giáo viên cần biết cách điều chỉnh câu hỏi phù hợp để trẻ có thể hiểu nội dung câu hỏi và trả lời chính xác.

- Tăng cường giao nhiệm vụ cho trẻ trong giờ học và thường xuyên chỉ dẫn, động viên để TKT tham gia thực hiện. Trẻ cần phải được thường xuyên tập luyện bằng những công việc cụ thể để khắc phục những khiếm khuyết của bản thân. Hơn thế nữa, khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, trẻ sẽ cố gắng huy động tối đa khả năng vốn có của mình và tích cực hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất để nhận được sự động viên, khen ngợi. Giáo viên cần căn cứ vào khả năng và nhu cầu của TKT để lựa chọn và giao cho trẻ những công việc phù hợp. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, cô cần chú ý động viên, khuyến khích trẻ. Việc động viên, khuyến khích kịp thời khi TKT hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa rất lớn, dù công việc đó nhỏ bé, bình thường so với trẻ khác nhưng đối với TKT đó là một việc làm có nhiều cố gắng và tiến bộ.

- Bố trí chỗ ngồi thuận lợi, gợi ý và khuyến khích trẻ trong lớp hợp tác tích cực với TKT trong lớp hòa nhập. Trong các giờ học chung, giáo viên cần chú ý bố trí chỗ ngồi phù hợp cho TKT để trẻ tiện quan sát các hoạt động hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên, cần chú ý không để trẻ ngồi ở những vị trí làm phân tán sự tập trung của cả lớp vào bài học. Chẳng hạn, không nên cho trẻ ngồi ở giữa lớp học hay không để trẻ ngồi cuối lớp…Trong các hoạt động, giáo viên phải chú ý xây dựng nhóm bạn bè gồm những trẻ có trách nhiệm theo dõi, quản lí, giúp đỡ TKT. Khuyến khích các trẻ khác lôi cuốn bạn khuyết tật tham gia vào các trò chơi, tạo cho TKT tâm lí thoải mái, vui vẻ và hòa đồng với các bạn.

Biện pháp này nhằm củng cố, ôn luyện và duy trì những kỹ năng đã được hình thành ở trẻ, đặc biệt nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tất cả những phương pháp giáo dục của giáo viên sẽ không có hiệu quả nếu thiếu sự phối hợp của gia đình.

Giáo viên cần phối hợp với gia đình để thống nhất các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ để tạo cho trẻ thói quen – điều kiện để hình thành tốt các kỹ năng cho trẻ.

Nhóm này bao gồm các biện pháp:

- Thường xuyên trò chuyện với trẻ: Giáo viên cần nhắc bố mẹ dành thời gian trò chuyện để hiểu rõ hơn tâm lí của trẻ cũng như phát triển ở trẻ các kỹ năng ngôn ngữ. Cô giáo và bố mẹ có thể thống nhất về chủ đề trò chuyện, nhưng chú ý thay đổi hình thức, cách tiến hành hoạt động trò chuyện để trẻ không bị nhàm chán.

- Khuyến khích trẻ hát, múa, đọc thơ, kể chuyện cho mọi người trong gia đình:

Trên cơ sở nắm rõ những nội dung trẻ được học ở trường mầm non, phụ huynh cần động viên trẻ tập luyện ở nhà để khắc sâu kiến thức cho trẻ. Vào buổi tối, khi cả nhà quây quần bên nhau, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ biểu diễn các bài hát, múa mà cô giáo đã dạy cho mọi người cùng xem. Phụ huynh không nên để trẻ có cảm giác bị gò ép, bắt buộc mà cần biết cách giới thiệu thật dí dỏm khiến trẻ có cảm giác mình như một diễn viên sắp lên sân khấu biểu diễn. Sau khi trẻ biễu diễn xong, mọi người cần kịp thời động viên, khen ngợi giúp trẻ tự tin và tích cực thực hiện các bài tập.

- Tạo điều kiện cho trẻ được đi lại, quan sát, tiếp xúc với một số vật dụng trong gia đình: Khi trẻ ở nhà, bố mẹ nên dành thời gian cho trẻ quan sát, tìm hiểu về một số vật dụng trong gia đình. Bố mẹ đóng vai trò như người bạn cùng đi chơi, quan sát, tìm hiểu siêu thị gia đình của nhà mình, hướng dẫn trẻ gọi tên, nói đặc điểm của một số đồ dùng trong nhà.

2.3.2. Nhóm các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non

Ngoài việc đề xuất các biệp pháp giúp TKT tăng khả năng hòa nhập, chúng tôi cũng xin đề xuất thêm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non:

2.3.2.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức sâu rộng đối với gia đình và xã hội về công tác GDHN cho TKT

Để huy động TKT đến trường, giúp các em sớm được can thiệp và hòa nhập vào cộng đồng thì công tác tuyên truyền, vận động hết sức quan trọng.

Các trường mầm non nên có kế hoạch tổ chức các chuyên đề, hội thảo về vấn đề chăm sóc, giáo dục TKT cho phụ huynh, cán bộ giáo viên trong trường, giúp họ có nhận thức rõ ràng hơn về công tác GDHN cho TKT tại trường mầm non. Đồng thời, qua các chuyên đề này cũng góp phần nâng cao niềm tin vào khả năng và sự phát triển của trẻ ở các gia đình không may mắn có con bị khuyết tật. Hơn thế nữa, giúp họ yên tâm về môi trường hòa nhập ở trường mầm non, xóa bỏ tâm lí lo lắng con mình không được các bạn chấp nhận ở những phụ huynh TKT, hay tâm lí sợ con bắt chước tật xấu của bạn ở các phụ huynh trẻ bình thường.

2.3.2.2. Đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục TKT trong lớp hòa nhập

Việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nhu cầu của TKT có vai trò rất lớn đối với việc hình thành các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ. Sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp giúp giáo viên nâng cao khả năng hỗ trợ các hoạt động học tập cho trẻ, đồng thời tập trung sự chú ý của trẻ vào các kiến thức, kỹ năng cần hình thành ở trẻ. Đồ dùng, đồ chơi kích thích ý tưởng và khả năng học tập độc lập của trẻ. Việc sử dụng đồ dùng dạy học đa giác quan có thể thúc đẩy hoạt động học tập của trẻ vì trẻ có thể học tập thông qua hình ảnh, âm thanh, vận động. Hơn thế nữa, sử dụng đồ dùng, đồ chơi thích hợp có thể tạo ra mối quan hệ tương tác giữa các trẻ em trong lớp học. Vì vậy, các trường mầm non

cần chú trọng đến việc đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục TKT trong lớp học hòa nhập.

Khi lựa chọn và sử dùng các các loại đồ dùng, đồ chơi cần căn cứ vào đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí cũng như sở thích của TKT trong lớp hòa nhập.

2.3.2.3. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non là lực lượng đóng vai trò quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Để giáo viên biết cách xây dựng những biện pháp tác động phù hợp, giúp TKT có khả năng hòa nhập tốt cũng như chất lượng công tác GDHN cho TKT đạt hiệu quả cao, trường mầm non cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy hòa nhập.

Các trường mầm non vần có kế hoạch cho cán bộ quản lí, giáo viên dự các lớp bồi dưỡng về phương pháp chăm sóc, giáo dục TKT. Mặc khác, mời các cán bộ ở trung tâm nghiên cứu giáo dục TKT tổ chức các chuyên đề về cách chăm sóc, giáo dục từng dạng khuyết tật của trẻ cho các cán bộ, giáo viên trong trường. Qua đó, giúp các giáo viên nắm rõ hơn đặc điểm của từng dạng khuyết tật ở trẻ em cũng như có cách chăm sóc, tác động phù hợp.

Bên cạnh việc tham gia các chuyên đề về cách chăm sóc, giáo dục TKT, các giáo viên mầm non cần tự giác sưu tầm thêm các tài liệu, sách báo viết về TKT để hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm của trẻ. Thông tin về TKT cũng như các vấn đề về GDHN không chỉ có trong các loại sách báo, tài liệu mà còn có rất nhiều trên mạng Internet… Nếu giáo viên chịu khó tìm tòi, học hỏi sẽ thu được rất nhiều điều bổ ích từ những nguồn thông tin này.

2.3.2.4. Huy động tối đa sự hỗ trợ của các lực lượng cộng đồng

Để có thêm kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục TKT, các trường mầm non cần huy động thêm sự hỗ trợ từ các lực lượng cộng đồng.

Cán bộ quản lí các trường mầm non nên có kế hoạch tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về vấn đề thực hiện công tác GDHN cho TKT của trường để nhận được sự hỗ trợ từ phía địa phương nơi trường đóng.

Các trường mầm non cũng có thể thực hiện các chương trình văn nghệ, các cuộc thi cho những trẻ em khuyết tật tham gia, qua đó kêu gọi sự ủng hộ của các cá nhân, đoàn thể chung tay với nhà trường góp phần thắp sáng tương lai cho các em có số phận không may mắn.

2.3.2.5. Phối hợp với y tế phân chia TKT thành từng nhóm riêng để giáo viên tiện chăm sóc, giáo dục

Trước khi nhận TKT vào trường, nhà trường cần phối hợp với y tế kiểm tra sức khỏe, xác định mức độ khuyết tật của trẻ để phân chia vào từng lớp cho phù hợp. Để giáo viên thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong lớp hòa nhập thì chỉ nên phân bố 1 – 2 trẻ có cùng một loại tật trong một lớp. Bởi vì thực tế hiện nay việc giảm sĩ số của lớp học khi có TKT học hòa nhập trong lớp là điều không thể thực hiện được do nhu cầu cần gửi trẻ của phụ huynh rất lớn không thể không đáp ứng. Có chăng, đầu năm học nhà trường phải đưa ra chỉ tiêu nhận trẻ vào trường để có sự điều chỉnh về số lượng cho phù hợp trong các lớp hòa nhập. Có như vậy, công tác GDHN cho TKT tại trường mầm non mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

2.3.2.6. Điều chỉnh chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của TKT

Hòa nhập không chỉ đơn thuần là việc đưa TKT vào trong các môi trường học tập có trẻ bình thường. Sự tham gia tích cực của TKT trong môi trường hòa nhập được xem là một trong các yếu tố đảm bảo thực hiện thành công GDHN.

Trong lớp học hòa nhập, TKT gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong việc tham gia các hoạt động cùng bạn bè. Những yêu cầu và điều kiện học tập tại lớp nếu không được điều chỉnh sẽ trở thành rào cản lớn đối với việc học tập của trẻ và trẻ sẽ không thể hòa nhập một cách hiệu quả và có ý nghĩa vào lớp học.

Vì vậy, các giáo viên mầm non, trên cơ sở nắm vững những đặc điểm về

Một phần của tài liệu Thực trạng giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố vinh (Trang 66 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w