Tài cung oán

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều (Trang 25 - 27)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.1. tài cung oán

Trong nền văn học cổ trung đại Trung Quốc, cũng như trong nền văn học Việt Nam trung đại, đề tài “cung oán” (lời ai oán của cung phi trong cung cấm) là một đề tài khá phổ biến. Nó phản ánh một thực tế, hầu hết các vua chúa là những kẻ ăn chơi, hưởng lạc. Trong cung cấm vàng son, thường xuyên có hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng vạn cung nữ ngày đêm múa hát và làm trò mua vui cho chúng.

Lịch sử Trung Quốc còn ghi lại những vị vua từng nổi tiếng ăn chơi. Như ở đời Tần, có Tần Thủy Hoàng (dựng ra cung A Phòng chứa 3000 mĩ nữ, cung tần). Đời Tấn, có Tấn Vũ Đế (khi mới lên ngôi, tuyển 5000 cung nữ, sau khi đánh đuổi được Đông Ngô, khiến Tôn Hiệu phải đầu hàng, Tấn Vũ Đế lại xuống chiếu tuyển 5000 cung nữ của Tôn Hiệu đưa về phương Bắc). Đến đời Tùy, có Tùy Dương đế, cũng nổi tiếng là người nuôi lắm mĩ nữ cung tần. Qua đời Đường, số lượng mĩ nữ, cung tần của vua Huyền Tông (Đường Minh

Hoàng) lên đến mức không ai có thể tưởng tượng được, 4 vạn mĩ nữ. Trong số này, trước sau chỉ có Giang Mai Phi và Dương Qúy Phi là được vua yêu, còn tuyệt đại đa số cho đến khi chết, vẫn không được biết mặt vua, …

Ở Việt Nam, vua chúa các triều đại cũng thường bắt chước cách ăn chơi của vua chúa Trung Quốc. Từ đời Lý, đời Trần, rồi đến đời Lê, đời nào trong cung cấm cũng nuôi rất nhiều cung nữ. Nhất là, từ khi nhà nước phong kiến bước vào giai đoạn suy vong, nghĩa là từ thời Lê Uy Mục, Lê Tương Dực trở đi thì việc ăn chơi của các vua chúa trong cung cấm mới trở nên nổi bật, và việc nuôi cung nữ mới trở thành một tai họa. Theo các tài liệu cũ, dưới thời vua Lê, chúa Trịnh, số cung nữ được nuôi trong phủ chúa lên đến ba, bốn trăm người, đấy là chưa kể số cung nữ của vua Lê. Chính vì thế mà dẫn đến những kết cục bi thảm. Chúa Trịnh Giang vì hoang dâm vô độ mà sinh ra mắc chứng bệnh “kinh quý” (sợ sấm sét) phải đào hầm ở và sớm bị truất ngôi chúa. Khi Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm lên ngôi chúa đã tuyển rất nhiều cung nữ, nhất là sau khi phá xong các cuộc khởi nghĩa của nông dân, Sâm lại càng kiêu sa, dâm dật, y tuyển thêm nhiều mĩ nữ để mua vui, trong đó Sâm say mê Đặng Thị Huệ, ngày cũng như đêm luôn giữ ở bên mình. Do ăn chơi quá nhiều, Trịnh Sâm mắc bệnh sợ nắng, sợ gió, suốt ngày phải đóng cửa, thắp nến ở trong cung.

Sử sách cũng chép rằng, thời Lê – Trịnh, vua chúa có hàng nghìn cung nhân, nhưng hầu hết các cung nhân suốt đời không được vua chúa vời đến. Tiếng oán hận vọng ra ngoài cung cấm, dù trực tiếp hay gián tiếp, song đã khiến cho văn nhân đương thời mượn đó làm đề tài viết nên những thi phẩm miêu tả nỗi oán hận của cung nhân.

Một ý kiến cho rằng: “thi sĩ, giai nhân vốn cùng một kiếp hoa nghiên năng nợ, bên đem tài bên đem sắc, phụng sự đấng quân vương, nhưng mấy ai giữ được chút tình ân sủng. Vì vậy “đồng bệnh tương lân”, thi sĩ hay mượn tình cảnh người cung nữ bị bỏ rơi để kí thác tâm sự khi bị thất sủng” [56, tr.342]. Chẳng hạn ở Trung Quốc, Bạch Cư Dị có Thượng Dương bạch phát

nhân, Trường hận ca; Lí Bạch có Bạch đầu ngâm; Nguyên Vi Chi có Liên Xương cung từ; Đỗ Phủ có Lệ nhân hành. Còn ở Việt Nam, có Cung oán thi

của Nguyễn Huy Lượng; Cung oán thi của Nguyễn Hữu Chỉnh; Cung oán thi tập của Vũ Trinh; Cung oán quốc âm thi của Nguyễn Bạch Liên,… và Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều.

Trong các thi phẩm “cung oán” kể trên, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều được nhiều người biết đến hơn cả. Bởi, tác phẩm vừa mang không khí và hơi thở của thời đại, vừa là kiệt tác tiêu biểu cho thể loại ngâm, đạt tới sự hài hòa về nội dung và nghệ thuật, thực sự mở đầu cho giai đoạn cổ điển trong văn học Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w