1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khát vọng hạnh phúc ái ân của nhân vật cung nữ trong cung oán ngâm khúc (nguyễn gia thiều)

68 1,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 247 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Là sinh viên sắp ra trờng, kinh nghiệm còn non yếu, chúng tôi sẽ không thể thực hiện tốt luận văn này nếu không có sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự động viên, đóng góp ý kiến của gia đình và bạn bè. Nhân đây, chúng tôi xin đ ợc gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới tất cả các thầy cô, bạn bè, tới gia đình, đặc biệt với cô giáo Thạch Kim H ơng, ngời đã trực tiếp hớng dẫn chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Sinh viên Lê Thị Lan A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX xuất hiện một trào lu sáng tác mới đợc gọi là trào lu nhân văn chủ nghĩa. Nội dung chính mà trào lu này đề cập là vấn đề cá nhân con ngời, đặc biệt là sự xuất hiện hình tợng ngời phụ nữ với những khát vọng, nhu cầu trần tục. Đây là nội dung mang giá trị nhân văn sâu sắc đã thu hút biết bao nhiêu nhà nghiên cứu. Rất nhiều tác phẩm đã ra đời trong đó có Cung oán ngâm khúc của Ôn Nh Hầu Nguyễn Gia Thiều với nội dung khát vọng hanh phúc ái ân của ngời cung nữ. Xa nay đã có khá nhiều công trình khoa học cùng một số luận văn, luận án nghiên cứu tác phẩm nhng cha có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu nội dung và nghệ thuật thể hiện khát vọng ái ân của ngời cung nữ trong tác phẩm này. Nội dung ấy chỉ đợc đề cập trong các công trình đó nh một luận điểm, một dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề trung tâm mà các tác giả trình bày. Xuất phát từ hiện thực đó, nguyện vọng của chúng tôi là sẽ nghiên cứu Khát vọng hanh phúc ái ân của nhân vật cung nữ trong Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) để nhìn nhận vấn đề này một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Qua đó phần xác lập một cách đúng mức nhất vị trí của tác giả và tác phẩm trên thi đàn văn học Việt Nam và trong lòng độc giả. Sức hấp dẫn của Cung oán ngâm khúc còn đợc thể hiện ở chỗ tác giả của nó đã thực hiện những đờng cày thật tuyệt diệu trên mảnh đất đã bao ngời khai phá. Viết về một đề tài đã cũ nhng tác giả đã gặt hái đợc nhiều thành công. Thành công đầu tiên là ông đã tạo nên một nhân vật nữ điển hình về tính cách. Nhân vật cung nữ trong Cung oán ngâm khúc là ngời phụ nữ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc dám phản kháng mạnh mẽ chế độ cung tần và hủ tục của triều đình phong kiến, là ngời dám bày tỏ khát vọng hanh phúc, nhu cầu thoả mãn ái ân một cách rất công khai trực tiếp. Do vậy, chúng tôi quyết định đi sâu nghiên cứu để tìm hiểu lý do tại sao trong hoàn cảnh xã hội phong kiến một ng- 2 ời phụ nữ quý tộc lại dám bày tỏ khát vọng, nhu cầu nhục cảm của mình một cách mạnh mẽ, táo bạo đến nh vậy. Cung oán ngâm khúc là một tác phẩm có giá trị, hiện nay đã đợc trích dạy trong chơng trình phổ thông. Nghiên cứu về Cung oán ngâm khúc cũng sẽ đem lại những thuận lợi không nhỏ cho công tác giảng dạy văn học trung đại nói chung và tác phẩm Cung oán ngâm khúc nói riêng của chúng tôi sau này. Tìm hiểu về khát vọng ái ân của nhân vật cung nữ trong Cung oán ngâm khúc vừa xuất phát từ sự yêu thích củanhân vừa xuất phát từ một nhận thức rằng đây là cơ hội tốt để chúng tôi có một sự hiểu biết sâu hơn về tác phẩm, đồng thời thấy đợc nhân cách và tài năng nghệ thuật của Ôn Nh Hầu Nguyễn Gia Thiều. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Một số ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài - Tác giả Huỳnh Phan Anh trong Cung oán ngâm khúc hay là tiếng thở dài ảo não của con ngời trớc ý nghĩa của kiếp nhân sinh viết: Trải vách quế gió vàng hiu hắt ngay từ lời mở đầu củakhúc ngâm đã nói lên tất cả những nét hung bạo của một kinh nghiệm đoạn trờng, đó là kinh nghiệm ai oán uất hờn của một đời cung nữ đã từng đợc một thời sủng ái, giờ đây phải mang số phận hẩm hiu, lạnh lùng [9; 116]. - Dơng Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, NXB Hội nhà văn, 2002 (bản in lần đầu tiên năm 1943) viết: Lời văn thì rõ là của một bậc túc nho uẩn súc: đặt câu thì gọt giũa cao kỳ; diễn ý thì dùng nhiều chữ bóng bẩy và nhiều điển cố. Thứ nhất là trong những đoạn tả nỗi buồn sầu của ngời cung phi thì giọng văn réo rắt, thật tả hết nỗi đau khổ, bực dọc của ngời đàn bà còn trẻ mà bị giam hãm trong cảnh lẻ loi, lạnh lùng. Văn Nôm trong cuốn ấy thật đã đạt một trình độ rất cao [7; 311]. - Đặng Thanh Lê là ngời đã có khá nhiều bài viết về Cung oán ngâm khúc. ở sách giáo khoa văn 10, NXB GD, 1998, viết: ng ời cung phi bị ruồng bỏ đã trải qua những tâm trạng khắc khoải mong chờ, buồn tủi giận hờn bị tuyệt vọng, buồn tủi và giận hờn đi đến cực độ [3; 153]. 3 Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII hết thế kỷ XIX , NXBGD, 2004 viết: Cung oán ngâm khúc ra đời góp thêm một tiếng nói tố cáo, lên án xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời cũng góp thêm một tiếng nói mạnh mẽ đòi cho con ngời có quyền đợc yêu thơng, đợc thoả mãn cuộc sống ái ân. Kể cũng hiếm có tác phẩm nào nói đến khao khát thoả mãn cuộc sống ái ân vừa táo bạo mà cũng vừa trắng trợn và có tính chất nhục cảm nh Cung oán ngâm khúc [10;191]. Trong Cung oán ngâm khúc, khát vọng của ngời cung nữ thiên về những đòi hỏi ái ân, cho nên nghệ thuật biểu diện bằng cảm giác phần nào có thiên hớng nhục cảm. Ông là ngời đầu tiên có công sử dụng nghệ thuật này, đồng thời cũng là ngời có những hạn chế nhất định trong việc sử dụng nghệ thuật này [10; 197]. - Hoàng Hữu Yên, Giảng văn văn học Việt Nam, NXBGD, 1954: Cung oán ngâm khúc là tiếng nói độc thoại vang lên đầy ai oán, khi thẫn thờ da diết và cuối cùng là nỗi bực bội giận hờn thì tác giả mợn bút phát tả cảnh ngụ tình. Ngòi bút lách vào những miền sâu thẳm của tâm t, ý nghĩ của nhân vật [18;193]. - P. TS. Hồ Sĩ Hiệp Lâm Quế Phong ; Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Phan Huy ích, NXB Văn nghệ, TP HCM, 1997; bài viết về Nội dung và đặc điểm nghệ thuật của Cung oán ngâm khúc của Đặng Thanh Lê có đoạn: có thể nói tiếng nói đòi hỏi hanh phúc trong Cung oán ngâm khúc là tiếng nói đắm đuối nhất trong văn chơng quý tộc [9; 103]. 2.2. Nhận xét Nhìn chung nghiên cứu về Cung oán ngâm khúc ngoài những công trình đã nêu chắc chắn còn rất nhiều. ở đây chúng tôi chỉ lọc ra những công trình có ý kiến liên quan đến đề tài. Chúng tôi nhận thấy rằng cha có công trình nào đi sâu nghiên cứu khát vọng hanh phúc và nhu cầu thoả mãn ái ân của nhân vật cung nữ cùng những 4 nghệ thuật mà Nguyễn Gia Thiều sử dụng để thể hiện nội dung đó trong tác phẩm của ông nh một công trình độc lập. Nói nh vậy không phải là các nhà nghiên cứu không làm đợc mà là họ cha đặt ra vấn đề đó một cách khu biệt. Đây vừa là những khó khăn nhng cũng tạo đợc những điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài của mình. Khó khăn vì sự ít ỏi của tài liệu sẽ làm cho việc xác định hớng đi của đề tài không dễ dàng gì. Mặt khác, nó tạo điều kiện cho chúng tôi phát huy tối đa những ý tởng và sự sáng tạo của cá nhân. Những ý kiến của các tác giả trong các công trình nghiên cứu nêu trên sẽ là nguồn t liệu quí giá cho chúng tôi thực hiện đề tài của mình. 3. Phơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu Khát vọng hanh phúc ái ân của nhân vật cung nữ trong Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), chúng tôi đã sử dụng một số phơng pháp: - Phơng pháp phân tích - Phơng pháp liệt kê - Phơng pháp bình giảng - Phơng pháp so sánh đối chiếu Ngoài những phơng pháp đã nêu, khi nghiên cứu, chúng tôi luôn đặt tác phẩm trong hoàn cảnh xã hội mà nó ra đời và những yếu tố của bản thân tác giả lúc đó. Đây chính là áp dụng quan điểm lịch sử cụ thể và quy luật biện chứng của đời sống và văn học. 4. Đối tợng nghiên cứu Chúng tôi xin đi nghiên cứu bản Cung oán ngâm khúc do Lê Văn Hoè hiệu đính và chú giải, đợc in ở NXB Thế giới, Hà Nội, 2001. 5. Phạm vi nghiên cứu Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đề cập đến nhiều vấn đề nhng do phạm vi của đề tài nên chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu khát vọng hanh phúc ái ân của cung nữ trong tác phẩm cùng những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để thể hiện nội dung đó. 5 6. Cấu trúc luận văn Luận văn của chúng tôi có cấu trúc gồm 3 phần: Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Một số ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài 2.2. Nhận xét 3. Phơng pháp nghiên cứu 4. Đối tợng nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Cấu trúc luận văn Phần nội dung Chơng 1: Trào lu nhân văn chủ nghĩa và một đôi nét về tác giả Nguyễn Gia Thiều. 1.1. Trào lu nhân văn chủ nghĩa 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Cơ sở xã hội và văn học của trào lu nhân văn chủ nghĩa 1.1.3. Một số biểu hiện cụ thể của cảm hứng nhân văn trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. 1.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Gia Thiều 1.2.1. Tiểu sử 1.2.2. Sự nghiệp văn chơng 1.2.3. Tác phẩm Cung oán ngâm khúc Chơng 2: Những biểu hiện về Khát vọng hạnh phúc ái ân của nhân vật cung nữ trong Cung oán ngâm khúc. 2.1. Sự hoài niệm quá khứ với biết bao tiếc nuối 2.2. Sự cô đơn trong hiện tại với những khao khát về hạnh phúc ái ân. 2.3. Sự tuyệt vọng uất ức khi không đợc thoả mãn 2.4. Sự phản kháng mãnh liệt trớc những khát khao không đợc thoả mãn. 6 2.5. Cơ sở làm nảy sinh khát vọng hạnh phúc ái ân trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Chơng 3: Nghệ thuật thể hiện khát vọng hạnh phúc ái ân trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. 3.1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình 3.2. Biện pháp độc thoại nội tâm 3.3. Nghệ thuật thể hiện bằng cảm giác 3.4. Thể thơ song thất lục bát với thành công của khúc ngâm Phần kết luận 7 B. Phần nội dung Chơng 1 Trào lu nhân văn chủ nghĩa và một đôi nét về tác giả Nguyễn Gia Thiều. 1.1. Trào lu nhân văn chủ nghĩa 1.1.1. Khái niệm Chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan điểm chính trị bắt nguồn không phải từ những gì siêu nhiên kỳ ảo, từ những nguyên lý ngoài đời sống của nhân loại mà từ con ngời tồn tại trong thực tế trên mặt đất với những nhu cầu, những khát vọng trần thế và hiện thực của nó. Những nhu cầu ấy đòi hỏi phải đợc phát triển một cách đầy đủ, đòi hỏi phải đợc thoả mãn Chủ nghĩa nhân văn xuất hiện từ khá lâu trong văn học nh một tiêu chí sáng tạo nghệ thuật. Tất cả những tác phẩm văn chơng đợc sáng tác trên tinh thần của chủ nghĩa nhân văn tập hợp lại thì tạo thành một trào lu văn học mang tên trào lu nhân văn chủ nghĩa. Trào lu nhân văn chủ nghĩa xuất hiện ở Việt Nam vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX do những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể của dân tộc. 1.1.2. Cơ sở xã hội và văn học của trào lu nhân văn chủ nghĩa Vốn đã có mầm mống nguy hại từ giai đoạn trớc đó, đến giai đoạn này, xã hội Việt Nam suy vong và xuống dốc đến tột cùng. Biểu hiện rõ trên tất cả các mặt. 1.1.2.1. Về kinh tế Nền kinh tế nớc nhà vốn thấp kém thì nay lại càng đi vào suy vong, sụp đổ do mục đích riêng t của triều đình phong kiến. Nông nghiệp thì đình đốn mất mùa liên miên, công thơng nghiệp cũng bị thui chột dần vì chính sách bế quan toả cảng. Nhân dân phải dắt díu nhau đi ăn xin, sống cuộc đời lang bạt khắp nơi. Trong xã hội xuất hiện hai mảng đời đối lập là mảng sống xa hoa của 8 vua chúa quan lại và cuộc sống nghèo đói của quần chúng nhân dân. Do vậy trong xã hội bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn, t tởng oán hận triều đình phong kiến cũng bắt đầu xuất hiện trong quần chúng nhân dân. 1.1.2.2. Về chính trị xã hội Nền chính trị trong giai đoạn này vô cùng tồi tệ. Chính quyền phong kiến đã thực sự thối nát. Vua chúa không quan tâm đến việc triều chính mà chỉ lo ăn chơi hởng lạc. Nạn quan liêu, tham ô diễn ra ngày càng mạnh. Những yếu tố về kinh tế và sự thối nát trong triều đình phong kiến hiện đã khiến quần chúng nhân dân mất lòng tin vào triều đình phong kiến, căm ghét bọn vua chúa quan lại. Họ đã ý thức đợc nhu cầu của chính mình và vùng lên phản kháng mãnh liệt. Những phong trào nông dân khởi nghĩa liên tiếp nổ ra một cách rầm rộ, rộng khắp mặc cho triều đình phong kiến ra sức trù dập bằng những hình phạt ghê sợ. Khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra là sự tập hợp sức mạnh của những cuộc khởi nghĩa trớc đó đã đem lại cùng lúc hai thắng lợi to lớn. Nó đã đánh đợc giặc ngoài để giành độc lập dân tộc và dẹp thù trong để thống nhất đất nớc. Ng- ời anh hùng áo vải Quang Trung đợc coi là ngời đem lại mầm sống mới cho dân tộc, ngời đa lịch sử dân tộc bớc sang một trang mới. Lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX chứng kiến sự ra đời của tầng lớp thị dân. Đây là tầng lớp tự do t hữu, không bị ràng buộc bởi cộng đồng làng xã. Họ mang trong mình một ý thức cá nhân rõ nét, một nhu cầu giải phóng tình cảm cá nhân mãnh liệt. Luồng t tởng ấy của họ nhanh chóng ảnh hởng sâu rộng trong quần chúng và đi vào văn học nh một hiện tợng manh tính nhân văn tiến bộ của thời đại. Thêm vào đó ý thức hệ phong kiến giai đoạn này cũng bị vi phạm nghiêm trọng từ chính tầng lớp tạo ra nó. T tởng trung quân đã không còn đợc coi trọng, quan lại trong triều thì chia bè, chia phái sẵn sàng chà đạp lên nhau để tranh quyền đoạt vị. Hình ảnh Nguyễn Cảnh Thớc cớp áo bào và châu báu của vua trên dòng sông Nh Nguyệt đợc xem là một vết nhơ của lịch sử. Nguyễn Trang nói với thầy học của mình rằng :Sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa chẳng bằng yêu thân. Sự suy đồi đạo đức của con ngời đã khiến Phạm Đình Hổ 9 phải thốt lên: Đời suy thói tệ, thế đạo ngày một sút kém, danh phận lung tung không phân biệt đợc đâu là thuận với nghịch nữa (Vũ Trung tuỳ bút). Tình trạng này khiến cho Nguyễn Hành phải đau xót kêu lên rằng nhục quốc thể. Sự phá sản của Nho giáo khiến cho tầng lớp trí thức phong kiến khủng hoảng trầm trọng về lý tởng. Họ không còn tin vào minh chúa, không còn tin vào lý tởng của Nho gia. Duy có điều là họ không hề có t tởng ẩn mình, thoát tục mà ngợc lại rất có tinh thần nhập thế. Họ dám nhìn thẳng vào hiện thực để phanh phui mổ xẻ những mặt trái của xã hội, lên tiếng bênh vực, đòi quyền lợi cho cá nhân con ngời, đặc biệt là quyền hạnh phúc của ngời phụ nữ và ớc mơ một xã hội lý tởng trong tơng lai. 1.1.2.3. Cơ sở văn học Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX phát triển rực rỡ. Những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội chính là nguồn gốc sâu xa quyết định sự phát triển của văn học giai đoạn này. Hầu hết các tác phẩm văn học dù là chữ Hán hay chữ Nôm đều tập trung vào vấn đề con ngời, nhận thức con ngời và đấu tranh với mọi thế lực đen tối, phản động của xã hội phong kiến để khẳng định giá trị chân chính của con ngời. Trào lu nhân văn chủ nghĩa trong văn học giai đoạn này xuất hiện từ đó. 1.1.3. Một số biểu hiện của cảm hứng nhân văn trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. Cảm hứng nhân văn trong giai đoạn văn học này xuất hiện không phải nh một yếu tố, một tính chất mà xuất hiện nh một trào lu. Hầu hết những tác phẩm văn học này đều viết về con ngời, đấu tranh với mọi thế lực thù địch đen tối để khẳng định những giá trị chân chính của con ngời. 1.1.3.1. Đáng kể nhất vẫn là sự xuất hiện của hình tợng ngời phụ nữ với hai cảm hứng là bênh vực, bảo vệ và ngợi ca đề cao. Ngời phụ nữ xuất hiện trong văn học giai đoạn này là con ngời cá nhân với cuộc sống trần tục và khát vọng tự do vợt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến, là ngời phụ nữ trong cuộc đấu tranh chống lại những thế lực tàn bạo, chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con ngời. Những ngời phụ nữ nh vậy 10 . phúc ái ân trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Chơng 3: Nghệ thuật thể hiện khát vọng hạnh phúc ái ân trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia. thực đó, nguyện vọng của chúng tôi là sẽ nghiên cứu Khát vọng hanh phúc ái ân của nhân vật cung nữ trong Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) để nhìn

Ngày đăng: 17/12/2013, 22:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân, 150 từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia HN, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia HN
2. Phan Ngọc, Lê Ngọc Cầu, Nội dung xã hội mỹ học tuồng đô – , NXB Khoa học và xã hội, H,1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung xã hội mỹ học tuồng đô
Nhà XB: NXB Khoa học và xã hội
4. Ngô Văn Đức, Ngâm khúc Qúa trình hình thành phát triển và đặc tr – ng thể loại, NXB Thanh niên, H, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngâm khúc Qúa trình hình thành phát triển và đặc tr"– "ng thể loại
Nhà XB: NXB Thanh niên
5. Lơng Văn Đang - Nguyễn Thạch Giang (giới thiệu và chú giải), Những khúc ngâm chọn lọc, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khúc ngâm chọn lọc
Nhà XB: NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp
6. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXBĐH Quốc Gia, H, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXBĐH Quốc Gia
7. Dơng Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, NXB Hội nhà văn, 2002 (bản in lần đầu tiên năm 1943) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
8. Dơng Quảng Hàm, Việt Nam thi văn hợp tuyển, NXB Hội nhà văn, 2001 (bản in lần đầu tiên năm 1943) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam thi văn hợp tuyển
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
9. PTS. Hồ Sĩ Hiệp – Lâm Quế Phong (chủ biên), Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Phan Huy ích, NXB Văn nghệ, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Phan Huy ích
Nhà XB: NXB Văn nghệ
10. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII hết thế kỷ XIX – , NXBGD, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII hết thế kỷ XIX
Nhà XB: NXBGD
11. Nguyễn Lộc, Hoàng Hữu Yên, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX (2 tập), NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX
Nhà XB: NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp
12. Phạm Văn Luận – Lê Hoài Nam, Lịch sử văn học Việt Nam (tập 3) – văn học viết giai đoạn giữa thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, NXBGD, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam
Nhà XB: NXBGD
13. Phan Ngọc, Phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB KH&XH, H, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều
Nhà XB: NXB KH&XH
14. Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXBGD, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam
Nhà XB: NXBGD
15. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, NXBGD, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thế giới nghệ thuật thơ
Nhà XB: NXBGD
16. Đỗ Lai Thuý, Hồ Xuân Hơng, hoài niệm phồn thực, những mơ mộng nghệ thuËt, NXB VHTT, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hơng, hoài niệm phồn thực, những mơ mộng nghệ thuËt
Nhà XB: NXB VHTT
17. Hoàng Hữu Yên, Giảng văn văn học Việt Nam, NXBGD, 1954 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng văn văn học Việt Nam
Nhà XB: NXBGD

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w