Sự phản kháng mãnh liệt trớc những khát khao không đợc thoả mãn.

Một phần của tài liệu Khát vọng hạnh phúc ái ân của nhân vật cung nữ trong cung oán ngâm khúc (nguyễn gia thiều) (Trang 27 - 34)

ái ân càng làm cho nàng vùng lên, phản kháng mãnh liệt hơn bất cứ lúc nào. Khi canh tàn trăng xế, chiếc bóng cô phòng hay khi một mình trên lầu cao thấy những cảnh lứa đôi chim đàn ong lũ, cây cỏ liền cành, chợt nghĩ đến hoàn cảnh của mình đang lẻ loi đơn độc mà nàng chạnh lòng, ngậm ngùi cho bản thân, lại dấy lên một khát vọng mãnh liệt về sự xum vầy lứa đôi hạnh phúc. Bây giờ, những khát khao và nhu cầu thoả mãn hạnh phúc ái ân đã khiến nàng từ buồn tủi, uất ức chuyển sang giận dữ, oán hờn.

2.4. Sự phản kháng mãnh liệt trớc những khát khao không đợc thoả mãn. mãn.

Trong văn học Việt Nam, hình tợng ngời phụ nữ xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phổ biến. Từ ngời phụ nữ trong ca dao đến ngời phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hơng đã diễn ra một sự chuyển biến lớn về khả năng khẳng định nhu cầu hạnh phúc cá nhân. Trớc Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Gia Thiều đã xây dựng đợc một nhân vật nữ điển hình về tính cách. Ngời cung phi trong Cung oán ngâm khúc đã dám đứng lên phản kháng lại chế độ cung tần của triều đình phong kiến một cách dữ dội. Nàng khát khao mãnh liệt, mong ngóng, hy vọng đến vô cùng để rồi phản kháng cũng đến mức. “Có lẽ trong văn học quá khứ của Việt Nam không mấy tác phẩm có thái độ phản ứng một cách trực tiếp, mạnh mẽ đối với kẻ đại diện cao nhất của chính quyền phong kiến nh Cung oán ngâm khúc”[10, 190].

Ngay từ những câu hỏi mà cung phi đa ra để hỏi đấng quân vơng, để hỏi chúa xuân, Đông Quân, hỏi Nguyệt Lão hay hỏi chính mình cũng đã thể hiện sự phản kháng của nàng. Nàng hỏi nhng không cần trả lời mà để mỉa mai, đay

nghiến, để tố cáo triều đình phong kiến và chế độ cung tần dã man – kẻ cớp đi quyền sống, quyền hạnh phúc ái ân của nàng.

Thế nhng cung phi không chỉ dừng lại ở đó. Nàng còn muốn vùng lên phá tan tất cả sự bủa vây cơng toả của lễ giáo phong kiến:

Dang tay muốn dứt tơ hồng

Bực mình muốn đạp toang phòng mà ra.

Lời thơ chất chứa sự căm hờn đanh thép, cho thấy sức phản kháng mãnh liệt và khát khao hạnh phúc cháy bỏng của cung nữ. Nàng nhận ra cuộc sống nơi cấm cung hoàn toàn không nh những gì mình đã tởng. Nàng muốn thoát ra khỏi nơi tù ngục này để tự tìm hạnh phúc cho bản thân. Quả đúng là trong lịch sử văn học cùng thời kỳ và trớc đó, cha có ngời phụ nữ nào có sức phản kháng nào mạnh mẽ nh cung phi.

Ngời Chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm trong lúc đau khổ, tuyệt vọng triền miên cũng chỉ than thở và rồi bật lên những tiếng nức nở, nghẹn ngào:

Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi

Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề.

(Chinh Phụ Ngâm - Đặng Trần Côn)

còn cung nữ lại đi đến tận cùng của sự phản kháng bằng ý nghĩ muốn đập phá mạnh mẽ, bằng sự nổi loạn của mình.

Ngời cung nữ cũng nh ngời chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm đã từng trải qua những phút giây cô đơn, tuyệt vọng, đã từng nhỏ rất nhiều nớc mắt. Giờ đây nàng không còn có thể khóc đợc nữa. Những giọt nớc mắt đã cạn kiệt nhng nỗi đau khổ còn kéo dài và còn đang tăng lên gấp bội. Cung nữ còn đau khổ hơn ngời chinh phụ rất nhiều bởi nàng không có gia đình, không có ngời thân ở bên, hạnh phúc bản thân lại bị chính kẻ đã từng mặn nồng, ân ái với mình tớc đoạt.

Hành động phản kháng dứt tơ hồng, đạp tiêu phòng mà ra quả thực rất mạnh mẽ nhng lại bị ức chế. Có một nỗi sợ cờng quyền đang xâm chiếm tâm hồn cung phi. Nàng chỉ là muốn chứ cha thể làm. Bởi vậy nỗi căm hờn, uất ức càng trở nên gay gắt. Đến lúc này, cung phi giận dữ với cả trời xanh, tạo hoá:

Tay tạo hoá cớ sao mà độc Buộc ngời vào kim ốc mà chơi Chống tay ngồi ngẫm sự đời

Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm.

Vẫn chỉ là muốn mà thôi. Cung nữ muốn thét lên tất cả nỗi uất hờn với trời xanh, muốn kêu lên một tiếng cho dài để giải toả cho hết những căm hờn đang gào thét sục sôi trong tâm hồn của nàng. Nàng bất chấp tất cả, thách thức tất cả. Hành động, thái độ phản kháng, chống đối của nàng dù là trong ý nghĩ thôi cũng đã có sức mạnh to lớn lắm rồi, cũng cho thấy sự phản kháng mãnh liệt của con ngời. Đó, nói đúng ra chính là sự nổi loạn.

Sức phản kháng mạnh mẽ của cung phi bộc lộ ở chỗ nàng quyết tâm truy tìm nguyên nhân của cuộc đời bất hạnh của mình. Trong đoạn từ câu 325 đến câu 344, cung phi đã liên tục đa ra những lời chất vấn của mình. Vẫn là hỏi các đối tợng nh đấng quân vơng, tạo hoá, hay lợng thánh nh… ng thái độ của nàng trong những câu hỏi này đã khác. Không đơn thuần là mỉa mai đay nghiến, từng lời cung phi đa ra nh là những bản án đanh thép tố cáo bản chất xấu xa của nhà vua, của tạo hoá những thế lực mà nàng cho là gây nên số phận…

cuộc đời mình. Nàng bất bình trớc sự ghẻ lạnh của đấng quân vơng:

Trên chín bệ có hay chăng nhẽ Khách quân thoa mà để lạnh lùng.

Nàng còn cả gan mỉa mai, đay nghiến một thế lực thần linh cao nhất là tạo hoá, tố cáo sự độc ác của tạo hoá:

Tay tạo hoá cớ sao mà độc Buộc ngời vào kim ốc mà chơi

Trong lúc xót xa cho mình, nàng cũng bực mình trớc thái độ của Nguyệt Lão vì ngài nỡ đem tình duyên của nàng ra mà đùa nghịch, mà trêu ngơi :

Nơi lạnh lẽo nơi xem gần gận Há phai son nhạt phấn du mà Trêu ngơi chi bấy trăng già Xe con chỉ thắm mà ra tơ mành ?

Nàng lại nhìn đến ngọn đèn và chòm hoa tịnh đế – hai vật chứng kiến đêm đầu tiên nàng cùng chung chăn gối với đấng quân vơng nay vẫn còn đó mà oán trách lợng thánh sao khéo đa tình, nỡ bỏ rơi nàng để nàng cô độc. Cuối cùng nàng vẫn đa ra câu hỏi vì đâu? nhằm hiểu rõ hơn nguyên nhân cuộc đời mình, cũng là để khẳng định giá trị của mình, vạch trần bản chất của nhà vua và chế độ cung tần. Hành động của nhà vua là không có nguyên nhân. Bất cứ ngời cung phi nào, dù là đẹp nh nàng cũng sẽ phải chịu làm nhân vật trong trò chơi tình yêu của lợng thánh mà thôi:

Ngọn đèn phòng động đêm xa Chòm hoa tịnh đế trơ trơ cha tàn Mà lợng thánh đa đoan kíp bấy Bỗng ra lòng rún rẩy vì đâu?

Chỉ trong một đoạn thơ ngắn mà có không biết bao nhiêu là câu hỏi. Những câu hỏi liên tiếp, dồn dập vừa chất chứa sự căm hờn, uất hận, vừa cho thấy sự phản kháng mãnh liệt của cung phi. Nỗi tuyệt vọng đã khiến nàng không còn sợ hãi bất cứ thế lực nào nữa mà sẵn sàng chất vấn, mỉa mai, sẵn sàng tố cáo. Khát vọng hạnh phúc ái ân của nàng đợc thể hiện rất rõ trong sự phản kháng mãnh liệt ấy.

Cuối tác phẩm, khi những khao khát vẫn không thể đạt đợc cung phi lại quay ra oán trách bõ già - ngời hầu cận nhà vua – sao không đem chuyện của mình mà tâu với vua. Nh thế may ra nàng lại còn đợc hy vọng. Độc giả hiểu rằng cuộc đời cung phi rồi sẽ chìm đắm mãi trong những hy vọng những mong manh đó mà thôi. Tác phẩm Cung oán ngâm khúc quả đã mang những giá trị nhân văn sâu sắc bởi tác giả của nó đã đi đến tận cùng nỗi đau của ngời phụ nữ. Đọc Cung oán ngâm khúc chúng ta thấy rõ tất cả những cung bậc tình cảm của con ngời từ tiếc nuối, hoài niệm, hy vọng, tuyệt vọng rồi phản kháng gay gắt và khát khao mạnh mẽ Tất cả diễn ra cho thấy quá trình phát triển…

tính cách của nhân vật. ẩn đằng sau những cung bậc tình cảm đó là một khát vọng lên đến đỉnh điểm về cuộc sống hạnh phúc, là nhu cầu thoả mãn tình cảm ái ân vợ chồng. Tiếng nói này có giá trị to lớn trong văn chơng Việt Nam thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trung đại. Nội dung khát vọng ái ân của ngời phụ nữ không phải ở những tác phẩm trớc đó không nói tới nhng điều quan trọng là phải chờ đến Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều ra đời thì vấn đề này mới đợc đề cập một cách công khai trực tiếp. Ngời ta đánh giá rằng cùng với Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều là một trong hai tác phẩm mở đầu cho một t tởng mới trong văn học Việt Nam – thái độ công khai thể hiện tất cả những nhu cầu nhục cảm của con ngời nh là một vấn đề tất yếu mang tính chất nhân văn của đời sống là vì thế.

Trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, tiếng nói của bản năng kia dù chỉ đ- ợc đề cập trong văn học thôi vẫn mang giá trị to lớn, khẳng định những giá trị của con ngời và chống lại quan niệm của giai cấp thống trị đang đè nén, toả chiết hạnh phúc con ngời.

Lịch sử đã ghi nhận những câu thơ đầy hàm ý của Lê Thánh Tông:

Vái hậu địa khom khom cật Tế hoàng thiên ngửa ngửa lòng.

Tuy nhiên ở thời kỳ đầu, tiếng nói bản năng con ngời mới chỉ đợc trình bày một cách tế nhị. Nàng Vũ Thị Thiết trong Ngời con gái Nam Xơng của Nguyễn Dữ trong buổi tiễn chồng ra mặt trận đã nói: Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng mong đem đợc ấn phong hầu trở về quê cũ, chỉ xin đem về hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Còn nhân vật ngời chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn cũng chỉ dám bày tỏ hết sức tế nhị:

Thiếp xin chàng chớ bạc đầu

Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung.

Chỉ đến Cung oán ngâm khúc, tiếng nói đòi đợc quyền hởng hạnh phúc và thoả mãn nhu cầu ái ân của con ngời mới đợc thể hiện công khai và mãnh liệt.

Ngời cung phi trong Cung oán ngâm khúc không chỉ ngầm thể hiện khát vọng hạnh phúc, nhu cầu nhục cảm của mình thông qua những nhớ mong, tiếc nuối, những uất hận và sự phản kháng mãnh liệt mà nàng còn thể hiện nó một

cách trực tiếp bằng chính lời nói của mình. Toàn khúc ngâm là một không khí đầy nhục cảm.

Ngay từ những dòng đầu của bài thơ, tác giả đã để cho cung nữ thốt ra những lời diễn tả khát vọng ái ân của mình hết sức lộ liễu nh :

Bóng dơng lấp ló trong mành

Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây ma.

hay:

Tai nghe nhng mắt cha nhìn

Bệnh Tề Tuyên đã rổi lên đùng đùng.

Khi nhắc đến hạnh phúc của buổi đầu vào cung nàng đã dùng những lời lẽ táo bạo và những hình ảnh tràn đầy sắc dục, gợi khoái cảm xác thịt với những cảm giác đắm đuối khó tả, những sự rạo rực hoan lạc của ngời trong cuộc:

Cái đêm hôm ấy đêm gì?

Bóng dơng lồng bóng trà my trập trùng … …

Xiêm nghê nọ tả tơi trớc gió áo ngũ kia lấp ló trong giăng … …

Đệm hồng thúy thơm tho mùi xạ Bóng bội hoàn nhấp nhá trăng thanh Mây ma mấy giọt chung tình

Đình Trầm Hơng khoá một cành mẫu đơn … …

Khi ấp mận ôm đào gác nguyệt Lúc cời sơng cợt tuyết đền phong.

Rồi khi bị bỏ rơi, thất vọng, nàng lại càng khao khát ái ân:

Tình rầu rĩ khôn khuây nhĩ mục Chốn phòng không nh dục mây ma.

ở đây hạnh phúc ái ân trong quá khứ và những khát khao đó của cung phi trong hiện tại khổ đau đã chi phối ngôn ngữ của nàng mỗi khi nàng hoài niệm và nhắc tới những kỷ niệm êm đềm, nồng thắm của mình với đấng quân vơng. Với những dòng thơ nóng hổi cảm giác nhục thể trên đây, rõ ràng Nguyễn Gia Thiều đã tách mình ra khỏi giai tầng xuất thân của mình, hoà vào với t tởng tiến bộ của nhân dân, bênh vực và bảo vệ cho những số phận bất hạnh và điển hình là số phận của những ngời cung nữ. Đó là giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.

Nhân vật cung phi trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều hết nhớ về quá khứ huy hoàng lại nhìn vào hiện thực phũ phàng. Ngay khi nói về quan niệm nhân sinh của mình nàng cũng trực tiếp bày tỏ sự khao khát một cuộc sống gia đình lứa đôi hạnh phúc và tự thấy thân phận của mình không bằng loài điểu thú:

Kìa điểu thú là loài vạn vật Dẫu vô tri cũng bắc đèo bòng Có âm dơng có vợ chồng

Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.

Cảnh này trở thành tấm gợng phản chiến nỗi cô đơn, khắc khoải đợi chờ đến héo mòn trong lòng ngời cung phi. Nó thổi bùng lên ngọn lửa khát khao hạnh phúc vốn thờng trực âm ỉ cháy trong lòng nàng. Tất cả giao hoà, âu yếm trong một tình yêu đôi lứa rạo rực và viên mãn, đồng thời khoét sâu nỗi đau về tình trạng phòng không chiếc bóng của cung phi, lại càng thôi thúc nàng khao khát ớc mơ về một cuộc sống hạnh phúc, sum vầy. Chẳng phải khao khát đó rất Ngời hay sao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối diện với tấn bi kịch của đời mình, nàng hối hận vì đã chọn con đờng sai lầm. Chối bỏ thực tại cuộc sống nơi cung cấm, nàng cũng khẳng định cuộc sống thanh đạm đầy tình ngời nơi thôn dã:

Miếng cao lơng phong lu nhng lợm Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon Cùng nhau một giấc hoành môn

Lau nhau ríu rít cò con cũng tình.

Sự đối lập giữa cuộc đời đầy nghiệt ngã nơi cung cấm và ớc mơ về một cuộc sống giàu tình ngời nơi thôn dã này của con ngời đã thực sự phủ nhận thực tại xã hội phong kiến. Hạnh phúc êm êm nhỏ nhoi này cung nữ biết mình không thể nào thực hiện đợc. Chế độ cung tần đã cớp đi hạnh phúc của nàng ở chốn thâm cung và cũng quyết cớp đi quyền đợc hởng điều đó của nàng ở ngoài xã hội. Mặc dù vậy, khát khao, hy vọng này ít ra cũng cho nàng một điểm tựa mong manh, một mục đích để tồn tại. Điều đó trên thực tế còn hơn gấp trăm nghìn lần sự chờ đợi vào tình thơng của bọn vua chúa phong kiến. Cuối cùng, sau bao căm hờn uất hận, cung phi lại quay về hy vọng đợi chờ:

Phòng khi động đến cửu trùng Giữ sao cho đợc má hồng nh xa ?

Cung phi vẫn lo sợ rồi đến một ngày nào đó đấng quân vơng nhớ tới, lúc ấy tuổi xuân đã qua, má hồng phai nhạt, biết tính làm sao? Nh vậy, dù bằng cách này hay cách khác, cuối cùng cung nữ vẫn thể hiện đợc một điều duy nhất là khát khao đợc hởng hạnh phúc ái ân của mình.

Rõ ràng Cung oán ngâm khúc đã chứa đựng một t tởng nhân văn mới mẻ của thời đại. Tác phẩm đã thể hiện hết sức công khai, mãnh liệt khát vọng hạnh phúc và nhu cầu thoả mãn ái ân của ngời cung phi. Tác giả coi đó là một quyền hạnh phúc tất yếu của con ngời. Nhân vật cung phi trong Cung oán ngâm khúc

đã bày tỏ và khát vọng ấy của mình bằng tất cả những cung bậc tình cảm từ hoài niệm, luyến tiếc, mong đợi, thất vọng, phản kháng mãnh liệt, rồi lại hy vọng đợi chờ. Thật ra trong dòng tâm trạng của nàng không có sự tách bạch giữa các trạng thái cảm xúc mà chúng luôn chồng chéo vào nhau và luôn luân phiên hồi hoàn. Điều này làm cho nhân vật hết sức sống, thật nh con ngời thật ngoài đời. Nguyễn Gia Thiều đã thể hiện thành công những diễn biến tâm lý trong tâm hồn nhân vật của mình nh một nhà tâm lý thực thụ.

2.5. Cơ sở làm nảy sinh khát vọng hạnh phúc ái ân trong Cung oán

Một phần của tài liệu Khát vọng hạnh phúc ái ân của nhân vật cung nữ trong cung oán ngâm khúc (nguyễn gia thiều) (Trang 27 - 34)