Ngôn ngữ nghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều (Trang 88 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.Ngôn ngữ nghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia

Thiều

3.2.1. Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật, hiểu rộng ra là tiếng nói riêng, thông điệp riêng của các loại hình nghệ thuật khác nhau, như kiến trúc, hội họa, sân khấu, điện ảnh,… trong đó có văn chương. Đó là thông điệp của người nghệ sĩ gửi gắm trong công trình nghệ thuật của mình.

Với nghĩa hẹp, gắn với loại hình nghệ thuật văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu là nghệ thuật ngôn từ; là tín hiệu hình thức thứ hai được cấu tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất (từ ngôn ngữ tự nhiên). Mỗi yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một phương tiện biểu hiện, tham gia vào việc bộc lộ nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. “Con người đó như thế nào, cách suy nghĩ ra sao, tất cả đều thể hiện trong cách thức lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. Nói cách khác, khi tổ chức ngôn từ thành một chỉnh thể nghệ thuật, nhà văn đã tự thể hiện mình trong đó” [13, tr.215].

Muốn khám phá cái nhìn nghệ thuật, sự tự thể hiện hay giọng điệu của hình tượng tác giả không thể không nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm của chính tác giả đó. Bởi, ngôn ngữ cũng là một phần biểu hiện của hình tượng tác giả.

Ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học, không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học. Vì chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa, vật chất hóa sự biểu hiện của chủ thể và tư tưởng trong tác phẩm. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, nó cũng là yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm. Do đó, M.Gorki đã khẳng định “yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ”.

Thực ra, ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ của đời sống, ngôn ngữ của toàn dân đã được nâng lên trình độ nghệ thuật. Nói khác đi, đó là ngôn ngữ toàn dân đã được nhà văn mài dũa, tinh luyện, cách điệu hóa với lối nói hình ảnh, bóng bẩy, sử dụng các biện pháp tu từ,... Để có được những chữ như thế trong tác phẩm, người nghệ sĩ ngôn từ phải chiếm lĩnh thế giới tinh thần một cách tinh tế, sắc sảo.

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các soạn giả cho rằng: “Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ” [13, tr.215]. Điều đó cho thấy: ngôn ngữ nghệ thuật luôn mang ý nghĩa thẩm mĩ, nó khác với ngôn ngữ nói chung ở tính hình tượng, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu cảm.

Cũng giống như màu sắc trong hội họa, âm thanh trong âm nhạc, đường nét trong cấu trúc, ngôn ngữ là chất liệu trực tiếp và duy nhất, là yếu tố không thể thiếu được của văn chương.

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều (Trang 88 - 89)