0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Thực trạng về trình độ giáo viên được đào tạo chuyên sâu về

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH (Trang 59 -59 )

9. Cấu trúc khoá luận

2.2.4. Thực trạng về trình độ giáo viên được đào tạo chuyên sâu về

trong lớp hòa nhập. Trường mầm non chưa tạo ra được môi trường tốt nhất để TKT phát huy hết khả năng của mình.

2.2.4. Thực trạng về trình độ giáo viên được đào tạo chuyên sâu về GDHN choTKT TKT

Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm phát triển cũng như khả năng nhận thức, tâm lí của trẻ em. Đặc biệt là trong GDHN, TKT có những đặc điểm đặc thù đòi hỏi giáo viên phải nắm vững mới có thể tiến hành hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Giáo viên mầm non khi chăm sóc, giáo dục TKT cần phải thực sự có chuyên môn hoặc có kiến thức, có sự hiểu biết nhất định về công tác giáo dục đặc biệt. Có như vậy, công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non mới thực sự mang lại hiệu quả.

Tìm hiểu các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia thực hiện công tác GDHN cho TKT thông qua cán bộ quản lí của các trường mầm non, chúng tôi thu được kết quả như sau:

STT

Hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia thực hiện công tác GDHN cho

TKT

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Cho giáo viên tham gia lớp tập huấn về công tác giáo

dục hòa nhập cho TKT 8 40

2 Nhận thêm giáo viên tốt nghiệp các khoa giáo dục đặc

biệt ở các trường ĐH, CĐ, THCN 0 0

3 Cử giáo viên đi học thêm các khóa học về phương pháp

chăm sóc, giáo dục TKT 0 0

4 Giáo viên đứng lớp chịu trách nhiệm tiếp nhận và giáo

Bảng 10: Hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trực tiếp tham

gia GDHN cho TKT

Qua điều tra trên 20 cán bộ quản lý của các trường mầm non chúng tôi được biết, các trường mầm non mới chỉ có hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia GDHN cho TKT thông qua các lớp tập huấn về công tác GDHN cho TKT. Hình thức này cũng chỉ chiếm số lượng 40%. Con số này còn quá thấp so với nhu cầu cần đáp ứng cho GDHN. Nội dung tập huấn chỉ nhằm giải quyết nhanh những kiến thức tổng thể của từng loại tật mà trẻ cần được quan tâm khi học tập trong các lớp mầm non hòa nhập. Nội dung đó chưa đủ để trang bị cho các giáo viên những kiến thức, kỹ năng cụ thể khi chăm sóc giáo dục từng loại khuyết tật của trẻ. Qua thực tế trao đổi với các giáo viên mầm non, chúng tôi còn được biết, có những giáo viên đã dạy hòa nhập được 5 – 6 năm nhưng chưa một lần được tập huấn về công tác GDHN cho TKT. Những người tham gia lớp tập huấn chủ yếu là ban giám hiệu nhà trường và một số giáo viên đại diện còn các giáo viên đứng lớp chỉ được phổ biến qua Ban giám hiệu nhà trường. Vấn đề này dẫn đến chất lượng chăm sóc, giáo dục TKT trong lớp hòa nhập còn hạn chế là điều dễ hiểu. Có một số trường hợp do giáo viên thiếu am hiểu về đặc điểm dạng khuyết tật của trẻ nên đã có sự tác động không phù hợp mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Chẳng hạn có một trẻ bị rối loạn cảm xúc, đặc điểm của trẻ này là thường tỏ ra không vâng lời cô giáo thậm chí còn hung hãn nhưng giáo viên không nắm bắt được do đặc điểm bệnh tật nên có lúc đã đánh mắng, trách phạt trẻ thậm chí còn nhốt trẻ một mình để trẻ không gây gổ với các bạn.

Việc thiếu các kiến thức về các loại khuyết tật của trẻ cũng như các kiến thức về cách chăm sóc, giáo dục TKT khiến các giáo viên mầm non gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non qua các lớp tập huấn về công tác GDHN cho TKT đã không đủ trang bị cho giáo viên vốn kiến thức đầy đủ để giáo viên thực hiện công tác GDHN cho TKT đạt kết quả. Tuy vậy, vẫn còn tới 60% ý kiến cho rằng giáo viên đứng lớp chịu trách nhiệm tiếp nhận và chăm sóc TKT

giống như trẻ bình thường. Điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên không được tập huấn hay trang bị một vốn kiến thức nào về việc chăm sóc, giáo dục TKT, chủ yếu là giáo viên tiến hành các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo kinh nghiệm chủ quan của cá nhân.

Từ thực trạng trên cho thấy, ở các trường mầm non hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy TKT chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ những kiến thức về chăm sóc, giáo dục TKT. Đây là vấn đề cấp bách, hết sức quan trọng cần phải có giải pháp khắc phục để công tác GDHN cho TKT trong trường mầm non thực sự được chú trọng, giúp TKT được tác động với những phương pháp phù hợp nhất nhằm khắc phục những khiếm khuyết của bản thân và phát triển tốt nhất trong môi trường hòa nhập.

2.2.5. Thực trạng về chế độ chính sách của nhà nước đối với những người làm công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non

Thực hiện công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non là công việc hết sức khó khăn và vất vả đối với cán bộ, giáo viên trường mầm non nói chung và đặc biệt là những giáo viên trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc, giáo dục TKT nói riêng. Hơn thế nữa trong quá trình chăm sóc, giáo dục TKT cần phải có những phương tiện hỗ trợ, đồ chơi, đồ dùng dạy học đặc thù tác động mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, cần phải có cơ chế chính sách đầu tư cho công tác GDHN. Không những đầu tư về trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi mà cả chế độ đãi ngộ đối với giáo viên dạy hòa nhập để công tác này thực sự đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, qua thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy, đến thời điểm này có một số trường mầm non đã thực hiện công tác GDHN được 8 - 10 năm nhưng vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ phía ngân sách nhà nước và các tổ chức đoàn thể liên quan. Nếu có chỉ là sự hỗ trợ về mặt tinh thần của các bậc phụ huynh có con bị khuyết tật. Trao đổi với cán bộ quản lí các trường mầm non chúng tôi nhận được những lời tâm sự hết sức chân thành, mặc dù họ vẫn biết việc tiếp nhận và chăm sóc, giáo dục TKT là công việc hết sức khó khăn lại không có chính sách hỗ trợ nên nhiều lúc thực sự không muốn nhận TKT vào

trường, nhưng đứng trước thái độ cầu khẩn đáng thương của phụ huynh cộng thêm tấm lòng yêu nghề mến trẻ họ lại lặng thầm hi sinh cho những em bé sinh ra với số phận không may mắn này. Có những trường mầm non như trường mầm non Hoa Sen – Thành phố Vinh (Nghệ An) tiếp nhận đến 11 TKT nhưng vẫn chưa nhận được kinh phí hỗ trợ từ phía ngân sách nhà nước dành cho GDHN. Vì vậy, nhà trường không thể có đủ điều kiện mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục TKT. Nhà trường không chỉ không nhận được sự hỗ trợ từ phía ngân sách nhà nước mà ngay cả các tổ chức đoàn thể địa phương nơi trường đóng cũng chưa có sự đầu tư cho GDHN. Điều đó cho thấy, xã hội chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển của các trẻ em khuyết tật. Phải chăng họ chưa tin tưởng vào khả năng có thể phát triển của các em. Họ xem việc TKT đến trường chỉ là để giảm bớt gánh nặng về thời gian cho bố mẹ. TKT không thể cải thiện tình hình bệnh tật để phát triển bình thường…

Nói đến chế độ chính sách đối với công tác GDHN cho TKT thì đội ngũ cần phải được quan tâm trước hết đó là những giáo viên trực tiếp tham gia thực hiện công tác này. Mục 2, điều 17, chương III trong quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về GDHN cho người khuyết tật đã chỉ rõ quyền lợi của giáo viên dạy hòa nhập cho người khuyết tật như sau: “Giáo viên được giảm định mức giờ chuẩn hoặc trợ cấp giảng dạy tùy theo điều

kiện và quy định của từng địa phương hoặc cơ sở giáo dục”. Tuy nhiên, thực tế

giáo viên dạy hòa nhập cũng giống như giáo viên mầm non bình thường. Giáo viên dạy hòa nhập chỉ khác ở một điểm duy nhất đó là học sinh của họ đa dạng hơn vì thế họ vất vả hơn rất nhiều. Ngoài ra, họ không có thêm quyền lợi hay sự hỗ trợ nào khác. May mắn hơn một chút, có nhiều gia đình TKT họ hiểu rõ bệnh tình của con mình, hiểu được sự vất vả của giáo viên khi chăm sóc, dạy dỗ con nên họ thực sự cảm thông chia sẻ về mặt tinh thần và cả một phần vật chất đối với giáo viên, đó là điều hết sức quý báu. Tuy nhiên, đó chỉ là một khía cạnh rất nhỏ, để công tác GDHN thực sự đạt hiệu quả cần phải có sự phối hợp nhiều hơn nữa các tổ chức đoàn thể, sự hỗ trợ của nhà nước.

Qua thực trạng trên chúng tôi nhận thấy, mặc dù công tác GDHN cho TKT đã được triển khai trong thời gian khá dài nhưng nhà nước chưa thực sự đầu tư cho công tác này. Những con người lặng thầm hi sinh cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục TKT, giúp các em hòa nhập vào cộng đồng vẫn chưa được đền đáp xứng đáng.

Bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng thực hiện công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những khs khăn của giáo viên mầm non khi tiếp nhận TKT học hòa nhập.

Theo ý kiến của các giáo viên mầm non, việc tiếp nhận TKT học hòa nhập đang gặp những khó khăn nhất định: (52,4%) giáo viên cho rằng nguyên nhân lớn nhất là do số trẻ trong lớp quá đông. Hiện nay hầu hết ở các trường mầm non đều có số lượng trẻ vượt quá chỉ tiêu mà Bộ giáo dục đề ra (15- 20 trẻ / lớp đối với nhà trẻ và 30 – 35 trẻ / lớp đối với mẫu giáo). Hiện nay mỗi lớp đều có tới 45 – 50 trẻ với 2 giáo viên đứng lớp. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ với số lượng trẻ đông như vậy đã là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các giáo viên mầm non, lại cộng thêm 2 – 3 TKT trong cùng một lớp quả thật là một thử thách rất lớn đối với các giáo viên. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về GDHN cho người tàn tật, khuyết tật, tại mục 1, điều 10, chương II đã chỉ rõ “Ở bậc học mầm non và phổ thông khi có một học

sinh khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số trong lớp được giảm 5 người, dựa trên sĩ số học sinh bình quân của trường đó, nhưng không được vượt quá 24 học sinh trên lớp”. Tuy nhiên, trong thực tế, ở các trường mầm non vẫn tiếp nhận TKT học

hòa nhập nhưng không những sĩ số không được giảm mà số trẻ trong lớp học còn cao hơn rất nhiều so với chỉ tiêu mà bộ giáo dục đã đưa ra. Vì vậy, trong lớp hòa nhập, giáo viên không có thời gian để quan tâm đến TKT.

Khó khăn thứ hai là giáo viên ít có kiến thức về chăm sóc, giáo dục TKT, tài liệu hướng dẫn ít (chiếm 36,5%). Giáo viên chưa được trang bị các kiến thức cụ thể về các dạng khuyết tật của trẻ một cách đầy đủ. Việc tham gia các lớp tập huấn chưa đủ cung cấp cho giáo viên những kiến thức về các vấn đề chăm sóc giáo dục TKT học hòa nhập trong lớp. Mặt khác, giáo viên cũng chưa được tiếp

cận với nhiều tài liệu hướng dẫn việc chăm sóc, giáo dục TKT. Do thiếu hiểu biết về vấn đề chăm sóc, giáo dục TKT nên giáo viên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non. Giáo viên chưa biết cách lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục TKT một cách phù hợp, tránh bị chồng chéo với những hoạt động của lớp. Hơn thế nữa, việc nắm bắt đầy đủ những đặc điểm cá nhân của TKT trong lớp hòa nhập còn hạn chế nên giáo viên chưa biết cách đề ra các hoạt động phù hợp cho trẻ.

Khó khăn thứ ba là trong một lớp còn phải tiếp nhận nhiều TKT với các dạng tật khác nhau (26,4%). Nhà trường chưa có sự phân chia TKT theo từng dạng khuyết tật và phân vào từng lớp nhất định. Vì vậy, giáo viên khó áp dụng một phương pháp nhất định nào đó để tiến hành chăm sóc trẻ. Việc tiếp nhận nhiều TKT với các dạng tật khác nhau vào cùng một lớp học gây khó khăn rất lớn cho giáo viên trong vấn đề thực hiện có hiệu quả công tác GDHN cho TKT. Bởi vì giáo viên không thể hướng dẫn cho tất cả TKT cùng một lúc mà phải tiến hành với từng trẻ vì mỗi trẻ có một đặc điểm riêng đặc thù trong việc tiếp nhận các kiến thức.

Một khó khăn cũng không kém phần quan trọng đó là giáo viên phải đối mặt với sự phản ứng của phụ huynh khi tiếp nhận TKT học hòa nhập. Nhiều phụ huynh trẻ bình thường không chấp nhận cho con họ học cùng với TKT, thậm chí có người còn đòi cho con chuyển sang lớp khác không có TKT. Mặt khác, có một số phụ huynh TKT còn có tâm lí e ngại, chưa mạnh dạn phối hợp với giáo viên để thống nhất các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ. Phụ huynh chưa mạnh dạn nói ra những đặc điểm của trẻ nên giáo viên chưa có sự hiểu biết toàn diện về tâm lí, nhận thức…của TKT. Phụ huynh và giáo viên chưa có sự phối hợp với nhau trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ nên hiệu quả giáo dục TKT còn thấp.

Các giáo viên cũng cho rằng, khi có TKT học hòa nhập trong lớp còn ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt cho các trẻ khác. Bởi vì, giáo viên phải mất một lượng thời gian nhất định để chú ý đến TKT vì vậy ảnh hưởng đến thời gian dành cho những trẻ bình thường. Giáo viên chưa biết

cách bố trí thời gian ngoài giờ học để dạy TKT vì theo các giáo viên thì toàn bộ thời gian để tiến hành các hoạt động ở lớp hầu như kín cả ngày, không có thời gian để bố trí riêng cho TKT.

Kết luận chung về thực trạng

Qua nghiên cứu thực trạng về việc thực hiện công tác GDHN cho TKT ở các trường mầm non, chúng tôi thấy còn có rất nhiều vấn đề bất cập. Vẫn còn một khoảng cách lớn giữa lý thuyết về GDHN và thực tiễn thực hiện GDHN.

Các nhà giáo dục cũng như các bậc phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn về công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non. Do vậy, chưa có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc, giáo dục TKT. Giáo viên có thường xuyên trao đổi với phụ huynh nhưng chỉ về các nội dung như: sức khỏe, biểu hiện hành vi và các hoạt động trong ngày của trẻ. Giáo viên chưa có kế hoạch phối hợp với phụ huynh để dạy TKT cả ở nhà.

Mặt khác, môi trường học tập, sinh hoạt cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức, còn thiếu đồ dùng, đồ chơi dành riêng cho TKT. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục cũng chưa phù hợp, còn dùng chương trình chung cho mọi trẻ. Trong các tiết học, giáo viên có để ý, quan tâm đến TKT nhưng còn mang tính chất hời hợt, kém hiệu quả. Giáo viên chưa có kế hoạch xây dựng các tiết học cá nhân để dạy riêng cho TKT, chưa chú trọng đến việc nâng cao khả năng hòa nhập cho TKT, giúp trẻ tự tin trong lớp hòa nhập.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH (Trang 59 -59 )

×