Giới thuyết về hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều (Trang 29)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Giới thuyết về hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học

1.3.1. Tác giả văn học

Phạm trù tác giả là một trong những phạm trù cơ bản, không thể thay thế trên tiến trình văn học. Những tác giả lớn bao giờ cũng trở thành “một đơn vị”, “một điểm tính”, một thành tố cơ bản quan trọng tạo nên diện mạo đặc sắc trong lịch sử văn học và phê bình văn học. Trong những đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học (bao gồm nhiều loại hình tượng: Tác giả, tác phẩm, nhân vật,…), phạm trù tác giả vẫn là phạm trù hạt nhân, đóng vai trò “trung tâm tổ chức và thống nhất các mối quan hệ văn học, là người mang thế giới cảm đặc thù và trung tâm tổ chức lại vật liệu đời sống theo nguyên tắc nghệ thuật” [41, tr.106]. Cũng theo M.Bakhtin, “kẻ biết, hiểu, nhìn thấy trước hết chỉ là một

mình tác giả”. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đều nhận thấy phạm trù tác giả đóng vai trò quan trọng hàng đầu, như một tiêu chí, một “hằng số” tin cậy nhất trong xác định tiến trình văn học.

Theo nghĩa rộng, tác giả là người sản suất các sản phẩm của sáng tạo trí tuệ như khoa học, văn nghệ, văn hóa, nghệ thuật.

Theo nghĩa hẹp, tác giả với tư cách là một phạm trù thi pháp học, thì khái niệm tác giả được giới hạn trong lĩnh vực văn học, tức là người làm ra các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ như: tiểu thuyết, truyện ngắn, vở kịch,… Lúc này, tác giả (hay còn được gọi là nhà văn, tác gia, văn hào, thi hào,…) được hiểu là một hình tượng của văn hóa nghệ thuật, sản sinh ra các giá trị văn học mới. Bằng sự sáng tạo độc đáo của mình, tác giả được xem là một “gương mặt” không thể thiếu, tạo nên “diện mạo” chung cho một thời kì hoặc thời đại văn học cũng như tạo nên một “cá tính”, một “phong cách” độc đáo trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc.

Nhìn bề ngoài, tác giả là người làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo,… nhưng về thực chất, tác giả là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới, bởi vậy, mọi sự bắt chước, mô phỏng trong sáng tác sẽ không bao giờ làm nên một tác giả văn học đích thực trong đời sống văn chương. Điều này đòi hỏi tác giả luôn phải là người có chính kiến về đời sống thực tại. Qua tác phẩm của mình, phát biểu được những tư tưởng mới, cách hiểu mới về các hiện tượng trong xã hội. Từ đó, bày tỏ quan niệm, lập trường của mình một cách thấu đáo. Mặt khác, một tác giả văn học đích thực là một tác giả xây dựng thành công các hiện tượng nghệ thuật sống động, có khả năng tồn tại trong sự cảm nhận thích thú của người đọc, phải xây dựng được một ngôn ngữ nghệ thuật có phong cách, giọng điệu riêng, một hình ảnh biểu tượng riêng cho thể loại. Do đó, “với tư cách là tác giả, người nghệ sĩ có một quan hệ nhất định đối với thế giới vật liệu đời sống sẽ tạo thành thế giới nghệ thuật của riêng anh ta, có thái độ nhất định đối với ngôn ngữ mà anh ta sử dụng, đối với truyền thống nghệ thuật quá khứ, đối với các sáng tác, tác giả

khác, đối với bạn đọc và phê bình. Nghệ sĩ cũng có thái độ nhất định đối với nhân vật của mình và các đặc điểm tài năng của chính mình. Tổng hòa những đặc điểm loại hình trong các quan hệ và thái độ đó sẽ tạo thành một kiểu tác giả nhất định trong lịch sử văn học thuộc một loại hình nhất định” [41, tr.88- 89].

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt tác giả như là một phạm trù thi pháp với tác giả tiểu sử. Tác giả tiểu sử là những tác giả có tên họ, quê quán, thời gian sống và hành trạng, góp phần soi sáng cho các khía cạnh tư tưởng tâm lí trong tác phẩm, là người nắm tác quyền về pháp lí. Còn tác giả với tư cách là một phương tiện của thi pháp học hiện đai, như đã nói ở trên, tất yếu bằng cách nào cũng “có mặt” trong tác phẩm.

Như vậy, tác giả văn học là người trực tiếp sáng tạo ra thế giới hình tượng nghệ thuật và để lại dấu ấn nhân cách của mình ở thế giới nghệ thuật do chính mình tạo ra. Chỉ những người có tài năng thực thụ, có ý thức rõ rệt về nghề cầm bút, thì mới có thể trở thành tác giả của những sáng tác bất hủ.

1.3.2. Hình tượng tác giả văn học

Trong tác phẩm văn chương, không chỉ tồn tại hình tượng văn học mà còn có một hình tượng đặc biệt, khó nhận biết, đó là hình tượng tác giả. Cho đến nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về hình tượng tác giả đã được các nhà nghiên cứu định hướng và quan tâm, như: M.Khapchenko, M.Bakhtin, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân,…

Có thể nói, hạt nhân của phạm trù tác giả là hình tượng tác giả, phạm trù thể hiện “cách tự ý thức về vai trò xã hội và vai trò văn học”, thể hiện qua cái nhìn, sự tự thể hiện, giọng điệu và ngôn ngữ của tác giả trong tác phẩm. Nó mang đậm cá tính sáng tạo, bản sắc cái tôi tác giả và cho phép nhận ra phong cách cá nhân nhà văn.

Theo Trần Đình Sử, cũng như hình tượng nhân vật, hình tượng tác giả cũng là một hình tượng được sáng tạo ra trong tác phẩm, nhưng theo một nguyên tắc khác. “Nếu như hình tượng nhân vật được xây dựng theo nguyên

tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách của nhân vật thì hình tượng tác giả dược thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận và thái độ thẩm mĩ đối với thế giới nhân vật” [41, tr.107]. Nghĩa là trong văn học, nhà văn thường biểu hiện mình như là người phát hiện, khám phá ra cái mới mang đậm cá tính nghệ sĩ. Như L.Tônxtôi từng nói: “nếu trước mắt ta là một tác giả mới, thì câu hỏi tự nhiên đặt ra là liệu anh ta có thể nói điều gì đối với người đọc” [41, tr.107]. Và cũng theo L.Tônxtôi, “khi đọc tác phẩm, hứng thú chủ yếu chính là tính cách của tác giả thể hiện ở đó. Nếu một nhà văn không có gì mới, không có gì riêng thì có thể nói anh ta không phải là một tác giả đáng để cho mọi người chú ý” [41, tr.107].

Nói cách khác, hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I.Ư.Gớt khẳng định: “Mỗi nhà văn bất kể muốn hay không muốn, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm một cách đặc biệt” [41, tr.107]. Có nghĩa là nhà văn biểu hiện cảm nhận của mình về tác giả, cách suy nghĩ của mình về ngôn ngữ, về cách diễn đạt, và cảm nhận đó trở thành trung tâm tổ chức tác phẩm, tạo thành sự thống nhất nội tại trong tác phẩm.

Cơ sở tâm lí của hình tượng tác giả là hình tượng “cái tôi” trong nhân cách mỗi người, được thể hiện trong tác phẩm. Hình tượng này gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất đa dạng. Mặt khác, hình tượng tác giả cũng có tính chất loại hình sâu sắc, mỗi kiểu loại hình văn học khác nhau sẽ cho ra đời những hình tượng khác nhau, nhưng tất cả đều mang đậm cá tính tác giả. Đúng như lời của tác giả Lại Nguyên Ân: “phạm trù hình tượng tác giả chẳng những cho phép nhận ra phong cách cá nhân, mà còn giúp tìm hiểu tính hệ thống của văn bản tác phẩm, mối quan hệ của nó với ý thức về vai trò xã hội và văn học của bản thân văn học” [2, tr.155].

Hình tượng tác giả cũng là một vấn đề đã được khẳng định từ nhiều góc độ trong lí luận văn học. Chẳng hạn Viện sĩ Nga V.Vinôgrađốp nhận định, “hình tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ngữ” [41,

tr.107]. Còn A.Chichêrin lại cho rằng: “hình tượng tác giả được sáng tạo ra như hình tượng nhân vật” [41, tr.108]. Tuy vấn đề hình tượng tác giả còn có nhiều ý kiến khác nhau, song nhìn chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng hình tượng tác giả là sự biểu hiện của tác giả với một cái tôi trữ tình trong tác phẩm của mình. Và sự biểu hiện ấy cũng được các nhà nghiên cứu văn học bàn đến rất nhiều. Có người xem hình tượng tác giả biểu hiện trên các cấp độ tác phẩm như cách quan sát, suy nghĩ về đời sống, đến giọng điệu lời văn. Có người lại tập trung biểu hiện tác giả qua cái nhìn nghệ thuật, sức bao quát không gian, thời gian, cấu trúc cốt truyện, nhân vật và giọng điệu. Tuy nhiên, theo một cái nhìn hợp lí, giáo sư Trần Đình Sử cho rằng, “hình tượng tác giả được biểu hiện chủ yếu ở cái nhìn riêng, độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thị hiếu, giọng điệu trần thuật, gồm cả một phần giọng điệu nhân vật, và ở sự miêu tả hình dung của tác giả đối với chính mình” [41, tr.109]. Và cả ba phương diện này, (cái nhìn, giọng điệu, sự tự thể hiện) không tách rời nhau, mà luôn hòa quyện trong một chỉnh thể trọn vẹn, giúp chúng ta nhận ra hình tượng tác giả một cách rõ nét qua các tác giả, tác phẩm cụ thể. Tóm lại, hình tượng tác giả là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, là người đại diện cho những lập trường tư tưởng và quan niệm nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm.

Như vâỵ, ở chương 1, chúng tôi đã trình bày 2 nội dung: Thể loại ngâm khúc và vấn đề hình tượng tác giả trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Đây là 2 nội dung cơ bản góp phần làm rõ những nội dung chính ở

chương 2chương 3 tiếp theo của luận văn.

Chương 2

CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ SỰ TỰ THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC

CỦA NGUYỄN GIA THIỀU 2.1. Cái nhìn nghệ thuật trong Cung oán ngâm khúc

2.1.1. Giới thuyết về cái nhìn nghệ thuật

Một trong ba biểu hiện của hình tượng tác giả là cái nhìn nghệ thuật. Vượt lên trên mọi hoại động bản năng, cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, vì thế cái nhìn được thể hiện phong phú trong văn học. Nghệ thuật không thể thiếu cái nhìn. Bởi, một nhà văn lớn bao giờ cũng có tư tưởng thẩm mĩ riêng, có cái nhìn nghệ thuật về con người và thế giới. Đúng như M.B.Khapchencô nhận định: “sự thật của cuộc sống trong các tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại bên ngoài cách nhìn thế giới của cá nhân, cách nhìn này vốn có ở mỗi nghệ sĩ thực thụ” [28, tr.219].

Theo Nhà văn Pháp Macsxen Prútxt: “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật, mà là vấn đề cái nhìn” [41, tr.109]. Vì thế, cái nhìn được xem là một biểu hiện của tác giả. “Cái nhìn thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát, nó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi… Cái nhìn bao quát không gian, bắt đầu từ điểm nhìn trong không gian và bị không gian, thời gian chi phối. Cái nhìn xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu và tình cảm yêu, ghét rõ ràng. Cái nhìn gắn với liên tưởng,

tưởng tượng, cảm giác nội tâm, biểu hiện trong ví von, ẩn dụ, đối sánh… Cái nhìn có thể đem các thuộc tính xa nhau đặt bên nhau, hoặc đem tách rời thuộc tính khỏi sự vật một cách trừu tượng. Đặc biệt, cái nhìn thể hiện trong chi tiết nghệ thuật, bởi chi tiết là điểm rơi của cái nhìn. Khi nhà văn trình bày cái họ thấy cho ta cùng nhìn thấy, thì ta đã tiếp thu cái nhìn của họ, tức là đã bước vào phạm vi ý thức của họ, chú ý cái mà họ chú ý. Khi ta thấy nhà văn này chú ý cái này, nhà văn kia chú ý cái kia, tức là ta đã nhận ra con người nghệ sĩ của tác giả” [41, tr.109 - 110].

Với người nghệ sĩ, khi muốn “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” thì đòi hỏi người nghệ sĩ phải có phong cách nổi bật, có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình. Muốn vậy, người nghệ sĩ phải có khả năng lĩnh hội, nắm bắt những quy luật tất yếu của cuộc sống, khám phá những quá trình bên trong của hiện thực, tính cách điển hình của con người sâu sắc hơn những người khác, từ đó, cảm thụ và nhìn thấy cái mà những người khác không thấy được. Bởi, cái nhìn nghệ thuật không chỉ là sự tri giác đối với vỏ bề ngoài của sự vật, hiện thực khách quan, mà là xâm nhập vào hiện thực khách quan ấy. Nghĩa là, cái nhìn ấy phải có chiều sâu, không đơn thuần chỉ nhìn bằng thị giác mà là nhìn bằng cả tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ. Cái nhìn của nhà văn càng sắc bén bao nhiêu, càng tỉnh táo bao nhiêu, thì càng đi sâu vào bản chất sự vật bấy nhiêu, và để từ đó người nghệ sĩ có những khái quát nghệ thuật và những sáng tạo mới mẻ. Có lẽ vì thế, M.Bakhtin gọi cái nhìn của tác giả là “trường nhìn bao trùm”, “trường nhìn dôi ra”…

Như vậy, để tìm hiểu nội dung tác phẩm, tất yếu phải “Tìm tác giả trong cái nhìn của tác giả” [41, tr.111]. Vì cái nhìn mang tính chủ quan, chịu sự quy định của thế giới quan, vốn sống và tài năng của nhà văn. Một tác giả chân chính bao giờ cũng là nơi khẳng định những cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, qua sức mạnh truyền cảm của nghệ thuật. Do đó, cái nhìn nghệ thuật là cái nhìn xuyên suốt, bao trùm, trở thành đường nét riêng trong lịch sử văn học.

2.1.2. Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều trong “Cung oánngâm khúc” ngâm khúc”

2.1.2.1. Cái nhìn về cuộc đời

a. Hình ảnh cuộc đời hư ảo, bế tắc trong con mắt Nguyễn Gia Thiều được thể hiện trong Cung oán ngâm khúc

Có thể nói, trong văn học cổ Việt Nam, chưa có một tác phẩm nào nói về cuộc đời một cách bi đát, giận dữ như Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều.

Cuộc đời trong con mắt Nguyễn Gia Thiều là một cuộc đời không có ánh sáng, không tia hy vọng. Cuộc đời ấy đang chết dần, chết mòn và sụp đổ nhanh chóng.

Theo Nguyễn Gia Thiều, mọi việc ở đời đều do tiền định, số kiếp con người là một điều huyền bí, hư vô. Nhân duyên cuộc đời, hay công danh, phú quý, đều như một giấc mộng, đã được cái máy huyền vi của tạo hóa đóng mở không biết trước được:

Kìa thế cục như in giấc mộng, Máy huyền vi đóng mở khôn lường,

Nhà thơ xem cuộc đời là giấc mộng, tức là không có gì thật cả. Sống trong cuộc đời ấy, con người cũng không có khả năng để hành động theo ý riêng của mình. Đến như chuyện ăn uống, là chuyện hết sức bình thường của con người, cũng được một lực lượng siêu nhiên định sẵn:

Vẻ chi ăn uống sự thường,

Cũng còn tiền định khá thương lọ là.

Vì lẽ đó, trong cuộc đời có rất nhiều người phải chịu bao nỗi đọa đày, đắng cay, nghìn lần bị cọ mài, trăm lần gãy vỡ. Tuy người thì còn đó, nhưng bụng đã chết nhiều lần:

Đòi những kẻ thiên ma bách chiết, Hình thì còn bụng chết đòi nau,

Chữ “chết” trong câu thơ trên thật đã nêu rõ tâm trạng chán đời đến tột bậc. Chẳng thế mà, Nguyễn Gia Thiều cho rằng, con người khi mới sinh ra, đã mang tiếng khóc. Tiếng khóc này, báo hiệu một cuộc đời đau thương mà nó phải trải qua:

Thảo nào khi mới chôn rau,

Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra.

Đúng như Nguyễn Lộc đã nói: “Theo nhà thơ, cái chết thực sự đã đến từ lúc con người đang sống, đang vùng vẫy, không phải đến với xương thịt, mà đến trong tâm hồn, tâm khảm. Cái chết đã đến tự lúc con người chưa lọt lòng. Con người đã khổ đã chết từ khi chưa biết sống là gì” [24, tr.183]. Nguyễn Gia Thiều đã dùng một hiện tượng sinh lí, là tiếng khóc của đứa trẻ khi mới chào

Một phần của tài liệu Hình tượng tác giả trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w