1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng nho phật đạo trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều

50 2,3K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 493,68 KB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ TÌNH TƢ TƢỞNG NHO - PHẬT - ĐẠO TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC CỦA NGUYỄN GIA THIỀU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô trong khoa Ngữ Văn trường ĐHSP Hà Nội 2 đặc biệt là cô Nguyễn Thị Việt Hằng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Bước đầu nghiên cứu khoa học chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn đọc để khóa luận được hoàn thiện. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tình LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ, giảng viên Nguyễn Thị Việt Hằng. Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả này không trùng với bất kì với công trình nào đã từng được công bố trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tình MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do lựa chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Cấu trúc khóa luận 5 NỘI DUNG 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6 1.1. Bối cảnh xã hội và tư tưởng giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX 6 1.1.1. Bối cảnh chính trị 6 1.1.2. Bối cảnh tư tưởng, tôn giáo 7 1.2. Tác giả Nguyễn Gia Thiều 10 1.3. Cung oán ngâm khúc 12 Chương 2. SỰ THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG NHO - PHẬT - ĐẠO TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC 13 2.1. Tư tưởng Nho giáo 13 2.2. Tư tưởng Phật giáo 24 2.3. Tư tưởng Đạo giáo 32 2.4. Sự dung hòa Nho - Phật - Đạo 37 KẾT LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Trong những năm trở lại đây, vấn đề tôn giáo trong văn học trung đại được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Tủ sách nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc độ tư tưởng, đặc biệt là khía cạnh tôn giáo cho đến nay ngày một dày lên. Song đối với từng tác giả, từng tác phẩm thì đề tài này vẫn còn những khoảng trống riêng hấp dẫn người nghiên cứu. Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ XVIII – XIX phát triển và đạt được nhiều thành tựu với nhiều gương mặt độc đáo như: Đoàn Thị Điểm, Phạm Thái, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,… Nguyễn Gia Thiều là cây bút xuất sắc của thời đại.Tác phẩm Cung oán ngâm khúc cho đến nay vẫn là một mảnh đất màu mỡ để có thể khẳng định thêm nhiều giá trị trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Vấn đề Nho – Phật – Đạo trong ngâm khúc mặc dù đã được bàn đến song vẫn còn có những hướng mới cho việc tiếp tục nghiên cứu. Trong quá trình sáng tác, nhà văn luôn chịu sự chi phối của hệ tư tưởng nhất định. Hệ tư tưởng này sẽ cung cấp cho nhà văn cách nhìn về con người và cuộc đời. Nguyễn Gia Thiều cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng thời đại, ông dùng tôn giáo để lí giải số phận con người, kiếp người. Nghiên cứu tác phẩm của ông từ góc độ tư tưởng là việc làm có ý nghĩa, góp phần khẳng định giá trị một trong hai đỉnh cao của thể loại ngâm khúc trong văn học trung đại Việt Nam. Xuất phát từ những điều trên, khóa luận đi nghiên cứu sâu về sự dung hòa của Nho – Phật – Đạo trong Cung oán ngâm khúc thông qua những biểu hiện, từ đề tài, nội dung tư tưởng đến hình thức thể hiện. 2 Với đề tài này, người viết có điều kiện tiếp cận sâu sắc một tác phẩm văn học cụ thể và tập trung làm công tác nghiên cứu khoa học. Điều đó rất có ích cho người giáo viên văn học. 2. Lịch sử vấn đề Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều ra đời vào nửa cuối thế kỉ XVIII, trong khoảng thời gian dài đó, đã có rất nhiều vấn đề được tìm hiểu, nghiên cứu trên cả mặt văn bản lẫn nội dung, nghệ thật của tác phẩm. Khi Cung oán ngâm khúc mới ra đời, tác phẩm được đông đảo bạn đọc đón nhận và được giới nghiên cứu đánh giá cao. Lý Văn Phức ca ngợi “Nhất thị ứng khẩu thành tụng, ngữ ngữ khả nhân, nhất thị thiên đoàn bách luyện, ngữ ngữ kinh nhân” (một là lời ra nói thành câu khen ngợi, lời lời người thích nghe. Một là trăm nghìn lần nung luyện, lời lời đều khiến người nghe phải sợ) [21; 68]. Năm 1950, tác phẩm Về vấn đề ngôn ngữ trong Cung oán ngâm khúc của nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm đã đưa ra những nhận xét đánh giá của tác giả với ngôn ngữ của Cung oán ngâm khúc. Tác giả đã chỉ ra những thành công về ngôn ngữ khi diễn tả tâm trạng của người cung nữ đồng thời cho thấy tài năng của Nguyễn Gia Thiều khi đi sử dụng từ Hán Việt. Đó là ngôn ngữ nhiều điển cố khúc mắc, uyên bác và phổ biến hơn cả là lối dùng xen kẽ từ Hán Việt với từ Việt, kết cấu theo ngữ pháp của tiếng Việt. Năm 1953, cuốn sách Cung oán ngâm khúc hiệu đính chú giải của các nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Vũ Đình Liên đã đề cập đến vấn đề nhân đạo sâu sắc trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Tác phẩm diễn tả một cách mạnh mẽ, sâu sắc những nỗi đau của người cung nữ nói riêng và của người phụ nữ nói chung dưới chế độ phong kiến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác. Năm 1978, trong cuốn văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa cuối thế kỉ XIX của Nguyễn Lộc đã góp thêm một tiếng nói tố cáo, lên án xã 3 hội bất công tàn bạo, đồng thời góp thêm tiếng nói mạnh mẽ, đòi quyền được tự do yêu thương, được hưởng cuộc sống ái ân của con người. Năm 1993, cuốn sách Việt Nam văn học sử yếu của nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm ra đời. Tác giả từng khẳng định: Nguyễn Gia Thiều chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất sâu nên trong đoạn khái luận về thân thể con người ta ở đời (câu 45- 116) tác giả đã đem các ý tưởng của đạo Phật mà diễn đạt ra, đời là bể khổ, phú quý – vinh hoa đều như mộng. Muốn thảnh thơi sung sướng thì phải dứt mối tình đi tu. Năm 1988, Đặng Thanh Lê với Lịch sử văn học Việt Nam tập 3 đã thể hiện rõ quan điểm của tác giả về số phận của người cung nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam. Nỗi khổ của người cung phi bị ruồng bỏ phải trải qua tâm trạng khắc khoải mong chờ, buồn tủi, giận hờn tuyệt vọng đến cực độ. Ngoài ra, một số bài đăng trên báo và tạp chí cũng đã đề cập đến vấn đề con người cá nhân trong Cung oán ngâm khúc. Trong Tạp chí Văn học (số 3- 1993), Trần Đình Sử có bài Vấn đề con người cá nhân trong văn học cổ - nhìn từ góc độ lý thuyết và đã khẳng định những phạm trù con người cá nhân qua thơ văn, đặc biệt là trong Cung oán ngâm khúc rất đa dạng, phong phú. Trên tạp chí nghiên cứu văn học (số 12 – 2006) theo PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn: “Xét toàn bộ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều ta sẽ thấy cảm quan Phật giáo bộc lộ trước hết ở tần số xuất hiện các từ ngữ thuật, thuật ngữ phản ánh quan niệm của nhà Phật”. Tác phẩm bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những triết lí của đạo Phật nên mang âm hưởng buồn thương, phản ánh nỗi oán sầu của người cung nữ trước cuộc đời và sự ý thức về thân phận con người qua đó thể hiện khát vọng đòi quyền sống và khẳng định những giá trị nhân văn cao cả. Những cơ sở trên cho thấy việc đi sâu khám phá những giá trị văn chương trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều chưa kết thúc với 4 hàng loạt những ý kiến đánh giá, những bài nghiên cứu. Tác giả khóa luận nhận thấy: các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đã chỉ ra giá trị nội dung và nghệ thuật của Cung oán ngâm khúc và ít nhiều cũng động chạm đến vấn đề tư tưởng tôn giáo trong tác phẩm. Tuy nhiên chưa có một công trình nào đi tìm hiểu về tư tưởng mà cụ thể là tư tưởng Nho – Phật – Đạo trong Cung oán ngâm khúc một cách toàn diện, triệt để. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, người làm khóa luận muốn góp một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Trong phạm vi khóa luận này, người viết đi vào nghiên cứu vấn đề “sự dung hòa Nho – Phật – Đạo trong Cung oán ngâm khúc. Trong quá trình nghiên cứu người viết có so sánh với một số tác phẩm Nôm khác như Chinh phụ ngâm khúc (Đoàn Thị Điểm), Truyện Kiều (Nguyễn Du) để chỉ ra sự độc đáo của Cung oán ngâm khúc. Mặt khác, với đề tài này người viết nhằm mục đích nghiên cứu sự đóng góp của Nguyễn Gia Thiều, đặc biệt là thể loại ngâm khúc từ đó khẳng định vai trò, vị trí của ông trong nền văn học dân tộc. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Người viết chọn văn bản khảo cứu Nguyễn Gia Thiều – Cung oán ngâm khúc, NXB Văn học, 2007. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, người viết đi vào nghiên cứu tư tưởng Nho – Phật – Đạo và sự dung hòa ba tư tưởng trên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5 Phương pháp nghiên cứu văn học sử Phương pháp nghiên cứu liên ngành Cùng các thao tác: phân tích, miêu tả, giảng bình. 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì: Khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Sự dung hòa Nho - Phật - Đạo trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều 6 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Bối cảnh xã hội và tƣ tƣởng giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX 1.1.1. Bối cảnh chính trị Trong lịch sử Việt Nam, thế kỉ XVIII được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa”, cuộc khủng hoảng trầm trọng ấy bắt đầu từ Đàng Ngoài. Chính quyền Lê – Trịnh hoàn toàn bất lực trước các vấn đề kinh tế, xã hội. Triều đình phong kiến suy tàn chỉ còn lại chiếc ngai vàng mục rỗng. Các vùng nông thôn bị các thế lực cường hào thao túng. Đất đai bị đánh chiếm, nông dân bị đẩy ra khỏi làng xã trở thành một lực lượng đông đảo bất bình với chính quyền phong kiến. Trong bối cảnh đó hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra và phát triển sâu rộng ở cả miền núi và miền xuôi. Trong đó có những cuộc khởi nghĩa thu hút hàng vạn người tham gia và kiên cường bền bỉ đấu tranh chống lại áp bức cường quyền. Trong vòng 30 năm đầu thế kỉ XVIII, chính quyền Đàng Ngoài phải đối phó với hàng chục cuộc nổi dậy, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của: Lê Duy Mật (1738- 1770), Hoàng Công Chất (1739-1769), Nguyễn Danh Phương (1740-1751), Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751) Tuy nhiên các phong trào nông dân có những hạn chế cơ bản là ngoài sự bất bình phản kháng lại chính quyền cai trị, họ không đưa ra được các chương trình cải cách nào và bản chất cố hữu của người nông dân nên họ không có sự liên kết thống nhất. Vì thế, các phong trào đều bị đàn áp, thất bại. Sau một thời kì phát triển, xã hội Đàng Trong cũng không thoát khỏi khủng hoảng vào nửa sau thế kỉ XVIII. Do nền kinh tế thương nghiệp nhất là ngoại thương nên chúa Nguyễn phải tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân để [...]... đổ của ý thức hệ Nho giáo và sự hồi sinh của Phật giáo, Đạo giáo cùng với tư tưởng thị dân hình thành đã tạo nên bộ mặt tư tưởng phức tạp cho thời đại Cung oán ngâm khúc ra đời trong thời đại đầy biến động này nên ít nhiều chịu ảnh hưởng của sự phức tạp trong hệ thống tư tưởng nói trên, đồng 9 thời tác phẩm cũng là tấm gương phản chiếu chính những tinh thần, tư tưởng đương thời 1.2 Tác giả Nguyễn Gia. .. trào tư tưởng đan xen, nghệ sĩ Nguyễn Gia Thiều không thể lựa chọn một lời hòa giải cho đời sống tâm linh theo đúng cung cách của mình Trong sự vận động nhiều chiều ấy, một nguồn tư tưởng hấp dẫn và đồng cảm sâu sắc nơi ông chính là Phật giáo Xét toàn bộ tác phẩm Cung oán ngâm khúc ta sẽ thấy tư tưởng Phật giáo biểu hiện cụ thể qua các từ ngữ, thuật ngữ phản ánh qua các quan niệm đời sống của nhà Phật. .. niệm của Nho giáo cũng không còn nghiêm ngặt như trước Trước những thay đổi đó thì số phận của người cung nữ cũng như số phận của các nhà nho tài tử cũng bị thay đổi Đó là cuộc đời đắc thế rồi thất thế của người quý tộc và người cung phi đắc sủng, thất sủng mà Nguyễn Gia Thiều gửi gắm trong Cung oán ngâm khúc 2.2 Tƣ tƣởng Phật giáo Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều hệ tư tưởng: Nho. .. của ông là Cung oán ngâm khúc, một trong những tác phẩm đỉnh cao của thể loại ngâm khúc 11 1.3 Cung oán ngâm khúc Cung oán ngâm khúc thể hiện cái nhìn sâu sắc của Nguyễn Gia Thiều trước thời đại, đồng thời cho thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ Thi tập kiệt xuất này gồm 365 câu viết bằng chữ Nôm theo thể song thất lục bát Tác phẩm viết về nỗi oán hờn của người cung nữ một thời được vua sủng ái... vương triều.Tiếng súng của thực dân Pháp năm 1858 là điểm khởi đầu cho quá trình xâm lược mà kết quả là sự thất bại của triều Nguyễn, lịch sử dân tộc bắt đầu với những biến cố mới 1.1.2 Bối cảnh tư tưởng, tôn giáo Tình hình tư tưởng giai đoạn này khá phức tạp Nho giáo vốn là ý thức hệ tư tưởng chủ đạo của giai cấp phong kiến nhưng đến giai đoạn này lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng Nho giáo từng bước suy... thiệt thòi và thể hiện khát 13 vọng của họ Đặc biệt trong tác phẩm của mình Nguyễn Gia Thiều đã dựa trên quan điểm của Nho giáo đế lí giải số phận của người cung phi Theo quan điểm của Nho giáo thì người phụ nữ phải có đủ các chuẩn mực “công, dung, ngôn, hạnh” điều đó được Nguyễn Gia Thiều chứng minh qua nhân vật người cung nữ Người cung nữ của Ôn Như Hầu là biểu tư ng cho giá trị tài sắc, có quyền... cực đoạn như trong Cung oán ngâm khúc Cả tác phẩm nhuốm màu bi quan, chán chường song vẫn nổi lên tinh thần nhân đạo Ôn Như Hầu thấy mình cũng như người cung nữ, đều là nạn nhân của chế độ phong kiến nên ông cảm thông và chia sẻ sâu sắc với họ Vì vậy tác phẩm vẫn toát lên tinh thần nhân đạo, làm lay động trái tim người đọc Tóm lại tư tưởng đạo Phật thấm đẫm trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc, nó thể... vang vọng mãi Cung oán ngâm khúc tiêu biểu cho loại tác phẩm có nhiều chủ đề cùng tồn tại Ở đó là chủ đề về người quý tộc thất thế và chủ đề người cung nữ bị thất sủng cùng đan xen tạo nên âm hưởng buồn “réo rắt” và tạo nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm 12 Chƣơng 2 SỰ THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG NHO - PHẬT - ĐẠO TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC 2.1 Tƣ tƣởng Nho giáo Lịch sử tư tưởng Việt Nam cho thấy Nho giáo tuy có... phẩm văn học trung đại đặc biệt là Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều ta sẽ thấy sự xuất hiện đậm nét của yếu tố Nho giáo Hai thế kỉ XVIII và XIX khi tư tưởng Nho giáo được phục hồi thì các quan điểm của nó cũng được triều đình phong kiến sử dụng để củng cố quyền lực và ổn định xã hội Quan niệm về người phụ nữ, về chữ “trung” của Nho giáo được đề cao nên văn học giai đoạn này đã có nhiều tác phẩm... nước Trung Hoa cũng vậy, đề tài người cung nữ mang tính phổ quát Nguyễn Bạch Liên viết Cung oán quốc âm thi, Vũ Trinh Cung oán thi tập, Nguyễn Huy Lượng viết Cung oán thi… Dưới ngòi bút tài năng của Nguyễn Gia Thiều câu chuyện về cuộc đời của người cung nữ được khắc họa một cách sâu sắc và trọn vẹn Những tiếng khóc xót thương bật lên từ bức tư ng của tiêu phòng, nỗi oán hận, sầu muộn cũng vọng từ nơi . SỰ THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG NHO - PHẬT - ĐẠO TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC 13 2.1. Tư tưởng Nho giáo 13 2.2. Tư tưởng Phật giáo 24 2.3. Tư tưởng Đạo giáo 32 2.4. Sự dung hòa Nho - Phật - Đạo 37 KẾT. tuổi của ông là Cung oán ngâm khúc, một trong những tác phẩm đỉnh cao của thể loại ngâm khúc. 12 1.3. Cung oán ngâm khúc Cung oán ngâm khúc thể hiện cái nhìn sâu sắc của Nguyễn Gia Thiều. thuật của Cung oán ngâm khúc và ít nhiều cũng động chạm đến vấn đề tư tưởng tôn giáo trong tác phẩm. Tuy nhiên chưa có một công trình nào đi tìm hiểu về tư tưởng mà cụ thể là tư tưởng Nho – Phật

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w