1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn hiện thực thời kỳ đầu của m gorki và nguyễn hồng

101 901 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 275 KB

Nội dung

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học vinh Trơng thị vân Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn hiện thực thời kỳ đầu của M. Gorki nguyên hồng Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.32 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Thúc Tam Vinh - 2006 Mục lục Trang Mở đầu . 1. Lý do chọn đề tài . 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu nhiệm vụ khoa học . 4. Phạm vi t liệu phơng pháp nghiên cứu 5. Đóng góp mới của luận văn . 6. Cấu trúc luận văn . Chơng 1. Thế giới nhân vật phụ nữ 1.1. Những phụ nữ bị huỷ hoại nhân phẩm . 1.2. Những phụ nữ du thủ du thực . 1.3. Những ngời mẹ tần tảo, nghèo khổ, nhẫn nhục 1.4. Những ngời vợ bị xiềng xích bởi tập tục phong kiến . 1.5. Những phụ nữ buôn bán nhỏ có số phận đau đớn 1.6. Những cô gái quê nghèo khổ, tăm tối 1.7. Những phụ nữ gặp rủi ro, bất hạnh . Chơng 2. Giá trị hiện thực t tởng nhân đạo đợc thể hiện qua nhân vật phụ nữ 2.1. Giá trị hiện thực 2.1.1. Những điểm tơng đồng 2.1.2. Những điểm khác biệt . 2.2. T tởng nhân đạo 2.2.1. Những điểm tơng đồng 2.2.2. Những điểm khác biệt . Chơng 3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật phụ nữ 3.1. Miêu tả ngoại hình 3.1.1. Miêu tả những đặc điểm ngoại hình chủ yếu của nhân vật phụ nữ 3.1.2. Nguyên Hồng miêu tả cùng một lúc nhiều chi tiết ngoại hình . 3.1.3 M. Gorki chủ yếu đặc tả một số nét ngoại hình 3.2. Miêu tả nội tâm . 3.2.1. Miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ ngời kể chuyện . 3.2.2. Thể hiện nội tâm nhân vật qua đối thoại, độc thoại 3.2.3. Thiên nhiên nh một phơng tiện nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật . 3.3. Xây dựng tình huống truyện không gian nghệ thuật . 3.3.1. Tình huống truyện . 3.3.2. Không gian nghệ thuật 3.4. Trữ tình ngoại đề Kết luận . Tài liệu tham khảo 94 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. M.Gorki Nguyên Hồng là những nhà văn lớn của văn học Nga văn học Việt Nam. M.Gorki là nhà văn lớn có vị trí quan trọng trong nền văn học Nga nói riêng văn học thế giới nói chung. Tác phẩm của M.Gorki vợt ra khỏi biên giới nớc Nga, ảnh hởng sâu rộng đến nhiều nền văn học thế giới: "Toàn bộ những công trình nghệ thuật do chính bàn tay của nhà nghệ sĩ thiên tài ấy sáng tạo nên thật vô cùng lớn lao hùng tráng. Thiếu đi những cái ấy chúng ta không sao hình dung đợc bộ mặt ngày nay không những của nền văn học Nga mà cả nền văn học thế giới nữa [45, 246]. Nguyên Hồng là một trong những nhà văn xuất sắc có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Liên tục, miệt mài sáng tác hơn 40 năm, Nguyên Hồng đã để lại một khối lợng tác phẩm đồ sộ thuộc nhiều thể loại khác nhau của thời kỳ trớc sau cách mạng. Giải thởng Hồ Chí Minh (Đợt I, 1996) là phần thởng cao quý dành cho sự nghiệp sáng tác của ông. 1.2 Nhân vât phụ nữ chiếm vị trí quan trọng trong truyện ngắn của hai nhà văn. Truyện ngắn là thể loại thành công nhất trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác đồ sộ của hai nhà văn. Trong mọi lĩnh vực, thiên tài nghệ thuật M. Gorki đều chiếm lĩnh những đỉnh cao chói lọi, truyện ngắn là một trong những mặt mạnh nhất của ông. M. Gorki bắt đầu nổi tiếng với t cách là một cây bút độc đáo chuyên viết truyện ngắn luôn có những tìm tòi, khám phá mới. Truyện ngắn hiện thực thời kỳ đầu của M. Gorki có vai trò định hớng cho toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn học của ông. Trong sự nghiệp văn học của Nguyên Hồng, truyện ngắn có vị trí quan trọng không thua kém gì tiểu thuyết: Chúng ta có thể nói đến Nguyên Hồng nh một phong cách truyện ngắn trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Su tầm tuyển chọn những tác phẩm trớc sau cách mạng tháng Tám, chúng ta sẽ có 4 một tập truyện ngắn giá trị với nhiều mầu sắc độc đáo. Khá nhiều truyện ngắn của Nguyên Hồng đợc viết với một bút pháp hiện thực tỉnh táo'' [8, 13]. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của M.Gorki Nguyên Hồng vô cùng phong phú, đa dạng, đủ mọi hạng ngời, đông đảo nhất là những con ngời sống dới đáy xã hội: lu manh, gái điếm, tù tội, phu phen tạp dịch, ngời già, phụ nữ trẻ emTrong đó nhân vật phụ nữ chiếm vị trí quan trọng trong truyện ngắn của hai nhà văn. Nguyên Hồng xứng đáng đợc gọi là nhà văn của phụ nữ trẻ em thuộc các tầng lớp bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ [49, 78]. 1.3. M.Gorki Nguyên Hồng có nhiều điểm tơng đồng về nhiều phơng diện. Nguyễn Đăng Mạnh trong một công trình nghiên cứu của mình đã tìm thấy những điểm gặp gỡ giữa hai nhà văn: ''Cuộc đời, khuynh hớng phong cách viết của Nguyên Hồng khiến ngời ta dễ nghĩ đến M. Gorki tuy biết rằng, hai nhà văn ấy có những chỗ khác nhau về tầm cỡ. Cả hai đều từng lăn lộn thực sự với những tầng lớp dới đáy của xã hội cũ, cùng viết với một trái tim tha thiết tin yêu con ngời, cùng sớm giác ngộ lí tởng cộng sản chủ nghĩa. Cả hai đều viết đủ thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết Họ cũng xây dựng đợc nhiều hình tợng bà mẹ rất đẹp đi từ trong bóng tối mù mịt của cuộc đời cũ, của thành kiến cũ, tới ánh sáng của thời đại'' [46, 22]. Nguyễn Tuân đã viết về Nguyên Hồng: "Và đồng nghiệp mới cũng nh cũ, ai ai cũng đều thân mật gọi bạn Nguyên Hồng tôi là Gorki Việt Nam. Có phần nào cũng đúng thôi" [8, 71]. 1.4. Nghiên cứu so sánh nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn hiện thực thời kỳ đầu của M.Gorki Nguyên Hồng sẽ góp phần làm sáng tỏ những điểm tơng đồng khác biệt, những đóng góp riêng, độc đáo của hai ông trong việc thể hiện nhân vật phụ nữ. Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo thiết thực phục vụ cho học tập, giảng dạy tác phẩm của M.Gorki Nguyên Hồng trong nhà trờng Việt Nam hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 5 M.Gorki là một tài năng vĩ đại trong văn học Nga thế kỉ XX. Sáng tác của ông có một ảnh hởng sâu rộng đối với nhiều nền văn học dân tộc trên thế giới. Chính vì thế, cùng với thời gian công trình nghiên cứu về sáng tác của ông dần tăng lên. Trong điều kiện hiện nay, trên những t liệu bằng tiếng Việt hiện có ở th vịên trờng Đại học Vinh, th viện Nghệ An, th viện Quốc Gia . Chúng tôi thấy có một số công trình nghiên cứu về M. Gorki bằng tiếng Việt. Trong cuốn Lịch sử văn học Xô viết (Nxb Văn hoá, Viện văn học, Hà Nội, 1961), Giáo s Nubarôp đã có những đánh giá chung về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của M.Gorki Gorki đa ngời đọc đi sâu vào thế giới của những con ngời nghèo đói, cùng quẫn, " bị lăng nhục bị xúc phạm", bị xã hội t sản vất xuống "dới đáy" của cuộc sống. Đó là thế giới của những ngời phiêu bạt, du thủ du thực, hành khất, trộm cắp gái điếm" [45, 255]. Viện sĩ Khrapchenko trong công trình nghiên cứu Cá tính sáng tạo cuả nhà văn sự phát triển văn học (Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978) đã dành cả chơng XI để viết về "M.Gorki với thời đại ngày nay". Cụ thể là tác giả chỉ ra vai trò, vị trí của nhà văn M.Gorki trong mối liên hệ với nhân dân, với thực tiễn phong trào cách mạng, với cuộc sống. Tác giả Nguyễn Kim Đính trong cuốn M.Gorki (Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1981), nghiên cứu khá công phu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác văn học của M.Gorki, theo sát từng chặng đờng phát triển của phong trào cách mạng Nga. Tuy vậy, ở những sáng tác thời kỳ đầu M.Gorki ông không đi sâu phân tích nhiều nh một số tác giả khác. Tác giả Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà trong cuốn Văn học Xô viết, tập 1 (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1987) bàn khá nhiều đến truyện ngắn lãng mạn hiện thực thời kỳ đầu của M.Gorki, đặc biệt là những truyện ngắn hiện thực. Các tác giả cho rằng đề tài chính mà nhà văn khai thác trong những truyện ngắn này là cuộc sống của những ngời cùng khổ, đặc biệt là của những ngời du thủ du thực. ở họ có khá nhiều phẩm chất tốt đẹp nhng cũng có không ít hạn chế mà nhà 6 văn đã phê phán không thơng tiếc. ''Ông đã chú ý tới thế giới nội tâm phong phú, đa dạng của những ngời cùng khổ, nhất là những mầm sống của một ý thức xã hội mới đang nảy sinh, sự phản kháng tự phát, âm thầm ngày càng mạnh, niềm mơ ớc về một cuộc sống tốt đẹp hơn đang âm ỷ cháy trong lòng những ng- ời ở ''dới đáy'' xã hội'' [23, 53]. Theo tác giả, "Trung tâm chú ý của M.Gorki trong sáng tác những năm 90 là những tính cách đặc sắc, đa dạng, có thế giới nội tâm phong phú, có những suy nghĩ triết lí về các vấn đề lớn lao của cuộc đời ( .), vai trò của những đoạn đối thoại độc thoại trong các truyện của Gorki rất lớn Gorki đã lồng t tởng tình cảm của mình vào hình tợng các nhân vật, vào những đoạn miêu tả phong cảnh thiên nhiên, môi trờng sống của các nhân vật, qua hệ thống những so sánh, ẩn dụ. ở một số tác phẩm hiện lên rõ nét hình ảnh ngời kể chuyện, một con ngời sống bằng những nỗi khổ, niềm vui, ớc mơ khát vọng của nhân dân. Tiếng nói của ngời kể chuyện lúc đau đớn, xót xa, lúc tủi hờn, buồn bã, lúc lại lạc quan, đắc thắng, đã thu hẹp khoảng cách gữa các nhân vật độc giả'' [23, 61- 62]. Trong cuốn Tuyển chọn trích dẫn những bài phê bình, bình luận văn học của các nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam thế giới (Vũ Tiến Quỳnh biên soạn, Nxb Văn học Giải phóng), Đỗ Xuân Hà cho rằng trong truyện ngắn hiện thực thời kỳ đầu của mình, M.Gorki đã đề cập đến cuộc đời, số phận của những kẻ sống "dới đáy" xã hội, phơi bày ra ánh sáng bộ mặt đê tiện, xấu xa của chế độ phong kiến t bản Nga Hoàng, kẻ đã đẩy hàng triệu con ngời vào cảnh bần cùng, tớc đoạt đi mọi quyền hành kể cả quyền lao động, cái quyền tối thiểu đồng thời cũng là phơng tiện duy nhất để kiếm sống. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trờng Lịch, Huy Liên trong cuốn Lịch sử Văn học Nga (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998) đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân nhà văn sáng tác nên hàng loạt truyện hiện thực đặc sắc, phân tích kỹ về đề tài cuộc sống của con ngời dới đáy xã hội với những nét khám phá mới trong cách xây dựng nhân vật của 7 M.Gorki. Trong tuyến những tác phẩm hiện thực thời kỳ đầu của M. Gorki, theo các tác giả của công trình này, ngời đọc dễ dàng nhận thấy hai lớp tác phẩm. Một lớp tập trung vào phê phán, đả kích cái ''thế giới trởng giả đang lực lỡng, c- ờng tráng'', đang phè phởn trên xơng máu của nhân dân lao động lớp tác phẩm miêu tả cuộc sống của nhân dân, của những ngời cùng cực trong xã hội". Trong những tác phẩm hiện thực thời kỳ đầu của M. Gorki, bản lĩnh cách tân của nhà văn trẻ đợc thể hiện hiện rõ nhất trong những truyện ngắn viết về đời sống t tởng, tình cảm của quần chúng nhân dân Nga. M. Gorki bác bỏ quan điểm ''bề trên'' thơng hại chiếu cố đối với quần chúng. Nhà văn trẻ bác bỏ quan điểm lí tởng hoá ngời dân Nga của những nhà văn phái dân tuý. M. Gorki miêu tả nhân dân không phải từ bên ngoài để quan sát, đồng cảm mà chính từ ý thức của nhân dân để nhìn nhận, đánh giá xã hội con ngời. Đối với ngòi bút nghệ thuật M. Gorki, miêu tả nhân dân quần chúng có nghĩa là tự biểu hiện. Chính vì vậy, điều quan tâm hàng đầu của tác giả không phải là điều kiện sống tối tăm, cực khổ, ở những chi tiết nghề nghiệp mà chính ở quá trình tâm lí ý thức của nhân dân. Ngoài ra còn có một số công trình của các tác giả khác nh Nguyễn Kim Đính, Hồ Sĩ Vịnh, Lê Sơn, Nguyễn Hải Hà, Hồ Chơng, Lu Liên . về ngời văn M.Gorki. Nguyên Hồng là một trong những đại diện xuất sắc của khuynh hớng văn học hiện thực tiến bộ trớc cách mạng tháng Tám cũng là một trong những ngời đầu tiên góp phần xây dựng nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Suốt cuộc đời lao động nghệ thuật, ông đã dốc toàn bộ sức lực tâm huyết để viết về những ngời cùng khổ trong xã hội cũ dựng lên bức tranh hiện thực hoành tráng về sự nghiệp cách mạng trọng đại của dân tộc. Ngòi bút Nguyên Hồng cũng góp phần vào không khí sôi động sự phát triển liên tục, bề thế của văn học nớc nhà trong cuộc hành trình thế kỉ XX. Sự nghiệp văn học của nhà văn xứng đáng 8 đợc nghiên cứu về nhiều phơng diện: Cuộc đời, tác phẩm, thế giới quan, phơng pháp sáng tác, thế giới nhân vật (trong đó có nhân vật phụ nữ). Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại quyển t, tập 3 (Nxb Vĩnh Thịnh, 1951) cho rằng "Những truyện ngắn của Nguyên Hồng, phần nhiều pha một giọng phóng sự chua cay kín đáo, phần nào dùng việc thay lời, nên cái nghệ thuật của ông thật là sâu sắc ." [57, 213]. Hà Minh Đức trong cuốn Nguyên Hồng - Về tác gia tác phẩm (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001) đã có những nhận xét thật sâu sắc về nhân vật phụ nữ của Nguyên Hồng. "Cái gốc là sự ổn định, không biến chất của những giá trị tinh thần đạo lý của dân tộc thấm sâu trong cuộc sống của họ. Điều này càng thấy rõ ở các nhân vật nữ nhất là những bà mẹ. Nhân vật bà mẹ ở Nguyên Hồng cho dù bà mẹ ở xóm nghèo thành thị hay nông thôn đều có những nét cơ bản giống nhau: tình yêu quê hơng, ý thức xây dựng hạnh phúc của gia đình, tinh thần vị tha khi xử lý các mối quan hệ xã hội, tình yêu thơng tha thiết cuộc sống con ngời" [16, 17]; ''Nguyên Hồng, nhà văn của những xóm thợ, "những ngời cùng khổ", ''Gorki của Việt Nam'', ngời dã đem vào trang sách muối mặn, mồ hôi đất bụi của cuộc đời'' [16, 13]. Trong cuốn Nguyên Hồng- Tấm lòng qua trang viết (Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002), Nguyễn Đăng Mạnh đã có khám phá mới về thế giới nhân vật phụ nữ: "những ngời đàn bà trong tác phẩm Nguyên Hồng, tuy bề ngoài nhiều khi không dợc dịu dàng, bao giờ cũng mang bản chất tốt đẹp. Đức tính phổ biến của họ là tình mẫu tử đợc thể hiện nh một bản năng mãnh liệt ., là tình hữu ái giữa những ngời nghèo khổ mà sau này nhà văn sẽ nâng lên thành ý thức giai cấp. Điều đặc biệt là nhân vật phụ nữ trong tác phẩm Nguyên Hồng, một mặt có thể chịu đựng mọi gian khổ, có thể hy sinh tất cả vì chồng, vì con, nhng mặt khác lại dễ rung động trớc tiếng gọi của hạnh phúc lứa đôi. Những lúc ấy ngời ta thấy nhân vật phụ nữ của Nguyên Hồng sẵn sàng gạt phăng mọi ràng 9 buộc của lễ giáo phong kiến, của những thành kiến hàng nghìn đời của đạo tam tòng, tứ đức để chỉ tuân theo những thôi thúc của trái tim mình" [49, 75]. Trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyên Hồng, tập 1 (Nxb Văn học, Hà Nội, 1997), Phan Cự Đệ viết: ''Có thể thấy ở Nguyên Hồng những ảnh hởng của HuyGo lẫn Gorki'' [8, 43]; "Trong phạm vi chủ đề này ngời ta thờng nói đến sự gặp gỡ ở một mức độ nào đó giữa Nguyên Hồng với Gorki. Hai nhà văn này đều xây dựng đợc những hình tợng rất đẹp về những bà mẹ đau khổ từ trong bóng tối của cuộc đời cũ vơn lên ánh sáng, đều quan tâm sâu sắc đến vận mệnh những em bé bị vứt ra ngoài lề của xã hội, đi kiếm ăn lang thang dọc các thành phố lớn, đều băn khoăn đến cả cuộc đời những tầng lớp lu manh dới đáy của xã hội" [8, 26]. Ngoài ra còn có nhiều công trình của Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Thạch Lam, Kim Lân, Xuân Cang, Linh Thi, Vũ Tú Nam, Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu, Phan Diễm Phơng, Chu Nga, Nh Phong . Về văn ngời Nguyên Hồng. Nhìn chung, có thể nhận thấy việc nghiên cứu sáng tác của M.Gorki Nguyên Hồng nh sau: Những bài khái quát về sự nghiệp sáng tác của hai nhà văn có thể nói là chu đáo, tỉ mỉ, khoa học tơng đối toàn diện. Các bài viết về những sáng tác cụ thể của M.Gorki Nguyên Hồng cũng sâu sắc, có nhiều phát hiện thú vị tạo điều kiện nghiên cứu những vấn đề khác. Một số bài viết đi sâu khám phá những vấn đề cụ thể nh đặc điểm nghệ thuật, đặc điểm nhân vật, cảm hứng sáng tác . đều có cơ sở khoa học xác đáng. Tuy vậy, do tính chất mục đích riêng của từng công trình mà vấn đề nghiên cứu so sánh để thấy đợc những nét tơng đồng khác biệt trong việc thể hiện nhân vật phụ nữ của hai nhà văn hầu nh chỉ mới điểm qua thực sự cha có một công trình nào nghiên cứu toàn diện có hệ thống. Nhận thấy đợc những yếu tố còn bỏ ngỏ đó, chúng tôi đi vào khoảng trống này với hy vọng có một cái nhìn đầy đủ hơn về "Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn hiện thực thời kỳ đầu của hai nhà văn" dới góc nhìn của văn học so sánh. 10

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 1999
2. M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
3. Nguyễn Minh Châu (1997), ''Vô cùng thơng tiếc nhà văn Nguyên Hồng'', Nguyên Hồng- Thân thế và sự nghiệp, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Hồng- Thân thế và sự nghiệp
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 1997
4. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trờng Lịch, Huy Liên (2003), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga
Tác giả: Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trờng Lịch, Huy Liên
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2003
5. Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lý luận của văn học so sánh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận của văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1995
6. Đỗ Đức Dục (1964), "Tìm hiểu chủ nghĩa hiện thực phê phán", Văn học, (2), tr. 55- 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu chủ nghĩa hiện thực phê phán
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Năm: 1964
7. Trơng Đăng Dung (1996), "Tác phẩm văn học nh là quá trình", Văn học, (12), tr. 19- 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học nh là quá trình
Tác giả: Trơng Đăng Dung
Năm: 1996
8. Phan Cự Đệ su tầm, tuyển chọn và giới thiệu (1997), Tuyển tập Nguyên Hồng, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập NguyênHồng
Tác giả: Phan Cự Đệ su tầm, tuyển chọn và giới thiệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1997
9. Phan Cự Đệ su tầm, tuyển chọn và giới thiệu (1997), Tuyển tập Nguyên Hồng, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập NguyênHồng
Tác giả: Phan Cự Đệ su tầm, tuyển chọn và giới thiệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1997
10. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2000), Văn học Việt Nam (1900- 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam
Tác giả: Phan Cự Đệ, Trần Đình Hợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2000
11. Nguyễn Khoa Điềm (1997), "Kính tặng Nguyên Hồng", Nguyên Hồng- Thân thế và sự nghiệp, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kính tặng Nguyên Hồng
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 1997
12. Nguyễn Kim Đính (1978), "Lịch sử- nhân dân- con ngời trong sáng tác của M. Gorki", Văn học, (3), tr. 79- 82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử- nhân dân- con ngời trong sáng táccủa M. Gorki
Tác giả: Nguyễn Kim Đính
Năm: 1978
13. Nguyễn Kim Đính (1981), M. Gorki, Nxb Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: M. Gorki
Tác giả: Nguyễn Kim Đính
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1981
14. Nguyễn Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến, Huy Liên (1982), Lịch sử văn học Xô viết, tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử vănhọc Xô viết
Tác giả: Nguyễn Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến, Huy Liên
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1982
15. Hà Minh Đức, Đỗ Văn Khang (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức, Đỗ Văn Khang
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
16. Hà Minh Đức (2001), ''Nguyên Hồng- Nhà văn của những khát vọng sống'', Nguyên Hồng- Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Hồng- Về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
17. Hà Minh Đức (2001), ''Một vài kỷ niệm nhỏ với nhà văn Nguyên Hồng'', Nguyên Hồng - Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Hồng - Về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
18. M. Gorki (1964), Thời thơ ấu, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời thơ ấu
Tác giả: M. Gorki
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1964
19. M. Gorki (1970), Bàn về văn học, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn học
Tác giả: M. Gorki
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1970
20. M. Gorki (1970), Bàn về văn học, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn học
Tác giả: M. Gorki
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1970

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w