0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Phương pháp GDHN cho TKT mầm non

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH (Trang 26 -27 )

9. Cấu trúc khoá luận

1.3.4. Phương pháp GDHN cho TKT mầm non

Ở lớp học hòa nhập, TKT ngoài việc tham gia các hoạt động chung cùng với cả lớp còn phải có sự tác động riêng. Tại tiết học chung, TKT cần được xếp ngồi phía trên gần giáo viên nhưng tránh là tâm điểm chú ý của lớp, ảnh hưởng các cháu khác. Ngoài tiết dạy chung theo chương trình cho cả lớp, giáo viên dành thời gian thực hiện tiết học cá nhân cho TKT. Tổ chức các hoạt giáo dục cá nhân cho trẻ tại lớp hòa nhập còn có sự phối hợp giữa giáo viên chính và giáo viên phụ. Đồng thời phối hợp giữa trường lớp mầm non và gia đình trong giáo dục trẻ tại trường và gia đình.

Giáo viên cần động viên, khích lệ TKT trong mỗi nấc thang tiến bộ của trẻ, tạo dựng lòng tin và sự tin tưởng, lạc quan cho trẻ. Như vậy, trẻ sẽ cố gắng vươn lên phát huy hết khả năng của mình và thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập.

Tiết học cá nhân được giáo viên thực hiện với từng TKT theo đặc điểm của tật và tại địa điểm riêng của lớp. Tùy theo mức độ tật của trẻ mà giáo viên có phương pháp giáo dục khác nhau, thời gian khoảng từ 15 – 20 phút sau buổi học chung.

Kế hoạch bài giảng của giáo viên dạy lớp hòa nhập cần được xây dựng theo biểu đồ hình tháp:

- Đa số trẻ sẽ học gì? Và đạt được những kết quả gì? - Trẻ khuyết tật sẽ học gì? Và tiến bộ như thế nào?

Mục tiêu, yêu cầu chương trình học của TKT tùy thuộc vào mức độ khuyết tật, chương trình học được xây dựng riêng cho từng trẻ và từng loại tật.

Muốn xây dựng chương trình riêng cho từng TKT, giáo viên cần khảo sát đánh giá các mặt phát triển của trẻ dựa vào 5 lĩnh vực phát triển sau:

+ Vận động thô: đi, chạy, nhảy… + Vận động tinh: Sờ mó, cầm nắm… + Nhận biết ngôn ngữ

+ Kỹ năng cá nhân và xã hội + Kỹ năng giao tiếp

Khi tiến hành khảo sát trẻ trên 5 lĩnh vực trên, giáo viên phải dựa vào các mốc phát triển tâm lí, sinh lí, ngôn ngữ và vận động của trẻ bình thường cùng độ tuổi để xác định, ghi nhận sự phát triển của trẻ.

* Đánh giá trẻ khuyết tật: tức là đánh giá sự tiến bộ của trẻ sau mỗi giai đoạn chăm sóc giáo dục về các mặt hành vi, cách cư xử, giao tiếp, cách sống trong cộng đồng và các hiểu biết khác. Kết quả những lần đánh giá TKT trong lớp học mầm non là đánh giá hiệu quả giáo dục đối với TKT mầm non với vai trò giáo dục của giáo viên và cha mẹ trẻ. Trong quá trình GDHN TKT mầm non, sự phối hợp giữa giáo viên, trẻ, môi trường sống và học tập của trường lớp và cha mẹ trẻ là những yếu tố đóng vai trò quyết định của sự thành công. Đồng thời, giáo viên và cha mẹ trẻ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong nhóm chuyên ngành đa chức năng để đánh giá đúng mức sự tiến bộ của trẻ và hướng can thiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH (Trang 26 -27 )

×