1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng tác giả trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều

123 2,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 687 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THU HẰNG HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC CỦA NGUYỄN GIA THIỀU Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG XUÂN TIẾU Vinh – 2010 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Trương Xuân Tiếu, người đã hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ về tài liệu và những ý kiến đóng góp chân thành, quý báu của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Vinh, của các nhà khoa học, cũng như sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới thầy giáo Trương Xuân Tiếu, các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Vinh, các nhà khoa học, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Vinh, tháng 12, năm 2010. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ……………………………………………………………… 1 1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………… 1 2. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………… 1 3. Mục đích yêu cầu ……………………………………………………. 8 3.1. Mục đích …………………………………………………………… 8 3.2. Yêu cầu …………………………………………………………… 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………… 9 4.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………… . 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………… 9 5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………… 9 6. Đóng góp của luận văn ……………………………………………… 10 7. Cấu trúc của luận văn ………………………………………………. 10 Chương 1: THỂ LOẠI NGÂM KHÚC VÀ VẤN ĐỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC CỦA NGUYỄN GIA THIỀU ……………………………………………… . 11 1.1. Thể loại ngâm khúc ……………………………………………… 11 1.1.1. Khái niệm ……………………………………………………… . 11 1.1.2. Các đặc trưng của thể loại ngâm khúc ………………………… 14 1.1.2.1. Về nội dung ……………………………………………………. 14 1.1.2.2. Về hình thức …………………………………………………… 15 1.2. Vấn đề hình tượng tác giả trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều …………………………………………………… . 17 1.2.1. Những cơ sở để tìm hiểu hình tượng tác giả trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều …………………………………… 17 1.2.1.1. Về thời đại Nguyễn Gia Thiều sinh sống …………………… 17 1.2.1.2. Về bản thân cá nhân Nguyễn Gia Thiều …………………… 19 1.2.2. Nguyễn Gia Thiều với tác phẩm Cung oán ngâm khúc ……… 21 1.2.2.1. Đề tài cung oán ……………………………………………… . 21 1.2.2.2. Tác phẩm Cung oán ngâm khúc ………………………………. 23 1.3. Giới thuyết về hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học …… 25 1.3.1. Tác giả văn học ………………………………………………… 25 1.3.2. Hình tượng tác giả văn học …………………………………… 27 Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ SỰ TỰ THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC CỦA NGUYỄN GIA THIỀU …………………………………………. 30 3 2.1. Cái nhìn nghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc ………………… 30 2.1.1. Giới thuyết về cái nhìn nghệ thuật …………………………… 30 2.1.2. Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc ………………………………………………………………. 31 2.1.2.1. Cái nhìn về cuộc đời ………………………………………… . 31 2.1.2.2. Cái nhìn về con người ………………………………………… 41 2.2. Sự tự thể hiện trong Cung oán ngâm khúc ……………………… 47 2.2.1. Giới thuyết về sự tự thể hiện …………………………………… 47 2.2.2. Sự tự thể hiện của Nguyễn Gia Thiều …………………………. 49 2.2.2.1. Một cái tôi khẳng định sắc đẹp, tài năng …………………… 49 2.2.2.2. Một cái tôi hoài niệm quá khứ ……………………………… 54 2.2.2.3. Một cái tôi bất mãn, chán chường trước thực tại …………… 57 2.2.2.4. Một cái tôi với khát vọng hạnh phúc mong manh………… . 62 Chương 3: HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC THỂ HIỆN QUA GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 68 3.1. Giọng điệu nghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều ………………………………………………………………. 68 3.1.1. Giới thuyết về giọng điệu nghệ thuật ………………………… . 68 3.1.2. Giọng điệu của Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc 70 3.1.2.1. Giọng điệu triết lí trữ tình …………………………………… 71 3.1.2.2. Giọng điệu oán hờn, chua chát ………………………………. 75 3.1.2.3. Giọng điệu cảm thông sâu sắc ……………………………… 80 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều ………………………………………………………………. 83 3.2.1. Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật …………………………… 83 3.2.2. Ngôn ngữ của Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc . 85 3.2.2.1. Những đặc điểm nổi bật của thể song thất lục bát trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều …………………………. 85 3.2.2.2. Sự kết hợp điêu luyện trong việc sử dụng từ ngữ ở Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều từ hai nguồn văn hóa bác học và bình dân ……………………………………………………………… . 94 3.2.2.3. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm giác ………………………… . 102 3.2.2.4. Ngôn ngữ đậm sắc màu Phật giáo …………………………… 106 KẾT LUẬN ……………………………………………………………. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………. 116 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều là một nhà thơ – một danh nhân văn hóa của dân tộc. Cùng với Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, … Nguyễn Gia Thiều đã có đóng góp to lớn vào thời kì hoàng kim của văn học Việt Nam trung đại (giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX) với tác phẩm xuất sắc Cung oán ngâm khúc được nhiều người biết đến. Cho nên, việc tìm hiểu tác giả Nguyễn Gia Thiềutác phẩm Cung oán ngâm khúc luôn có ý nghĩa và là sự cần thiết. 1.2. Cung oán ngâm khúc là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho thể loại Ngâm khúc, đồng thời cũngtác phẩm có giá trị nhiều mặt trong nền văn học Nôm, thuộc dòng văn học cổ điển Việt Nam. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu khi tiếp cận tác phẩm đã tìm ra nhiều cái đẹp từ Cung oán ngâm khúc. 1.3. Trong chương trình Ngữ Văn hiện nay, Cung oán ngâm khúc được đưa vào giảng dạy ở các cấp học. Vì thế, việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều ít nhiều góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học Ngữ Văn trong nhà trường. 5 Từ những lí do cơ bản trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Hình tượng tác giả trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều để thực hiện luận văn này. 2. Lịch sử vấn đề Từ khi ra đời, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống văn học Việt Nam trung đại. Có khá nhiều các chuyên luận, các công trình lớn nhỏ lần lượt đi sâu nghiên cứu cả mặt nội dung, cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Trong đó có một số giáo trình, tạp chí chúng tôi thấy đã đề cập đến vấn đề hình tượng tác giả. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, đằng sau tâm tình ai oán của người cung nữ thực chất là tâm trạng của Nguyễn Gia Thiều gửi gắm vào trong đó. Nhân kỉ niệm 250 năm năm sinh của Nguyễn Gia Thiều (1741- 1991), cuốn Kỉ yếu hội nghị khoa học về Nguyễn Gia Thiều đã có 20 bài viết liên quan trực tiếp đến tác giả, tác phẩm, trong đó có những ý kiến, nhận định rất xác đáng. Chúng tôi xin trích dẫn một số ý kiến, nhận định tiêu biểu sau: Trong lời khai mạc lễ dâng hương tại nhà thờ họ Nguyễn Gia, giám đốc Sở văn hóa thông tin và thể thao Hà Bắc, ông Nguyễn Đình Bưu, đã khẳng định: “Ông không chỉ thông cảm trong lòng mà còn viết nên khúc ngâm nói hộ nỗi lòng của những người cung nữ khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình” [19, tr.8]. Ở bài viết Tiếng khóc nhân loại trong tiếng khóc Nguyễn Gia Thiều, Vũ Khiêu cho rằng: “Ông hiểu sâu sắc về hoàn cảnh những người cung nữ, và nêu lên những nét rất tinh vi về tâm trạng họ. Tâm trạng này không chỉ của riêng người cung nữ. Đó là tâm trạng của Nguyễn Gia Thiều, không phải trước cảnh ngộ của riêng ông như người ta tưởng mà là trước cảnh phù sinh của cả cõi nhân gian” [19, tr.19]. Với bài viết Cung oán ngâm khúc trên bước đường phát triển của thể song thất lục bát, sau khi đi sâu vào nghệ thuật thể loại, Đặng Thanh Lê đã khái quát: “Nếu ở Chinh phụ ngâm tác giả đã nhập thần với hình tượng trữ tình 6 thì ở Cung oán ngâm con người tác giả “xuất đầu lộ diện” khá rõ. Khi tự bộc lộ qua tác phẩm, Nguyễn Gia Thiều có tư thế như một triết gia” [19, tr.47]. Trong bài tham luận Câu chuyện Tài tử giai nhân là nợ sẵn hay Nguyễn Gia Thiều và số phận người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc, khi bàn về mối quan hệ giữa hoàn cảnh xã hội, tác giảtác phẩm trong trường hợp cụ thể Nguyễn Gia ThiềuCung oán ngâm khúc, tác giả Nguyễn Duy Kha cũng đã đi đến kết luận: “Nguyễn Gia Thiều không có ý định tố cáo, phơi bày những bất công thối nát của xã hội phong kiến lúc đó, ông chỉ muốn bày tỏ tâm trạng của mình. Ông đã xây dựng hình ảnh người cung nữ với tư cách một con người của thời đại, có tâm trạng tâm hồn giống ông và như ông đã trải nghiệm, đã biết” [19, tr.87]. Bàn về nghệ thuật Cung oán ngâm khúc, sau khi nói về phong cách nghệ thuật của tác phẩm, Nguyễn Văn Hoàn đã chỉ ra: “Nếu như đằng sau tâm trạng người cung nữ, tuy có chỗ bộc lộ khát vọng nồng nhiệt, ta vẫn thấy hình tượng một người phụ nữ dịu dàng, đoan trang, thì đằng sau tâm trạng bất bình, tức tối, gay gắt dữ dội của người cung nữ, đúng là người đọc thấy cả một hình ảnh nam nhi bất mãn đau đớn, thậm chí tuyệt vọng trước nỗi đau trần thế. Và chính ở đây đã bộc lộ ra phong cách văn chương Nguyễn Gia Thiều” [19, tr.126-127]. Ở một đoạn khác, Nguyễn Văn Hoàn nêu: “Viết Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều không chỉ nói lên cái buồn, cái khổ của người cung nữ, mà còn nhân đó như đã tìm thấy một cái cớ, một cơ hội để phát tiết nỗi bất bình của chính mình trước “cuộc thành bại”, hơn nữa của cả thân phận làm người trong cuộc đời tạo hóa” [19, tr.127]. Đặc biệt, trong công trình Đến với Cung oán ngâm khúc, Nxb Thanh niên (2001), với độ dày hơn 600 trang, Ngô Viết Dinh đã tuyển chọn và biên tập được gần 40 bài viết của các tác giả, trong đó có nhiều bài đã có trong quyển kỉ yếu, chúng tôi chỉ lựa chọn trích dẫn một vài ý kiến tiêu biểu. 7 Tác giả Khai Minh Duy Diễn với bài Tâm trạng cung phi hay tâm trạng Nguyễn Gia Thiều cho rằng: “Nguyễn Gia Thiều có một tâm sự đau thương. Tâm trạng hoàn cảnh ông có nhiều điểm giống tâm trạng và hoàn cảnh của người cung phi nên ông đã mượn lời người ấy để giải tỏ nỗi lòng” [6, tr.93]. Thuần Phong khi viết về Cung oán ngâm khúc, đã nhận xét: “Cung oán ngâm là một phương tiện mà Nguyễn Gia Thiều sử dụng hầu diễn đạt tâm tình của mình, có nhà phê bình cho rằng Nguyễn Gia Thiều đã hiện hình dưới làn son tàn phấn lạt của cung phi để khéo tỏ nỗi oán hờn của mình đối với Chúa Trịnh” [6, tr.189]. Nhóm tác giả Lê Trí Viễn, Phan Côn, Đặng Thanh Lê, Phạm Luận, Lê Hoài Nam trong Lịch sử Văn học Việt Nam, (T3), Nxb Giáo dục, (1978) đưa ra ý kiến: “Viết Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều bộc lộ tư tưởng tình cảm của mình trước cuộc đời. Đoạn từ câu 45 đến câu 116 không phải là tâm sự của người cung nữ mà chỉ là Nguyễn Gia Thiều trực tiếp phát biểu những cảm nghĩ của cá nhân mình” [57, tr.86]. Với công trình Thi pháp Truyện Kiều, trong sự đối sánh thể loại ngâm khúc với Truyện Kiều, tác giả Trần Đình Sử viết: “Đặng Trần Côn đã nhập vai người chinh phụ để viết Chinh phụ ngâm khúc, cũng như Nguyễn Gia Thiều đã thác lời người cung nữ để nói lên cảm xúc hư huyễn về cuộc đời” [45, tr. 79]. Trong Cung oán ngâm khúc Ôn Như Hầu – Nguyễn Gia Thiều, Nxb Đồng Nai, (2000), các tác giả kết luận: “Cung oán ngâmkhúc ngâm về nỗi oán hờn của cung nhân mà Ôn Như Hầu - Nguyễn Gia Thiều đã mượn tình cảnh này để phản ánh những bất công của chế độ phong kiến đồng thời nói lên tâm sự, thân phận của chính mình” [4, tr.82]. Ở cuốn Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX Lại Nguyên Ân (chủ biên), Nxb Giáo dục (1997), cũng khẳng định: “Tác giả nhập vai một cung nữ nào đó đang sống những ngày khắc khoải trong cung vì hầu như bị vua (một ông vua nào đó) lãng quên, chính từ cảnh ngộ này (như tình thế làm nảy sinh những tâm trạng nhất định ở nữ nhân vật) tác giả thác lời 8 người cung nữ ấy diễn tả ít nét về thân thế và nhất là những suy nghĩ, tâm trạng, ý nguyện của nàng, đây đồng thời cũng là cách thể hiện cảm nghĩ của chính tác giả về thân thế, về nhân sinh” [1, tr.191]. Và: “Nét riêng biệt của Cung oán ngâm khúc (ví dụ so với Chinh phụ ngâm) là dù tác giả nhập vai để thác lời người cung nữ, nhưng trong tác phẩm (nhất là đoạn các câu từ 43 đến 130) ông vẫn thoát vai để phát ngôn cho chính mình” [1, tr.193]. Trong số những cây bút phê bình văn học có uy tín, những ý kiến của Nguyễn Lộc về tác phẩm Cung oán ngâm khúc, là những ý kiến hết sức sắc sảo. Ở cuốn Cung oán ngâm khúc, do ông khảo đính, chú giải, Nxb văn học, (1986), tác giả đã đánh giá: “Nguyễn Gia Thiều viết về người cung nữ, đồng thời cũng là viết về tâm sự của cá nhân mình” [24, tr.17]. Sau đó ông nhận định: “Trong Cung oán ngâm khúc, nhiều lúc có cảm giác ông đứng ra miêu tả tâm trạng người cung nữ theo quan niệm của ông đúng hơn là người cung nữ tự bộc bạch tâm trạng của mình” [24, tr.18]. Và cuối cùng ông kết luận: “Nguyễn Gia Thiều có sự tự thể hiện mình trong khi thể hiện người cung nữ” [24, tr19]. Hay trong Những khúc ngâm chọn lọc (tập1), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1987), tác giả Nguyễn Lộc cũng bày tỏ quan niệm của mình: “Viết Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều vừa muốn tố cáo cuộc sống ăn chơi trụy lạc của bọn vua chúa, đã gây ra biết bao đau khổ cho người cung nữ nhưng đồng thời lại vừa muốn bộc bạch tâm sự của mình trước thời cuộc” [7, tr.112]. Và trong cuốn Phê bình bình luận văn học Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nxb Tổng hợp Khánh Hòa (1992), một lần nữa Nguyễn Lộc khẳng định: “Nguyễn Gia Thiều viết Cung oán ngâm khúc dưới hai sức thôi thúc, vừa muốn tố cáo tính chất vô nhân đạo của chế độ cung nữ trong xã hội phong kiến, vừa muốn thông qua đó bộc bạch tâm sự của bản thân về cuộc đời” [33, tr.108]. 9 Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, (1990), khi nghiên cứu về tác phẩm Cung oán ngâm khúc, Phạm Luận viết: “Nguyễn Gia Thiều viết về đề tài cung oán, không phải chỉ để nói nỗi buồn khổ của người cung nữ mà qua đó nói lên nỗi chán chường, bực dọc của mình đối với cuộc đời. Có điều là tác giả đã không thống nhất được tâm sự của mình đối với tâm sự của nhân vật. Thành thử có khi ông quên cả người cung nữ, tự mình đứng ra phát biểu những cảm nghĩ của bản thân, đặc biệt là trong đoạn dài từ câu 49 đến câu 116, gần bằng 1/5 tác phẩm” [21, tr.69]. Và ở một đoạn khác, ông viết: “Cung oán ngâm không chỉ là lời than của một người cung nữ, nó còn là những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trước thời cuộc. Nguyễn Gia Thiều không dừng ở số phận thảm thương của người cung nữ mà muốn khái quát về những kiếp người trong một xã hội bế tắc, nghẹt thở” [21, tr.74]. Trong cuốn Cung oán ngâm khúc, tác giả Vân Bình Tôn Thất Lương đã hiệu đính, chú giải rất tỉ mỉ, rõ ràng. Và ông cho rằng: “Cung oán ngâm khúc là một khúc ngâm về nỗi oán hờn của cung nhân mà Ôn Như Hầu tiên sinh đã mượn tình trạng cung phi để tự ví thân mình” [26, tr.5-6]. Những tác giả trong Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, 2004, cũng đưa ra kiến giải: “Nguyễn Gia Thiều viết Cung oán ngâm khúc một mặt nhằm tố cáo thực trạng chế độ cung nữ thời vua Lê chúa Trịnh, mặt khác cũng muốn gửi gắm tâm sự của ông về thời cuộc lúc bấy giờ. Bởi vậy, là lời tự bạch của người cung nữ trong tác phẩm, vừa là tiếng nói tâm tình của một nhân vật cung nữ do Nguyễn Gia Thiều sáng tạo ra, lại vừa là lời thác ngụ những nỗi niềm sâu kín và những suy ngẫm tổng quát về vũ trụ nhân sinh của bản thân tác giả với tư cách chỉnh thể thẩm mĩ” [48, tr.333]. Một trong những người đã khắc họa chân dung Nguyễn Gia Thiều rõ nét nhất là tác giả Nguyễn Duy Hợp. Trong công trình Văn sĩ Việt Nam, danh nhân Nguyễn Gia Thiều, ông đã đi sâu vào tìm hiểu cụ thể cuộc đời Nguyễn 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường (1997), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Namtừ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia HàNội
Năm: 1999
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Ngữ Văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Văn 10
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
4. Cung oán ngâm khúc (2000), Ôn Như Hầu – Nguyễn Gia Thiều, Nxb Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cung oán ngâm khúc
Tác giả: Cung oán ngâm khúc
Nhà XB: Nxb ĐồngNai
Năm: 2000
5. Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm diễn ca - Đoàn Thị Điểm (2007), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cung oán ngâm khúc" – Nguyễn Gia Thiều, "Chinh phụ ngâm diễn ca
Tác giả: Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm diễn ca - Đoàn Thị Điểm
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2007
6. Ngô Viết Dinh (tuyển chọn và biên tập 2007), Đến với Cung oán ngâm khúc, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến với Cung oán ngâmkhúc
Nhà XB: Nxb Văn học
7. Lương Văn Đang, Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Lộc (1987), Những khúc ngâm chọn lọc (tập1), Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khúcngâm chọn lọc
Tác giả: Lương Văn Đang, Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1987
8. Biện Minh Điền (2004), “Vấn đề tác giả và loại hình tác giả văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Văn học (4), tr.81-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tác giả và loại hình tác giả văn học trungđại Việt Nam”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2004
9. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
10. Ngô Văn Đức (2001), Ngâm khúc – quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng thể loại, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngâm khúc – quá trình hình thành, phát triển và đặctrưng thể loại
Tác giả: Ngô Văn Đức
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2001
11. Nguyễn Thạch Giang (2002), Điển nghĩa văn học Nôm Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điển nghĩa văn học Nôm Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thạch Giang
Nhà XB: Nxb Từđiển bách khoa
Năm: 2002
12. Dương Quảng Hàm (1993), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb tổng hợp Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Nhà XB: Nxb tổng hợp ĐồngTháp
Năm: 1993
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
14. Hồ Sĩ Hiệp, Lâm Quế Phong (1997), Tủ sách văn học trong nhà trường, bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tủ sách văn học trong nhà trường, bàHuyện Thanh Quan, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm,Phan Huy Ích
Tác giả: Hồ Sĩ Hiệp, Lâm Quế Phong
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1997
15. Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc, Hoàng Ngọc Hà, Ngô Văn Phú, Phan Thị Thanh Nhàn (1998), Tác gia văn học Thăng Long – Hà Nội (từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XX), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia văn học Thăng Long – Hà Nội
Tác giả: Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc, Hoàng Ngọc Hà, Ngô Văn Phú, Phan Thị Thanh Nhàn
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1998
16. Lê Văn Hòe (2001), Cung oán ngâm khúc, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cung oán ngâm khúc
Tác giả: Lê Văn Hòe
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2001
17. Nguyễn Duy Hợp (2003), Văn sĩ Việt Nam, danh nhân Nguyễn Gia Thiều, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn sĩ Việt Nam, danh nhân Nguyễn Gia Thiều
Tác giả: Nguyễn Duy Hợp
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2003
18. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học trung đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên hành trình văn học trung đại
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: Nxb Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
19. Kỉ yếu Hội nghị khoa học về Nguyễn Gia Thiều (kỉ niệm 250 năm sinh 1741- 1991) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị khoa học về Nguyễn Gia Thiều
20. Bùi Kỉ (1932), Quốc văn cụ thể, Tân Việt Nam thư xã, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc văn cụ thể, Tân Việt Nam thư xã
Tác giả: Bùi Kỉ
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1932

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w