0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Thực trạng về môi trường học tập, sinh hoạt đáp ứng nhu cầu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH (Trang 44 -47 )

9. Cấu trúc khoá luận

2.2.2. Thực trạng về môi trường học tập, sinh hoạt đáp ứng nhu cầu

phụ huynh trẻ bình thường thì lo con mình bắt chước những tật xấu của bạn khuyết tật còn phụ huynh TKT lại có tâm lí sợ con mình bị bạn bè trêu chọc, mặc cảm, tự ty không dám giao lưu cùng các bạn.Chỉ có 33,3% phụ huynh cho rằng đó là điều kiện tốt để trẻ bình thường và TKT hiểu về nhau và hỗ trợ nhau cùng học tập. Qua thực tế trao đổi với những phụ huynh trẻ bình thường, chúng tôi được biết, chỉ có 6/15 (chiếm 40%) phụ huynh đồng tình với việc cho trẻ học chung với TKT, còn 60% ý kiến cho rằng điều đó hoàn toàn không nên.

Nhận thức của phụ huynh có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong lớp học hòa nhập ở trường mầm non. Do nhận thức chưa đúng đắn nên phụ huynh chưa mạnh dạn phối hợp với giáo viên trong vấn đề lựa chọn các biện pháp tác động đến TKT để cải thiện mức độ khuyết tật cho trẻ.

Qua thực trạng trên cho thấy, nhận thức của các bậc phụ huynh về vấn đề GDHN cho TKT còn hạn chế. Điều này gây khó khăn cho việc thực hiện công tác GDHN cho TKT ở trường mầm non.

2.2.2. Thực trạng về môi trường học tập, sinh hoạt đáp ứng nhu cầu GDHNcho TKT cho TKT

Tổ chức môi trường có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục TKT. Giáo viên phải là những kỹ sư môi trường trong chính lớp học

của mình để phát huy tác dụng của việc dạy học. Giáo viên dạy TKT phải theo dõi ảnh hưởng của môi trường đối với từng trẻ và điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu cho trẻ một cách tốt nhất.

Môi trường học tập, sinh hoạt có thể hiểu là những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đặc thù cũng như cách bố trí đường đi, khu vực vệ sinh, chỗ nghỉ ngơi cho TKT tiện sinh hoạt, học tập. Bên cạnh đó, môi trường tâm lí và sự tương tác của lớp học cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tìm hiểu việc tổ chức môi trường học tập, sinh hoạt trong lớp học hòa nhập ở các trường mầm non chúng tôi thu được kết quả như sau:

STT Tổ chức môi trường học tập, sinh hoạt trong lớp hòa nhập

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Trang bị đồ dùng, đồ chơi đặc thù cho TKT 8 40

2 Thiết kế không gian dành riêng cho TKT trong lớp 0 0 3 Bố trí đường đi, khu vực vệ sinh, chỗ nghỉ ngơi cho

TKT tiện sinh hoạt, học tập 3 15

4 Giữ nguyên môi trường học tập, sinh hoạt để TKT thực

sự được hòa nhập 9 45

Bảng 5: Thực trạng về việc tổ chức môi trường học tập, sinh hoạt trong lớp hòa

nhập

Qua thực tế điều tra trên 20 cán bộ quản lí của các trường mầm non chúng tôi nhận thấy, ngay cả những cán bộ cốt cán của trường mầm non cũng có nhận thức chưa thật đúng đắn về vấn đề này. Có tới 9/20 cán bộ quản lí trường mầm non (chiếm 45%) cho rằng, cần phải giữ nguyên môi trường học tập, sinh hoạt để TKT thực sự được hòa nhập.

Môi trường hòa nhập là môi trường đảm bảo rằng tất cả mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, khuyết tật hay địa vị xã hội…Điều đó không có nghĩa là TKT đã hòa nhập thì phải thích ứng với không gian, môi trường trong lớp học ngay cả khi những yếu tố về thể chất, tinh thần của trẻ không thể đáp ứng được. Chẳng hạn như, trẻ khiếm thị không thể thích ứng với không gian lớp học có nhiều chướng ngại vật, TKT vận động không thể sinh hoạt với những đồ dùng, dụng cụ như vòi rửa tay, bồn vệ sinh

cao…giống như trẻ bình thường. Ở các trường mầm non, hầu hết giáo viên chưa chú ý đến vấn đề này bởi vì chủ yếu là giáo viên vẫn còn làm hộ trẻ, chưa chú trọng phát huy tối đa khả năng cũng như tính độc lập cho trẻ. Có thực trạng đó bởi vì, phụ huynh khi đưa con đến trường đã gửi gắm cho giáo viên chăm sóc, dạy dỗ trẻ. Vì vậy, để xảy ra bất kỳ một vấn đề gì cho trẻ cũng là điều không tốt đối với giáo viên. Hơn thế nữa, đặc điểm của trẻ em là tính tò mò hiếu động, thích chạy nhảy, tìm tòi những cái mới lạ hấp dẫn. Do vậy, giáo viên phải thường xuyên để ý, lưu tâm đến trẻ. Đặc biệt, đối với TKT, các em cũng có những đặc điểm chung về sự phát triển của trẻ em, thêm vào đó TKT còn có những đặc điểm về tâm lí, hành vi khác với trẻ bình thường nên nhiều lúc giáo viên không thể lường trước được những hành động của trẻ. Điều đó rất nguy hiểm đối với trẻ và cả giáo viên. Với tâm lí như vậy, giáo viên luôn làm thay cho trẻ mọi việc, ngay cả khi trẻ có nhu cầu nhưng chưa thể hiện được cho người khác biết giáo viên cũng đoán trước và sẵn sàng làm thay cho trẻ, ví như có một trường hợp trẻ bị khuyết tật vận động, khi nhìn thấy trẻ đang đứng trước một đồ chơi cô liền hỏi: Có phải con muốn lấy cái ô tô đó không? Để cô lấy cho con nhé! Thế là cô lấy đưa cho trẻ. Do vậy, trẻ không có cơ hội để huy động các khả năng còn lại của mình để thích ứng được với môi trường trong lớp hòa nhập.

Môi trường học tập không chỉ là cách thức bố trí không gian các đồ dùng, dụng cụ một cách hợp lý mà còn thể hiện ở việc đầu tư trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng dạy học đặc thù phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt của TKT. Chẳng hạn như trẻ khiếm thính cần có sự hỗ trợ của máy trợ thính, TKT vận động cần có dụng cụ hỗ trợ khi di chuyển v.v …

Chỉ có 40% cán bộ quản lý các trường mầm non quan tâm đến việc trang bị đồ dùng dạy học, đồ chơi đặc thù cho TKT. Tuy nhiên, qua quan sát, tìm hiểu thực tế ở các trường mầm non chúng tôi nhận thấy, hầu hết các trường mầm non đều chưa có các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, GDHN cho TKT. TKT vẫn chơi với những đồ chơi như trẻ bình thường mặc dù nó không thực sự phù hợp đối với trẻ. Vào các lớp học hòa nhập ở các trường mầm non chỉ khác lớp bình thường ở chỗ, các lớp này có thêm những TKT, còn

không gian lớp học hay các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi không có một sự thay đổi nào. Trong các tiết dạy, giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức cho những trẻ bình thường, chưa trang bị thêm đồ dùng dạy học đặc thù để cung cấp kiến thức cho TKT, giúp trẻ nắm được các kiến thức một cách dễ dàng hơn.

Việc tổ chức, sắp xếp, xây dựng điều kiện học tập, sinh hoạt đóng một vai trò quyết định đối với hiệu quả của việc hướng dẫn của giáo viên và điều kiện học tập, sinh hoạt của trẻ. Bố trí môi trường lớp học phù hợp sẽ giúp trẻ độc lập và ham muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh, giúp trẻ tự tin trong lớp học. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái khi hoạt động ở nhóm chung, cả lớp hay nhóm ít người cũng như khi hoạt động cá nhân.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực trạng chúng ta thấy, việc tổ chức môi trường học tập, sinh hoạt trong lớp học hòa nhập ở các trường mầm non chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có trường mầm non nào có sự thay đổi về môi trường học tập, sinh hoạt khi đưa GDHN vào thực hiện.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH (Trang 44 -47 )

×