Chuyên luận: Thế giới nhân vật trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung, ngoài những luận điểm thuyết phục về thế giới nhân vật ma nữ còn đề cập đến mô t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em luôn nhận được sự hướng dẫn,
chỉ bảo nhiệt tình của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung – Tổ Văn học nước
ngoài, sự động viên khích lệ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm hà Nội 2
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Bích Dung cùng toàn thể
các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận
Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng bạn đọc để em tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập và giảng dạy sau này
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Sinh viên thực hiện
Phùng Thị Lệ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định đề tài nghiên cứu “Môtíp chuyện tình người và ma trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh” là kết quả của riêng mình, đồng
thời đề tài này không trùng với kết quả của tác giả khác
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Người cam đoan
Phùng Thị Lệ
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp của đề tài 4
7 Bố cục của khóa luận 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 BỒ TÙNG LINH VỚI VĂN HỌC DÂN GIAN 5
1.1 Từ tiểu thuyết chí quái Ngụy Tấn, truyền kì đời Đường đến Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 5
1.1.1 Khái niệm “Tiểu thuyết chí quái”, “Tiểu thuyết truyền kì” 5
1.1.2 Từ tiểu thuyết chí quái Ngụy Tấn, truyền kì đời Đường đến Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 7
1.2 Môtíp chuyện tình giữa người và ma trong văn học trước Liêu trai chí dị 13
1.2.1 Khái niệm môtíp 13
1.2.2 Nhân vật ma trong văn học 14
1.2.3 Môtíp chuyện tình giữa người và ma trong văn học trước Liêu trai chí dị 16
1.3 Tiểu kết 22
CHƯƠNG 2: CHUYỆN TÌNH GIỮA NGƯỜI VÀ MA – BƯỚC ĐỘT PHÁ MÔTÍP TRUYỀN THỐNG CỦA LIÊU TRAI CHÍ DỊ 24
2.1 Bảng khảo sát và nhận xét 24
2.2 Môtíp hồ mị, ma mị trong Liêu trai chí dị 25
Trang 52.2.1 Môtíp hồ mị, ma mị trong văn học truyền thống 25
2.2.2 Môtíp hồ mị, ma mị trong Liêu trai chí dị 30
2.3 Chuyện tình giữa người và ma – bước đột phá môtíp truyền thống của Liêu trai chí dị 32
2.3.1 Đột phá trong xây dựng hình tượng nhân vật người và ma trong Liêu trai 33
2.3.2 Quan niệm phóng khoáng về tình yêu và hạnh phúc 40
2.3.3 Mục đích kết giao giữa người và ma trong Liêu trai gắn liền với khát vọng ái ân 43
2.3.4 Kết thúc có hậu 47
2.4 Tiểu kết 49
KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Lý do khoa học
Bồ Tùng Linh, một cây bút văn xuôi vĩ đại của văn học Trung Quốc
nửa cuối thế kỉ XVII, nửa đầu thế kỉ XVIII, là tác giả bộ Liêu trai chí dị, cũng
là người thiết kế thành công thế giới nghệ thuật kì ảo, làm say mê bao thế hệ độc giả từ bao đời nay
Liêu trai chí dị được sáng tác trong một thời gian dài, là kết tinh một
đời viết sách của Bồ Tùng Linh Tác phẩm ra đời đã khẳng định được tên tuổi
và tài năng của Bồ Tùng Linh, đặt ông lên hàng những nhà văn kiệt xuất thời Thuận Trị - Khang Hy
Tiếng vang của bộ đoản thiên tiểu thuyết đã vượt ra khỏi biên giới Trung Hoa đến với nhiều nước khác nhau trên thế giới Người ta đã tốn không
biết bao nhiêu giấy mực để ca ngợi Liêu trai, để nghiên cứu Liêu trai Tác
phẩm được coi là một đỉnh cao, một tiểu thuyết xuất sắc của văn học Trung Quốc
Từ đầu đến cuối bộ tiểu thuyết dài hơn 400 thiên này, tác giả đã tập trung bút lực để vạch trần, phê phán thực trạng đen tối, mục ruỗng và hủ bại của chế độ phong kiến Trung Hoa trong buổi chiều tà của nó, đồng thời ca ngợi những tư tưởng, tình cảm mới mẻ, tiến bộ đang trỗi dậy ngay trong đống
đổ nát của xã hội đương thời Bằng việc kể những chuyện thần tiên, ma quái, văn sĩ họ Bồ đã thể hiện được sự cách tân về nghệ thuật và những tiến bộ về
tư tưởng theo chiều hướng tích cực; đây cũng chính là giá trị to lớn của bộ tiểu thuyết này
Liêu trai chí dị có quá nửa là những chuyện viết về yêu ma, về chuyện tình giữa người và ma Nhân vật chính của Liêu trai là người và ma, và có thể nguyên nhân chủ yếu tạo nên sức hấp dẫn “khiến mọi người yêu thích bộ Liêu
Trang 7trai chí dị trong một thời gian lâu dài là do trong đó có nhiều chuyện kể về
chuyện tình giữa hồ ly và con người mà nội dung rất tốt đẹp” Do vậy, nghiên cứu những câu chuyện tình yêu giữa người và ma sẽ giúp người đọc nhận thức rõ hơn về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời phát hiện ra những khám phá riêng của tác giả so với những cây bút khác
cùng viết về đề tài này Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lấy Môtíp chuyện tình người và ma trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh làm đề tài cho khóa luận
tốt nghiệp
1.2 Lý do sư phạm
Bên cạnh Tam Quốc Diễn Nghĩa, Liêu Trai chí dị cũng được đưa vào
giảng dạy ở phổ thông, đây đều là những tác phẩm tiêu biểu xuất sắc của tiểu
thuyết cổ điển Trung Quốc Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu Liêu trai chí dị
của Bồ Tùng Linh là cần thiết và bổ ích, một mặt nâng cao kiến thức về văn học Trung Quốc, phục vụ cho quá trình học tập văn học Trung Quốc, mặt khác cũng giúp ích cho công tác giảng dạy sau này
Nghiên cứu Liêu trai chí dị, ở Việt Nam từ xưa đến nay cũng có không
ít những công trình dành cho tác phẩm này Nhưng nhìn chung vẫn còn ít ỏi
so với giá trị tầm cỡ của bộ tiểu thuyết văn ngôn khó nhất của văn học cổ Trung Quốc
Nguyễn Chí Viễn trong lời tựa cuốn Liêu trai chí dị toàn tập – NXB
Văn hóa Thông tin – 1996 có viết: Tiếp thu truyền thống chí quái thời Ngụy
Tấn và truyền kỳ đời Đường, Liêu trai đã khai thác toàn truyện lạ, đặc biệt là
Trang 8chuyện chung sống giữa người và hồ ly tinh Ở đây ta thấy, Nguyễn Chí Viễn
đã khẳng định chính chuyện chung sống giữa người và hồ ly tinh trong tác phẩm là một nhân tố quan trọng tạo nên cái kỳ lạ, cái kỳ ảo cho tác phẩm – nét độc đáo của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Bồ Tùng Linh
Lương Duy Thứ trong cuốn Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc
– NXB Khoa học – 1990 đã viết: Tác giả mượn chuyện ma quỷ, hồ ly để gián tiếp lên án hành vi bỉ ổi của người đời và luôn thể răn đe người đời phải tránh
tà tâm mới khỏi mắc họa Ở đây Lương Duy Thứ đã khẳng định tác giả Bồ Tùng Linh đã mượn chuyện ma quỷ, hồ ly để lên án xã hội và khuyên răn mọi người Đây chính là ý nghĩa của những câu chuyện về ma, hồ mà Bồ Tùng Linh muốn gửi tới bạn đọc
Bên cạnh những bài viết khái quát về Liêu trai của các giáo sư: Trần
Xuân Đề, Lương Duy Thứ, Nguyễn Huệ Chi… thì cũng có nhiều công trình nghiên cứu, luận án, luận văn, báo cáo, chuyên đề… có giá trị về tác phẩm và
có đề cập đến chuyện tình người và ma Chuyên luận: Thế giới nhân vật trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung, ngoài
những luận điểm thuyết phục về thế giới nhân vật ma nữ còn đề cập đến mô típ chuyện tình người và ma cũng với những sáng tạo đột phá của Bồ Tùng Linh
Tuy vậy, trong phạm vi khảo sát của mình, chúng tôi nhận thấy chưa có bài nào đề cập đến môtíp chuyện tình người và ma với tư cách là đối tượng nghiên cứu riêng biệt Do đó với khóa luận này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến của riêng mình để đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc
khám phá thế giới nghệ thuật độc đáo của Liêu trai và ý nghĩa nhân văn sâu
sắc của tác phẩm thông qua môtíp chuyện tình người và ma
Trang 93 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những câu chuyện tình người và ma trong Liêu trai chí dị của
Bồ Tùng Linh từ đó làm nổi bật được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Thấy được quan niệm nghệ thuật tiến bộ của tác giả Bồ Tùng Linh
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Môtíp chuyện tình người và ma trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
4.2 Phạm vi khảo sát
Liêu trai chí dị, Lời bình: Tản Đà, Lời bạt: Chu Văn, NXB Văn học, (1995)
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp khảo sát tác phẩm
Phương pháp phân tích văn bản
Phương pháp so sánh, đối chiếu
6 Đóng góp của đề tài
Với đề tài “Môtíp chuyện tình người và ma trong Liêu trai chí dị của
Bồ Tùng Linh”, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần công sức, tuy nhỏ
bé, của mình vào việc khám phá thế giới nghệ thuật phong phú, độc đáo trong
Liêu trai chí dị
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì nội dung khóa luận gồm hai
chương:
Chương 1: Bồ Tùng Linh với văn học dân gian
Chương 2: Chuyện tình giữa người và ma – bước đột phá môtíp truyền thống của Liêu trai chí dị.
Trang 10NỘI DUNG CHƯƠNG 1 BỒ TÙNG LINH VỚI VĂN HỌC DÂN GIAN
1.1 Từ tiểu thuyết chí quái Ngụy Tấn, truyền kì đời Đường đến Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
1.1.1 Khái niệm “Tiểu thuyết chí quái”, “Tiểu thuyết truyền kì”
1.1.1.1 Tiểu thuyết chí quái
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết chí quái “là một thể loại
văn xuôi tự sự trong văn học Trung Quốc, thường ghi chép những chuyện li
kỳ quái đản, xuất hiện và phát triển từ thời Lục Triều từ đầu thế kỉ III đến cuối thế kỉ VI” Tiểu thuyết chí quái tiếp tục phát triển truyền thống của thần thoại, ngụ ngôn, dã sử, tạp sử các thời đại trước nhưng có căn nguyên sâu xa trong điều kiện lịch sử thời Lục Triều (281 – 598), một giai đoạn cực kì hỗn loạn, đầy rẫy những đau thương, chết chóc, lan tràn đủ mọi thứ mê tín và tôn giáo
Nội dung của tiểu thuyết chí quái rất phức tạp, có loại ghi những
chuyện kì lạ về các mặt địa lí, động vật thực vật như Bác vật chí, Thần dị chí,
có loại mang tính chất dã sử như: Hán Vũ Đế nội truyện, Thập dị kí, có loại kể những chuyện thần quái như Liệt dị truyện, Oan hồn chí… Gạt bỏ bộ áo
hoang đường, loại nào cũng có những truyện có giá trị hiện thực song đáng
chú ý hơn cả là những mẩu chuyện dân gian được cải biên ghi lại trong Sưu thần kí của Can Bảo Tiểu thuyết chí quái đã chuẩn bị cho sự ra đời của tiểu
thuyết đời Đường và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với kịch, tiểu thuyết các thời đại sau
1.1.1.2 Tiểu thuyết truyền kì
Truyện truyền kì có nguồn gốc từ truyện kể dân gian Trung Quốc, sau
đó được tác giả ghi chép lại, nâng cao thành một thể loại văn học
Trang 11Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa truyền kì là “thể loại tự sự ngắn
cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở thời Đường” “Kì có nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính chất hư cấu” Các tác giả Từ điển văn học ( bộ mới) giới thuyết về khái niệm này đầy đủ, chi tiết hơn: “Truyền kì là một hình
thức văn xuôi tự sự Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng các môtíp kì quái, hoang đường, lồng vào trong cốt truyện có ý nghĩa trần thế Tuy nhiên trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là người thật và chính nhân vật mang hình thức phi nhân thì cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy, và vì thế truyện truyền kì mang đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc.” Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất truyền
kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại được đặc trưng bởi tính chất hư cấu, kì lạ trong nhân vật, cốt truyện nhằm phản ánh hiện thực
Truyền kì đạt được thành tựu rực rỡ vào đời Đường Cách xây dựng nhân vật, tình tiết, ngôn ngữ đều có những khai phá và sáng tạo Hồng Mại (đời Tống) đã đánh giá truyền kì đời Đường là “kì diệu một thời”
Đặc trưng quan trọng nhất của truyền kì là sự kết hợp yếu tố kì và thực Cái kì trong truyện truyền kì đã phát triển từ thụ động đến ý thức: từ ảnh hưởng của văn học dân gian, sử kí, tôn giáo, đến việc được nhà văn sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật, một hạt nhân tự sự quan trọng trong kết cấu tác phẩm Cái kì trong truyện truyền kì kết hợp với cái thực trong một kết cấu thống nhất làm nên đặc trưng của thể loại
Đặc trưng thứ hai của truyền kì, với tư cách một thể loại văn học nghệ thuật là sự kết hợp nhiều thể loại văn chương Trong tác phẩm bên cạnh thể loại văn xuôi còn nhiều thể loại khác tạo nên một chỉnh thể thẩm mĩ “hàng hàng châu ngọc, lời lời gấm thêu” Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khái quát “
Trang 12truyền kì dùng văn xuôi để kể, đến chỗ tả cảnh, tả tình thì dùng văn biền ngẫu, đến khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường làm thơ”
Một truyện truyền kì dung lượng thường không lớn Bố cục mỗi truyện thường chia thành ba phần: mở đầu giới thiệu danh tính, nguồn gốc nhân vật, giữa truyện kể lại hành trạng, cuộc đời nhân vật và kết thúc khẳng định tính chân thực của câu truyện Phần lời bình nằm cuối mỗi truyện cũng được xem
là một bộ phận hữu cơ trong kết cấu chỉnh thể của thể loại
1.1.2 Từ tiểu thuyết chí quái Ngụy Tấn, truyền kì đời Đường đến Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
Liêu trai là đứa con tinh thần mà Bồ Tùng Linh thai nghén lâu nhất, nó
là kết quả của hàng chục năm ròng bền bỉ, kiên nhẫn ghi chép, sưu tầm, suy ngẫm, chiêm nghiệm trong day dứt của một nhà nho bất đắc chí với thời cuộc Ông đã chọn thể loại văn học truyền thống với một cách thức thể hiện khác thường để cất lên tiếng nói của riêng mình
Cuốn sách được ông ấp ủ trong gần hết cuộc đời của mình: hai mươi tuổi bắt đầu sưu tầm ghi chép các câu chuyện dân gian, ba mươi tuổi bắt tay vào viết, bốn mươi tuổi thì hoàn thành và năm mươi tuổi hoàn tất Có thể nói ông đã dành hết tâm huyết của cuộc đời cho đứa con tinh thần này, tiếng vang của bộ sách đã đưa tên tuổi ông trở thành bất tử
Sinh ra trong một gia đình thương nhân đã sa sút Thân sinh của Bồ Tùng Linh là Bồ Bàn Canh, do lận đận trên đường khoa cử, nên bỏ Nho học chuyển sang làm thương nhân, nhưng gia thế vẫn không được phục hồi, gia đình trước sau vẫn phải sống trong cảnh nghèo túng Từ ngày còn nhỏ, Bồ Tùng linh chịu sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình, nhiệt tình say sưa với việc khoa cử Nhưng con đường khoa hoạn của ông khá long đong, nhiều phen đến Tế Nam thi Hương đều bị hỏng, có những cuộc thi vì ốm, phải bỏ
dở nửa chừng Đi thi mãi đến năm 60 tuổi mà vẫn không đỗ đạt, năm 71 tuổi,
Trang 13ông được ban cho một danh nghĩa không có ý nghĩa gì là “Tuế Cống Sinh” Nỗi lòng của ông trước sau vẫn lắm bi ai, đau xót Ông ví mình như Biện Hòa, người ôm ngọc ba lần dâng cho ba vua Lệ Vương, Võ Vương, Văn Vương, nhưng hai lần bị chặt cụt chân Bồ Tùng Linh tiếc tài năng của mình không được nhà cầm quyền biết đến
Ông không những gặp nhiều điều bất ý trên con đường khoa cử mà còn gặp khó khăn vô vàn trong cuộc sống Ông sống ở thôn quê làm thầy giáo dạy
tư Bồ Tùng Linh nghèo đến nỗi “nhà không vách, không phên, cây cối um tùm, gai góc” Cuộc sống nghèo túng nơi nông thôn hẻo lánh đó giúp ông hiểu được phần nào đời sống, tình cảm của quần chúng nhân dân Một số
chuyện trong Liêu trai chí dị biểu hiện tình cảm chân thật đáng quý của ông
đối với người nông dân chất phác
Trong bài Tự chí ở đầu sách, Bồ Tùng Linh viết:
“Tài học ví đâu Can Bảo, sách thần linh muốn chép như ai
Tình hoài giống với Hàng Châu, chuyện ma quỷ thích nghe người nói Nghe câu nào chép câu ấy, góp chuyện ngắn, nên tập dài
Ngày lâu còn lắm nơi giữ cho, người thích cho nên phải tìm đến.”
Xem thế đủ biết Liêu trai chí dị nguyên là những câu chuyện truyền
thuyết lưu truyền trong nhân dân và trong những phần tử trí thức thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, do đó nó vẫn giữ được tình cảm của nhân dân và phong cách của truyền thuyết dân gian Bên cạnh đó còn có giai thoại cho rằng: Bồ Tùng Linh thường trải chiếu bên đường chờ cho nông dân đi làm về thì pha nước mời họ uống và sưu tầm những lời kể của họ
Ngoài ra, thực tế cho thấy không có một thành tựu đặc sắc nào của Trung Quốc lại không được kế thừa từ những yếu tố truyền thống Chẳng hạn nói đến thơ Đường thì không thể không nhắc đến lịch sử phát triển của thơ Trung Hoa trong suốt 15 thế kỉ, nói đến thành tựu của tiểu thuyết Minh Thanh
Trang 14không thể không nhắc đến truyện chí quái, chí nhân đời Tấn, truyền kì đời Đường và thoại bản Tống Nguyên là những thể loại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tiểu thuyết Minh Thanh
Chính vì lẽ đó có thể khẳng định Liêu trai chí dị là bộ tiểu thuyết đoản
thiên ra đời trên cơ sở kế thừa thành tựu của nền văn học truyền thống và các
sáng tác dân gian Cội nguồn trực tiếp ảnh hưởng đến tác phẩm Liêu trai chí
dị là những sáng tác dân gian và truyện chí quái Lục Triều, truyền kì đời Đường Ảnh hưởng văn học dân gian với Liêu trai chí dị thể hiện ở việc nhào
nặn, vận dụng các môtíp thần thoại, cổ tích nhuần nhuyễn, sử dụng các đề tài,
cốt truyện… của văn học dân gian, tới mức nói đến “không khí Liêu trai”,
“Thế giới Liêu trai” là người ta liên tưởng ngay đến thế giới của những câu
chuyện cổ tích, thần thoại
1.1.2.1 Về đề tài
Đề tài chủ yếu của Liêu trai chí dị do tác giả sưu tầm trong dân gian,
hoặc rút từ truyện chí quái đời Lục triều, các truyện truyền kì đời nhà Đường rồi gia công sáng tạo thêm Hầu hết các truyện nói về thần tiên ma quái, hồ ly lang sói, hổ báo… cho đến cỏ cây hoa lá, khói mây, đã xuất hiện trong các tác
phẩm của chí quái Ngụy Tấn và Đường truyền kì nay lại xuất hiện trong Liêu trai Bồ Tùng Linh đã sử dụng những cốt truyện cũ để sáng tạo nên những câu
truyện mang tư tưởng của chính ông Nhưng không chỉ vậy, xuyên suốt các tác phẩm là những câu truyện về người và việc trong cuộc sống hiện thực Tất
cả những đề tài trên như đề tài tình yêu giữa người với ma, đề tài khoa cử được tác giả xử lý khéo léo, ít nhiều ngầm chỉ trích nền chính trị tàn bạo của triều đình Mãn Thanh đương thời, phê phán thói hư tật xấu của bọn nho sĩ, thể hiện những tư tưởng dân chủ trong vấn đề hôn nhân và tình yêu
Trang 151.1.2.2 Về cốt truyện
Thực ra, các cốt truyện trong Liêu trai chí dị không phải hoàn toàn mới
lạ, cũng không phải hoàn toàn do Bồ Tùng Linh sáng tạo ra Nó là sự kế thừa của mạch nguồn văn học truyền thống Trung Quốc, đó là truyền thống kể chuyện dân gian (sưu tầm, nghe đến đâu ghi chép lại đến đấy) và truyền thống sáng tác bằng văn ngôn từ chí quái chí nhân đời Tấn đến truyền kì đời Đường, truyền kì và thoại bản đời Tống
Ta có thể bắt gặp cốt truyện của Nhậm Thị truyện trong các thiên truyện viết về hồ ly trong Liêu trai như Liên Hương, Lâm Tứ Nương, Tân Thập tứ nương… Tuy nhiên, cốt truyện Liêu trai phần lớn đều ngắn gọn với
lối triển khai nhanh, kết thúc gọn Đặc điểm dễ nhận thấy ở truyện ngắn Bồ Tùng Linh là cốt truyện đơn tuyến và sự giảm thiểu tối đa sự kiện và nhân vật
Ở Liêu trai, sau những lời dẫn truyện sơ lược, tác giả chuyển ngay điểm nhìn
trần thuật sang nhân vật Do đó mà những lời đối thoại chiếm tỉ lệ rất cao Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật, các đoạn đối thoại được móc nối rất sống động làm cho cốt truyện được mở ra rất nhanh Ngược lại, lối kết thúc truyện lại rất bất ngờ và logic Cách kết thúc bất ngờ và logic của truyện ngắn Bồ Tùng Linh tạo được dư âm trong lòng người đọc và chứa đựng những ý nghĩa triết lí sâu sắc
về cuộc đời Với bút pháp táo bạo tân kì, Bồ Tùng Linh đã đem đến cho sáng tác của mình một diện mạo mới, nó không còn khô cứng vô cảm như những xác ướp của quá khứ mà lung linh sinh động và có một sức lôi cuốn kì diệu
1.1.2.3 Về kết cấu
Hầu hết các truyện trong Liêu trai chí dị đều được xây dựng theo kết
cấu truyền thống, kết cấu theo trình tự tự nhiên giống như những tác phẩm chí quái, truyền kì trước đó, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau
Nó không nhằm mục tiêu miêu tả đời sống theo kiểu xén ngang mà thường là
kể chuyện có đầu cuối, các số phận được miêu tả một cách trọn vẹn, các sự
Trang 16việc có gốc gác, quá trình, kết thúc Nhưng khác với các bộ tiểu thuyết trường thiên thường lấy đối tượng phản ánh là những biến cố lịch sử, những vận động biến đổi của các triều đại, dòng họ, tức là phản ánh hiện thực trên bình
diện rộng cả về không gian và thời gian, Liêu trai miêu tả những lát cắt của
cuộc sống phức tạp, những mảng mẩu của cuộc sống ở phạm vi hẹp hơn
Trong khi miêu tả, tác giả cố gắng làm cho sự việc thêm éo le, ly lỳ, khúc chiết Về mặt này, nó phát huy được đặc điểm truyền thống của truyện ngắn Trung Quốc Nhìn chung, tác giả dụng công dàn dựng để mỗi truyện
một khác Thi sĩ Tản Đà khi dịch Liêu trai có nhận xét: “Truyện Kiều bao nhiêu câu lục bát mà không câu nào giống câu nào, Liêu trai bao nhiêu truyện
lớn nhỏ mà không truyện nào phảng phất truyện nào”
1.1.2.4 Về nhân vật
Tiếp thu những tinh hoa của văn học truyền thống nhưng sự hấp dẫn của Liêu trai lại không phải là ở tính hấp dẫn, ly kì của cốt truyện như các tác phẩm dân gian Sự hấp dẫn của Liêu trai nằm ở hệ thống nhân vật và sự tương tác giữa chúng trong các quan hệ cuộc sống Mặc dù theo bút pháp của các truyện truyền kì trước đó, chia nhân vật thành nhiều tuyến khác nhau: thiện và
ác, thực và ảo nhưng các nhân vật trong Liêu trai lại độc đáo với những nét tính cách rất riêng
Liêu trai xuất hiện đủ các hạng người, từ nông thôn đến thành thị, từ
đồng bằng cho đến nơi hoang vu, từ đất liền ra ngoài hải đảo, từ cõi phàm lên cõi tiên, từ dương gian xuống âm phủ… Thế giới ấy có từ vua quan đến những người đáy cùng xã hội, không thiếu một ai, và nó không chỉ có người
mà có cả ma quỷ, yêu tinh, có Phật, có tiên nữ, đạo nhân,… Những kiểu nhân vật này đã xuất hiện phổ biến trong các câu truyện chí quái, truyền kì trước đó qua các sáng tác của Can Bảo, Thẩm Ký Tế, Thang Hiển Tổ,… nhưng đến
Trang 17với Liêu trai, mỗi nhân vật lại mang một màu sắc độc đáo Nổi bật lên trong thế giới phức tạp ấy là nhân vật nho sinh và mĩ nhân ma
Hai kiểu nhân vật nho sinh và mĩ nhân ma trở thành điểm quy chiếu
của toàn bộ thế giới nhân vật trong Liêu trai, trở thành đầu mối của hầu hết các mối quan hệ trong Liêu trai Không có kẻ sĩ, mĩ nhân thì sẽ không thể có Liêu trai, nói đến Liêu trai, người ta nghĩ ngay đến chuyện tình giữa người và
ma, đến những điều sâu thẳm trong tâm hồn…
Điểm cách tân mới mẻ của Liêu trai so với tự sự dân gian và chí quái
truyền kì là ở chỗ tác giả tạo dựng được một nhân vật dẫn truyện – nhân vật
thư sinh Nhân vật này dẫn dắt độc giả thâm nhập vào thế giới kì ảo của Liêu trai, hướng dẫn độc giả khám phá và cắt nghĩa cuộc sống theo quan điểm cá
nhân của riêng nó Trong các câu chuyện kể dân gian, người kể chuyện đóng vai trò kể lại, trình bày truyện chứ không phải dẫn truyện nên hiện thực được quan sát theo quan niệm đạo lý của chính họ Vì vậy cái thế giới mà họ tạo ra cũng rạch ròi và giản đơn: âm dương được phân đôi, không chia cắt cũng không nhập vào làm một, người và quỷ cũng được phân định rạch ròi, con
người mang phẩm chất tốt, ma quỷ là lực lượng thù địch tàn bạo Đến Liêu trai, cái nhìn khác đi, thế giới trong Liêu trai ma quỷ lẫn lộn với con người,
trong con người có người tốt người xấu, ma quỷ thì không phải lúc nào cũng xấu, thậm chí có lúc còn giúp người, có lúc người và hồ, ma trở thành tri kỉ tâm giao sâu sắc Điều này đã làm cho hiện thực mà tác giả tái hiện trở nên đời hơn, thực hơn, bao quát hơn, nó không còn là câu chuyện của một thời đại nữa mà là của mọi thời đại
1.1.2.5 Về tình tiết
Khi đánh giá về nghệ thuật Liêu trai, Lỗ Tấn trong “Trung Quốc tiểu thuyết sử lược”, chương 25 có viết: “Dùng phương pháp truyền kì để chép truyện chí quái, biến ảo khác thường mà như xảy ra trước mắt” Liêu trai đã
Trang 18kế thừa tinh hoa nghệ thuật của truyện chí quái thời Ngụy Tấn và truyền kì đời Đường, đồng thời nâng cao thành tựu nghệ thuật của hai thể loại này lên một tầm cao mới So với chí quái thì Liêu trai miêu tả một cách tường tận, tỉ
mỉ hơn; so với truyền kì thì cô đọng và hàm súc hơn Cách viết của Liêu trai
có nhiều chỗ phát triển và sáng tạo Ngoài cách miêu tả nhân vật, ta còn thấy
rõ điều đó ở việc miêu tả các tình tiết câu truyện Khi lựa chọn tài liệu và khi
hạ bút, Bồ Tùng Linh luôn chú ý những tình tiết éo le, thú vị được “lạ hoá” và
ra sức thay đổi cách viết để hấp dẫn người đọc So sánh các truyện truyền kì đời Đường với các truyện trong Liêu trai của tác giả họ Bồ, ta có thể thấy sự đồng dạng trong môtíp cốt truyện, song về mặt bố cục, tổ chức sắp xếp sự kiện, nhân vật, tình tiết thì rõ ràng truyện của Bồ Tùng Linh gây được hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ hơn với những câu chuyện chân thật và mang đậm tính nhân văn
Tựu chung lại, có thể khẳng định rằng Bồ Tùng Linh đã tiếp thu, kế thừa những nguyên mẫu thần thoại, cổ tích và truyền thống văn học chí quái, truyền kì Trung Quốc Đó là một sự kế thừa xuất sắc Bằng tài năng và sự sáng tạo độc đáo, ông đã chuyển hóa cốt truyện dân gian, sáng tạo lại những cốt truyện truyền kì, chí quái thành những tác phẩm văn học mẫu mực, đem lại cho nó hơi thở mạnh mẽ của thời đại Bồ Tùng Linh có thể coi là người học trò thành công nhất của người thầy văn học dân gian
1.2 Môtíp chuyện tình giữa người và ma trong văn học trước Liêu trai chí dị
1.2.1 Khái niệm môtíp
“Môtíp (motif) là một công thức có tính ước lệ, biểu trưng nghệ thuật
của một cốt truyện và thường được lặp đi, lặp lại ghi nhận những ấn tượng về thực tại đặc biệt mạnh mẽ, quan trọng và lặp lại nhiều lần, nó là một đơn vị trần thuật đơn giản nhất, bằng hình tượng và cũng là những mẫu khái quát sơ
Trang 19khởi có đặc điểm là tính đồng nhất và giống nhau”(Từ điển thuật ngữ văn học) Thuật ngữ môtíp thường có quan hệ giữa đề tài và cốt truyện Môtíp có
thể là hạt nhân của cốt truyện Trải qua một quá trình gia tăng, nối dài, phát triển, nó sẽ trở thành cốt truyện Thứ hai, đề tài – cốt truyện có thể được coi là
sự kết hợp của những môtíp Cốt truyện với tính chất là một sơ đồ phức tạp được hình thành từ một loạt môtíp, nó có thể được lồng ghép trong cốt truyện
và các thành phần của cốt truyện
Trong công trình 150 thuật ngữ văn học, nhà nghiên cứu Lại Nguyên
Ân cho rằng môtíp “là những thành tố, hoặc những bộ phận lớn nhỏ trong cốt truyện đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian” Môtíp có thể phân xuất ra từ một hoặc một số tác phẩm văn học, của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh toàn bộ sáng tác của nhà văn ấy, hoặc trong văn cảnh một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào đó (Lại Nguyên
1.2.2 Nhân vật ma trong văn học
Theo cách hiểu thông thường nhất, thì ma (quỷ) chính là “Hồn người chết hiện về, theo mê tín” Ma không chỉ tồn tại trên sách báo, mà quan trọng hơn, nó tồn tại trong chính tâm linh của con người
Vương Bình trong cuốn Nghiên cứu về tâm lý sáng tác của tác giả Liêu trai, đã khẳng định cơ sở để dân gian tin vào ma quỷ có liên quan đến tín
ngưỡng và linh hồn, xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh Con người được
Trang 20chia thành hai phần, khi chết đi, thì phần “nhập thổ” chỉ là thể xác (thể phách), còn linh hồn (tinh anh) trở nên “phi vật chất và bất tử” bay lên trời
Và cái linh hồn “phi vật chất bất tử” ấy chính là ma Không những thế, ma còn là cái bóng, là “cái tôi” thứ hai, là phiên bản của chính chủ thể và hoàn toàn có thể tách ra khỏi thân thể Có lẽ phải hiểu như thế thì mới có thể lý giải được tại sao những tinh hoa, tinh cáo… (dù không phải linh hồn người chết), lại có thể biến thành ma, và dân gian vẫn xếp chúng vào loại “ma quái”
Xưa nay có rất nhiều cách phân loại ma Trong dân gian thường phân biệt ma theo hình dáng bên ngoài (ma đẹp – ma xấu), theo chức năng (ma thiện – ma ác)… Ngoài ra có thể phân loại ma theo nguồn gốc (ma người và
ma phi người)…
Đứng về mặt khoa học, người ta không tin là có ma Nhưng ma lại thực
sự tồn tại trong trí tưởng tượng của con người, trong văn học nghệ thuật Ma
có thể là thực, là ảo, là sản phẩm của trí tưởng tượng, nhưng một khi đi vào văn học, nó sẽ trở thành hình tượng nghệ thuật, mang trong mình một quan niệm về triết lý, nhân sinh, về lý tưởng thẩm mĩ của tác giả Và chẳng một độc giả đích thực nào lại quan tâm đến việc nó “ thật” hay “ không thật” Bởi chính sự mơ hồ, hư ảo mới đáng kể, nó xác định giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Lê Nguyên Cẩn cho rằng “ma là môtíp nghệ thuật kì ảo quen thuộc trong văn chương, là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của nghệ sĩ thể hiện ngay từ sự vay mượn chính hình ảnh con người, là phương tiện độc đáo giàu tính tạo hình khách thể”
Ma là hình tượng kỳ lạ, hoang đường, bí ẩn, quái dị mà “loài người chưa tìm ra cội rễ, căn nguyên” Nó là sản phẩm tuyệt vời của trí tưởng tượng, gắn liền với ý đồ sáng tạo của nhà văn, giúp cho người đọc có một cái nhìn xuyên suốt về cuộc sống, nhờ sự đan cài giữa thực và ảo, âm và dương, quá
Trang 21khứ và hiện tại Thực tế cuộc sống quá nghiệt ngã, luôn vùi dập con người nhỏ bé và yếu ớt Nhưng trong cơn sợ hãi tưởng chừng tuyệt vọng ấy, họ vẫn chờ đợi một liệu pháp tinh thần, có thể an ủi, thỏa mãn những ước mơ, những khát vọng Ma là “phép thắng lợi tinh thần” đáp ứng được khát vọng mà thực
tế không đáp ứng được của con người trong một xã hội đầy biến động Vì vậy, dù là sản phẩm của trí tưởng tượng, ma sẽ trường tồn cùng với con người, với những ước mơ và khát vọng vô tận
1.2.3 Môtíp chuyện tình giữa người và ma trong văn học trước Liêu trai chí dị
Có lẽ nhân vật ma quái xuất hiện đầu tiên là trong các thần thoại, khi tư duy con người còn rất nguyên sơ Tất cả những gì người nguyên thủy không giải thích được đều cho đấy là việc làm của thần hay ma quái Nếu thần linh
là lực lượng tạo nên các hiện tượng tự nhiên và giúp đỡ con người thì ma quái lại là những lực lượng gây hại cho con người Ma quái xuất hiện, tiếp cận, gần gũi với con người cũng nhằm mục đích như vậy Bên cạnh đó, môtíp người gặp gỡ và ái ân với ma quái lúc này lại được thể hiện dưới môtíp “duyên kỳ
ngộ”
Theo sách Lễ ký, Trung Quốc thuở sơ khai là nơi dân tộc Hoa Hạ cư trú Tộc người này cư trú ở hai bờ Nam – Bắc sông Hoàng Hà Trải qua hàng ngàn năm, từ đại bản vùng thượng lưu sông Hoàng Hà đó đã phát triển thành một quốc gia cường thịnh, lấy văn minh nông nghiệp làm cội nguồn Quy luật quần cư từ thuở sơ khai là dân cư tập trung ở những vùng đồng bằng ven những con sông lớn Ở đó sự phì nhiêu của con sông đem lại sự sống cho con người Đối với người Trung Hoa thì sông Trường Giang và Hoàng Hà thực sự
là những dòng sông thiêng Chúng đã tạo lập một nền văn minh lúa nước vào loại sớm nhất của nhân loại Cội nguồn văn hóa nông nghiệp là yếu tố lớn nhất quyết định đến phương thức tư duy của người Trung Hoa nói riêng và
Trang 22người phương Đông nói chung Trong phương thức tư duy, phương Đông duy linh, phương tây duy lý Vì vậy văn học Trung Quốc chẳng riêng loại truyện thần quái mà loại truyện khác cũng ham chép những cái quái dị Những câu chuyện kì quái, ma mị bắt nguồn từ đó
Người Tàu quan niệm vạn vật hữu linh Vì vậy với họ, 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc là 36 ngôi thiên cang, 72 ngôi địa sát (các tinh tú trên trời), còn chàng Giả Bảo Ngọc si tình là hóa thân của viên đá Thần Anh muốn nếm trải mùi trần, Lâm Đại Ngọc là cây cỏ Giáng Châu hóa kiếp dùng nước mắt
đền ơn tri kỉ Tác phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh cũng vậy, hình
tượng yêu ma đội lốt người, chung sống với con người nhằm thể hiện khao khát hạnh phúc nhân gian
Trong văn học dân gian Việt Nam, những câu chuyện ma quỷ cũng
xuất hiện trong các truyền thuyết, cổ tích, giai thoại… Lĩnh Nam chích quái là
tập sách ghi chép lại những truyền thuyết và truyện cổ dân gian Theo đó, một
số truyện dân gian đã có hình ảnh yêu tinh ma quái
Ở Trung Quốc, trong các câu chuyện thần thoại cổ cũng đã xuất hiện hình ảnh hồ ly đội lốt người và cùng con người dệt nên những câu chuyện
tình đẹp chẳng hạn như truyện Hạ Vũ trị thủy đã kể lại chuyện tình giữa vua
Vũ và cô gái họ Đồ Sơn: Vũ đi trị thủy, thấy người con gái họ Đồ Sơn, Vũ chưa gặp mà đi tuần xuống phía nam Người con gái họ Đồ Sơn sai hầu gái đón Vũ ở phía nam núi Đồ Người con gái họ Đồ Sơn chính là con chồn trắng chín đuôi hóa thành Vua Hạ Vũ trị thủy nhờ được sự giúp đỡ của nàng mới thành công Sau này vua lấy người con gái họ Đồ Sơn đó làm vợ và sống vui
Trang 23khăn, cản trở, đe dọa cuộc sống của con người, thậm chí là cướp đi mạng sống của con người
Như vậy, những nhân vật hồ, ma xuất hiện và đi vào văn học rất sớm.Tồn tại trong môi trường văn hóa dân gian, chúng có sức sống lâu bền
Bồ Tùng Linh đã sưu tầm những lời kể của dân gian để sáng tạo nên thế giới
Liêu trai vô cùng đặc sắc Chính vì lẽ đó mà những nhân vật hồ, ma trong Liêu trai chí dị đều mang đậm màu sắc dân gian và đó cũng là nguyên nhân lí giải cho việc những câu chuyện trong Liêu trai hầu hết lấy từ cốt truyện dân
gian Bồ Tùng Linh đã sáng tạo trên nền của văn học dân gian để mang đến
một màu sắc Liêu trai riêng của chính văn sĩ họ Bồ
Ở Trung Quốc không chỉ trong dân gian, hình tượng hồ ma được lưu truyền mà theo từng giai đoạn phát triển của văn học, hình tượng này cũng được phát triển theo Quá trình phát triển của văn học cũng là quá trình hoàn thiện dần về hình tượng ma, hồ cũng như sự thay đổi về môtíp chuyện tình giữa hồ ma với con người Có thể nói các môtíp được phát triển qua các giai đoạn:
Giai đoạn Tiên Tần Lưỡng Hán, Ngụy Tấn, Nam Bắc Triều đã có sự
xuất hiện của nhân vật hồ ly Trong Liệt dị truyện của Tào Phi thì hồ ly xuất
hiện là một con vật dữ thường đến phá hoại cuộc sống của dân chúng Qua hình ảnh hồ yêu dữ đó, tác giả muốn lên án các thói xấu của xã hội Có thể nói ở giai đoạn này, nhân vật ma quỷ xuất hiện còn mang tính hoang sơ, là đại diện cho cái xấu, cái ác Từ đó ma đến với con người cũng chỉ với mục đích lợi thân, hại nhân
Để tìm hiểu nguyên do, ta ngược dòng thời gian trở về thời kì đó Trước đây người Hoa Hạ cư trú dọc theo lưu vực sông Hoàng Hà vì ít được hưởng ân lực thuận lợi của tự nhiên nên nhân dân phải lao động vô cùng cực khổ Trong tình hình như vậy, những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống không
Trang 24được đáp ứng Tự nhiên họ vứt bỏ những suy nghĩ viển vông, ảo tưởng trong thực tế Hơn nữa trong giai đoạn này Khổng Tử đề xuất chủ trương: tu thân, trị quốc, bình thiên hạ Tư tưởng nhà Nho trong giai đoạn này đã trở thành chính thống nên những truyện kiểu như thần thoại, truyền thuyết thường bị công kích, đả phá mạnh mẽ Những lời nói hoang đường chẳng đáng để tâm, luôn bị lãng quên trong kí ức của mọi người bởi vậy hình tượng yêu ma trong thời kì này thường xuất hiện chỉ với mục đích để hại người và nếu có tình yêu thì những mối tình cũng có kết thúc đau khổ
Sang giai đoạn đời Đường, cùng với sự ra đời và phát triển và ra đời của các tác phẩm truyền kì thì hình tượng ma, hồ và các câu chuyện tình cũng phát triển cao thêm một bậc Có sự phát triển này trước hết đó là nhờ sự phát triển kinh tế, xã hội đời Đường Ngoài ra ở thời này Nho giáo không còn giữ
vị trí độc tôn nữa mà song song với nó là sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo Chính vì vậy mà các tác phẩm văn học thời kì này được khai phóng về
tư tưởng và giải phóng về hình thức Các nhà văn có ý thức hơn trong sáng tác như: tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật Nguyên tắc sáng tác của các tác giả thời kì này là phi kỳ bất truyền cho nên được gọi là truyền kì, truyền lại những điều kì lạ khác thường Và cùng với sự trưởng thành của thể loại truyền kì, thì hình tượng ma hồ xuất hiện trong những tác phẩm đời Đường cũng phong phú và đa dạng hơn Hồ ly biến thành người và cùng chung sống với người tạo thành những câu chuyện tình ái rất đẹp; biến thành người con gái đẹp để mê hoặc, quyến rũ đàn ông Nếu như ở giai đoạn trước, những nhân vật ma, hồ xuất hiện mang nguyên tính vật thì ở giai đoạn này, hình tượng này đã nhân tính hơn, đã được nhân cách hóa Như nàng Nhậm Thị
trong Nhậm Thị truyện của Thẩm Ký Tế nguyên là hồ ly đã đến làm vợ của
Trịnh Lục, bất chấp cho dù khác loài Nàng có vẻ đẹp tuyệt vời khiến Trịnh Lục phải thốt ra: “dung mạo tuyệt vời của nàng đã chinh phục ta” Không chỉ
Trang 25đẹp mà nàng còn rất thông minh, giỏi tính toán Ở đây hành động của phái nữ được tự do hơn, hành vi của người con gái đời Đường cũng mạnh bạo hơn trước rất nhiều Như vậy, cùng với vấn đề giải phóng tư tưởng, giải phóng cá tính, các tác giả đời Đường đã đề cập đến tình yêu và hạnh phúc lứa đôi Các tác giả đã mượn những câu chuyện tình yêu này để nói lên những khát vọng trần thế của con người Những môtíp kiểu này trong truyền kì đời Đường đã
tạo tiền đề quan trọng cho sự sáng tạo những môtíp chuyện tình người và ma trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
Giai đoạn Tống Nguyên Minh, ta thấy những câu chuyện ma quái ít được nói đến hơn vì Lý học được đề cao Sự giáo dục ở thời này là tồn thiên
lý diệt nhân dục Chính vì thế mà trong các tác phẩm văn học ít có tư tưởng bay bổng hơn vì thế những môtíp chuyện tình yêu giữa người với ma hồ ít xuất hiện và xuất hiện chủ yếu với môtíp hồ mị (quyến rũ mê hoặc hại người) Câu chuyện Đát Kỷ chính là một câu chuyện tiêu biểu Đát Kỷ chính là hóa thân của con chồn trắng chín đuôi Ngày Đát Kỷ vào cung cũng chính là ngày
hồ ly nhập vào Đát Kỷ Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành cùng bản tính dâm dục của Đát Kỷ đã làm cho Trụ Vương mê đắm và khiến Trụ Vương trở
thành ông vua cuối cùng của nhà Thương (Phong thần diễn nghĩa – Hứa
Trọng Lâm) Từ lối mòn tư duy truyền thống, Hứa Trọng Lâm đã biến hồ mị như Đát Kỷ trở thành “điển phạm” của văn học Hán Trong một xã hội bị quy định bởi một hệ thống những quy phạm đạo đức luân lý, thì quan niệm “hồ mị” - vạ mất nước, họa sát thân càng trở nên nặng nề Đến giai đoạn này, ý nghĩa những câu chuyện tình yêu với hồ ma đã quay trở về với những môtíp
đã từng xuất hiện trong văn học Tiên Tần, Ngụy Tấn, Nam Bắc Triều
Đầu đời Minh, Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu cũng là một tác phẩm
truyền kỳ xuất sắc, được tác giả biên tập lại từ những câu chuyện dân gian:
“Tôi đã biên tập những chuyện kỳ quái xưa nay thành sách Tiễn đăng lục gồm
Trang 2640 quyển Những người hiếu sự thường kể những chuyện gần đây cho nghe,
xa không ngoài trăm năm, gần chỉ cách vài năm, tích tụ dần, ngày tháng thêm mới thêm nhiều Sa đà quen thói, muốn thôi mà chẳng được (Cù Hựu)”
Trong Tiễn đăng tân thoại những câu chuyện tình giữa người và ma xuất hiện lại với nhiều sáng tạo, mang tính nhân văn Như câu chuyện Đằng Mục túy du Tụ cảnh viên ký (Đằng Mục rượu say chơi vườn Tụ cảnh): Chàng
văn sĩ Đằng Mục người ở Vĩnh Gia, một hôm say rượu lạc chơi vườn Tụ Cảnh ở Hàng Châu, gặp cung nữ thời Tống Lý Tông là Vệ Phương Hoa và thị
nữ là Kiều Kiều Đằng Mục biết rõ Phương Hoa là ma nhưng vẫn cùng nàng
ái ân, lại dắt về quê hương Ba năm sau trần duyên đã hết, cô gái theo chàng đến tỉnh Chiết Giang thi Hương, hai người trở lại vườn Tụ Cảnh rồi chia tay, Đằng Mục rất đau thương, làm văn tế nàng, từ đó mới dứt hẳn Đằng Mục lạnh lòng với việc thi cử, ngậm ngùi quay về, chàng không lấy ai nữa, vào núi hái thuốc rồi mất Rõ ràng ở đây, tình yêu thương son sắt và khát vọng của con người được đề cao
Ở một câu chuyện khác, Mẫu đơn đăng ký (Chiếc đèn mẫu đơn), môtíp
hồ mị lại xuất hiện: Trong đêm Nguyên tiêu, chàng họ Kiều thấy một a hoàn
tay cầm chiếc đèn mẫu đơn dẫn đường cho một mỹ nhân đi trong đêm, bèn rủ vào cùng ngủ Ông lão hàng xóm biết chuyện đã cảnh báo với chàng Sau quả nhiên Kiều sinh phát hiện ra trong ngôi chùa ở giữa hồ có quàn thi hài Lệ Khanh, trước cữu treo một chiếc đèn, đứng dưới đèn là đứa hầu gái bằng hàng
mã, sau lưng viết hai chữ Kim Liên Chàng họ Kiều vội đến pháp sư họ Ngụy cầu cứu, không may quên mất lời dặn lại đi qua ngôi chùa giữa hồ, liền bị ma bức bách, chết trong quan tài Sau đó chàng thành ma tác quái khắp nơi, cuối cùng bị Thiết Quang đạo nhân hàng phục
Cho đến khoảng giữa Minh trở đi, những cuốn tiểu thuyết hoang đường
kỳ ảo lại rộ lên Các nàng ma xuất hiện trong tiểu thuyết quái dị của Chu
Trang 27Mạnh Trấn cũng có tình cảm và thể hiện được phần nào nhân tính Nhưng
những tác phẩm như thế quả là rất hiếm Ngoài ra những cuốn như U quái Hy Đàm do Bích Sơn Ngọa Tiều biên soạn, cũng tập hợp không ít những câu
chuyện về các loài hoa, các loại gỗ biến thành yêu tinh Các loại bút kí có thành phần yêu ma kì dị như thế “nhiều không kể xiết” Và điều đó khẳng định, Liêu trai là sản phẩm tất yếu trong một không khí như thế vào cuối đời Minh, chứ không phải là hiện tượng văn học đột xuất, đúng như nhận xét của văn học sử Trung Quốc
Như vậy, sự phát triển của hình tượng ma hồ và những câu chuyện tình duyên kỳ lạ giữa người và ma trong lịch sử văn học Trung Quốc là sự phát
triển quanh co của nhân tính qua các giai đoạn văn học Và đến Liêu trai chí
dị của Bồ Tùng Linh, hình tượng ma hồ, chuyện tình người và ma đã đạt đến
đỉnh cao và có bước đột phá Nó đã làm lu mờ mọi thành tựu của các tác giả cùng thời hay trước đó khi viết về đề tài này
1.3 Tiểu kết
Do tiếp thu truyền thống của chí quái và truyền kì, Liêu trai khai thác
toàn chuyện lạ, đặc biệt là chuyện chung sống với người và hồ li tinh Sức
tưởng tượng kì diệu của tác giả tạo nên màu sắc kì ảo của Liêu trai Cảnh
tượng dương gian và âm phủ, thực và ảo đan xen nhau, xen kẽ nhau hầu như không có điều gì ngăn cách Mặc dù nói chuyện ma quỷ nhưng tác phẩm không gây ấn tượng rùng rợn và sợ hãi cho người đọc mà ngược lại nó có phần gần gũi, thân thiết, gắn bó với hiện thực cuộc sống thường nhật Cũng giống như thần thoại, yêu quái ở đây đã giúp con người chiến thắng thiên tai, nhân họa Lỗ Tấn viết: “các sách chí quái cuối Minh đại để đều sơ lược, lại lắm điều hoang đường, quái đản Chỉ có Liêu trai là tường tận và bình dị thấm đượm tình người, khiến cho người ta đọc chuyện của các loài hoa yêu quái, chuyện hồ li tinh mà không hề nghĩ rằng đó là giống khác” Nhưng xét cho
Trang 28cùng, sức hấp dẫn của Liêu trai chí dị không phải ở đề tài quái lạ với những
yếu tố kì ảo mà vẫn là ở tính chân thật bắt nguồn từ chân lí cuộc sống Truyền
kì, chí quái mở ra thế giới tâm linh, siêu thực, cho phép con người cá nhân có dịp biểu hiện nhiều mặt hơn
Trang 29CHƯƠNG 2: CHUYỆN TÌNH GIỮA NGƯỜI VÀ MA – BƯỚC
ĐỘT PHÁ MÔTÍP TRUYỀN THỐNG CỦA
Qua bảng khảo sát, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét sau:
Liêu trai xuất hiện môtíp chuyện tình người và ma trong 30/71 truyện
chiếm 42,3% Trong đó chuyện tình người và ma được xây dựng theo môtíp
ái ân hôn nhân chiếm tỉ lệ cao nhất 21/30 truyện (70%) còn lại 16% truyện được kể theo môtíp ma mị, hại người, 14% truyện kể theo môtíp gặp gỡ kết bạn
Theo các nhà nghiên cứu thì môtíp này thuộc đề tài “Sự quyến rũ ma quái” ở Viễn Đông của văn học kì ảo Mặc dù sử dụng một đề tài xưa cũ, quen thuộc của văn học truyền thống, song Bồ Tùng Linh đã thực sự tạo nên một bước đột phá
Trong 30 truyện được xây dựng theo môtíp chuyện tình người và ma, thì chỉ có 5 truyện là thực sự có chút ảnh hưởng của tư duy, quan niệm thẩm
mĩ truyền thống Trong 5 truyện ấy, các nhân vật ma nữ xuất hiện mang tính chất ma mị, hồ mị Con người khi ấy bị sắc đẹp và dục vọng quyến rũ, kết cục
là các chàng trai đam mê một cách mù quáng , bị hại đến mất cả tính mạng Loại truyện này giống như những tác phẩm văn học viết về chuyện tình người
và ma trong thời kì Tống, Nguyên Mục đích của tác giả không phải là ca ngợi
Trang 30nhân tính, giải phóng nhân tính, mà nhằm trói buộc nhân tính , nêu ra những bài học đạo đức cảnh báo người đời
Và có tới 21 truyện trong môtíp ấy, Bồ Tùng Linh đã thực sự đột phá môtíp cũ, môtíp hồ mị, ma mị, và nó cũng tiến xa hơn về mặt phát triển và hoàn thiện nhân tính so với Đường truyền kỳ
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy sự gắn kết giữa người
và ma trong Liêu trai chí dị không phải bao giờ cũng tạm bợ, ngắn ngủi, mà tỉ
lệ của những cuộc tình ngắn ngủi và được hưởng hạnh phúc vợ chồng lâu dài
gần như tương đương Liêu trai chí dị có nhiều cuộc tình người và ma có một
kết quả mĩ mãn, họ không những thỏa nguyện ước ái ân mà còn được làm vợ chồng mãi mãi ở thế gian và điều đó cũng có nghĩa là các nhân vật mĩ nhân
ma được hoàn dương trở lại làm người một lần nữa Đây quả là điều mới mẻ,
là ước mơ của cõi nhân gian, là lý tưởng của tình yêu hạnh phúc, là tương lai
mà thời đại đang hướng tới
Những cuộc tình tự nguyện ấy dù ngắn hay dài, dù người tình có ở lại hay ra đi, những chàng trai cũng không hề bị hại, họ vẫn tiếp tục sống một cuộc sống bình thường, không hề trốn tránh trách nhiệm , không hề thoát tục, tránh đời và cũng chẳng “ở vậy” để tỏ lòng chung thủy Điều này thật khác xa với các tiểu thuyết viết về chuyện tình giữa người và hồn ma của văn học đời trước
2.2 Môtíp hồ mị, ma mị trong Liêu trai chí dị
2.2.1 Môtíp hồ mị, ma mị trong văn học truyền thống
Trước Liêu trai chí dị, môtíp chuyện tình người và ma đã là một môtíp
quen thuộc trong văn học Tuy nhiên lúc này, những nàng ma chủ yếu vẫn là những hình tượng xấu, phản cảm, những con hồ ly chuyên hút tinh khí của người để luyện đan, trộm cắp, mê hoặc, dụ dỗ người ta làm điều ác… đặc biệt