Xây dựng và phát triển đội ngũ Công nhân tỉnh Phú Thọ trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Lưu Hữu Hiếu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Trang 1Xây dựng và phát triển đội ngũ Công nhân tỉnh Phú Thọ trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa hiện nay Lưu Hữu Hiếu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ Triết học: 60 22 03 08 Nghd: GS.TS Dương Xuân Ngọc
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Triết học
Contents:
MỞ BÀI
1 Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, mỗi người công nhân và toàn xã hội Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp lãnh đạo mà còn là lực lượng đi đầu, trực tiếp thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước Giai cấp công nhân Việt Nam
có những sự chuyển biến hết sức quan trọng, phát triển nhanh về số lượng, chất lượng và đa dạng
về cơ cấu, hình thành một đội ngũ công nhân trí thức đông đảo Vị trí của giai cấp công nhân ngày càng được khẳng định, phát huy được vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng cộng sản Việt Nam, vừa tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa Tuy nhiên sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề Một bộ phận công nhân chậm thích nghi với cơ chế thị trường, chưa được đào tạo bài bản, có hệ thống Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của giai cấp công nhân không đồng đều, sự hiểu biết chính trị, pháp luật còn nhiều hạn chế Vì vậy, vấn đề xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh
về mọi mặt là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, nhà nước của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân
Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, trải qua một thời gian phát triển, đội ngũ công nhân Tỉnh Phú Thọ không ngừng trưởng thành, có vai trò lớn trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung cũng như đóng góp vào sự phát triển Đất Tổ nói riêng Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước, đội ngũ
Trang 2công nhân Phú Thọ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng Tuy nhiên cũng như giai cấp công nhân cả nước, đội ngũ công nhân Phú Thọ đã và đang bộc lộ những những hạn chế và yếu kém đòi hỏi phải từng bước khắc phục để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước Vì vậy, nghiên cứu vấn đề phát triển đội ngũ công nhân Phú Thọ là việc làm vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách
Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “ Xây dựng và phát triển đội ngũ
công nhân tỉnh Phú Thọ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, hy vọng góp một
phần nhỏ vào việc làm rõ bản chất, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam, góp phần xây dựng
và phát triển đội ngũ công nhân Tỉnh Phú Thọ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
2.1 Các công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong những năm qua, vấn đề giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu với nhiều góc độ và phạm vi khác nhau Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu: giai cấp công nhân là gì? Thực trạng giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam Một số công trình nghiên cứu có liên quan tới
đề tài nghiên cứu của tôi:
- “Tích cực hóa nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình”(Trần Thị Bích Liên- Luận án tiến sĩ, 2001)
- “Vấn đề đình công của công nhân ở nước ta hiện nay”( Phạm Thị Xuân Hương, Luận án Tiến sĩ, 2001)
- “Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21”( Tổng liên đoàn lao động Việt nam- Viện công nhân và công đoàn, Nxb Lao động Hà Nội,
2001)
- “Về giai cấp công nhân hiện đại, phong trào cộng sản và công nhân, trào lưu xã hội dân chủ trong chủ nghĩa tư bản hiện đại” (Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Đào Duy Quát, 1995)
- “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011- 2020”( TS Đặng Ngọc Tùng,
đề tài khoa học cấp nhà nước, năm 2011)
- “Giai cấp công nhân Việt Nam – thực trạng và suy ngẫm”( Trương Giang Long, Tạp chí Cộng sản số 23 (143) năm 2007)
- “Giải pháp đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân các khu công
nghiệp ở Việt Nam hiện nay”( TS Lê Thanh Hà, đề tài khoa học cấp Tổng Liên đoàn, 2011)
Các công trình nêu trên đã khai thác tương đối toàn diện những vấn đề liên quan tới công nhân, xu hướng biến động của nó trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, mặt khác đã đề ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công nhân không ngừng lớn mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 3Gần đây còn một số công trình khác nghiên cứu trực tiếp đền mối quan ghệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển của giai cấp công nhân; vai trò của giai cấp công nhân trong qúa trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như:
- “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển giai cấp công nhân”( PGS Cao Văn Lượng( chủ biên)- Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2001)
- “ Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt nam và vai trò của nó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”( Trần Ngọc Sơn- Luận án tiến sĩ, 2001)
- Kỷ yếu hội thảo:” Về giai cấp công nhân và công đoàn Việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.( Trường Đại học công đoàn Việt nam, Hà Nôi, 2002)
- “ Giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”( PGS
TS Dương Xuân Ngọc- Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004)
- “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh đáp ứng yêu cầu cúa sự phát triển đất nước”(TS Đặng Ngọc Tùng- Tham luận tại: Phiên họp sáng 14/01/2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam)
- Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” (TS Đặng Ngọc Tùng- Bài phỏng vấn với phóng viên, đăng trên http://www.baomoi.com nhân ngày 1/5/2009)
Trong các công trình các tác giả đã đi sâu nghiên cứu và đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với sự phát triển của giai cấp công nhân, đặt ra những yêu cầu nhằm phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu…để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn đặt ra
2.2 Các công trình nghiên cứu về đội ngũ công nhân và xây dựng đội ngũ công nhân Phú Thọ
Đối với tình hình nghiên cứu về đội ngũ công nhân và xây dựng đội ngũ công nhân Phú Thọ trong thời gian qua tôi cũng đã tìm hiểu, tiếp cận với một số bài báo, các nghiên cứu cụ thể như sau:
- “Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, Minh Ngọc, đăng trên http://www.aip.gov.vn/ , 2011
- “Thực trạng công nghiệp tỉnh ta: Nguyên nhân và giải pháp”, đăng trên
http://www.baophutho.vn, 2012
- Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, đăng trên http://nguoiphutho.com, 2011
- Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ(2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ 2010
- Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ(2010), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012
Trang 4- Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ(2011), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013
- Cục thống kê- Liên đoàn lao động Tỉnh Phú Thọ(2010), Thực trạng đội ngũ công nhân Tỉnh Phú Thọ theo kết quả điều tra xã hội học
Trong các bài báo chỉ đề cấp tới việc phát triển, quy hoạch chung về công nghiệp, về việc phát triển nền kinh tế chung của Tỉnh Phú Thọ, còn việc đề cấp tới đội ngũ công nhân và xây dựng đội ngũ công nhân Tỉnh là rất ít Căn cứu vào mục tiêu nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu trên chủ yếu nêu vấn đề và giải quyết vấn đề nằm ở tầm vĩ mô, không có nhiệm vụ đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về đội ngũ công nhân Tỉnh Phú Thọ một cách khoa học và toàn diện Chính vì vậy đề tài này tác giả sẽ chỉ ra phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân Tỉnh Phú Thọ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng việc xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân Phú Thọ, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân Phú Thọ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.đất nước
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đề tài xác định và giải quyết những nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận về việc xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, đội ngũ công nhân Phú Thọ nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân Phú Thọ, tìm ra những nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân Phú Thọ
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân Phú thọ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu việc xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân Phú Thọ trong sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu quá trình xây dựng và phảt triển đội ngũ công nhân Phú Thọ trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa, chủ yếu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa (từ Đại hội VIII, 1996) đến nay
5 Cơ sở lý luận và hệ phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trang 5- Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Kết quả điều tra thực trạng công nhân ở các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Coi trọng phương pháp logic- lịch sử; kết hợp phương pháp thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê,
- Kế thừa một cách chọn lọc các thành tựu nghiên cứu có liên quan đến luận văn
6 Đóng góp mới của luận văn
- Trong đề tài nghiên cứu này tôi đã bước đầu nêu lên được một cách hệ thống thực trạng đội ngũ; thực trạng xây dựng và phảt triển đội ngũ công nhân Phú Thọ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tạo lập cơ sở khoa học để các cấp lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Phú Thọ tham khảo, vận dụng trong việc xây dựng chính sách nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân trên địa bàn toàn tỉnh
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ giảng dạy nghiên cứu về giai cấp công nhân ở các trường chính trị Tỉnh, Thành phố
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đàu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ Lục, luận văn được chia thành 3 chương, 6 tiết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ngô Thị Phương Anh (2009), Xây dựng và phát huy vai trò của giai cấp công nhân
Thái Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khóa luận tốt nghiệp đại
học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội
2 Bộ kế hoạch và đầu tư (1996), Bài học về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trung tâm
thông tin, Hà Nội
3 Phùng Ngọc Bảo (2009), Chăm lo xây dựng giai cấp công nhân _ nguồn lực cơ bản
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Cộng sản, số 22/2009
4 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
5 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
6 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trang 67 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội
8 C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
9 Cao Văn Lượng (chủ biên) (2001), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển
giai cấp công nhân, Tạp chí Cộng sản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
10 Cục Thống kê - Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ (2010), Thực trạng đội ngũ công
nhân tỉnh Phú Thọ theo kết quả điều tra xã hội học
11 Đảng Lao động Việt Nam (9-1960), Văn kiện Đại hội, tập 1, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản
12 Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ(2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần
thứ XII
13 Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
14 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành
Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
18 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
22 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa X, Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời ký đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Báo Nhân dân, ngày 19/2/2008
Trang 723 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII (2008), Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội
24 Lê Thanh Hà (2011), Giải pháp đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc của
công nhân các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (đề tài khoa học cấp Tổng Liên đoàn)
25 Nguyễn Cảnh Hưng (2001), Thành tựu 15 năm phát triển kinh tế, Tạp chí Cộng Sản
26 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa
học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1996), Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong
thời đại ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
27 Phạm Thị Xuân Hương (2001), Vấn đề đình công của công nhân ở nước ta hiện
nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
28 Vi Thị Hương (2005), Xu hướng biến động của giai cấp công nhân thành phố Hà
Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận văn thạc sỹ triết học
29 Phan Thanh Khôi (2005), Giai cấp công nhân Việt Nam với việc thực hiện liên
minh giai cấp công nhân và đại đoàn kết dân tộc, Tạp chí Lao động và Công đoàn (số 338, tháng
8, kỳ 2)
30 Ths Trần Thị Loan (2010), Kết quả khảo sát tình hình đời sống công nhân trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Tạp chí KHCN&MT số 3/2010
31 Trần Thị Bích Liên (2001), Tích cực hóa nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân
Việt Nam thực hiện và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
32 Trương Giang Long (2007), Giai cấp công nhân Việt Nam – thực trạng và suy
ngẫm, Tạp chí Cộng sản số 23 (143)
33 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
34 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
35 Dương Xuân Ngọc (1998), Xây dựng giai cấp công nhân Việt nam thành lực lượng
đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội
36 Dương Xuân Ngọc (2004), Giai cấp công nhânViệt Nam trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Trang 837 Phạm Xuân Nam (1997), Đổi mới chính sách xã hội, luận cứ và giải pháp, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
38 Nguyễn Thảo Lan Oanh ( 2012) Xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH - HĐH đất nước, đăng trên: http://www.tuyengiao.vn
39 Nguyễn Quốc Phẩm (2008), Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn
dân tộc trong mục tiêu chung: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Thông tin Chủ nghĩa xã hội- Lý luận và thực tiễn,
Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện CT- HC QG Hồ Chí Minh, Hà Nội, số 19
40 Dương Văn Sao (2007), Phát huy vai trò giai cấp công nhân và nhân tố quyết định
thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Lao động và Công Đoàn
(số 376, tháng 3, kỳ 2)
41 Trần Ngọc Sơn (2001), Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt nam và vai trò
của nó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sỹ
42 Đan Tâm (1997), Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại - một cách tiếp
cận, Tạp chí Cộng sản, (5), tr.29
43 Đặng Ngọc Tùng (2011), Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011-
2020, đề tài khoa học cấp nhà nước
44 Đặng Ngọc Tùng (2011), Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh đáp
ứng yêu cầu cúa sự phát triển đất nước, Tham luận tại: Phiên họp sáng 14/1/2011, Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
45 Hoàng Thị Thu (2007), Phát huy vai trò của giai cấp công nhân tỉnh Vĩnh Phúc
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên
ngành CNXH khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội
46 Tìm hiểu khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1994), Tạp chí Cộng sản , (8), tr.63
47 Tỉnh ủy Phú Thọ (2010), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 2010
48 Lê Thị Phương Thuận (2009), Đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sỹ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội
khoa học, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
49 Nguyễn Văn Tạo (1997), Một số vấn đề về giai cấp công nhân và công đoàn Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trang 950 Nguyễn Văn Toàn (1994), Tìm hiểu khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp
chí Cộng sản, số 8/1994
51 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1995), Đổi mới chính sách đối với công nhân
và thợ thủ công, Nxb Lao động, Hà Nội
52 Trịnh Quốc Tuấn (2008), Một số ý kiến về giai cấp công nhân nước ta, Thông tin
Chủ nghĩa xã hội- Lý luận và thực tiễn, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện CT- HC QG
Hồ Chí Minh, Hà Nội, số 18
53 Trịnh Quốc Tuấn (2008), Xây dựng giai cấp công nhân Việt nam và phát huy vai
trò của nó đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Thông tin
Chủ nghĩa xã hội- Lý luận và thực tiễn, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện CT- HC QG
Hồ Chí Minh, Hà Nội, số 20
54 Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị- Đại học Quốc Gia Hà
Nội (2010), Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
55 Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ (2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010
56 Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ (2010), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011
57 Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ (2011), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế- xã hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013
58 V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva
59 V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva
60 V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva
61 V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva
62 Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học(2006), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (Hệ cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội