Chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu phương diện hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong Liêu trai dưới góc độ thi pháp nhân vật.V
Trang 1NGUYỄN THỊ THU GIANG
Đã hơn ba thế kỉ trôi qua từ khi Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh xuất hiện Qua bao thăng trầm của cuộc sống, thời gian, bộ đoản thiên tiểu thuyết của ông vẫn còn mãi giá trị và sức sống trường tồn của nó, mãi là niềm say mê, ham thích kỳ thú đối với độc giả mọi thời đại
Bộ Liêu Trai được ông viết từ năm 31 tuổi (Năm Khang Hy thứ 9) đến năm 68 tuổi (năm 1707) mới hoàn thành Cuốn sách, do đó mang giá trị gần cả đời một con người tài hoa, bất đắc chí Tư tưởng, tình cảm đó quanh năm suốt tháng day dứt,
Trang 2thôi thúc ông căn cứ vào những điều tai nghe mắt thấy cùng những chiêm nghiệm vềcon người, cuộc sống đương thời, thúc giục ông tìm niềm vui trong sưu tầm và sáng tác văn chương.
Đọc “Liêu trai chí dị”, một bộ đoản thiên tiểu thuyết mang phong cách dân gian với
sự hấp dẫn, biến hoá kì ảo, chúng ta nhận thấy rằng bên cạnh tính truyền kì đã làm nên sự hấp dẫn riêng biệt ấy cho Liêu trai thì một phương diện khác cũng góp phần không nhỏ làm nên nét đặc sắc của tác phẩm này đó chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật
Thế giới nhân vật trong Liêu trai vô cùng phong phú và đa dạng Trong cái thế giới đông đúc đầy rẫy hồ li, chồn tinh, đạo sĩ, những con người phàm trần, , những anh chàng nho sinh nho sĩ, những nàng tiên nữ con nhà trời ấy, chúng ta chợt nhận
ra rằng, những anh chàng nho sinh của Liêu trai sao mà “lạ” quá! Những đứa con của “cửa Khổng sân Trình” trong Liêu trai, đa phần họ không xuất hiện trong tư thế của những con mọt sách, nơi phòng văn thanh tịch để ôn luyện đèn sách dùi mài kinh sử, mà ở đây, công danh đối với họ đã giảm đi sức hấp dẫn, họ mải mê chạy theo những bóng hồng xinh đẹp, những cô nàng hồ li, chồn tinh, những hồn ma, những cô tiểu thư, những nàng tiên nữ Và bên cạnh những anh chàng nho sinh
“đặc biệt” ấy, những nhân vật phụ nữ trong Liêu trai cũng mang một sức sống mới, được khắc hoạ với một bút pháp sáng tạo, góp phần cùng với hình tượng nho sinh, làm nên những giá trị độc đáo và mới mẻ cho bộ “Liêu trai chí dị”
Từ những điều nêu trên, chúng tôi cảm nhận rằng tìm hiểu hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong Liêu trai là một vấn đề rất thú vị
Chúng tôi muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn về các giá trị độc đáo của Liêu trai một cách toàn diện, cũng như khẳng định được tài năng của nhà văn Bồ Tùng Linh Hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp cho bạn đọc có thể tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng hơn và trọn vẹn hơn
- Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học Trung Quốc trong nhà trường
Trang 33 Lịch sử vấn đề
3.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Liên Xô phần lớn đứng dưới góc độ xã hội học
và giai cấp luận để đánh giá về nội dung và nghệ thuật của Liêu Trai Từ quan điểm xuất phát đó, họ chỉ ra tư tưởng tiến bộ cũng như hạn chế của nhà văn họ Bồ Họ phân chia tác phẩm thành nhiều loại chủ đề khác nhau : loại chuyện làng nho, những truyện vạch trần và đả kích chế độ chính trị đen tối, tham quan ô lại, truyện xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân Có nhóm nghiên cứu Liêu trai dưới góc
độ diễn tiến của thể loại để chỉ ra sự sáng tạo độc đáo của Bồ Tùng Linh ( Tôn Cúc Viên, Lỗ Tấn, Chương Bồi Hoàn) Trong các bài viết, họ chỉ ra sự sáng tạo cốt truyện dân gian và truyện chí quái truyền kì của Bồ Tùng Linh ( Lỗ Tấn, Chương BồiHoàn, Giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc tập 2, M Uxtin) Có người lại tìm hiểu Liêu trai bằng cách phân chia thành những cặp phạm trù đối lập trong việc so sánh Liêu trai với các tác phẩm khác nhằm đề cập đến tiếng nói đa nghĩa và sức biểu hiệnnghệ thuật phong phú của Liêu trai ( Phùng Trấn Loan) Có người lại nghiên cứu riêng về hình tượng nhân vật ở khía cạnh nguồn gốc văn hoá và quá trình phát triển của hình tượng hồ ly từ văn học dân gian đến sáng tác của Bồ Tùng Linh
( B.Alếchxâyev)
3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Những nghiên cứu ở ViệtNamcó thể chia thành hai thời kì trước và sau 1989 Trước
1989, việc nghiên cứu “Liêu trai chí dị” ở ViệtNam mới chỉ dừng lại ở phương pháp tiếp cận xã hội học Các bài viết trên báo, tạp chí cho đến các giáo trình, chuyên luận chủ yếu nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của tác phẩm, chứ chưa xuất phát từ những biểu hiện nghệ thuật độc đáo và mới mẻ của tác phẩm Tiêu biểu cho khuynh hướng nghiên cứu này là Trần Xuân Đề, Lương Duy Thứ, Nguyễn Huy Khánh, các tác giả Giáo trình Văn học Trung Quốc tập 2 Cũng có một số ít người nghiên cứu Liêu trai chịu ảnh hưởng của phương pháp thẩm văn truyền thống mà tiêu biểu là Tản Đà và Chu Văn
Sau 1989, với những bài viết của Nguyễn Huệ Chi, Lê Từ Hiển, Lê Nguyên Cẩn đã cho thấy một bước tiến trong việc nghiên cứu Liêu trai trong khoảng thời gian gần đây Điểm nổi bật của các bài viết này là đã cố gắng tiếp cận tác phẩm từ chính những yếu tố cấu thành nghệ thuật Cách làm của giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Lê
Từ Hiển là xác định hệ qui chiếu của tác phẩm qua nhân vật trung tâm nhằm chỉ ra
tư tưởng tình cảm, tài năng nghệ thuật bậc thầy của nhà văn Bồ Tùng Linh
Trang 4Trên đây là một số công trình nghiên cứu về “Liêu trai chí dị” của các nhà nghiên cứu nước ngoài và ViệtNam Chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu phương diện hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong Liêu trai dưới góc độ thi pháp nhân vật.
Với tinh thần học tập không ngừng, với thái độ tôn trọng và cầu thị, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ các bài nghiên cứu của những người đi trước để đi sâu tìm hiểu hai loại hình tượng nhân vật này trong một số truyện ngắn được tuyển chọn theo chủ đề một cách cụ thể, có hệ thống theo một quan điểm mới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là bộ đoản thiên tiểu thuyết “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi không có điều kiện tìm toàn bộ tuyển tập truyện ngắn của Bồ Tùng Linh được thống kê khoảng trên bốn trăm truyện
Đề tài khảo sát của chúng tôi chủ yếu dựa trên văn bản “Tuyển tập Liêu Trai chí dị” của Nhà xuất bản Văn học, ấn hành năm 2003 gồm có 119 truyện
5 Đóng góp của đề tài
Bộ “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh đã hấp dẫn biết bao thế hệ độc giả ở mọi thời đại Những tài liệu nghiên cứu về Liêu trai khá nhiều nhưng chủ yếu là tiếp cận tác phẩm từ góc độ xã hội học hoặc xoay quanh những yếu tố “kỳ”, “dị” trong các thiên truyện ngắn, đặc trưng thẩm mỹ của nhân vật kỳ hình mà chưa có công trình nàonghiên cứu về nghệ thuật xây dựng hai loại nhân vật nho sinh và phụ nữ trong Liêu trai Do đó đến với đề tài này, trong những thiên truyện ngắn được tuyển chọn từ bộ đoản thiên tiểu thuyết của Bồ Tùng Linh, chúng tôi muốn bước đầu tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hai loại nhân vật nói trên để thấy được tài năng độc đáo của nhà viết truyện ngắn bậc thầy họ Bồ
Nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng hai loại nhân vật nho sinh và phụ nữ trong Liêu trai, đề tài sẽ giúp cho người đọc nói chung và người làm khoá luận nói riêng có đựôc cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và toàn diện hơn về nội dung tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của Bồ Tùng Linh
Ở một phạm vi nhất định, đề tài hi vọng sẽ cung cấp thêm một tài liệu để tham khảo cho những ai yêu thích bộ truyện ngắn này, phục vụ cho việc học tập và giảng dạy
và nghiên cứu Liêu trai nói riêng, văn học Trung Quốc nói chung
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 56.1 Phương pháp hệ thống
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tuyển chọn bảy mươi chín thiên truyện ngắn viết về đề tài nho sinh và phụ nữ trong tuyển tập “Liêu Trai chí dị” của Nhà xuất bản Văn học ấn hành 2003 Do đó, để việc nghiên cứu được thuận lợi, chúng tôi đã chọn phương pháp hệ thống Phương pháp này giúp chúng tôi hiểu bao quát các tác phẩm một cách dễ dàng để thấy được sự gắn kết của chúng, đồng thời cũng thấy được mối liên hệ giữa các nhân vật
6.2 Phương pháp liệt kê
Chúng tôi tiến hành liệt kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết trong các bản dịch và nhiều tài liệu khác có liên quan để dẫn chứng phù hợp với từng đề mục của khoá luận
6.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Chúng tôi tiến hành phân tích các dẫn chứng nhằm làm nổi bật các luận điểm cần triển khai Sau đó thâu tóm, khái quát chúng lại
7 Dàn ý của khoá luận
Đề tài : Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh.
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Lịch sử vấn đề
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Đóng góp của khoá luận
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Dàn ý của khoá luận
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
I - Nhân vật trong tác phẩm văn học
II – Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại
Chương 2: Vài nét về “Liêu trai chí dị”
1 I Tác giả Bồ Tùng Linh
Trang 62 II Tác phẩm “Liêu trai chí dị”
1 Một số đặc điểm về thể loại của “Liêu trai chí dị”
1.1 Khái niệm “tiểu thuyết chí quái”, “tiểu thuyết truyền kì”
1.1.1 Tiểu thuyết chí quái
1.1.2 Tiểu thuyết truyền kì
1.2 Liêu trai chí dị – sự kế thừa tiểu thuyết chí quái Ngụy Tấn và truyện truyền
kì đời Đường cùng với những sáng tạo mới
1 Vài nét về nội dung và nghệ thuật của “Liêu trai chí dị”
2.1 Nội dung
2.2 Nghệ thuật
3 Sơ lược về những hình tượng nhân vật chủ yếu trong “Liêu trai chí dị”
Chương 3: Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong “Liêu trai chí dị”
1 I Hình tượng nhân vật nho sinh
1 Những nhân vật nho sinh mải mê với hai chữ công danh
2 Những nhân vật nho sinh “suy đồi – mất niềm tin”
1 II Hình tượng nhân vật phụ nữ
1 Nguồn gốc xuất thân
2 Những số phận phụ nữ bất hạnh
3 Những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật phụ nữ
3.1 Những người phụ nữ tài năng và sống có tình nghĩa, có bản lĩnh
3.2 Khát khao hạnh phúc, dám đấu tranh cho tình yêu
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN NỘI DUNG
*****
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN
I - NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
“Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ.Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể
Trang 7Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tượng văn học như :văn học về “con người thừa” ( ở văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về “thế hệ mất mát” (ở văn học thế kỉ XX) .Những nhân vật văn học trở nên nổi tiếng, được biết đến rộng rãi chính là những hình tượng vĩnh cửu văn học thế giới như : Prômêtê, Fauxt, Đông Joăng .
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận : con người trong tác phẩm văn học chính là nhân vật văn học hoặc các con vật, các loài cây, các sinh thểhoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người và nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm
mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con người Các nhà lí luận cũngnhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua lăng kính của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật Đã làtác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học
Như vậy, nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một cách hình tượng Bản chất của văn học là một quan hệ với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò tấm gương phản chiếu cuộc sống Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc đời
Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệ thống nhỏ hơn.Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉ bằng tiến trình các sự kiện miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nội dung nghệ thuật của nhà văn
Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm sự thống nhất về tính chỉnh thể, đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trong mỗi hệ thống ít hay nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của con người Vì vậy tìm hiểu hệ thống nhân vật trong Liêu Trai thực chất là tìm hiểu mối liên quan giữa các nhân vật không chỉ trong mỗi truyện mà còn trong mối liên hệ giữa các truyện trong cùng một chủ đề
2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI – PHẠM TRÙ TRUNG TÂM CỦA THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI
Theo GS Trần Đình Sử trong giáo trình “Dẫn luận thi pháp học”(Nxb Giáo dục 1998) thì “Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và miêu
tả con người trong nghệ thuật” Quan niệm nghệ thuật là cách cắt nghĩa, lí giải về
Trang 8con người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới quan nhất định của thời đại, tạo ra một quan niệm của mình về thế giới và con người Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người Con người là đối tượng chủ yếu của văn học Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người Mặt khác, người ta không thể miêu tả về con người,nếu như không hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định Mặtthứ hai này tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó.
Quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu tả con người trong văn học và các nguyên tắc đó có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử, nó là một sản phẩm của lịch sử và cũng đồng thời là sản phẩm của văn hoá, tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về con người cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sỹ, gắn liền với cái nhìn nghệ sỹ
Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật cũng có sự khác nhau quan trọng
Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới, quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật Quả là sự vận động của thực tế làm nảy sinh những con người mới và miêu tả những con người ấy sẽ làm văn học đổi mới Đổi mới cách giải thích và cảm nhận con người cũng làm cho văn học đổi thay căn bản Trong lịch
sử văn học, việc sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến nhưng cách giải thích và cảm nhận của họ là mới, tạo thành tiếng nói nghệ thuật mới Cũng vẫn là con người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác văn học mới
Quan niệm nghệ thuật về con người không phải là bất cứ cách cắt nghĩa, lí giải nào
về con người mà là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người Do đó người ta có thể tiến hành so sánh các tác phẩm văn học khác nhau trên giới hạn tối đa mà hiểu được mức độ chiếm lĩnh đời sống của các hệ thống nghệ thuật
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn
có của văn học Nghệ sỹ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm
Trang 9nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.
Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở nhân vật, bởi “nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học” Nhân vật văn học biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một điểm nhất định
và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả Muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người phải xuất phát
từ các biểu hiện của nhân vật, thông qua các yếu tố tạo nên nó
CHƯƠNG II : VÀI NÉT VỀ “LIÊU TRAI CHÍ DỊ”
I - TÁC GIẢ BỒ TÙNG LINH
Bồ Tùng Linh sinh năm 1640 ( năm thứ 13 Sùng Trinh đời Minh ), mất năm 1715 ( năm thứ 54 Khang Hy đời Thanh ), tự Lưu Tiên, cũng có tự là Kiếm Thần, biệt hiệu Liễu Tuyền Cư Sĩ, người Tri Xuyên ( nay là Tri Bác, thuộc tỉnh Sơn Đông) Ông xuất thân trong một gia đình thế gia suy sụp đã lâu, là một gia đình thương nhân, địa chủ nhỏ Thân sinh là Bồ Bàn Canh do lận đận trên đường khoa cử, đi thi không đỗ nên
bỏ nho học chuyển sang làm thương nhân, nhưng vẫn không phục hồi được gia thế như mong muốn, gia đình trước sau vẫn không thoát khỏi vận nghèo
Từ ngày còn nhỏ, Bồ Tùng Linh đã chịu sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình Ông theo cha đi học và nhiệt tình say sưa với công danh khoa cử Đến năm 19 tuổi ( 1658 ) , Tùng Linh dự lớp thi đồng sinh thì ba lần được chọn là “Đệ nhất bổ bác sĩ
đệ tử sinh viên” ( là những người học giỏi được vào học ở Thái học ) ở ba cấp : huyện, phủ, đạo, và được quan học sứ Thi Nhuận Chương khen ngợi Từ đó ông nổi tiếng về văn chương, và tự đánh giá mình rất cao Lúc đầu thuận buồm xuôi gió, gặpnhiều may mắn là thế, nhưng càng về sau thì Bồ Tùng Linh càng gặp nhiều cảnh éo
le, đường khoa cử lắm phen lận đận, luôn gặp trắc trở Con đường khoa hoạn của ông khá long đong, nhiều phen đến TếNamthi hương đều bị hỏng, có những cuộc thi
vì ốm, phải bỏ dở nửa chừng Đi thi mãi đến năm 60 tuổi mà vẫn không đỗ đạt được
gì Đến năm 71 tuổi ông được ban cho một danh nghĩa không có ý nghĩa gì là “Tuế Cống Sinh” Nỗi lòng của ông trước sau vẫn lắm bi ai, đau xót Ông thường tự ví mình như Biện Hoà, người ôm ngọc ba lần dâng cho ba vua ( Lệ, Vũ và Văn
vương ), nhưng hai lần bị chặt cụt chân Bồ Tùng Linh tiếc tài năng của mình không được nhà cầm quyền biết đến.Vợ khuyên nhủ ông mới chịu buông bỏ ảo tưởng theo con đường sĩ hoạn Về sau ông chuyên đi dạy tư thục tại các gia đình quan viên, lấy
đó làm nghề nuôi sống Trên con đường lận đận mấy mươi năm trong việc khoa cử,
Trang 10có một thời gian ngắn ông từng đi làm chức mạc tân ( thư kí văn thư trong cơ quan quân sự ) Con đường khoa hoạn luôn luôn làm ông bất đắc chí, lòng đầy uất ức Do
đó ông đã viết nên những thiên truyện ngắn bất hủ về đề tài này
Không những con đường khoa cử gặp nhiều đều bất đắc ý, mà cuộc sống của ông cũng khó khăn vô cùng Suốt đời ở nông thôn làm thầy giáo dạy tư, ông nghèo đến nỗi “nhà không vách không phên, cây cối um tùm, gai góc”, mười năm trời bệnh tật nghèo đói “ra cửa không có lừa để cưỡi”, suốt năm không được ăn miếng thịt Chính cuộc sống ngày càng sa sút nơi nông thôn hẻo lánh đó, làm cho ông hiểu được phầnnào đời sống, tư tưởng và tình cảm cua quần chúng nhân dân Ông đã viết một số bài thơ, tản văn nói thay tiếng nói của nhân dân Ông viết một số sách thuộc loại
thông tục phổ cập như Nhật dụng tục tự, Nông tang kinh Một số bài trong “Liêu
trai chí dị” biểu hiện tình cảm chân thật đáng quý của ông đối với người nông dân chất phác hiền lành Vì thế tác phẩm của ông không thuần túy chỉ kể lại nỗi băn khoăn thắc mắc và lòng phẫn nộ bi ai của kẻ thất thế, mà đã phản ánh mâu thuẫn xãhội và tư tưởng nguyện vọng của nhân dân
Bồ Tùng Linh vốn là người có khiếu văn thơ từ nhỏ và sáng tác từ khá sớm tuy không chuyên Đại để bắt đầu tuổi trung niên, ông vừa dạy học vừa sáng tác quyển Liêu Trai Chí Dị, mãi cho tới tuổi già mới xong Sách chưa được in nhưng trong các bạn bè đã chuyền nhau đọc và được lãnh tụ thi đàn thời bấy giờ là Vương Sĩ Chân tán thưởng Trong lời tựa viết lấy, ông tâm sự : “ Mặc dù không có tài như Can Bảo
( viết bộ Sưu thần ký) nhưng rất thích sưu tầm chuyện thần ma, tâm tình giống như
người xưa ở Hàng Châu ( Tô Thức bị biếm trích về Hàng Châu ) thích nghe chuyện quỷ Nghe đến đâu là đặt bút ghi chép đến đấy, lâu ngày thành sách ” Ông là tấm gương về một nhà giáo nông thôn biết tìm niềm vui trong việc sưu tầm và sáng
tác” Ngoài bộ Liêu Trai Chí Dị, ông còn viết khá nhiều thi ca ( sau in thànhThi tập, 6 quyển); từ, văn ( sau in thành Văn tập 12 quyển), và những bài hát dân gian, 14
thiên hí khúc và 3 vở tạp kịch Người đời nay đã tập hợp những sáng tác đó vào
bộ “Bồ Tùng Linh tập” Về thơ, mọi người nhận xét thơ ông là loại thơ không chú tâm gọt đẽo mà viết tự đáy lòng nên chân thực và hồn hậu, là tiếng nói trữ tình của một con người từng nếm trải đủ mọi đắng cay chua chát của đời, đó là do ảnh hưởng từ cuộc sống khắc khổ của ông Sau này ông có cơ hội nghiên cứu kinh sử, triết lý, văn chương và rất hứng thú với các môn : thiên văn, nông trang, y dược… Năm 1980 Bồ Tùng Linh được UNESCO kỉ niệm như một danh nhân văn hoá thế giới
- Các sáng tác :
+ Liêu trai chí dị ( tập hợp khoảng 448 truyện ngắn )
+ Liêu trai văn tập (12 quyển)
Trang 11+ Liêu trai thi tập (6 quyển với hơn 1000 bài thơ, 170 bài từ, 14 vở ca khúc dân
1.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ LOẠI CỦA “LIÊU TRAI CHÍ DỊ”
1.1.KHÁI NIỆM “TIỂU THUYẾT CHÍ QUÁI”, “TIỂU THUYẾT TRUYỀN KÌ”
1.1.1 TIỂU THUYẾT CHÍ QUÁI
Một thể loại văn xuôi tự sự trong văn học Trung Quốc, thường ghi chép những chuyện li kì quái đản, xuất hiện và phát triển vào thời Lục Triều từ đầu thế kỉ III đến cuối thế kỉ VI Tiểu thuyết chí quái tiếp tục phát triển truyền thống của thần thoại, ngụ ngôn, dã sử, tạp sử các thời đại trước nhưng có căn nguyên sâu xa trong điều kiện lịch sử thời Lục triều ( 281 – 598), một giai đoạn cực kì hỗn loạn, đầy rẫy những đau thương chết chóc, lan tràn rộng rãi đủ mọi thứ mê tín, tôn giáo
Nội dung rất phức tạp, có loại ghi những chuyện kì lạ về các mặt địa lí, động vật
thực vật như Bác vật chí, Thần dị chí, có loại mang tính chất dã sử như Hán Vũ Đế nội truyện, Thập dị kí, có loại chuyên kể những chuyện thần quái như Liệt dị truyện, Oan hồn chí Gạt bỏ bộ áo hoang đường, loại nào cũng có những chuyện có giá
trị hiện thực song đáng chú ý hơn cả là những mẩu chuyện dân gian được cải biên
ghi lại trong Sưu thần ký của Can Bảo Tiểu thuyết chí quái đã chuẩn bị cho sự ra
đời của tiểu thuyết truyền kì đời Đường và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với kịch, tiểu thuyết các thời đại sau
1.1.2.TIỂU THUYẾT TRUYỀN KÌ
Một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng những môtip kì quái hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế, nhằm gợi hứng thú cho người đọc Gọi là tiểu thuyết nhưng tiểu thuyết truyền kì có dung lượngngắn và kết cấu không theo kiểu truyện dài thu ngắn – phần nào đã có dáng dấp của thể loại truyện ngắn cận hiện đại Sự tham gia của yếu tố thần kì vào câu
chuyện cũng không phải là do những lực lượng tự nhiên được nhân hóa như kiểu thần thoại, hoặc những nhân vật có phép lạ như kiểu trời, bụt, thần tiên trong truyện cổ tích thần kì mà phần lớn ở ngay hình thức “phi nhân tính” của nhân vật ( ma quỉ, hồ li, vật hóa người .) Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người thật, và chính những nhân vật mang hình thức “phi nhân” thì cũng
Trang 12chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy; vì thế truyện truyền kì vẫn mang rất đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc.
1.2 LIÊU TRAI CHÍ DỊ - BỘ TRUYỆN NGẮN VĂN NGÔN KẾ THỪA TIỂU THUYẾT CHÍ QUÁI NGỤY TẤN VÀ TRUYỆN TRUYỀN KỲ ĐỜI ĐƯỜNG CÙNG VỚI NHỮNG SÁNG TẠO MỚI
“Liêu trai chí dị” là bộ tiểu thuyết đoản thiên ra đời trên cơ sở kế thừa thành tựu của nền văn học truyền thống và các sáng tác dân gian Cội nguồn trực tiếp ảnh hưởng đến sáng tác “Liêu trai chí dị” là những câu chuyện dân gian và truyện chí quái Lục Triều, truyền kì đời Đường Ảnh hưởng văn học dân gian đối với Liêu trai thể hiện ở việc nhào nặn, vận dụng các môtip thần thoại cổ tích nhuần nhuyễn tới mức nói đến
“không khí Liêu trai”, “Thế giới Liêu trai” là người ta liên tưởng ngay đến thế giới của những câu chuyện cổ tích, thần thoại Những motip tái sinh, đầu thai, sinh đẻ kì lạ, biến hình, người mang lốt đầy rẫy trong các truyện ngắn của bộ Liêu trai
Khi đánh giá về nghệ thuật Liêu trai, Lỗ Tấn trong “Trung Quốc tiểu thuyết sử lược”, chương 25 có viết : “Dùng phương pháp truyền kỳ để chép chuyện chí quái, biến ảo khác thường mà như xảy ra trước mắt” Liêu trai đã kế thừa tinh hoa nghệ thuật của chuyện chí quái thời Ngụy Tấn và truyền kì đời Đường, đồng thời nâng cao thành tựunghệ thuật của hai thể loại này lên một tầm cao mới So với chí quái thì Liêu Trai miêu tả tường tận, tỉ mỉ hơn; so với truyền kì thì cô đọng và hàm súc hơn Cách viết của Liâu trai có nhiều chỗ phát triển và sáng tạo Ngoài cách miêu tả nhân vật ta cònthấy rõ điều đó ở các tình tiết Khi lựa chọn tài liệu và khi hạ bút, tác giả luôn chú ý những tình tiết éo le thú vị và ra sức thay đổi cách viết để hấp dẫn người đọc So sánh các truyện truyền kì đời Đường với các truyện trong Liêu trai của Bồ Tùng Linh
ta có thể thấy sự đồng dạng về mặt môtip cốt truyện, song về mặt bố cục, tổ chức sắp xếp sự kiện, nhân vật, tình tiết thì rõ ràng truyện của Bồ Tùng Linh gây được hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ hơn
Do tiếp thu truyền thống của chí quái và truyền kì, Liêu trai khai thác toàn chuyện lạ ( dị ) đặc biệt là chuyện chung sống giữa người và hồ ly tinh Sức tưởng tượng huyềndiệu của tác giả tạo nên màu sắc kỳ ảo của Liêu trai Cảnh tượng dương gian và âm phủ xen kẽ nhau hầu như không có gì ngăn cách Con người và yêu tinh biến hoá hằng ngày, như là một sự thực bình thường Mặc dù nói chuyện ma quỷ, tác phẩm không gây ấn tượng rùng rợn mà ngược lại có phần gần gũi, thân thiết Điều đó bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống, nhận thức hiện thực sâu sắc và thấu đáo của tác giả Mặt khác còn do khuynh hướng lãng mạn tích cực của tác phẩm Cũng giống như thần thoại, yêu quái ở đây đã giúp con người chiến thắng thiên tai nhân họa Lỗ Tấn viết : “Các sách chí quái cuối Minh đại để đều sơ lược, lại lắm điều hoang đường, quái đản Chỉ có Liêu trai là tường tận mà bình dị thấm đượm tình người,
Trang 13khiến cho người ta đọc chuyện các loài hoa yêu quái, chuyện hồ ly tinh mà không hềnghĩ rằng đó là giống khác” Nhưng xét cho cùng, sức hấp dẫn của Liêu trai chí dị không phải ở đề tài quái lạ với những yếu tố kì ảo mà vẫn là ở tính chân thật bắt nguồn từ chân lý cuộc sống Truyền kì, chí quái mở ra thế giới tâm linh, siêu thực, cho phép con người cá nhân có dịp biểu hiện nhiều mặt hơn.
Truyện ngắn văn ngôn đã trải qua các thời từ chí quái của Lục triều đến truyền kí đời Đường rồi phát triển đến thời Tống – Nguyên đã uể oải dần để đi vào suy kiệt nhưng Bồ Tùng Linh với “Liêu trai chí dị” , một đỉnh núi lạ nhô lên, đạt thành tựu cao nhất của thể loại truyện ngắn văn ngôn Cả bộ có gần 500 truyện ngắn, tả hết mọi bất bình của nhân gian, ca ngợi những mối tình đẹp đẽ, gửi gắm nỗi căm uất lẻ loi của một đời không gặp cơ hội thi thố tài năng Ông lập ý mới mẻ, thông minh, li kì, sắc sảo, ngụ ý thấm thía sâu xa
Tóm lại, có thể khẳng định rằng Bồ Tùng Linh đã tiếp thu, kế thừa những nguyên mẫu thần thoại, cổ tích và truyền thống văn học chí quái, truyền kì Trung Quốc Đó
là một sự kế thừa xuất sắc Bằng tài năng và sự sáng tạo độc đáo, ông đã chuyển hoá cốt truyện dân gian, sáng tạo lại những cốt truyện truyền kì, chí quái thành những tác phẩm văn học mẫu mực, đem lại cho nó hơi thở mạnh mẽ của thời đại
2.VÀI NÉT VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA “LIÊU TRAI CHÍ DỊ”
2.1 NỘI DUNG
Liêu trai tập hợp hơn 400 truyện ngắn viết về nhiều đề tài, đề cập đến nhiều nội dung khác nhau nhưng chung quy có thể chia làm ba loại chính như sau :
Loại thứ nhất : vạch trần chế độ chính trị đen tối, đả kích tham quan ô lại, cường
hào ác bá, bênh vực những người lương thiện bị oan ức, bị chà đạp, bị bức hại Tiêu
biểu cho loại này có các truyện : Xúc chức, Tịch Phương Bình, Hướng Cảo Ngoài ra còn có thể kể các truyện : Hồng Ngọc, Thạch Thanh Hư, Đậu thị, Vương Giả, Tục Hoàng Lương Truyện Xúc chức ( con dế ) mặc dù mang một kết
thúc có hậu kiểu chuyện kể dân gian nhưng vẫn thể hiện đầy đủ số phận bi thảm của những người dân hiền lành, chất phác dưới nanh vuốt của vua quan phong kiến.Nguyên nhân dẫn đến cái chết oan uổng của đứa con trai nhân vật chính Thành Danh là thói đam mê chọi dế của nhà vua ( Tuyên Đức nhà Minh) Vua thích chọi dế,bắt dân nộp dế dâng lên Khó khăn lắm Thành Danh mới bắt được dế, nhưng thằng con trai chín tuổi sơ ý để dế chạy mất, khi bắt lại được thì dế đã lòi ruột Thằng bé sợquá bỏ nhà trốn đi Bố mẹ nó tìm khắp nơi và cuối cùng thấy xác nó nằm dưới giếng!Thú vui của kẻ thống trị tối cao được đổi bằng mạng một đứa trẻ! Rồi, để cứu gia
Trang 14đình, hồn thằng bé liền hoá thành một con dế thật hay, chọi thi thắng cuộc được đem tiến cung và được ban thưởng rất hậu Có thể nhà văn mượn kết thúc có hậu này để bày tỏ lòng đồng tình với số phận bi thảm của những người dân lương thiện, khích lệ họ tin tưởng vào cuộc sống, an ủi họ bởi triết lí “ở hiền gặp lành” Nhưng về khách quan chi tiết này còn có ý nghĩa tố cáo sự tàn bạo của kẻ thống trị : chúng không chỉ giày xéo người dân ở kiếp này mà còn lăng nhục họ ở cả kiếp sau, dồn đuổi họ đến chỗ không còn con đường nào khác ngoài việc biến thành đồ chơi mua vui cho chúng.
Nếu trong “Xúc chức”, nhà văn trực tiếp đả kích kẻ thống trị tối cao thì trong “Tịch Phương Bình”, ông lại phê phán bộ máy quan lại tham ô tàn bạo Cha Tịch Phương
Bình là Tịch Liêm, chỉ chống lại tên tài chủ họ Dương mà bị hãm hại Tên này mua hết quan lại sai nha dưới âm phủ để đày đoạ Tịch Liêm xuống âm ti Khi Phương Bình hai lần bất chấp nguy hiểm, xuống âm ti tìm cha thì chúng lại cấu kết với ma quỷ tìm cách hãm hại anh ta Ở đây hoàn toàn không có công lý, không có chính nghĩa, đồng tiền chi phối tất cả Lời buộc tội của Quán Khẩu nhị lang rất có ý nghĩa :
“Ánh sáng của vàng bạc bao trùm mặt đất cho nên điện Diêm Vương tối tăm, hơi đồng tanh tưởi ngút trời làm cho trong thành không ngày nào là không có kẻ chết oan” Bình phải chịu nhiều nỗi khổ nhục Truyện không chỉ miêu tả cảnh tượng ở âm
ti mà còn gợi cho người đọc thấy được những cảnh tượng ở dương gian
Hình ảnh nhân vật Tịch Phương Bình hiên ngang bất khuất truớc quân thù tàn bạo, hoàn toàn vượt ra ngoài phạm trù “trung hiếu” Nó tượng trưng cho ý chí đấu tranh
của những người bị áp bức Những nhân vật phản diện trong truyện “Tịch Phương Bình” từ Minh vương cho đến cả lũ cai ngục đều tác oai tác quái làm mọi điều gian
ác Bạo lực thay cho công lý, đồng tiền thay cho chính nghĩa
Quan lại sai nha sở dĩ dám làm càn, làm bậy là vì trên thì có triều đình che chở, dướithì có địa chủ cường hào giúp sức Chúng cấu kết với nhau thành thiên la địa võng
để bóc lột áp bức người dân, chẳng hạn như các truyện : Hồng Ngọc, Thạch Thanh
Hư ( Đá quý ở động Thanh Hư ) , Đậu thị
Nếu câu chuyện “Tịch Phương Bình” nói về chốn diêm gian nhưng chẳng khác gì
hệ thống quan liêu trong xã hội hiện thực, thì câu truyện “Hồng Ngọc” kể về cuộc
sống thực tế ở trần gian, nói về nạn cường hào gian ác cấu kết với bọn quan lại thamnhũng, làm đủ điều bỉ ổi xấu xa
Truyện “Hồng ngọc” tả tên Ngự sử họ Tống quen ăn tiền của đút lót, bị cách chức
về làng, “ở nơi rừng vắng thả sức ra oai” cướp vợ Phùng Tương Như là nàng Hồng Ngọc xinh đẹp rồi hãm hại cả cha nàng Hắn đút lót cho bọn quan lại địa phương, khiến Tương Như bó tay không biết kêu oan vào đâu được Chỉ vì hắn mà Phùng Tương Như tan cửa nát nhà, cha của Phùng thổ máu tươi chết, vợ chàng bị làm
Trang 15nhục Tác giả phải nhờ đến lực lượng siêu nhân trừng phạ bọn ác bá địa chủ, đồng thời cũng cảnh cáo bọn quan lại : “Chúng bay hãy coi chừng, đừng có ỷ thế hiếp người, nếu không thì sẽ chịu lấy thảm họa như gia đình họ Tống kia” Điều đó cũng
dễ hiểu, vì sống trong bể ải trầm luân đầy tang tóc, đau thương, quần chúng nhân dân ước ao xuất hiện lực lượng siêu hình đủ tài đủ sức, chống cường quyền, trừ bạo lực và bảo vệ cuộc sống yên lành cho nhân dân
Truyện “Thạch Thanh Hư” ( Đá quý ở động Thanh Hư ) tuy muốn đề cập đến tư
tưởng “vật quí lại về người tri kỉ” nhưng trong phần đầu miêu tả sinh động cảnh tên
ác bá sai bọn ác ôn trắng trợn cướp viên đá của Hình Vân Phi Truyện “Đậu thị” ( Người con gái họ Đậu ) tả một tên địa chủ lường gạt con gái nông dân, có con rồi
bỏ, bức nàng phải chết Dưới ngòi bút điêu luyện của tác giả, bộ mặt nanh ác không từ thủ đoạn nào của bọn chúng được phơi bày Tác giả cho người đọc thấy sựcấu kết giữa vua quan và địa chủ cường hào thực sự tạo thành một thiên la địa võng chăng bủa khắp nơi, dồn người dân lương thiện vào đường cùng ngõ cụt
Nhưng con giun xéo lắm cũng quằn! Mặc dù không đề cập trực tiếp sự phản kháng đấu tranh của nhân dân nhưng Liêu trai đã xây dựng được những hình tượng phục thù có sức thuyết phục : Tịch Phương Bình, Hướng Cảo, Đậu thị Bất chấp mọi hình phạt tàn bạo như cưa xương chẻ thịt và những lời dụ dỗ lừa phỉnh của Diêm phủ, để minh oan cho cha, Phương Bình hai lần xuống âm phủ, kiên trì đấu tranh không hề khuất phục, cũng không bị lừa bịp bởi miếng mồi “giàu có trăm vạn, sống lâu trăm tuổi” Bình ngang nhiên nói : “Oan này chưa rửa, chết cũng không thôi” Anh
ta đấu tranh đến cùng cho cha được cứu sống, kẻ hãm hại cha bị xử tội mới thôi Cuối cùng được thần thánh phù hộ, cha của Bình được cứu sống và quân thù bị xử tội Còn Hướng Cảo lại chính là hình tượng thể hiện nguyện vọng trả thù của nhân dân bị áp bức Chi tiết Hướng Cảo biến thành hổ để trả thù trở thành biểu tượng của một khát vọng Cuối truyện, tác giả viết : “Nhưng trong thiên hạ, những điều làm cho người ta căm giận thì nhiều lắm, mà kẻ oan khuất thường chỉ là người chứ đâu được tạm thời làm cọp! Thật đáng buồn!”
Nói chung, từ những góc độ khác nhau, Bồ Tùng Linh đã phơi bày bộ mặt tàn nhẫn ghê gớm của giai cấp thống trị Thái độ yêu ghét của tác giả hết sức rõ ràng Tuy Bồ Tùng Linh chưa nhận ra được bản chất của sự áp bức giai cấp trong xã hội phong kiến, nhưng ông đã nhìn thấy nguyên nhân của sự thống khổ của nhân dân Ông căm thù đến xương tủy bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị phong kiến Ông nhờ những lực lượng siêu hình để trừng phạt chúng cũng như thông qua những chi tiết giàu màu sắc thần bí, ca ngợi tinh thần đấu tranh và những kết quả tốt đẹp mà quần chúng đã giành được Đó là tấm lòng của tác giả đối với những người bị áp bức, bị chà đạp, nó chứng tỏ người thuật truyện không đứng ngoài cuộc, bởi thế sự phục thù
Trang 16ở đây cho dù còn mang tính chất ảo tưởng nhưng vẫn đem đến một cảm giác khoái trá thật sự !
Loại truyện thứ hai đề cập đến một đề tài gần như “Chuyện làng nho” của Ngô
Kính Tử với những tệ hại của chế độ khoa cử, đả kích việc dùng văn bát cổ để chọn
nhân tài, như các truyện : Vương Tử An, Tư Văn Lang, Giả Phụng Chi, Tam sinh
Loại truyện thứ ba xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân Cũng giống như Vương
Thực Phủ trong vở tạp kịch “Tây Sương ký”, Bồ Tùng Linh là loại tác giả hiếm hoi, được đào tạo theo giáo lý Khổng Mạnh mà lại nhiệt tình ca ngợi tình yêu trai gái, coi
nó là hạnh phúc chính đáng của thanh niên, cổ vũ họ đấu tranh vượt qua mọi
chướng ngại để giành lấy tình yêu tự do và hôn nhân tự chủ
Coi tình yêu say đắm là chính đáng, tác giả nhiệt tình ca ngợi những người đang yêu, dựng dậy những hình tượng rạng rỡ, mạnh mẽ và trong sáng của nam nữ thanhniên trong đời sống yêu đương
Ngoài ba loại truyện chủ yếu nói trên, Liêu trai còn đề cập đến hàng loạt vấn đề
như : cảnh giác đối với kẻ thù ( Chuyện sói ), có rèn luyện mới có hưởng thụ ( Đạo
sĩ Lao Sơn ), ca ngợi tình bạn ( Kiều Na ), ca ngợi thế giới đào nguyên ngoài
đời ( Vương Giả )
Tóm lại, Liêu trai không đơn thuần là chuyện quái lạ để giải trí lúc nhàn rỗi mà là mộttập truyện đem đến nhiều bài học bổ ích trong việc nhận thức xã hội, hiểu biết cuộc đời, đấu tranh cho một cuộc sống tốt đẹp hơn
kể chuyện có đầu có đuôi, các số phận được miêu tả một cách trọn vẹn, các sự việc
có gốc gác, quá trình, kết thúc Nhưng khác với các bộ tiểu thuyết trường thiên thường lấy đối tượng phản ánh là những biến cố lịch sử, những vận động biến đổi của các triều đại, dòng họ, tức là phản ánh hiện thực trên bình diện rộng cả về không gian và thời gian, Liêu trai miêu tả những lát cắt của cuộc sống phức tạp, những mảng mẩu của cuộc sống ở phạm vi hẹp hơn
Đứng ở góc độ kết cấu chỉnh thể của một tác phẩm thì các truyện ngắn trong Liêu trai đã là một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn Nhưng từng truyện riêng lẻ lại không
Trang 17bao quát được toàn bộ mà nó chỉ đề cập đến những phần rất nhỏ của cuộc sống Nhưng dưới góc độ kết cấu siêu văn bản thì “Liêu trai chí dị là một chỉnh thể nghệ thuật nguyên vẹn mà các truyện là các chương, các phần của chỉnh thể đó” ( Lê Nguyên Cẩn ) Ở mặt này thì có thể nói sức phản ánh hiện thực của Liêu trai không
hề thua kém bất kỳ một bộ tiểu thuyết trường thiên nào
Trong khi miêu tả, cố gắng làm cho sự việc thêm éo le, ly kỳ, khúc chiết Về mặt này,
nó phát huy được đặc điểm truyền thống của truyện ngắn Trung Quốc Truyện“Vụ
án tình si” ( Yên Chi ) là một ví dụ, truyện chỉ trên dưới hai nghìn chữ mà miêu tả tỉ
mỉ quá trình phức tạp của một vụ án mạng từ khi còn là một âm mưu cho đến lúc xử
án Hay như truyện “Đạo sĩ núi Lao Sơn” chưa đầy một nghìn chữ mà khắc hoạ rõ
nét tính cách một anh chàng lười, chưa luyện tập mà đã ước thành tài để hưởng thụ Nhìn chung tác giả dụng công dàn dựng để mỗi truyện một khác Thi sĩ Tản Đà khi dịch “Liêu trai chí dị” có nhận xét : “Truyện Kiều bao nhiêu câu lục bát mà không câunào giống câu nào; Liêu trai bao nhiêu truyện lớn nhỏ mà không truyện nào phảng phất truyện nào”
Cốt truyện Liêu trai phần lớn đều rất ngắn gọn với lối triển khai nhanh, kết thúc gọn Đặc điểm dễ nhận thấy ở truyện ngắn Bồ Tùng Linh là cốt truyện đơn tuyến và sự giảm thiểu tối đa sự kiện và nhân vật Lối khai triển của truyện Bồ Tùng Linh là nhanh chóng đưa độc giả xâm nhập ngay vào bối cảnh của sự kiện sau vài lời khơi dòng mạch truyện rất ngắn gọn, giới thiệu sơ lược về nhân vật : tên là gì? quê ở đâu,làm nghề gì? và ngoài những điều đó ra thì độc giả không biết gì hơn về số phận, tính cách của nhân vật Lối khai triển như vậy tạo nên một ấn tượng rõ nét, khác với những lời dẫn truyện tỉ mỉ dài dòng của truyện truyền kì đời Đường Ở Liêu trai, sau những lời dẫn truyện sơ lược, tác giả chuyển ngay điểm nhìn trần thuật sang nhân vật Do đó mà những lời đối thoại chiếm tỉ lệ rất cao Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật, các đoạn đối thoại được móc nối rất sống động làm cho cốt truyện được mở rarất nhanh
Nếu như lối khai triển nhanh của cốt truyện có tác dụng đưa người đọc thâm nhập trực tiếp nhanh chóng vào bối cảnh câu chuyện, thì lối kết thúc truyện lại bất ngờ và logic Cách kết thúc bất ngờ và logic của truyện ngắn Bồ Tùng Linh tạo được dư âm trong lòng người đọc và chứa đựng những ý nghĩa triết lí sâu sắc về cuộc đời
Văn Liêu trai thuộc loại cổ văn hết sức điêu luyện chứng tỏ tác giả có sự tu dưỡng rất cao về văn chương và sáng tác với biết bao công phu, tâm huyết Ngôn ngữ kể chuyện trong tiểu thuyết là loại văn ngôn đẹp lại nhã, gãy gọn, rõ ràng Riêng về những câu đối thoại của nhân vật, cũng dùng văn ngôn là chính nhưng dễ hiểu hơn Thỉnh thoảng, tác giả còn khéo léo đưa thành phần bạch thoại vào, vừa không làm hỏng phong cách ngôn ngữ trên tổng thể, lại khắc phục được ở mức độ nhất định mà
Trang 18tiểu thuyết văn ngôn thường gặp phải là khó miêu tả tinh thần và lời nói của nhân
vật Đấy là một thành tựu rất hiếm có Như trong truyện “Mặc áo lá cây” ( Phiên Phiên ), những lời đối đáp mang tính hài hước giữa Hoa Thành Nương Tử và tiên nữ
Phiên Phiên hết sức linh động Đối với những độc giả tương đối có trình độ văn hoá thời bấy giờ, đọc lên không có gì khó hiểu Do kết hợp từ nhiều mặt nên “Liêu trai chídị” đã xúc tiến nghệ thuật văn ngôn tiến lên một bước Từ đó trở về sau, mặc dù có nhiều tác phẩm tương tự ra đời nhưng đều không có tác phẩm nào bì kịp
Dùng thủ pháp “Vẽ rồng chấm mắt” hoặc thông qua hành động, ngôn ngữ của nhân vật để biểu hiện tính cách nhân vật, không cần giới thiệu dài dòng, hoặc dùng lối châm biếm nêu bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm là những thành công của “Liêu trai chí dị” và cũng là đặc điểm dân tộc truyền thống của truyện ngắn Trung Quốc
“Liêu trai chí dị” ra đời đến nay đã trên ba thế kỉ Nó đem đến cho người đọc một phong cách mới mẻ, hấp dẫn Người đọc có được niềm vui nhờ sự hoá thân kì diệu trong chốc lát để thoát khỏi những cảnh đời ngang ngược, để thực hiện những ước mơ
3 SƠ LƯỢC VỀ NHỮNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHỦ YẾU TRONG “LIÊU TRAI CHÍ DỊ”
Thế giới nhân vật trong “Liêu trai chí dị” vô cùng phong phú và đa dạng Đó là những tên tham quan ô lại, cường hào ác bá trong những truyện ngắn vạch trần chế
độ chính trị đen tối, lên án các thế lực chà đạp, ức hiếp những người dân lương thiện Đó là những chàng nho sinh, nho sĩ và chế độ khoa cử trong những mẩu chuyện “làng nho” Đó là hàng loạt hình tượng thiếu nữ xinh đẹp, thông minh, yêu đương say đắm và rất mực chung tình trong những truyện ngắn xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân Ngoài ra trong những truyện ngắn khác còn xuất hiện các nhân vật đạo sĩ, thần tiên Thế giới nhân vật phong phú ấy được miêu tả vô cùngsinh động, tạo nên một thế giới nghệ thuật Liêu trai đầy kì ảo nhưng cũng chẳng khác gì mấy so với thế giới hiện thực đời thường
Trong phần nghiên cứu này chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong những truyện ngắn được tuyển chọn từ tuyển tập “Liêu trai chí dị” gồm có 119 truyện của Nhà xuất bản Văn học 2003
Chương III : HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NHO SINH VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG “LIÊU TRAI CHÍ DỊ”
1 I HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NHO SINH
Trang 191.NHỮNG NHÂN VẬT NHO SINH MẢI MÊ VỚI HAI CHỮ CÔNG DANH
1.1 NHỮNG CHÀNG NHO SINH LẬN ĐẬN TRONG NGHIỆP THI CỬ
Đó là những chàng nho sinh , nho sĩ vì hai chữ “công danh” mà trở nên mê muội, mất hết trí sáng suốt Một phần vì họ bị nhồi nhét khát vọng công danh phú quí, mặt khác vì chế độ thi cử thối nát bất công : quan chấm thi rặt một lũ dốt nát và vô trách nhiệm, thi cử bằng thơ văn cổ sáo rỗng chỉ cần thí sinh học như con vẹt chẳng cần sáng tạo Do đó, bọn giám khảo “đánh hỏng người tài, chọn kẻ tầm thường” Chế độ khoa cử thời ấy gây biết bao thảm họa, chính tác giả đã từng nếm mùi cay đắng
Những chàng nho sinh suốt đời lận đận trong nghiệp thi cử trong Liêu trai như chàng thư sinh họ Diệp trong truyện “Chàng thư sinh họ Diệp” hay chàng Vương
Tử An trong “Giấc mộng đắc chí”, chàng Vương trong “Oan nghiệt trường văn” .
Chàng thư sinh họ Diệp miền Hoài Dương có tài văn chương trội nhất đương thời nhưng số phận lận đận long đong trong trường công danh Có ông Đinh Thừa Hạc đến làm quan ở ấp ấy, xem văn chương của chàng, cho là kì tài, ông rất bằng lòng, cho chàng đến ở trong dinh thự, cơm nước, đèn sách cấp cho đầy đủ Đến kì sơ thí (
kì thi sơ bộ trước khoa thi hương để chọn những thí sinh khá) ông hết sức tán dương văn tài của chàng trước mặt quan học sứ, rồi đó chàng đỗ đầu hàng xứ Ông trông mong vào chàng rất tha thiết; sau khi vào trường thi hương, cho lấy văn của chàng để xem, ngợi khen không ngớt Ngờ đâu thời vận neo người, văn chương ghen mệnh, bảng vàng đã treo mà chàng lại hỏng tuột Vì quá đau buồn, trở về chàng choáng váng tê mê, thân hình gầy rộc như bộ xương còn đứng, người ngây ranhư tượng gỗ Chẳng bao lâu chàng lâm bệnh rồi chết Khi đã hoá thành một hồn
ma chàng Diệp mới có thể đạt được cái giấc mộng đỗ đạt của mình : đỗ cử nhân.Còn chàng Vương Tử An – một danh sĩ trầy trật mãi trong sự lều chõng – bị cái nghiệp thi thư và ước mong thi cử đỗ đạt ám ảnh mãi, tấc lòng ngổn ngang muôn nỗicho nên mới có chuyện đáng buồn cười mà cũng vô cùng đáng thương xảy ra : bị quỉ hồ cười trộm đã lâu, mới nhân khi Vương bị say mà đùa trêu tạo nên giấc mộng công danh đắc chí đỗ đạt Trong giấc mơ “y như thật ấy”, Vương đậu tiến sĩ, qua tamtrường, được bổ vào viện Hàn Lâm Thế là quên phắt thân y đang nghèo xác nghèo xơ, vội nảy ra ý nghĩ là phải ra oai với hàng xóm Y thét gọi ban trưởng Nhưng đáp lại lời gọi của y là tiếng trả lời lạnh nhạt của người vợ : “Trong nhà chỉ có
bà già giúp việc, làm gì có ban trưởng”.Tỉnh ra mới biết tất cả chỉ là mộng ảo mà thôi! Phải là người có thể nghiệm sâu sắc về sự được mất trên con đường khoa cử mới có thể giễu cợt thấm thía như thế Văn học truyền thống Trung Quốc có hẳn mộttruyền thống dùng mộng để phản ánh Lấy mộng để nói thực, cái thực được chiết xạ
Trang 20qua mộng càng làm tăng thêm sức phản ánh hiện thực sâu sắc Mộng là đế nói thực
và mỗi khi mộng, con người không bị khống chế bởi ý thức nên sống thật với ý nghĩ của mình Là kẻ sĩ ôm giấc mộng công danh, Vương Tử An bị quỉ hồ cười trêu, mộng
mà y như thật! Tỉnh mộng, quay trở về đối diện với thực tại càng thêm chua xót phũ phàng
Về cuối truyện, tác giả dùng mấy nét châm biếm khắc họa sâu sắc và sinh động hình tượng “lôi thôi sĩ tử” trong và sau cuộc thi Các tú tài vào trường thi thì có bảy cái “giống” Khi mới bước vào trường thi, chân đi đất, tay cầm ống quyển, giống thằng ăn mày Khi xướng danh thì quan chửi, lệ mắng giống thằng tù Đến lúc về buồng thi thì tìm lỗ thủng mà ngó cổ ra nhìn, nằm thì thò chân ra khỏi cửa buồng, giống đàn ong cuối thu Khi ra khỏi trường thi thì tinh thần hốt hoảng, trời đất đổi màu, giống chim ốm được thả ra khỏi lồng Khi mong tin báo thì cây cối đều giật mình, mơ mộng liên miên : lúc thì mơ đắc chí, phút chốc sẽ có gác tía lầu hồng; lúc lại mơ thất chí, nháy mắt mà xương khô tủy rữa Những lúc ấy đi đứng khó khăn giống con vượn bị trói Vụt có người phi ngựa đến báo, trong giấy không có tên mình thì tinh thần tiều tụy, trông như người chết rồi, giống như con ruồi hút phải chất độc,
ai trêu cũng chẳng biết gì Tác giả dùng lời bình luận của Dị Sử Thị để khái quát về việc những người tú tài trước và sau khi vào trường thi, khi đợi yết bảng, lúc chờ xướng danh, bỗng tưởng tượng mình thi đỗ nên phát điên, hoặc nghĩ tới bị thi rớt nênchán nản muốn chết, tâm trạng hết sức hoang mang, làm cho người đọc không khỏi bùi ngùi “Tình cảnh đến như vậy, người trong cuộc khóc thương tưởng chết mà người ngoài cuộc đứng nhìn chỉ thấy thật là đáng cười!”, lời bàn của tác giả làm cho chúng ta không chỉ thấy đáng cười cho số phận của những chàng sĩ tử mà còn thấy
họ thật là đáng thương biết bao nhiêu!
Trong truyện “Oan nghiệt trường văn”, đó là chàng Vương Bình Tử tài năng mà bị
đánh hỏng bởi các quan chấm thi đều … “mù” cả, lại còn có cả một hồn ma chàng Tống bất đắc chí vì cái mộng công danh không thành Câu chuyện kể về ba chàng nho sinh : Vương Bình Tử – một người học rộng tài cao, Dư Hàng sinh – người học trò ở đất Dư Hàng và chàng họ Tống, cả ba người cùng ở trọ trong một ngôi chùa
nọ Vương và Dư Hàng là hai anh học trò đi thi còn chàng Tống thì được giới thiệu là
“không có chí bay nhảy” như họ Dư Hàng tính vốn kiêu ngạo, văn tài không giỏi giang gì lắm, bất tài nhưng lại hay khoác lác Vương kết thân với Tống sớm tối bàn chuyện kinh sử, nhờ Tống chỉ bảo trong việc học hành, đưa văn thơ của mình cho Tống duyệt đọc Có lần Vương và Dư theo lời Tống, đưa văn chương của mình cho một bậc kì nhân là Tư Văn Lang, một ông già có khả năng thẩm văn – vị sư mù làm nghề bán thuốc có tài dùng mũi ngửi mà phân biệt văn hay hay văn dở - xem, Vương Bình Tử đốt văn của mình trước, hoà thượng liền bảo : “ Văn anh vừa học ở
Trang 21các đại gia, tuy chưa giống hẳn nhưng cũng đã tương tự, đi thi chắc sẽ đỗ” Rồi đến
Dư Hàng sinh đốt văn của mình thì hoà thượng bỗng ngăn lại : “Thôi! Thôi! Ngửi không được, bắt ngửi thì sẽ tắt thở! Đốt tiếp thì sẽ nôn oẹ ra mất! Văn của Dư bị đánh giá thấp còn văn của Vương thì được đánh giá cao Thế mà kì thi năm ấy Dư
đỗ hương cống còn Vương thì trượt Hai người đến chất vấn nhà sư mù nguyên do làtại sao thì nhà sư bảo : “Ta tuy mù mắt nhưng mũi không mù Còn các vị khảo quan đều mù cả hai” Một lát sau, người học trò Dư Hàng nghênh ngang đi đến, đắc ý cườinhạo nhà sư mù Nhà sư chọc y : “Ta bình luận chất lượng văn chương chứ không xem mệnh ngươi, không tin ngươi cứ việc mang văn chương các khảo quan đến đây,
ta không ngửi cũng biết một vị trong số đó là thầy ngươi! Người học trò Dư Hàng và Vương Bình Tử đi lấy văn chương về Đốt đến văn của vị thứ sáu, nhà sư mù đột nhiên quay úp mặt vào tường nôn thốc tháo, đánh rắm liên tục, nghe như sấm rền Mọi người cười rộ lên Nhà sư bảo chàng học trò Dư Hàng : “Đó là thầy ngươi mà! Mới đầu không dè chừng xớn xác ngửi đại một miếng, lỗ mũi hứng không nổi nên luồn tuốt vào bụng, bàng quang chứa không được tống thẳng lên, thế là không sức nào kìm được”.Thì ra Dư Hàng là học trò của một ông quan chấm thi kì thi năm ấy nên đã được chấm đỗ
Mượn nhà sư mù để mắng đám khảo quan “có mắt như mù”, công kích lũ quan chấm thi kể cũng hả dạ cho “chàng”cống sinh đỗ muộn ở tuổi 71 Bồ Tùng Linh, đồngthời còn khẳng định rằng đã là văn hay thì đốt ra tro cũng vẫn còn hay, và văn dở thì
dù đốt ra tro cũng còn làm người ta tởm lợm Một nhận định hơi “thâm” của Bồ Tùng Linh gợi cho ta nhiều suy nghĩ : đó là, muốn thi đỗ thì cứ việc trộn văn của tác giatên tuổi vào văn mình, tha hồ “qua mặt” những kẻ “mù cả mắt lẫn mũi”.Tác giả đã giễu cợt một cách sâu cay sự dốt nát của những kẻ thay mặt triều đình để lựa chọn nhân tài cho quốc gia dân tộc! Thử hỏi, loại quan chấm thi có mắt như mù đó làm thế nào để có thể lựa chọn những người tài đức kiêm toàn? Cho nên, hàng loạt những người có chân tài, thực học không thể không lận đận và chịu mọi sự bi thảm của cuộc đời Chàng Vương về tiếp tục ôn luyện cho kì thi năm sau nhưng vì phạm quy vì bị đánh hỏng Tống hay tin bạn lại bị hỏng thì khóc lớn và thú thực mình là hồn quỷ phiêu bạt, từ nhỏ tuổi ôm ý khí tài danh, không được đắc chí nơi trường ốc Gặp Vương, chàng Tống muốn giúp cho bạn đạt được cái ước nguyện mà bản thân mình chưa đạt được Nhưng nay bạn mình cũng không thoát cái tai ách của nghiệp văn tự
Những nhân vật nho sinh lận đận trong nghiệp thi cử kể trên là những nhân vật trong các thiên truyện ngắn chỉ thuần túy viết về đề tài nho sinh được tuyển chọn trong số 110 truyện của tuyển tập Liêu trai mà luận văn nghiên cứu, còn trong nhữngtruyện ngắn về các đề tài khác, chẳng hạn như đề tài người phụ nữ chẳng hạn, ta
Trang 22cũng bắt gặp nhiều hình ảnh của các nhân vật nho sinh loại này Đó là những chàngnho sinh trầy trật mãi trong chuyện thi cử Chẳng hạn như chàng Châu Dục Sinh học
giỏi, đẹp trai lấy vợ đạo cô trong truyện “Phan Trần đùa mà hơn thực” ( Trần Vân Thê ), thi đi thi lại mà vẫn không đỗ, chàng Mỗ trong truyện“Vợ thi hộ chồng” đi thi khoa nào cũng rớt, chàng Nhạc Vân Hạc trong truyện“Lên chơi trên trời” ( Lôi Tào ), tuy học hành tấn tới nhưng thi cử thì khoa nào cũng rớt .
Nhưng nhìn chung, có ý nghĩa nhất trong loại những nhân vật nho sinh lận đận trongnghiệp thi cử chính là hình tượng những anh chàng nho sinh trong những thiên truyện ngắn thuần túy viết về đề tài nho sinh Qua các truyện viết về những anh chàng nho sinh lận đận trong đường công danh này, chúng ta có thể rõ ràng nhận ra
sự “giam cầm và đục khoét tâm hồn của chế độ khoa cử đối với giới trí thức”[8;125];
“các thí sinh bị hành hạ dữ dội về tinh thần, tâm hồn bị bẻ cong” [6;606] Chế độ khoa
cử đã thâm nhập vào tận tâm linh của những phần tử trí thức, khiến tinh thần của họ
cứ luôn vẩn vơ ám ảnh mãi cái giấc mộng công danh Bởi vì trong một thời kì lịch sử lâu dài của xã hội phong kiến Trung Quốc, chế độ khoa cử đã từng là con đường lựachọn nhân tài duy nhất cho quốc gia dân tộc Tình trạng mê muội khổ sở như vậy của sĩ tử một phần do bản thân họ bị đầu độc bởi tư tưởng công danh phú quí, nhưng một phần khác lại do chế độ khoa cử thối nát gây ra Quan chấm thi rặt một
lũ thối nát và vô trách nhiệm Thi cử lại dùng văn bát cổ, một thứ văn chương sáo rỗng, chỉ đòi hỏi thí sinh học thuộc lòng như con vẹt, không cần suy nghĩ, sáng tạo
Bồ Tùng Linh đã chỉ ra những cái thối nát hủ lậu của chế độ khoa cử, đó là một việc làm rất có ý nghĩa Về mặt này, Bồ Tùng Linh là một tác giả có đóng góp rất đáng kể
1.2 NHỮNG CHÀNG NHO SINH ĐỖ ĐẠT, THỰC HIỆN ĐƯỢC GIẤC MỘNG CÔNG DANH
Ngoài những nhân vật nho sinh với giấc mộng công danh bất đắc chí, trong “Liêu trai
chí dị” còn có những nhân vật nho sinh đỗ đạt, thực hiện được giấc mộng công danh Có thể kể đến chàng học trò đi thi trong truyện “Ba ông tiên”, chàng vào thi
ở Kim Lăng, lạc vào động “Ba vị tiên”, trong động có ba con : cua, rắn và ễnh ương rất thiêng Chàng may mắn được sự giúp đỡ của ba vị tiên, vào trường thi, được ba bài đều trúng với ba bài tiên làm cho mà được đỗ đầu trong kì thi Hoặc như anh chàng Tinh Nhi “con trời”trong truyện “Lên chơi trên trời” ( Lôi Tào) thi đỗ tiến sĩ,
chàng Mộng Tiên con của người phàm trần và tiên nữ trong truyện“Con gái nhà trời” ( Bạch Vu Ngọc ) đậu thi hương rồi hàn lâm cũng có những yếu tố của phép lạ ( xuất thân kì lạ ) Còn anh chàng nho sinh trong truyện“Thay tim đổi mặt” nhờ có phép thần kì thay tim, có được trái tim sáng suốt hơn cộng với sự giúp
Trang 23sức trong việc học hành của một người bạn – một vị thần – mà đã thi đỗ đầu bảng Câu chuyện kể về chàng Châu Nhĩ Đán tính hào phóng nhưng kém thông minh Tuy học siêng năng nhưng chưa được nổi tiếng, làm bạn với phán quan họ Lục – một vị thần ở đền thờ Thập Vương Có người bạn cõi âm giúp sức trong việc học hành, lại giúp cho chàng có một trái tim khác sáng suốt hơn, từ đó văn chương tấn tới, trí nhớ vượt bậc Nhờ vậy mà chàng thi đỗ đầu bảng Hiếu liêm ( cử nhân).
Ở vào loại nho sinh đỗ đạt này cũng có thể kể thêm trường hợp của của chàng nho
sinh trong truyện “Vợ thi hộ chồng”, chàng nho sinh họ Mỗ tính đần độn, mãi mười
bảy tuổi đầu mới viết chữ thành hàng lối thi đỗ là do người vợ giỏi giang và tài năng thi hộ, và không những đỗ mà còn đỗ rất cao : cử nhân, tiến sĩ Cũng có cả những
kẻ bất tài khoác lác nhưng lại được chấm đỗ như anh chàng Dư Hàng trong
truyện “Oan nghiệt trường văn” vì chàng ta là học trò của một ông quan chấm thi
kì thi năm ấy
Qua những hình tượng nhân vật nho sinh đỗ đạt, thực hiện được giấc mộng công danh vừa kể trên, chúng ta dễ dàng nhận ra có một nguyên nhân vô cùng quan trọng góp phần biến giấc mơ đỗ đạt của các sĩ tử trở thành hiện thực đó là có sự trợ giúp của các yếu tố thần kì với những phép lạ “thay tim đổi mặt”, sự chỉ bảo, trợ giúp của các vị thần tiên trong việc học hành, hoặc nhân vật nho sinh đỗ đạt là một nhân vật có nguồn gốc xuất thân đặc biệt như cậu Tinh Nhi – “con trời” Họ đỗ đạt trong thi
cử phần lớn là do có sự hỗ trợ của các yếu tố phép màu, các vị thần tiên và đặc biệt hơn là có sự trợ giúp của phụ nữ chứ không phải là do thực lực của họ Phải chăng trong cuộc sống thực của mình Bồ Tùng Linh là một sĩ tử long đong lận đận trên đường công danh, con đường khoa hoạn luôn làm cho ông bất đắc chí mà ông
đã gởi gắm vào trong những thiên truyện ngắn viết về đề tài nho sinh của mình những giấc mộng công danh đỗ đạt và những giấc mơ ấy thấm đẫm tính chất lãng mạn, những nhân vật nho sinh đỗ đạt luôn có sự trợ giúp của những yếu tố phép màu, thần kì Mặc dù tác giả có gởi gắm những ước mơ công danh đỗ đạt đầy tính lãng mạn của mình qua một số thiên truyện ngắn viết về đề tài nho sinh nhưng không phải vì tính chất lãng mạn mà những truyện ngắn này kém đi tính chất hiện thực Qua những giấc mộng công danh đã được trở thành hiện thực ấy, người ta có thể dễ dàng nhận ra nhiều vấn đề có tính hiện thực sâu sắc, tạo nên giá trị tố cáo mạnh mẽ cho những thiên truyện ngắn về đề tài nho sinh : chế độ khoa cử bất công thối nát, bọn quan lại chấm thi “đánh hỏng người tài, chọn kẻ tầm thường”, các thí sinh đỗ đạt thì nếu không phải là bọn bất tài mà khoác lác như anh chàng Dư Hàng thì cũng là những kẻ đạt được danh vọng nhờ công của kẻ khác, nhờ sự trợ giúp củacác thế lực thần thánh với những phép màu kì lạ
Trang 24Như vậy, qua việc tìm hiểu loại nhân vật nho sinh “mải mê với hai chữ công danh”, chúng ta có thể thấy rằng, họ chính là những đứa con ngoan của chế độ phong kiến,với tư tưởng Nho giáo chính thống Có những giấc mộng công danh trở thành hiện thực và cũng có cả những khát vọng công danh không thành Họ gắn cuộc đời mình nơi cửa Khổng sân Trình, mong đạt được giấc mộng công danh, mong ước tên mình được ghi trên bảng vàng, để có chút bổng lộc về sau mà vang danh với thiên hạ Nhưng hỡi ôi, cái nghiệp văn tự biết bao nhiêu là cay đắng, nhọc nhằn và cả những điều phi lý bất công : kẻ bất tài thì đỗ đạt mà bậc tài danh thì ôm mãi mối hận bất đắc chí.
Trong lịch sử phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Bồ Tùng Linh là người
đã đề cập đến vấn đề khoa cử một cách rộng rãi Ông vạch trần bộ mặt tinh thần của phần tử trí thức, sự lừa lọc gian dối nơi chốn trường thi nhằm phê phán một cáchtoàn diện sự ruỗng nát suy đồi của chế độ khoa cử Quả thật bản thân Bồ Tùng Linh
đã từng nhịn đắng nuốt cay, chịu mọi nỗi ê chề bởi chế độ khoa cử Ông hiểu sâu sắc cái ấm ức, hậm hực, thậm chí đến mức bất bình căm phẫn của người cử tử Do
đó, ông trút tất cả những điều mắt thấy tai nghe vào những thiên truyện ngắn trong Liêu trai
Những nhân vật nho sinh “mải mê với hai chữ công danh” này, họ tìm mọi cách để
mở rộng đường công danh nhưng mục tiêu của họ không phải là nhằm hiểu biết kho tàng kiến thức phong phú của nhân loại mà để đạt phú quí vinh hoa, công danh, bổng lộc
Có thể xem việc phê phán những hiện tượng đen tối của chế độ khoa cử trong “Liêu trai chí dị” là bước đầu của việc đả kích một cách toàn diện chế độ khoa cử trong
“Nho lâm ngoại sử” Điều đó cũng là lẽ tất nhiên khi tác giả của nó chưa nhận thức một cách toàn diện sự dối trá đến mức phản động của chế độ khoa cử, thậm chí quamột số thiên còn để lộ mộng tưởng của tác giả đối với chế độ khoa cử, xem việc đỗ đạt làm quan là lí tưởng phấn đấu của thanh niên
Những hình tượng nho sinh mải mê với nghiệp khoa cử, ôm ấp giấc mộng công danhkhông phải là đến Bồ Tùng Linh, với bộ “Liêu trai chí dị” mới xuất hiện mà ngay từ khi chế độ phong kiến hình thành với tư tưởng Nho giáo chi phối mạnh mẽ đời sống tinh thần của con người trong xã hội thì đồng thời trong văn học cũng xuất hiện những mẫu người nho sinh như thế Đó là khi xã hội phong kiến đang trong thời kì thịnh hành, vẫn còn giữ được những giá trị tích cực của nó đối với xã hội Lý tưởng của những kẻ sĩ trong thời đại bấy giờ là “tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ” Mục đích cao cả hàng đầu của cuộc đời họ là công danh đỗ đạt, được ghi tên vào bảng vàng, thăng quan tiến chức, đem cái tài của mình ra phụng sự quốc gia, lưu lại tiếng thơm muôn thuở
Trang 25Đến Bồ Tùng Linh, với những thiên đoản thiên tiểu thuyết trong “Liêu trai chí dị”, vẫn
là những hình tượng nho sinh ấy, nhưng với một cuộc đời đầy bất đắc chí trong con đường khoa cử, Bồ Tùng Linh hiểu rõ hơn ai hết những tệ lậu của chế độ khoa cử vànhững nỗi thất vọng, đau đớn ê chề khi giấc mộng công danh tan vỡ và do đó ông
đã viết nên những thuyên truyện ngắn bất hủ về đề tài này Khi nói đến đề tài nho sinh và nghiệp khoa cử, ngoài “Nho lâm ngoại sử” của Ngô Kính Tử, người ta không thể không nhắc đến những thiên truyện ngắn của Bồ Tùng Linh
Thế nhưng, những thiên truyện ngắn viết về loại nho sinh mải mê với khát vọng côngdanh, phú quí này chiếm số lượng không nhiều mà đa phần trong hàng loạt các thiên truyện ngắn, ta đều có thể nhận thấy sự xuất hiện của loại nhân vật nho sinh thứ hai : những nhân vật nho sinh “suy đồi – mất niềm tin” Loại nhân vật này đã thể hiện rõ nét nhất sự sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Bồ Tùng Linh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
1 2 NHỮNG NHÂN VẬT NHO SINH “SUY ĐỒI – MẤT NIỀM TIN”
Loại nhân vật này chiếm số lượng rất lớn trong bộ “Liêu trai chí dị” Có thể tìm thấy hầu như trong bất kì truyện nào hình ảnh của loại nhân vật nho sinh “đặc biệt” này –
“những đứa con hư của chế độ phong kiến” Họ không say mê nghiệp đèn sách tìm kiếm công danh bằng con đường khoa cử như những nho sinh đã xếp vào loại kể trên, mà họ mải mê say sưa với những cuộc tình duyên say đắm với những cô nương xinh đẹp
Họ xuất hiện trong những thiên truyện ngắn của Liêu trai với hình ảnh của những chàng công tử si tình Như chàng Vương Quế Am trong truyện cùng tên Trong cuộc dạo chơi ngoạn cảnh trên một chuyến du thuyền, tình cờ chàng gặp một cô nương xinh đẹp Thế là từ đó chàng cứ ngẩn ngơ mong nhớ Lúc bấy giờ không có gì quan trọng hơn đối với chàng bằng việc tìm gặp cho được cô nương xinh đẹp ấy Chàng tatìm đủ mọi cách để gặp lại mĩ nhân, mải mê yêu đương mà không màng gì đến việc khoa cử, đèn sách
Truyện “Bành Hải Thu” kể về chàng nho sinh Lai Châu là Bành Hiếu Cổ, học ở cơ
ngơi khác cách nhà khá xa, trung thu không về, cùng chàng họ Khâu và chàng BànhHải Thu chuyện trò đối ẩm Chàng Hải Thu mời một nàng danh kỹ xinh đẹp như tiên,tuổi khoảng đôi tám từ Tây Hồ xa ngàn dặm tên là Quyên Nương đến hát khúc hát
“Chàng bạc tình” giúp vui Lúc chia tay nàng, chàng Bành bịn rịn bồi hồi, từ đấy không sao quên được Quyên Nương Ba năm sau, trong một chuyến đi thăm người anh rể, vào bữa tiệc có nhiều con hát đàn ca, tình cờ chàng gặp lại Quyên Nương Lúc này Bành mới biết nàng là con hát số một Quảng Lăng Hai người vui mừng khôn xiết Bành bỏ ra ngàn vàng chuộc thân cho nàng rồi đưa nhau về quê
Trang 26Còn chàng Tôn Tử Sở – một danh sĩ sinh ra có ngón tay chẽ, người Việt Tâytrong
truyện “Cô Bảo” ( Cô Bảo ) – thì có thể xếp vào hàng những kẻ si tình bậc nhất
trên thế gian Chàng Tôn tính vẩn vơ lẩn thẩn, nhà lại nghèo, tương tư nàng A Bảo con nhà dòng dõi quí phái, có nhan sắc tuyệt trần, cậy mối đến hỏi nàng làm vợ Nàng biết được việc ấy mới nói bỡn rằng : “Nếu chàng ta bỏ được ngón tay chẽ đi thìtôi về với ngay”, chàng nói : “Cái đó khó gì” rồi liền đó lấy búa chặt đứt ngón tay chẽ,đau thấu ruột, máu phụt chảy ra lênh láng, suýt chết, qua mấy ngày mới ngồi dậy được Ngày tiết Thanh Minh, tình cờ gặp được nàng A Bảo, về đến nhà hồn của chàng Tôn lìa khỏi xác, bay đến nhà cô Bảo Sau đó thì chàng ta bị một trận ốm tương tư, mê man không ăn uống gì, rồi hồn của chàng lại hoá thành một con vẹt để bay đến nơi nàng A Bảo Cuối cùng, tấm chân tình thành thực, si mê của chàng Tôn cũng làm động lòng nàng A Bảo xinh đẹp, nàng đồng ý về làm vợ chàng Tôn Tử Sở
si tình
Còn trong truyện “Hồng Ngọc”, đó là chàng nho sinh Tương Như, một đêm ngồi
dưới bóng trăng, thấy người con gái láng giềng bên phía Đông từ trên tường nhòm sang, nhan sắc vô cùng xinh đẹp thì trong lòng đã cảm mến Hai người ăn nằm với nhau, chàng rất yêu và xin cùng nàng kết duyên lâu dài Chàng Hoàng Sinh trong truyện “Hương Ngọc” không chỉ si tình mà còn rất mực chung tình! Hoành Sinh yêu Hương Ngọc và Giáng Tuyết là do hoa mẫu đơn trắng và hoa nại đông biến thành Khi biết Hương Ngọc là tinh hoa mẫu đơn trắng, bị họ Lam ở Tức Mặc đem đi nơi khác, Hoàng Sinh thương xót vô cùng Chàng làm đến 50 bài thơ để khóc hoa Cảm lòng thành của Hoàng Sinh, thần hoa cho Hương Ngọc tái sinh và trở về với chàng Cuối cùng, để được hôm sớm gần nhau, khi chết Hoàng Sinh biến thành một mầm
đỏ mọc lên cạnh cây mẫu đơn
Truyện “Anh Ninh” kể về chàng Vương Từ Phục thông tuệ rất mực, mười bốn tuổi
đã vào học nhà phán Gặp tiết thượng nguyên, cùng người con nhà cậu đi chơi thì tình cờ gặp nàng Anh Ninh tay cầm một cành hoa mai, nhan sắc tuyệt vời, nụ cười xinh tưởng có thể vốc được, chàng nhìn đăm đăm đến nỗi quên cả ý tứ Chàng nhặt lấy cành hoa mà nàng bỏ xuống đất, về đặt hoa dưới gối, gối đầu lên mà ngủ, khôngnói cũng không ăn rồi lủi thủi cuốc bộ một mình, lặn lội đường sá xa xôi vào núi sâu mong tìm được người con gái ấy rồi cuối cùng cũng lấy được nàng về làm vợ
Chàng thư sinh họ Hạ tài danh nức tiếng đã lâu mà gia tư chỉ vào bậc trung, ngưỡng
mộ nàng Thụy Vân – một danh kỹ của đất Hàng – trong truyện “Thụy Vân”, cố
gắng hết sức để sắm chút lễ mọn, chỉ mong một phen nhìn ngắm mặt hoa Được nàng tặng cho một bài thơ, chàng mừng rỡ như cuồng Về nhà, đem bài thơ ra ngắmnghía, ngâm nga, tơ lòng vương vít Được một hai ngày, cầm lòng không đậu, lại
Trang 27phải sắm sửa lễ vật rồi trở lại Rồi sau đó chàng ta may mắn cưới được nàng Thụy Vân về làm vợ.
Còn có thể kể ra đây những chàng nho sinh si tình trong hàng loạt các thiên truyện ngắn khác : chàng Vương Đỉnh trong truyện “Ngũ Thu Nguyệt”, chàng Cảnh Khứ Bệnh trong truyện “Thanh Phượng”, chàng An tính chuộng nghĩa, thích phóng sinh chim thú trong truyện “Hoa Cô Tử”, chàng Dương trong truyện “Liên Toả”, thư sinh
họ Hoàng trong truyện “Hương Ngọc”, chàng Phong Vân Đình trong truyện “Cô gái
họ Mai” ( Mai nữ ), chàng Khổng Tuyết Lạp trong truyện “Mĩ nhân cứu mạng” ( Kiều
Na ), chàng Cao trong truyện “Vợ dữ hơn cọp” ( Giang Thành ), chàng Kiều sinh trong truyện “Cắt thịt vì tình” ( Liên Thành ), chàng Quảng Bình Phùng trong truyện
“Cô Tân thứ mười bốn” ( Tân thập tứ nương ), chàng Hoắc sinh đa tình trong truyện
“Cậu bé đa tình”( Thanh Nga )
Hay đó là chàng Thường Đại Dung trong truyện “Yêu hoa đâu dễ biết hoa”.Chàng
ta rất mê hoa Mẫu Đơn, làm cả một trăm bài thơ tứ tuyệt với đề tài “Mong nhớ mẫu đơn” ( thay vì dành thời gian ôn luyện đèn sách ) Đi dạo trong vườn hoa, gặp một côgái nhan sắc xinh đẹp là “người đẹp tinh hoa mẫu đơn”, chàng liền say đắm sắc đẹp của nàng
Cũng có thể xếp vào loại nhân vật nho sinh này anh chàng An Đại Nghiệp trong
truyện “Lấy vợ công chúa” Là một chàng trai thông minh học giỏi, khi thi đậu
chàng An khoe với vợ nhưng nàng không mừng mà trái lại tỏ vẻ buồn rầu, cho đó là thứ danh vọng hảo, là vương phải tục lụy Chàng nghĩ lời vợ nói phải nên từ đó không muốn học hành thi cử gì hơn nữa Chuyện thi cử đối với chàng An không còn quan trọng nữa, chàng cảm thấy bằng lòng với cuộc sống hiện tại, bên cô vợ công chúa xinh đẹp và cảm thấy những lời nói của nàng là vô cùng có lí
Tình yêu say mê của các chàng nho sinh này cũng đã thể hiện một quan niệm mới trong tình yêu và hôn nhân, đó là mong muốn tự do trong yêu đương, tự lựa chọn người yêu cho mình Những chàng công tử si tình của Liêu trai, khi đã yêu là họ yêu say đắm và quyết đấu tranh vượt qua mọi chướng ngại để lấy cho được các nàng về làm vợ Trong xã hội phong kiến việc hôn nhân đại sự của các chàng công tử thường
do cha mẹ định đoạt, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, sao cho môn đăng hộ đối Nhưng tình yêu của những chàng nho sinh trong Liêu trai là tình yêu tự do, không bị cản trở bởi lễ giáo phong kiến
Và khi đã “yên bề gia thất”, họ mới nghĩ đến chuyện thi cử, lập chút công danh Như
chàng Tôn Tử Sở si tình trong truyện “Cô Bảo” ( A Bảo ), sau khi đã cưới được
nàng A Bảo xinh đẹp về làm vợ, chàng ta mới nghĩ đến việc thi cử
Chúng ta cũng có thấy tác giả đề cập đến việc khoa cử của họ, nhưng thường là ở cuối câu chuyện, sau khi các chàng đã có vợ đẹp, con ngoan Chẳng hạn như trong
Trang 28truyện “Vạn lý tầm thu” ( Cung Mộng Bật ), ở phần cuối của truyện, nhân vật Hoà
sau khi lấy được cô gái họ Huỳnh về làm vợ thì “quyết chí lập lấy công danh để không phụ lòng tốt của chú Cung” và sau đó là một thông báo ngắn gọn về kết quả việc thi cử của chàng “ sau đó chàng đậu thi hương” Có thể nói, việc khoa cử đối với chàng ngay từ đầu truyện không phải là mục đích cao nhất của cuộc đời Hoà,chỉ sau khi Hoà có được người vợ đẹp và tìm thấy trong căn nhà nghèo xơ xác của mình có cả một kho của cải mà Cung Mộng Bật để lại cho khi ra đi thì Hoà mới chợt nảy ra ý định làm một việc gì đó để không phụ lòng tốt của ân nhân và lúc bấy giờ Hoà mới nghĩ đến việc “lập công danh”
Còn có thể kể đến khá nhiều truyện có mô-tip tương tự : sau khi đã cưới được các
cô nàng xinh đẹp về làm vợ, ở cuối truyện, nhân vật nam chính được đỗ đạt, làm quan, sau đó được hưởng bổng lộc và trở nên giàu sang phú quí mặc dù từ đầu câu truyện, chúng ta không hề bắt gặp hình ảnh những anh chàng thư sinh này “sôi kinh nấu sử” hay “dùi mài mến nghiệp thi thư” như những nhân vật nho sinh “mải mê với hai chữ công danh” kể trên
Có thể nói việc đỗ đạt khoa cử trong trường hợp này chỉ góp phần tạo nên một kết thúc có hậu cho câu chuyện chứ không đóng vai trò chính yếu trong cuộc đời của
các nhân vật nho sinh này Chẳng hạn như kết thúc của truyện “Cô Bảo” (A Bảo),
hai vợ chồng cô Bảo và chàng Tôn “vẩn vơ lẩn thẩn” được sum họp vì Diêm Vương cảm động trước người vợ tiết nghĩa, dám vì chồng mà toan chết đi nên đã cho chàng Tôn dưới âm ty được hoàn dương trở lại làm người Bên cạnh cái kết thúc có hậu đó, chàng Tôn còn được “đỗ đạt và ra làm quan” Tương tự là các truyện như :
truyện “Hồng Ngọc”, kết thúc truyện chàng Tương Như thi cử đỗ đạt, phú quí, cuộc sống ấm no; truyện “Thanh Mai”, kết thúc chàng thư sinh họ Trương “đỗ kì thi Hương, thi Hội, làm quan tư lý”; chàng Phong Vân Đình trong truyện “Cô gái họ Mai” ( Mai nữ ) kết thúc truyện cũng theo môtip trên : “sau chàng cũng thi cử rất đỗ đạt”; chàng Cao sinh tên là Phồn trong truyện “Vợ dữ hơn cọp” ( Giang
Thành ) và chàng Ngư Dung trong truyện “Hoá quạ lấy vợ thần” ( Trúc
Thanh ) đều thi đậu cử nhân; chàng Mạnh An Nhân trong truyện“Háo sắc lụy mình” ( Phong Tam Nương ) sau thi đậu cả hương lẫn hội, được bổ chức vào
Hàn Lâm
Theo triết lí Nho giáo chính thống, là kẻ nam nhi thì phải “tu thân – tề gia – trị quốc –bình thiên hạ” Mẫu người nho sinh theo Khổng giáo thì trước hết phải “tu thân”, lập nên được công trạng vẻ vang ở đời rồi kế đến mới là “tề gia” Nho giáo rất đề cao sự rèn luyện cá nhân – “tu thân” Và trong cái xã hội lúc bấy giờ, muốn “tu thân” thì phảitheo đeo đuổi nghiệp đèn sách, học thuộc những câu chữ trong sách thánh hiền, những bài thơ văn cổ của cổ nhân, con đường để lập nên công trạng chính là con
Trang 29đường công danh khoa cử Cho nên nho sinh là những con người có nhiệm vụ dùi mài kinh sử, học thuộc lòng “Tứ thư”, “Ngũ kinh”, “Kinh thi”…những bài thơ văn cổ của cổ nhân, đêm ngày đọc sách thánh hiền, “song huỳnh án tuyết”, “kham khổ nằmchưng trường ốc”, “dùi mài mến nghiệp thi thư” để có thể đỗ đạt trong khoa cử, thực hiện được giấc mộng công danh, tạo nên công trạng để đời, vang danh trong thiên
hạ Thế nhưng bên cạnh những thiên truyện ngắn viết về những “đứa con ngoan của chế độ phong kiến” – những nho sinh mải mê với nghiệp đèn sách, khoa cử – mẫu người nho sinh theo Khổng giáo - thì trong “Liêu trai chí dị” còn có khá nhiều truyện viết về những nhân vật nho sinh “suy đồi – mất niềm tin” Những nhân vật nho sinh này được miêu tả hoàn toàn xa lạ với loại nho sinh chính thống, họ mải mêsay đắm trong những câu chuyện tình yêu, đã yêu là yêu đến si mê, đến ốm tương
tư và đối với họ lúc bấy giờ không gì quan trọng hơn là cưới các nàng về làm vợ, nhưlời của chàng Cảnh Khứ Bệnh trong truyện “Thanh Phượng”: “Cưới được cô em thì ngôi vua cũng không đổi” Sau khi đã “tề gia”, những anh chàng nho sinh này mới nghĩ đến chuyện “tu thân”, lập chút công trạng bằng con đường khoa cử
Những chàng nho sinh “suy đồi – mất niềm tin” trong Liêu trai không coi trọng việc khoa cử công danh, đây chính là một nét mới lạ, sáng tạo của hình tượng nhân vật nho sinh Giấc mộng công danh đối với họ không phải là điều đáng quan tâm nhất, giờ đây, đối với họ chỉ có giấc mộng ái tình ! Trong xã hội phong kiến, vấn đề khoa
cử công danh vốn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với “chí làm trai”, đời Thanh,
nó trở thành một thứ bệnh dịch, ấy vậy mà nho sinh Liêu trai thì trái ngược hẳn! Phần lớn nho sinh trong Liêu trai mất niềm tin vào việc học hành, thi cử Công danhđối với họ không còn sức hấp dẫn nữa, như lời nói của cha chàng Mã Tuấn trong
truyện “Phiên chợ giữa biển” ( La Sát hải thị ) : “Mấy quyển sách không thể nấu
mà ăn khi đói, khi rét không thể may mà mặc” Ông khuyên con nên nghỉ học làm thương mại Sau đó chàng cưới công chú con của Long Vương, chẳng màng gì đến việc học hành thi cử Hay cha của chàng thư sinh họ Mộ, khuyên con : theo đuổi nghề văn chỉ viễn vông, bắt chàng bỏ học theo nghề buôn Vì công danh đã không còn lí tưởng của cuộc đời các chàng nho sinh, cho nên chỉ có một sức mạnh
có thể thúc đẩy các chàng học hành, ôn luyện thi cử, đó là tình yêu Truyện “Tấm gương hiện hình” kể về chàng Lưu Xích Thủy, người Bình Lạc, thuở trẻ vừa thông
minh vừa đẹp trai, mười lăm tuổi đã vào học trường huyện Cha mẹ mất sớm, anh ta mải mê chơi bời bỏ học Sau đó cưới được nàng Phượng Tiên xinh đẹp, vốn là hồ ly
Có dịp tình cờ đến nhà nàng, trong buổi tiệc, nàng cảm thấy buồn tủi vì cha mình có
vẻ không xem trọng chàng Lưu, vì chàng ta thân phận nghèo hèn, không phải là bậcquan lại giàu có như người anh rể của nàng Nàng tặng cho Lưu một tấm gương và dặn chàng, chỉ khi nào chàng chăm chỉ đèn sách bài vở thì mới thấy được mặt nàng
Trang 30trong gương Cứ thế, mỗi khi nhớ nàng, chàng ta phải chăm chỉ ôn luyện thì hình ảnh nàng trong gương mới hiện ra, cho nên hai năm sau, chàng đi thi thì đỗ luôn, được bổ làm quan, mùa xuân năm sau thi hội, đỗ luôn tiến sĩ.
Có thể thấy rằng nho sinh Liêu trai thì phần lớn lo “tề gia”, rồi mới “tu thân” Như vậy với việc xây dựng hình tượng nhân vật nho sinh “suy đồi – mất niềm tin” vô cùng
xa lạ và đối lập hoàn toàn với mẫu người nho sinh theo Khổng giáo “Tu thân – tề gia
- trị quốc – bình thiên hạ”, Liêu trai đã phản ánh nhu cầu giải phóng cá nhân, tự do tình ái, nhu cầu vượt lễ giáo cả nam và nữ Mặt khác họ coi học thi là một gánh nặng, lí tưởng mất sức kêu gọi, công danh giảm sức hấp dẫn Bên cạnh đó, do chế
độ hà khắc, con người buộc phải tìm cho mình những cách giải thoát để lấy lại sự cân bằng cho cuộc đời Đây là những anh chàng nho sinh không còn ý thức “hữu trách” với thiên hạ, không còn chí với đạo, chỉ còn biết thoả mãn với thú vui hình hài,trăng gió Nói cách khác, lí tưởng nhà nho đối với họ đã hoàn toàn mất ý nghĩa, không đáng để hi sinh cả cuộc đời Những hình tượng nhân vật nho sinh này đã đi ngược lại với tư tưởng Nho giáo khuôn phép vốn đã có từ lâu đời và tồn tại “thâm căn
cố đế” trong tinh thần của con người phương Đông bao thời đại
Như vậy, qua những thiên truyện ngắn viết về những nhân vật nho sinh “suy đồi – mất niềm tin”, Bồ Tùng Linh đã thể hiện quan niệm mới trong tình yêu và hôn nhân,
đó là tình yêu tự do và hôn nhân tự chủ Bên cạnh đó, sự sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Bồ Tùng Linh là ở chỗ đã xây dựng nên những hình tượng nhân vật nho sinh hoàn toàn khác biệt với mẫu nho sinh theo đạo
Khổng Các chàng nho sinh của Bồ Tùng Linh thất vọng về sự học hành, không mấy tin vào đạo Khổng Niềm tin vào sự học hành khoa cử của họ giảm sút trầm trọng nên họ quay sang tìm niềm vui trong tình yêu
II – HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ
1 1 NGUỒN GỐC XUẤT THÂN
Các nhân vật phụ nữ trong Liêu trai chí dị chiếm một số lượng “áp đảo” hơn hẳn so với các nhân vật là nam giới Trong thế giới nhân vật phụ nữ đông đảo và đa dạng
ấy, nếu xét về nguồn gốc xuất thân thì có thể chia thành hai hệ thống lớn: hệ thống nhân vật hư ảo ( phi thực ) có nguồn gốc xuất thân kì lạ ( ma quỉ hồ li, chồn tinh,
tinh hoa, tinh mộc; hoặc từ chim, ong cá hoá thân thành người, những nhân vật có
xuất thân từ trên tiên giới, là tiên nữ trên trời hoặc công chúa con nhà trời .) và hệ thống nhân vật trần thực.
Trang 31Chiếm một số luợng không nhỏ trong Liêu trai là các nhân vật phụ nữ thuộc hệ thống nhân vật hư ảo ( phi thực ) : ma quỉ, hồ li, hoa tinh, mộc tinh ; cây cỏ, ong, chim cá hoá thân thành người.
Những người phụ nữ có số phận bất hạnh, bị chết yểu hoặc chết oan hoá thành
những hồn ma như nàng Ngũ Thu Nguyệt trong truyện cùng tên, nàng Liên Toả xinh
đẹp nhưng mới mười bảy tuổi bỗng bị bạo bệnh chết đã hơn hai mươi năm trong truyện cùng tên; Chương A Đoan, cô gái xinh đẹp chết yểu xác chôn trong khu nhà
nọ trên hai mươi năm trong truyện “Cởi truồng rượt ma” ( Chương A Đoan );
nàng Công Tôn cửu nương, vốn là ma, con gái của một nhà dòng dõi bị sa sút trong
truyện “Một đêm lấy ma” ( Công Tôn cửu nương ); nàng Lý trong
truyện “Chồn quỷ tranh chồng” ( Liên Hương ) Các nhân vật phụ nữ
là hồ như : nàng Hồng Ngọc – cô gái láng giềng của chàng Tương Như – trong
truyện cùng tên; nàng Anh Ninh có tính hay cười vốn do hồ sinh ra lại được bà mẹ
ma nuôi nấng, sống ở nơi núi rừng hẻo lánh; nàng Tiểu Thúy trong truyện cùng tên
cũng là con của hồ; nàng Hoa Cô Tử trong truyện cùng tên ; hai chị em hồ trong“Cô
tư họ Hồ” ( Hồ Tứ Thư ), nàng hồ hay đùa trong truyện “Hồ hài”, nàng Hằng Nương
nói năng nhẹ nhàng dễ ưa trong truyện cùng tên; nàng Thanh Mai là con gái của
người và hồ trong truyện cùng tên; nàng hồ li trong truyện “Nàng ba hoa sen” ( Hà hoa tam nương tử ) Các nhân vật phụ nữ là chồn : nàng Thanh Phượng trong
truyện cùng tên vốn là một con chồn, cùng cô chú và người anh họ sống trong một căn nhà hoang củ một gia đình thế gia sa sút; người thiếu phụ là chồn hoá thân
trong truyện “Con người quốc sắc”, nàng Nha Đầu trong truyện “Một nhà đĩ chồn” ( Nha Đầu ), nàng chồn tinh Kiều Na trong truyện “Mĩ nhân cứu
mạng”( Kiều Na); người thiếu phụ là chồn hoá thân trong truyện “Con người quốc sắc” ( Mao Hồ ); cô Tân thứ Mười bốn trong truyện cùng tên ( Tân thập tứ nương ); nàng Phong Tam Nương trong truyện “Háo sắc luỵ mình” ( Phong Tam Nương ); nàng Tề A Hà trong truyện “Báo ứng trước mắt” ( A Hà )
Loại “tinh hoa” như nàng Hoàng Anh trong truyện “Tinh cúc – nghề hoa” ( Hoàng Anh ) vốn là tinh cúc ( tinh của hoa cúc); cô gái nhan sắc xinh đẹp là tinh hoa mẫu đơn trong truyện “Yêu hoa đâu dễ biết hoa” (Cát Cân) Loại “tinh mộc” như nàng
Hương Ngọc là cây bạch mẫu đơn, Giáng Ngọc là cây nại đông trong
truyện “Hương Ngọc”.
Nàng A Anh trong truyện “Tình nghĩa với chim” là chim anh vũ, Liên Hoa công chúa chính là công chúa của một “vương quốc ong” trong truyện “Kết duyên với ong” ( Liên Hoa công chúa ); cô gái có giọng hát khẽ như tiếng nhặng, váy dài mềm mại xinh xắn trong truyện “Cô gái áo xanh” chính là một con ong xanh; nàng
Trang 32Bạch Thu Luyện trong truyện cùng tên chính là một con cá ngựa trắng trong hồ; bà chúa Tây Hồ là một con thuồng luồng trong truyện cùng tên
Nàng Nhan Như Ngọc từ trong sách bước ra trong truyện “Mê sách” ( Thư sĩ );
cô gái nhan sắc tuyệt trần, có tấm lòng nhân hậu trong truyện “Gái thần” ( Thần
nữ ) ; nàng tiên nữ áo tím trong truyện “Con gái nhà trời” ( Bạch Vu Ngọc ); nàng Vân Thúy Tiên trong truyện “Duyên lỡ người tiên” ( Vân Thúy Tiên ); nàng công chúa Vân La trong phủ Thánh Hậu mình nhẹ như trẻ thơ trong truyện“Lấy vợ công chúa” ( Vân La công chúa).
Ấn tượng đầu tiên của độc giả khi tiếp xúc với thế giới nghệ thuật kỳ ảo của Liêu trai
là cả một thế giới nhân vật kỳ lạ, đặc biệt là hồ ly, yêu ma có nguồn gốc xuất thân kỳ
dị nhưng lại mang bản chất người rất đậm Hình tượng nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai
vô cùng phong phú, đa dạng có nguồn gốc xuất thân từ các loài khác nhau nhưng trong thế giới nhân vật kỳ ảo ấy thì hồ ly, chồn tinh và yêu ma xuất hiện nhiều nhất
và thực sự trở thành tiếng nói nghệ thuật sâu sắc Dù là hồ ly, hồn ma, chồn tinh haytinh hoa, tinh mộc, ong, chim ,cá thì những hình tượng nhân vật có xuất thân kì
ảo này luôn xuất hiện dưới “lốt” của các thiếu nữ xinh đẹp, có nhan sắc đẹp tuyệt trần Hầu hết các nàng ma, nàng hồ, chồn tinh, tinh hoa, tinh mộc… trong Liêu trai đều có một sức hấp dẫn bí ẩn toát ra từ dung nhan lộng lẫy, ma mị của mình Nhan sắc xinh đẹp có phần kì ảo ấy đã làm đắm say những chàng công tử si tình, những anh học trò – nho sinh – nho sĩ chỉ trong lần đầu gặp gỡ
Ma quỉ, hồ ly, chồn tinh vốn có nguồn gốc từ quan niệm tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo vốn từ lâu đã tồn tại trong đời sống tinh thần của người dân Quan niệm, tín ngưỡng, tôn giáo đó đã đi vào các sáng tác văn học một cách tự giác
và không tự giác Bồ Tùng Linh đã kế thừa và nâng vao chúng lên thành những hìnhtượng nghệ thuật có sức hấp dẫn, cuốn hút mới Ma, hồ vì thế trở thành những ẩn dụnghệ thuật, được xem là biểu tượng của cái đẹp, trở thành một phương tiện nghệ thuật Không chỉ mang vẻ ngoài xinh đẹp của những thiếu nữ – vẻ ngoài của con người – mà các nhân vật có nguồn gốc xuất thân hư ảo, phi thực trong Liêu trai còn mang tính người rất đậm, rất “con người”, y như con người thật bởi vẻ đẹp tâm hồn bên trong, cách suy nghĩ, hành động, nói năng, có những số phận khác nhau với những khát khao yêu thương và những phẩm chất tốt đẹp Đây là những điểm làm cho nhân vật hồ, ma của Bồ Tùng Linh gần gũi với con người
Trong hệ thống những nhân vật phụ nữ trần thực, đầu tiên có thể kể đến, đó là
những tiểu thư xinh đẹp sắc nước hương trời, con nhà khuê các quyền quí Chẳng hạn như : nàng Thụy Vân trong truyện cùng tên, một danh kỹ đất Hàng, nhan sắc vàtài nghệ có một, lừng tiếng đã lâu, các bậc đại thương, giới quyền quí, ngày ngày nối
gót nhau vào cửa; nàng A Bảo, một cô gái tuyệt sắc trong truyện “Cô Bảo”, đến
Trang 33tuổi kén duyên, con cái các nhà đại gia tranh nhau đưa sính lễ đến giạm; cô gái họ
Huỳnh trong truyện “Vạn Lý Tầm Thu” ( Cung Mộng Bật ); cô gái con quan Thái
Sử trong truyện “Con gái nhà trời”( Bạch Vu Ngọc ); cô Mười một họ Phạm con quan tế tửu trong truyện “Háo sắc lụy mình” ( Phong Tam Nương ); nàng Liên Thành – con gái yêu của ông cử nhân Hiếu Liêm trong truyện “Cắt thịt vì tình” ( Liên Thành ); cô con gái người Triết Giang cha làm quan Tư Mã trong truyện “Cái đầu kẻ thù” ( Hiệp nữ ) Hoặc có khi họ cũng chỉ là những cô con gái con nhà bình
dân như người con gái tên Cừu Đại Nương đầy bản lĩnh trong truyện cùng tên; cô gái
họ Mai trong truyện “Mai nữ”; nàng “sư tử Hà Đông” Giang Thành trong truyện “Vợ
dữ hơn cọp”; nàng Thương Tam Quan tuổi vừa trăng tròn lẻ trong truyện “Gái báo thù cha”; nàng Kiều thị trong truyện “Xấu người đẹp nết” ( Kiều nữ ); nàng Mạnh Vân Nương xinh đẹp tuyệt trần trong truyện “Vương Quế Am”; nàng Canh Nương xinh đẹp hiền đức vợ của chàng Kim Đại Dụng trong truyện “Đào mả cô
canh”( Canh Nương ); nàng Yên Chi - con gái của một người làm nghề chữa bệnh cho trâu trong truyện “Vụ án tình si” ( Yên Chi )
Như vậy, dù những nhân vật phụ nữ trong Liêu trai có nguồn gốc xuất thân kì lạ, hư
ảo, phi thực hay có nguồn gốc xuất thân là những con người trần thực thì chúng ta cũng không cảm thấy có một sự khác biệt nào quá lớn lao giữa hai loại nhân vật này
Dù họ có là những cô nàng hồ ly, chồn tinh, tinh hoa, tinh mộc, ong, chim, cá hoá thân thành người hay những hồn ma chết yểu, chết oan hoặc những cô tiểu thưcon nhà thế gia, quan lại giàu có hay chỉ là con nhà bình dân có xuất thân hèn kém thì không ai có thể phủ nhận một điều rằng, họ là những con người gần gũi hơn bao giờ hết, họ đều được miêu tả có một dung mạo và vẻ ngoài xinh đẹp và đi cùng với vẻ ngoài xinh đẹp ấy là vẻ đẹp bên trong của thế giới tâm hồn Vẻ đẹp bên ngoài của họ ẩn chứa những vẻ đẹp bên trong Họ có những số phận khác nhau, không ít người có những số phận bất hạnh rất đáng thương Và đặc biệt, nhà văn họ Bồ đã đem đến cho họ – những hình tượng nhân vật phụ nữ của Liêu trai – một sức sống mới, với việc khắc hoạ những nhân vật phụ nữ khao khát hạnh phúc, rạo rực những khát khao yêu đương và dám hi sinh, dám đấu tranh cho tình yêu
1 2 NHỮNG SỐ PHẬN PHỤ NỮ BẤT HẠNH
Nàng Ngũ Thu Nguyệt trong truyện cùng tên vô cùng xinh đẹp nhưng mệnh số không thọ, năm mười lăm tuổi, chết yểu, liền đào huyệt ở phía Đông gian gác của chàng Vương Đỉnh hiện thời mà chôn bằng, mộ không đắp nấm, cũng không có mộ chí, duy chỉ đặt bên quan tài một phiến đá, đề rằng : “Gái Thu Nguyệt, chết không
mồ, ba mươi năm sau gả về Vương Đỉnh” Hay nàng Liên Toả xinh đẹp trong truyện cùng tên mới mười bảy tuổi bỗng bị bạo bệnh chết đã hơn hai mươi năm, đêm đến
Trang 34hồn ma của nàng cứ ngâm nga mãi hai câu thơ sầu oán : “Gió lạnh xoay chiều giữa bóng đêm Đóm bay trong cỏ, đậu lên rèm” Nàng Chương A Đoan, cô gái xinh đẹp
sinh thời lấy phải thằng chồng lêu lổng chơi bời, hung dữ bất nhân đánh đập thẳng tay khiến nàng buồn rầu mà chết yểu, xác chôn trong khu nhà nọ trên hai mươi năm
trong truyện “Cởi truồng rượt ma” ( Chương A Đoan ) hay nàng Vân Thuý Tiên
trong truyện “Duyên lỡ người tiên”, vốn không phải là người phàm trần, vì nghe lời
mẹ mà về làm vợ chàng Lương Hữu Tài, một kẻ ham mê cờ bạc rượu chè, chơi bời tráo trở, lại muốn bán vợ cho người ta để có tiền nhậu nhẹt cờ bạc; cô gái trẻ “chẳng phải là người, nhưng thật cũng là người”, nguyên là con gái của một ông quan trấn nhậm ở đấy, bị chồn làm chết, xác chôn trong vườn được lũ chồn làm phép cho sống
lại, cũng có khả năng biến hoá như chồn trong truyện “Vợ bé là chồn” Thanh Mai
- cô gái xinh đẹp là con của người và hồ - cô gái mồ côi, sống với chú, chú phóng đãng vô hạnh, đem bán nàng đi làm con hầu để kiếm lợi trong truyện cùng tên
Nàng Ái Khanh trong truyện “Cô gái họ Mai” ( Mai nữ ) vốn là vợ kế của một tên
quan Điển Sử, vì chồng nàng là một tên quan gian ác ăn của đút lót hại người, cha
mẹ dưới âm ty kêu xin cho hắn ta và phải đưa con dâu quí là nàng Ái Khanh vào lầu xanh để trả món nợ tham nhũng của hắn
Hồn ma của cô gái họ Mai trong truyện “Mai nữ” mãi không siêu thoát được vì năm
xưa nhà của nàng đang đêm bị một tên trộm lẻn vào, cô bắt được giải lên quan Tên quan tham lam, độc ác bất nhân nhận tiền của tên trộm, vu cho nàng tội tư thông vớitên trộm và toan bắt nàng lên tra khám Nàng nghe tin thắt cổ chết Về sau, hồn ma của nàng hiện về nhờ chàng Phong Vân Đình chặt cây xà ngang nơi nàng treo cổ khi xưa đem đốt đi
Xinh đẹp, tài năng và giỏi giang, đáng ra họ phải là những người được hưởng hạnh phúc, thế nhưng họ phải chịu số phận bất hạnh Họ gặp phải những bất hạnh trong cuộc sống cũng có một nguyên do là xuất phát từ nguồn gốc xuất thân của họ :
truyện “Tiểu Thúy”, khi biết rõ về nguồn gốc xuất thân của Tiểu Thuý và cũng do
cái tính hay cười hay đùa lại có vẻ kì dị của nàng mà cha mẹ chồng sinh ra hiểu lầm rồi mắng nhiếc nàng thậm tệ khiến nàng Tiểu Thuý đáng thương buồn tủi mà bỏ đi
Sự khác biệt về loài giữ một bên là người và một bên là hồ, chồn tinh , hồn ma chính là một trong những nguyên nhân khiến cho họ không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn mà phải chia lìa mỗi người mỗi ngả Kết thúc các câu truyện, hình ảnh những người phụ nữ ôm con ra đi hoặc để lại cho người chồng một đứa con còn ẵm bồng trên tay mà ra đi mãi không trở lại khiến cho người đọc không khỏi bùi ngùi
cảm thương Câu truyện “Phòng Văn Thục” kể về cô gái tên là Phòng Văn Thục
nhan sắc tuyệt đẹp nhưng không phải là người, cảm mến chàng Đặng làm nghề chép thuê ở nhờ trong một ngôi chùa nọ Cầm sắt hoà hợp dài lâu, nàng sinh cho
Trang 35chàng Đặng một đứa con trai, nhưng một đêm nàng bế con ra đi, mãi biệt tăm khôngthấy nàng quay trở lại Nàng A Tiêm, vợ của chàng ba trong truyện ngắn cùng tên phải chịu những lời xì xầm bàn tán của những người trong gia đình chồng vì nàng không phải là người, họ đều cho nàng là yêu quái khiến nàng vô cùng đau buồn, lấy
cớ về chăm sóc mẹ già bị bệnh rồi đi hơn một năm, vắng bặt tin tức Truyện “Tình nghĩa với chim” ( A Anh ) kể về nàng A Anh – một con chim anh vũ – về làm vợ
cậu Giác, rồi bị người anh chồng nghi ngờ mình là yêu tinh, nàng nói rõ mọi sự rồi bay đi mất Hay như câu chuyện tình buồn thương của một nàng ma xinh đẹp tên là
Công Tôn Cửu Nương trong truyện “Một đêm lấy ma” và chàng học trò người
huyện Lai Dương Âm dương cách trở, dù có duyên với nhau cũng không thể gắn bó lâu dài, chàng phải trở về cõi trần thế rồi từ đó không có dịp gặp lại nàng Cửu Nươngnữa
Những nhân vật phụ nữ trong Liêu trai luôn khát khao hạnh phúc, khát khao yêu thương, yêu và được yêu, họ mong muốn cùng người yêu hưởng hạnh phúc trọn vẹn, gắn bó dài lâu nhưng vấp phải sự cản ngăn của những bậc cha chú trong gia đình – những kẻ đại diện cho lễ giáo phong kiến – nên đôi lứa phải chia lìa Những mối tình tự do, những mong muốn tự chủ trong hôn nhân luôn bị vấp phải những rào cản Thật là đau xót biết bao cho những mối tình tuyệt đẹp Như câu chuyện về mối tình của chàng Tương Như và cô gái láng giềng tên là Hồng Ngọc trong
truyện“Hồng Ngọc”, hai người lén lút qua lại với nhau, được nửa năm thì cha chàng
Tương Như biết được, la mắng cho như vậy là làm nhơ nhuốc gia phong, là việc làm đáng xấu hổ Nàng Hồng Ngọc chảy nước mắt mà nói rằng : “Thiếp với chàng không
có lời của mối lái, không có lệnh của cha mẹ, chỉ là trèo tường mà theo nhau, thì sao
có thể cùng nhau đầu bạc được?” Hai người vì thế mà đành phải xa nhau Cũng giống như mối tình của chàng Tương Như và Hồng Ngọc là mối tình của chàng
Cảnh Khứ Bệnh và nàng Thanh Phượng trong truyện “Thanh Phượng” Nàng
Thanh Phượng vốn là một con chồn, cùng cô chú và người anh họ sống trong một căn nhà hoang của một gia đình thế gia sa sút Chàng Cảnh Khứ Bệnh là cháu của gia đình thế gia ấy, vì tò mò, hiếu kì mà đến khu nhà nọ Tình cờ chàng ta gặp và tương tư nàng Thanh Phượng xinh đẹp rồi lân la dọn đến ở khu nhà đó Chàng muốncùng nàng Thanh Phượng sớm tối bên nhau nhưng bị ông chú của nàng cản ngăn, cho như vậy là làm nhơ nhuốc danh giá của gia đình nên hai người đành phải chia lìa nhau Tác giả đã công khai lên án lễ giáo phong kiến cản trở tình yêu tự do và hôn nhân tự chủ : dưới ngòi bút có khuynh hướng yêu ghét rõ rệt, người đọc cảm nhận được sự bất bình của tác giả trước lời mắng chửi Thanh Phượng của ông chú Nho học, trước sự cản ngăn của ông chú đối với nàng Hoa Cô Tử trong truyện cùng tên
Trang 36Bên cạnh sự cản ngăn của những người đại diện cho lễ giáo phong kiến, việc sinh con nối dõi cho chồng cũng là một trong những nguyên do khiến cho những nhân vật phụ nữ trong Liêu trai gặp phải những bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân Duyên đôi lứa đang mặn nồng, tình cảm vợ chồng vô cùng thắm thiết nhưng nàng Tiểu Thúy trong truyện cùng tên vô cùng buồn phiền vì mình không thể sinh con chochàng Nguyên Phong nên đã lo toan cưới vợ khác cho chồng, còn nàng thì đã quyết định ra đi mãi mãi.
Những thiên truyện ngắn viết về những nhân vật phụ nữ xinh đẹp, tài hoa, có phẩm
chất tốt đẹp nhưng lại có số phận bất hạnh, không được hưởng hạnh phúc có giá
trị tố cáo, phê phán những bất công trong xã hội, cái xã hội không cho con người
được sống hạnh phúc mà những người phụ nữ bao giờ cũng là những nạn nhân đáng thương nhất trong xã hội
1 3 NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP CỦA NHÂN VẬT PHỤ NỮ
3.1 NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ XINH ĐẸP, TÀI NĂNG, GIỎI GIANG VÀ SỐNG
CÓ TÌNH NGHĨA, CÓ BẢN LĨNH
{ hai tựa đề trên phải viết khác nhau}
Dù là ma hay là người, là hồ ly hay tiên nữ thì tất cả các nhân vật phụ nữ trong Liêu trai đều được miêu tả có dung mạo xinh đẹp Do đặc điểm về thể loại, các câu truyện trong Liêu Trai có dung lượng gói gọn chỉ trong một thiên truyện ngắn nên việc miêu tả sắc đẹp của những nhân vật phụ nữ cũng có phần hạn chế, có phần sơ lược chứ không được tỉ mỉ như thiên tiểu thuyết có dung lượng nhiều hơn như tiểu thuyết trường thiên chẳng hạn Những câu văn miêu tả sắc đẹp của các thiếu nữ trong Liêu trai rất ngắn gọn với vài nét vẽ ước lệ đơn sơ : nàng Thụy Vân vô cùng xinh đẹp, A bảo – cô gái tuyệt sắc, vẻ xinh tươi yểu điệu có một không hai, nàng AnhNinh nhan sắc tuyệt vời, nụ cười xinh tưởng có thể vốc được, nàng Ngũ Thu Nguyệt tuổi vừa mười bốn mười lăm, thùy mị tình tứ, có vẻ đẹp như tiên, nàng Tiểu Thúy khi nhoẻn miệng cười thì thật là tươi xinh, thật là phẩm tiên, nàng Thanh Phượng dáng liễu yêu kiều, làn thu ba lóng lánh, trên đời dễ không ai đẹp bằng, nàng Hoa Cô Tử nhỏ tuổi mà xinh đẹp như tiên, thiếu phụ Phòng Văn Thục nhan sắc tuyệt đẹp, cô Tư
họ Hồ mặt đẹp như tiên, nàng Thanh Mai có vẻ người thanh tú giống hệt như mẹ, nàng Bạch Thu Luyện tuổi mười lăm mười sáu, đẹp nghiêng thành, nàng ong áo xanh váy dài mềm mại, xinh xắn không ai sánh được, A Tiêm tuổi chừng mười sáu mười bảy, vô cùng xinh đẹp, nàng Kiều Na mới mười ba mười bốn tuổi, vẻ hoa lộng lẫy, vóc liễu thướt tha, nàng Nha Đầu mới mười bốn tuổi, có vẻ đẹp thần tiên, nàng Phiên Phiên có dung mạo như tiên
Trang 37Nhưng không chỉ xinh đẹp mà họ còn là những người phụ nữ vừa có sắc vừa cótài Đó là nàng Lâm Tứ Nương trong truyện cùng tên, không chỉ xinh đẹp mà
nàng lại còn rất giỏi âm nhạc, thường hay hát những khúc hát thê lương làm người
nghe bùi ngùi cảm thương Truyện “Bạch Thu Luyện” kể về một cô gái vốn là con
cá ngựa trắng sống trong hồ rất am hiểu chữ nghĩa Nàng Liên Toả trong truyện ngắn cùng tên rất thích đọc sách, vô cùng thông minh linh lợi, am hiểu về thơ từ, cùng đàm đạo thơ văn với chàng học trò Dương Vu Uý Nàng thường ngồi dưới đèn chép sách cho Dương, nét chữ mềm mại và ngay ngắn, lại tự chọn một trăm bài từ trong cung ( những bài thơ chuyên vịnh các việt lặt vặt trong cung cấm, nhất là về
số phận người cung nữ) chép riêng ra để đọc Nàng bảo Dương sắm bàn cờ, mua đàn tì bà, mỗi đêm thường dạy Dương đánh cờ, nếu không chơi cờ thì dạo khúc
“Tiêu song linh vũ” buồn đến não lòng hoặc chuyển qua chơi khúc “Hiểu uyển oanh thanh” làm tâm hồn con người ta bất giác trở nên thanh thản
Nhưng có lẽ cái tài của các nàng thiếu nữ xinh đẹp trong Liêu trai xếp vào hàng kiệt xuất bậc nhất thì phải kể đến người con gái mồ côi họ Nha, dòng dõi của một nhà
học giỏi, vợ của anh chàng Mỗ đần độn trong truyện “Vợ thi hộ chồng” ( Nhan thị ) Khi người cha còn sống thường dạy nàng học, chỉ đọc qua một lượt là nhớ
thuộc lòng, ngoài mười bốn tuổi đã học làm thơ Người cha nói : “Nhà ta có nữ học sĩtiếc không được đội mũ thôi” Nàng giỏi giang, xinh đẹp nhưng lấy phải anh chồng đần độn, mười bảy tuổi đầu mới viết chữ thành hàng lối Thấy văn của chồng làm, nàng phì cười và từ đó sớm hôm khuyên đốc chàng học Tối đến, nàng châm đèn ngồi, tự cất tiếng ê a đọc trước để làm gương cho chồng Dạy chồng được hơn một năm, văn chương thi cử của chàng đã hơi thông nhưng đi thi khoa nào cũng rớt Nàng nói rằng : “Trời để cho mình làm đàn ông thật uổng Nếu để cho tôi bỏ khăn yếm, thay đổi làm con trai thì tôi coi sự thi đỗ dễ như trò chơi vậy.” Nói là làm, nàng cải trang thành nam nhi đi thi hộ chồng rồi đậu số một trong kì thi hạch tại tỉnh, rồi thihương đậu cử nhân thứ tư, qua năm sau đậu luôn tiến sĩ Triều đình bổ đi tri huyện, cai trị giỏi giang nên lần hồi được lên chức Chưởng ấn Ngự sử, giàu có ngang bậc vương hầu Trong một xã hội phong kiến vốn trọng nam khinh nữ như thời đại của Liêu trai thì hình ảnh những thiếu nữ thông minh, xinh đẹp, tài năng lướt cả bậc nam nhi như cô gái họ Nha đã khẳng định những khả năng của người phụ nữ Họ không chỉ là những cô gái xinh đẹp giỏi thêu thùa may vá, đàn ca, nội trợ, họ không phải là bậc nữ nhi thường tình mà trong nghiệp khoa cử, họ chẳng kém cạnh các đấng nam nhi là mấy !
Họ còn là những mỹ nhân thể hiện sự hài hoà giữa vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn Vẻ đẹp hình thức của họ luôn được chiếu sáng bởi vẻ đẹp tuyệt vời của tâm
hồn Họ không chỉ có sắc, có tài mà còn sống có tình có nghĩa Nàng Tề A Hà
Trang 38trong truyện “Báo ứng trước mắt” vốn là chồn hoá thân, có dung mạo xinh đẹp,
muốn nương tựa vào chàng Cảnh sinh vì biết chàng được ghi tên vào bảng vàng Nhưng vì chàng Cảnh sinh phụ rẫy người vợ của mình một cách tàn nhẫn để đến với
A Hà nên bị thần thánh xử phạt rút tên ra khỏi bảng vàng Biết Cảnh sinh là con người phụ tình, nàng A Hà đã lấy chàng Trịnh là người thi đậu khoa thi năm ấy Cảnh thì gia đạo sa sút, phải ăn nhờ ở đậu bạn hữu, có lần ngẫu nhiên đến nhà Trịnh, nàng A Hà động lòng thương khuyên chồng giúp cho y manh quần tấm áo lại đem hơn hai mươi đồng của riêng nàng để dành ra giúp cho chàng để đền đáp nghĩa cũ, lại khuyên chàng tìm lấy một người tử tế làm vợ rồi sau này mở mày mở mặt cho con cháu mai sau
Sống có tình, có nghĩa, họ rất coi trọng chữ “tín”, chẳng hạn như cô con gái họ Huỳnh trong truyện “Vạn Lý Tầm Thu” ( Cung Mộng Bật ) và cô con gái con quan Thái Sử trong truyện “Con gái nhà trời” ( Bạch Vu Ngọc )
Cô con gái họ Huỳnh vì gia đình đã có lời hứa gả cho chàng Hoà nhà họ Liễu, nay gia cảnh nhà Hoà trở nên sa sút mà cha mình tuyệt Hoà không muốn gả nữa, nàng cho thế là quấy, khuyên cha mẹ mình không được khinh bỏ người ta Hai ông bà không nghe, sau đó nhà họ Huỳnh bị cướp, gia cảnh sa sút, hết cả của cải Hai ông
bà vì ham tiền mà ép gả nàng cho nhà người ta Nàng bỏ nhà, giả dạng ăn xin trốn
đi, tìm đến nhà Hoà, về làm vợ chàng Hoà nghèo khó nhưng sống rất đầm ấm và hạnh phúc Còn cô con gái quan Thái Sử thì chỉ vì một lời hứa làm vợ chàng Ngô Lang mà nguyện thuỷ chung, một mực không chịu làm vợ người khác
Kiều thị, người phụ nữ “xấu người đẹp nết” trong truyện “Kiều nữ” có tấm lòng nhân hậu, sống rất có tình, có nghĩa Kiều thị vừa đen vừa xấu, khuyết mũi, thọt chân, về
làm vợ kế của chàng họ Mục goá vợ, nhà nghèo Sau khi sinh con trai ít lâu thì Mục chết, Kiều thị ở vậy chịu cực khổ nuôi con, quyết giữ chữ Đức, không muốn mang tiếng là thờ hai chồng nên từ chối lời hỏi cưới của chàng Mạnh goá vợ trong làng Sau Mạnh bệnh chết, Kiều thị nhận nuôi đứa con nhỏ dại của Mạnh, coi nó như con ruột, lại giúp lấy lại tài sản cho Mạnh khỏi rơi vào tay bọn vô lại trong thôn Khi Kiều thị chết đi, đứa con muốn hợp táng bà với ông Mạnh nhưng không được, sau phải hợp táng chung với phần mộ của ông Mục
Những nhân vật phụ nữ trong Liêu trai còn có tấm lòng nhân hậu, thương người,
giàu lòng hi sinh Như nàng Hồng Ngọc trong truyện cùng tên, nhặt bé Phúc Nhi mang về nuôi nấng và xem nó như là con ruột của mình.( bổ sung) Hay như cô tiểu thư nhan sắc đẹp tuyệt trần trong truyện “Gái thần” ( Thần nữ ), là con gái của ông
cụ họ Phó nhà cửa giàu có, là bậc thế gia, vì cảm thương cho anh chàng thư sinh họ
Mễ vướng phải tai ương mà gia sản bị tiêu tán hết, áo mũ nho sinh không lấy lại
Trang 39được cho nên khó khăn cho việc thi cử mà tặng cho chàng một đoá hoa bằng ngọc trai, sau lại còn giúp tiền cho chàng đi thi.
Những nhân vật phụ nữ giàu lòng hi sinh như nàng Hoa Cô Tử trong truyện cùng tên
vì cứu chàng An mà tổn thất hết bảy phần sự nghiệp , trăm năm không được lên
tiên Hay như Trần thị – vợ của chàng thư sinh họ Vương trong truyện “Bộ da vẽ” ( Họa bì), chồng nàng bị một con quỷ nanh ác, mặt xanh lét, răng chơm chởm như
răng cưa, khoác tấm da người có vẽ đầy đủ mắt mũi tay chân hãm hại, moi ruột mà chết Nàng mời đạo sĩ về tiếp tục trừ diệt yêu nghiệt, rồi theo lời đạo sĩ, chịu bao nhiêu là khổ nhục, phải nuốt đờm dãi hôi thối của người điên ở chợ để cứu chồng sống lại nhờ vậy mà có được trái tim cứu chồng sống lại
Ngoài những phẩm chất tốt đẹp trên, nhân vật phụ nữ trong Liêu trai còn có tấm lòngrất thủy chung Như người thiếp họ Hà trong truyện “ĐạiNam” Khi chồng bỏ đi, nàng
ở nhà bị Thân thị – người vợ kế – ức hiếp, bắt phải tái giá Hà ý chí không chút lung lay Lại bị ép bán cho một lái buôn, đến đêm Hà lấy dao cứa cổ Lái buôn lại đem bán cho một người khác, Hà tự xẻ lồng ngực, lộ rõ phủ tạng
Cái tình ở đây cũng bao gồm cả tình bạn Đó là tình bạn giữ Phong Tam Nương và
cô Mười Một họ Phạm trong truyện “Háo sắc lụy mình” ( Phong Tam
Nương ) Hai người là đôi bạn tri kỉ rất tâm đầu ý hợp, tình cảm quyến luyến không
muốn rời Nàng Phong Tam Nương có tài nhìn người mà đoán trước hậu vận về sau,biết được chàng tú tài Mạnh An Nhân về sau sẽ đỗ đạt nên muốn xe duyên cho cô Mười Một Rồi Phong Tam Nương dùng đủ mọi cách để ra sức vun vén cho mối lương duyên này : gia đình cô Mười Một ép gả cô cho một ông quan nọ mà không đồng ý gả cho chàng Mạnh vì gia cảnh của chàng quá nghèo Hôm trước ngày cưới
cô Mười Một đã tự vẫn, Phong Tam Nương dùng phép thuật giúp cho cô Mười Một được hồi sinh nhờ vậy cuộc nhân duyên mới thành Tình bạn giữa Phong Tam Nương và cô Mười Một là tình bạn giữa chồn tinh và người, một tình bạn khác loài thân thiết không thua gì tình bạn giữa người và người!
Trong “Liêu trai chí dị”, bên cạnh những nhân vật phụ nữ nhân hậu, ta còn thấy xuất
hiện nhiều hình tượng nhân vật phụ nữ sống rất bản lĩnh Truyện “Cái đầu kẻ thù” ( Hiệp nữ ) nói về cô gái người Triết Giang, cha làm quan tư mã, bị kẻ thù hãm hại,
tịch thu ráo cửa nhà sản nghiệp Nàng dẫn mẹ già đi trốn, mai danh ẩn tích ba năm trời Khi mẹ già qua đời, nàng đã ra tay chặt đầu kẻ thù báo thù cho cha
Có nội dung tương tự như câu chuyện “Hiệp nữ” kể trên là câu chuyện của cô gái Tam Quan báo thù cho cha trong truyện “Gái báo thù cha” ( Thương Tam Quan) Tam Quan nhất định không chịu tiến hành đám cưới chạy tang vì cho như
vậy là không hiếu thuận với người cha vừa qua đời Tang cha vừa xong, ban đêm Tam Quan trốn nhà đi đâu không biết Thì ra nàng đã cải trang thành nam nhi xin