Nguyễn Gia Thiều sinh ra trong một hoàn cảnh xã hội đặc biệt mà dờng cột của nó là triều đình phong kiến đã bắt đầu mục ruỗng. Trong triều quan lại chia bè phái hãm hại lẫn nhau. Nhà vua nghe theo lời của bọn loạn thần không lo cho đời sống nhân dân, suốt ngày đắm chìm trong cuộc sống vật dục, trong đam mê tửu sắc. Những kẻ sĩ có lơng tâm luôn cảm thấy lạc lõng trớc thời cuộc. Họ luôn bày tỏ khao khát đợc cống hiến sức mình phò chúa và phụng sự nhân dân nhng khát vọng đó không thể thực hiện đợc. Họ quay vào sáng tác văn học để thể hiện điều đó. Nguyễn Gia Thiều cũng rơi vào hoàn cảnh bi đát nh vậy.
Bản thân đợc nuôi dỡng trong phủ chúa ngay từ nhỏ, Nguyễn Gia Thiều đợc trực tiếp chứng kiến sự dã man của triều đình phong kiến lúc bấy giờ, đặc biệt là chế độ cung tần do triều đình ấy lập ra. Ông cảm thấy thơng cho số phận hàng nghìn, hàng vạn cô gái trẻ bị bắt vào cung. Họ phải từ bỏ gia đình và hạnh phúc bản thân để phục vụ cuộc sống vật dục của bọn vua chúa phong kiến. Trong số hàng nghìn, hàng vạn ngời ấy, có ngời nhà vua không hề rõ mặt, rõ tên, những ngời còn lại sau một thời gian đợc nhà vua nâng niu chiều chuộng cũng phải chịu cảnh chăn đơn, gối chiếc. Nguyễn Gia Thiều đã nhìn thấu khát vọng hạnh phúc của họ – một khát vọng nảy sinh từ chính hoàn cảnh cô đơn, bi đát, từ nỗi đau khi hạnh phúc cá nhân bị tớc đoạt.
Tác giả Nguyễn Gia Thiều đợc sinh ra và sống trong một giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn học với chủ đề trung tâm viết về nỗi khổ của ngời phụ nữ. Xuất phát từ những điều mắt thấy tai nghe về cuộc sống của ngời cung nữ trong triều đình phong kiến, ông viết Cung oán ngâm khúc. Qua tác phẩm này, Nguyễn Gia Thiều thể hiện nỗi khổ và những khao khát của họ, đồng thời bày tỏ niềm cảm thông thơng xót của mình với những ngời cung nữ. Hơn nữa trong tâm t của kẻ hồng nhan bạc phận với ngời tài tử thăng trầm dờng nh đồng điệu một nỗi niềm cay đắng trớc cuộc đời đầy đau khổ bế tắc. Nguyễn Gia Thiều chọn ngời cung phi làm nhân vật thể hiện t tởng tình cảm của mình. Ông viết
Cung oán ngâm khúc dới hai sự thôi thúc, vừa muốn tố cáo tính chất vô nhân đạo của chế độ cung tần, vừa muốn qua đó bộc bạch tâm sự của bản thân về
cuộc đời. Ông đã đem đến cho văn chơng một tiếng nói gay gắt, quyết liệt
(Nguyễn Lộc) về hiện thực cuộc đời và một tiếng nói thể hiện công khai nhất nhu cầu hạnh phúc ái ân của con ngời, đặc biệt là ngời cung nữ.