Sự dung hòa Nho - Phật - Đạo

Một phần của tài liệu Tư tưởng nho phật đạo trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều (Trang 41 - 50)

Chương 2. SỰ THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG NHO - PHẬT - ĐẠO TRONG

2.4. Sự dung hòa Nho - Phật - Đạo

Để xác định rạch ròi ba tư tưởng Nho – Phật – Đạo được thể hiện trong Cung oán ngâm khúc là điều rất khó khăn, bởi sự hòa trộn đã làm mờ đi ranh giới. Ta có thể thấy có những đoạn thơ phát biểu một cách rõ ràng tư tưởng theo triết thuyết của một tôn giáo song cũng có những đoạn thơ có sự pha trộn của cả hai hoặc ba tôn giáo. Điều đó cho thấy Cung oán ngâm khúc là tác phẩm mà ở đó có sự dung hòa của cả ba tôn giáo: Nho – Phật – Đạo.

Là một người chứng kiến những đổi thay, biến cố của thời đại, với những trải nghiệm cuộc sống, cuộc đời Nguyễn Gia Thiều đã mượn triết lí Nho, Đạo,

38

Phật để bộc bạch tâm sự của mình trước thời đại. Vì vậy trong Cung oán ngâm khúc, ẩn chứa đằng sau tâm trạng của nhân vật trữ tình là quan niệm của nhà thơ về vũ trụ, nhân sinh. Đúng như lời nhận xét của nhà nghiên cứu, phê bình Đặng Thanh Lê: “Triết học không phải là cứu cánh mà dường như một cứu tinh, một biện pháp xử lí tâm tư đau khổ cùng cực của con người” [10; 7].

Sự xuất hiện của các khái niệm triết học cùng các tư tưởng Nho, Phật, Đạo trong thơ ca không còn mới lạ nữa, trước Cung oán ngâm khúc chúng ta bắt gặp các triết lí ấy trong các tác phẩm thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sở dĩ trong văn học xuất hiện các tư tưởng đó là do văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa, văn học là tấm gương phản ánh hiện thực.

Nhà văn thể hiện thái độ, cảm xúc của mình trước thực tại đồng thời thể hiện mơ ước, khát vọng của nhân dân trước thực tế đó. Mỗi nhà văn sống trong một giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có cái thế giới quan, quan niệm về cuộc đời khác nhau. Nguyễn Gia Thiều sống vào cuối thế kỉ XVIII nhưng ông lại bị ảnh hưởng của cả ba học thuyết Nho, Phật, Đạo. Cả ba tư tưởng ấy đan xen, hòa quyện trong Cung oán ngâm khúc làm nên nét độc đáo cho tác phẩm.

Trong khúc ngâm, các quan niệm của Phật giáo xuất hiện rất nhiều, thể hiện sự khái quát về số phận và hạnh phúc của con người:

Nghĩ thân phù thế mà đau Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê

Chỉ với hai câu thơ mà Nguyễn Gia Thiều đã đưa ra triết lí chỉ thân phận con người giữa cuộc đời. Đời là bể khổ, con người đau khổ vì sống trong mê muội. Tác giả hình dung số phận con người như cái bọt, cái bèo nhỏ bé, yếu ớt, dễ vỡ mà lại giữa bể khổ mênh mông của cuộc đời. Mùi vị cuộc đời đầy cay đắng, con đường gồ ghề, con người khổ vì “lửa duyên” vì “trần duyên”. Cái duyên của người cung nữ là duyên nợ, vui ít mà buồn nhiều. Tình duyên giả dối, nặng nợ đâu có gì vui để mà “đeo đẳng”. Chữ “duyên” đi liền

39

với chữ “nợ”, biết vậy nhưng con người không thể tránh được hai chữ “nhân duyên”, không từ bỏ được hạnh phúc ái ân nên mới rơi vào bể khổ. Đây không chỉ là tâm sự của người cung phi mà còn là tâm sự của chính tác giả.

Bởi trong Cung oán ngâm khúc xuất hiện hai dòng tâm trạng: một của nhân vât trữ tình - cung nữ và một là tác giả, có lúc tâm trạng của nhân vật trữ tình và của tác giả hòa làm một nhưng cũng có lúc dường như tâm trạng của người cung nữ bị mờ đi, thay vào đó tác giả trực tiếp phát biểu quan niệm của mình về nhân sinh về vũ trụ.

Với vai trò vừa là một nhà nhơ vừa là một triết gia, Nguyễn Gia Thiều đã đưa vào tác phẩm của mình rất nhiều thuật ngữ của Nho, Phật, Đạo. Nhà thơ bày tỏ những suy nghĩ của mình về cuộc đời, tìm sự giải thoát nhưng không phải là một sự khái quát triết học. Giọng văn thì không phải là giọng văn của một nhà triết học bình tĩnh suy nghĩ, giải thích những vấn đề nhân sinh vũ trụ. Ta thấy rõ đây không phải là một người đang triết lí mà là một tấm lòng đang thổn thức. Mỗi chữ mỗi câu đọng những cảm xúc nảy ra từ cuộc sống thực tế. Ông xót xa nhận ra rằng con người sinh ra đã mang “mối sầu thiên cổ”:

Đòi những kẻ thiên ma bách triết Hình thì còn bụng chết đòi nau

Thảo nào khi mới chôn nhau Đã mang tiếng khóc chào đời mà ra.

Ngay từ lúc mới sinh ra, con người đã chịu biết bao gian nan, trắc trở, chịu nhiều sóng gió, đọa đầy, thử thách: “Thiên ma bách chiết” – thể xá thì còn mà tinh thần như đã chết. Chính vì thế mà chúng ta đã khóc ngay từ lúc sinh ra, nhà thơ đã trình bày quan niệm của mình về cuộc đời và thân phận:

đời là phù sinh, “phù thế”, con người là “bảo ảnh” là “bọt bèo” chịu sự chi phối của con quay số phận. Trong thơ Nguyễn Gia Thiều, nguyên nhân nỗi

40

khổ của người cung nữ không giống với Kiều trong Truyện Kiều phải trải qua kiếp đoạn trường do những thế lực như: Sở Khanh, Tú Bà, xã hội phong kiến đương thời... thì người cung nữ khổ là do tạo hóa. Nếu “tạo hóa” là đấng tối cao tạo ra muôn loài mang màu sắc triết lí đạo Phật thì Cung oán ngâm khúc không dừng lại ở đó mà triết lí thiên mệnh của Nho giáo còn xuất hiện dưới một bộ mặt khắc nghiệt và một uy quyền vô cùng mạnh mẽ:

Gót danh lợi bùn pha sắc xám Mặt phong trần nắng rám mùi dâu

Cuộc đời mỗi người không thể tách bạch buồn vui, sướng khổ, trong

“danh lợi” có cả “bùn pha sắc xám”. Con người ta gian truân, đau khổ ngay cả trên sự thành đạt của mình nhưng vẫn chịu sự chi phối của “mệnh trời”, vì vậy mà trong cuộc đời nếm đủ vị đắng cay:

Mùi tục lụy lưỡi lê tân khổ Đường thế đồ gót rỗ kì thu

Con đường đời thênh thang nhưng không bằng phẳng, nó gồ ghề, lồi lõm và biết bao cay đắng. Song dù cuộc đời con người do “tạo hóa” hay do

“thiên mệnh” quyết định thì đó cách phổ quát chung về số phận. Cuộc đời con người như cánh bèo trôi nổi, tất cả do tạo hóa sắp đặt, để rồi tác giả đi đến kết luận:

Trăm năm còn có gì đâu Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì

Nguyễn Gia Thiều quằn quại trong sự bế tắc của chính mình mà không tìm ra được lối thoát nên nhà thơ đã tìm cho mình con đường giải thoát nơi cửa Phật “mượn thú tiêu dao nơi cửa Phật”, bởi đây là giai đoạn loạn lạc, Nho giáo không đủ sức tòa triết xã hội, Phật giáo hưng thịnh trở lại. Các nhà nho giai đoạn này chủ động tìm đến Phật giáo như để tìm sự siêu thoát cho chính mình. Song quan niệm đạo Phật của Nguyễn Gia Thiều không phải thứ đạo Phật thông thường mà nó mang nặng cốt cách riêng của ông – thứ đạo Phật

41

đau đớn bế tắc. Đời là bể khổ, muốn thoát được cái khổ ấy con người phải dứt bỏ được mối “thất tình”, phải diệt dục, diệt nghiệp để thoát luân hồi. Đó là quan niệm của Phật giáo, còn Đạo giáo lại khuyên người ta tu tâm luyện tính, để kéo dài cuộc sống tức là luyện thuốc trường sinh bất tử để thành tiên:

Thà mượn thú tiêu dao nơi cửa Phật Mối tình quyết dứt cho xong Đã mà chi nữa cho đèo bòng Vui gì thế sự mà vui nhân tình Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên

Thoát trần một gót thiên nhiên Cái thân là ngoại vật là tiên trong đời

Một đoạn thơ mà có sự pha trộn của cả hai tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo. Hai tư tưởng ấy luôn xen kẽ với nhau, bổ sung cho nhau: dứt được trần gian là thoát khỏi mọi bụi bặm của cuộc đời để thành tiên, để thanh thản không phải lo nghĩ sự đời. Nhưng điều đó cũng không hề đơn giản bởi con người chịu sự chi phối của thế lự siêu nhiên nên muốn làm mà “trời chẳng cho làm” để rồi đành phải buông xuôi:

Thôi thôi ngoảnh mặt làm thinh Thư xem con tạo gieo mình nơi nao

Có lẽ đây không chỉ là sự buông xuôi phó mặc cho số phận của nguời cung nữ mà còn là của chính nhà thơ. Tâm trạng của cung nữ hay tâm trạng của nhà thơ – tâm trạng của một người thuộc tầng lớp quý tộc có quyền lợi gắn chặt với vương triều Lê – Trịnh đang từ từ sụp đổ không cứu vớt được.

Bất lực trước những biến cố dồn dập, dữ dội của thời đại, nhà thơ tự an ủi mình bằng những triết lí hư vô, cho cuộc đời chỉ là “tuồng ảo hóa”. Mặc dù đã cố gắng an ủi trong suy nghĩ của nhà thơ vẫn có những tư tưởng đối lập nhau.

Tác giả cho rằng cuộc đời là “bể khổ” tạo hóa đã quyết định số phận, con người có vùng vẫy, cố gắng thoát ra cũng không thể vậy mà nhà thơ lại muốn

42

từ bỏ mọi bụi bặm của cuộc đời để thành tiên. Phải chăng tác phẩm nói nhiều đến triết lí lý thiên mệnh, định mệnh âu cũng là sản phẩm tinh thần của một thời, một giai tầng thất cơ lỡ vận. Rất nhiều quý tộc cùng thời, cùng cảnh ngộ như Ôn Như Hầu đã từng than thân như thế. Có điều là Nguyễn Gia Thiều không cúi đầu chấp nhận mà luôn cảm thấy day dứt, bực bội chứ không dễ dàng tuân theo cũng không phải phát ngôn cho triết lí tiêu cực đó.

Qua tác phẩm Cung oán ngâm khúc, Ôn Như Hầu đã dùng lời than oán của người cung nữ để bày tỏ tâm sự của một kẻ sĩ đã nhìn thấy cuộc đời đầy tan thương biến đổi với những thăng trầm mà chính ông là người đã sống trong hoàn cảnh lịch sử ấy. Tâm sự của Nguyễn Gia Thiều là tấm bi kịch chứa đầy những mâu thuẫn nghiệt ngã đến mức ông muốn thoát khỏi sự bức bách đó để thoát khỏi cuộc đời siêu phàm thoát tục. Nỗi lòng của ông chính là tâm sự của bao người trong xã hội đương thời khát khao có một cuộc sống bình yên. Nhưng xã hội bế tắc làm cho con người đau khổ, ước mơ được yêu, được sống tự do hạnh phúc là ước mơ chung của tất cả mọi người nhưng đối với người cung nữ thật xa vời. Nguyễn Gia Thiều cảm thương cho thân phận người cung nữ cũng như cảm thương cho thân phận biết bao người phụ nữ khác, đây là tư tưởng nhân đạo mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm.

Với những quan niệm của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo làm cho tác phẩm đa dạng về tư tưởng làm nổi bật triết lí hư vô dẫu biết cuộc đời là bể khổ là bến mê, tất cả hạnh phúc chỉ là phù du ảo ảnh nhưng vẫn hi vọng ngày mai tươi sáng. Dù ước mơ không trở thành hiện thực nhưng con người vẫn phải sống và sống với những khát vọng của mình. Giống như nàng cung nữ dù có oán trách vua ruồng bỏ mình nhưng vẫn giữ một tấm lòng trung trinh không thay đổi dù có sống trong cảnh cô đơn nơi hoàng cung. Đây cũng chính là quan niệm sống của Nguyễn Gia Thiều giữ một lòng trung thành với vua dù cho chế độ phong kiến đi vào khủng hoảng.

43

KẾT LUẬN

Nguyễn Gia Thiều là một trí thức đa tài, ông không chỉ có tà làm thơ, uống rượu, sáng tác các bản nhạc mà còn am tường về kiến trúc, hội họa.

Xuất thân từ tầng lớp quý tộc, được sồng trong phủ chúa từ nhỏ nên Nguyễn Gia Thiều thấu hiểu cuộc sống xa hoa, trụy lạc, tận mắt chứng kiến biết bao người con gái tài sắc bị vùi dập bởi chế độ cung tần mĩ nữ. Tất cả những bức xúc trước cuộc sống sa đọa của bọn vua chúa, những biến cố đau lòng của thời đại đã được Nguyễn Gia Thiều đưa vào Cung oán ngâm khúc.

Nguyễn Gia Thiều thông cảm và xót thương cho số phận của những kiếp hồng nhan bị vùi lấp, quên lãng ở chốn thâm cung lạnh lẽo. Với Cung oán ngâm khúc, ông đã viết lên một trang đời đau thương bế tắc – một hiện thực của những cung nữ bấy giờ. Trong một đêm thu hiu hắt lạnh lùng, người cung nữ nhớ lại quãng đời đã qua của mình. Người cung nữ tài sắc vẹn toàn nhưng tuổi xuân lại bị giam hãm trong tiêu phong lạnh lẽo. Nàng cay đắng nhận ra bi kịch của cuộc đời mà không tìm ra được lối thoát cho mình. Chính vì thế mà người cung nữ đã cất lên lời oán thán để bày tỏ sự bất bình và để vơi đi nỗi đau trong lòng. Và dường như trong tâm tư kẻ “hồng nhan bạc phận” với người “tài tử thăng trầm”, có sự đồng điệu về nỗi niềm cay đắng trước cuộc đời đầy đau khổ, bế tắc cho nên Nguyễn Gia Thiều đã chọn người cung nữ để thể hiện tư tưởng của mình.

Thành công của Cung oán ngâm khúc không dừng lại ở đó mà yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của tác giả chính là tư tưởng Nho – Phật – Đạo mà thông qua đó tác giả thể hiệm triết lí về cuộc đời. Quan niệm cuộc đời là bể khổ của Ôn Như Hầu cũng là một quan điểm tiêu biểu của Phật giáo. Nhà thơ chứng minh ngay từ khi sinh ra con người đã khổ, lớn lên phải chống chọi với nỗi đau trần thế, con người không thể quyết định được số phận

44

của mình bởi tạo hóa đã sắp đặt. Tư tưởng đầy bi quan của Nguyễn Gia Thiều cho ta thấy những điều mà ông nhìn thấy trong cuộc đời đầy những đau thương, mất mát. Chứng kiến sự sụp đổ của chế độ phong kiến nhà thơ cảm thấy bế tắc trước thực tại, hoang mang trước tương lai, nếu lúc trước ông được vua sủng ái thì giờ bị lãng quên. Nếu người cung nữ dù có oán giận vua đến đâu nhưng nàng vẫn trung tình với vua thì Ôn Như Hầu vẫn một mực trung thành với triều đình. Ông thực hiện theo đúng chữ “trung” cua Nho giáo. Tuy nhiên nhiều khi chữ “trung” ấy cũng bị lung lay bởi thực tại mà nhà thơ chứng kiến. Và khi đứng trước biến động của lịch sử xã hội, nhà thơ cũng tìm con đường riêng cho mình, ông lại tìm đến Đạo giáo như một liều thuốc an thần quên đi thực tại. Ta thấy ở đây như có sự muân thuẫn trong tư tưởng của Ôn Như Hầu, khi thì ông muốn làm vị quan trung thành khi ông lại muốn từ bỏ nó để trở về với tự nhiên, lên tiên cho thanh thản. Trong sự mâu thuẫn đó lại có sự dung hòa của ba tư tưởng Nho – Phật – Đạo làm nên nét riêng, độc đáo cho tác phẩm. Dù không đạt được ước mơ nhưng Nguyễn Gia Thiều vẫn sống với đúng khát vọng của mình.

Nguyễn Gia Thiều – nhà thơ của tầng lớp quý tộc lại có một tâm hồn trong sáng, giàu lòng yêu thương đứng về phía những con người đau khổ.

Cung oán ngâm khúc không chỉ cho ta thấy tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ mà còn cho ta thấy quan niệm của nhà thơ về nhân sinh, kiếp người.

Chính vì vậy trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chúng ta vẫn có thể thấy rằng: Cung oán ngâm khúc là một tác phẩm xuất sắc và nó sẽ tiếp tục được khẳng định trên văn đàn bởi thời gian không thể làm khuất lấp những giá trị văn chương đích thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Bảo (2001), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Nxb Giáo dục.

2. Lại Ngọc Cang (khảo thí và giới thiệu) (1964), Chinh phụ ngâm, Nxb Văn học.

3. Nguyễn Thạch Giang (1993), Những khúc ngâm chọn lọc, Nxb Khoa học.

4. Trần Văn Giáp (1962), Lược truyện các tác gia Việt Nam, Nxb Sử học.

5. Lê Văn Hòe (2001), Cung oán ngâm khúc hiệu đính – chú giải, NXB Thế giới.

6. Trần Đình Hượu (2001), Những bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb Văn hóa.

7. Đinh Gia Khánh (2005), Văn học Việt Nam (Thế kỉ X – Nửa đầu thế kỉ XVIII), Nxb Giáo dục.

8. Trần Trọng Kim (2003), Phật giáo, Nxb Tôn giáo.

9. Mã Giang Lân (2000), Tổng hợp văn học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

10. Đặng Thanh Lê (1988) Lịch sử văn học Việt Nam Tập 3, Nxb Giáo dục.

11. Nguyễn Lộc (2005), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII hết thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục.

12. Tôn Thất Lương ( khảo thí và chú giả) (1950), Cung oán ngâm khúc, Nxb Tân Việt.

13. Lâm Thế Mẫn (2001), Những điểm sáng đặc sắc của Phật giáo, Nxb Tôn giáo.

14. Nguyễn Đăng Na (2000), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.

15. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nho phật đạo trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)