* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
a/ Giới tiệu cách pha màu.
- Hãy nêu tên 3 màu cơ bản đã học.
- Treo hình minh hoạ về màu sắc, y/c HS quan sát , sau đó quan sát hình 2/3 và trao đổi trong nhóm đôi về cách pha màu để có màu da cam, xanh lục, tím. - Y/c HS trình bày theo cách hiểu của mình.
- GV giải thích cách pha màu ( đồng thời chỉ lên hình trên bảng):
+Màu đỏ pha với màu vàng được màu da cam.
+Màu xanh lam pha với màu vàng được màu xanh lục. +Màu đỏ pha với màu xanh lam được màu tím.
b/ Giới thiệu các cặp màu bổ túc.
- Như vậy từ 3 màu cơ bản (đỏ, vàng , xanh lam), bằng cách pha hai màu với nhau sẽ được thêm 3 màu khác là màu da cam, xanh lục, tím.
- Các màu pha được từ hai màu cơ bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại thành những cặp màu bổ túc.
- Y/c HS quan sát H3/4 và quan sát bảng màu bổ túc, sau đó nêu các cặp màu bổ túc.
- Lưu ý HS :các màu bổ túc được sắp xếp đối xứng nhau theo chiều mũi tên.
- Hai màu trong cặp màu bổ túc khi đứng cạnh nhau tạo ra sắc độ tương phản , tôn nhau lên rực rỡ hơn. c/ Giới thiệu các màu nóng, màu lạnh.
- Y/c HS quan sát H4, 5/4 để nhận biết màu nóng, màu lạnh. - Giảng giải : Màu nóng là những màu gây cảm giác ấm , nóng. Màu lạnh là những màu gây cảm giác màt, lạnh. - Hãy nêu tên một số đồ vật hay cây, hoa , quả và cho biết nó có màu gì ? Là màu nóng hay màu lạnh ? * Chốt :
- Như vậy khi pha hai màu cơ bản với nhau, sẽ được các màu da cam, xanh lục, tím.
-Y/c nhắc lại cách pha màu da cam, xanh lục, tím. - Y/c HS lên bảng chỉ và nêu các cặp màu bổ túc. - Y/c HS lên bảng chỉ và nêu màu nóng, màu lạnh
* Hoạt động 2: Cách pha màu.
- GV vừa làm mẫu thao tác pha màu, đồng thời giải thích về cách pha màu.
- Y/c HS lấy ra hộp màu sáp và giới thiệu các màu da cam, xanh lục, tím ở các loại màu này đã được pha chế sẵn như cách pha màu vừa giới thiệu.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Y/c HS tập pha các màu da cam, xanh lục, tím trên giấy nháp.
- GV quan sát và hướng dẫn thêm cho HS.
Lưu ý HS : Tuỳ theo lượng màu ít hay nhiều cùa hai màu dùng để pha mà có màu thứ ba nhạt hay đậm.
- đỏ, vàng , xanh lam.
- HS quan sát hình và trao đổi. - HS nêu.
- HS nêu :
+ Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại. + Lam bổ túc cho da cam và ngược lại. + Vàng bổ túc cho tím và ngược lại.
- HS quan sát H4,5/4. - HS phát biểu. - HS nhắc.
- Có ba màu bổ túc : đỏ – xanh lá; xanh lam - da cam; vàng – tím. - 1 HS lên bảng chỉ.
- HS quan sát cách làm.
- Y/c HS chọn 1 trong các bài tập trang 4 ở vở vẽ để làm. - GV theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn HS pha màu đúng, vẽ màu đều và đẹp.
* Đánh giá, nhận xét:
- Chọn một số bài và hướng dẫn HS nhận xét, xếp loại : đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung. -GV nhận xét và khen những HS vẽ màu đúng,đẹp.
Củng cố: GV nhận xét tiết học.
Dặn dò: + Chú ý quan sát màu sắc trong thiên nhiên và gọi tên màu ch đúng.
+ Chuẩn bị : quan sát hoa, lá, quả và chuẩn bị một số hoa , lá thật để làm mẫu vẽ cho bài sau bài “ Vẽ theo mẫu : Vẽ hoa, lá” - HS tự chọn bài tập và làm. - HS nhận xét. Tiết 4: TOÁN BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ (tt) I.MỤC TIÊU:
- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
II.CHUẨN BỊ:
- VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ: Biểu thức có chứa một chữ
- Yêu cầu HS sửa bài về nhà. - GV nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Tiếp tục tìm hiểu biểu thức có chứa một chữ
a.Biểu thức (có chứa phép nhân)
- GV nêu bài toán
- GV điền số hoa của mỗi bình vào bảng cài - Hướng dẫn HS: muốn biết có tất cả bao nhiêu bông hoa, ta thực hiện phép tính gì?
- Nếu mỗi bình có n bông hoa thì số hoa của 5 bình là bao nhiêu?
- GV chốt: 5 x n là biểu thức có chứa một chữ (ở đây là chữ n)
- GV cho HS tính: nếu n = 1 thì…
- Mỗi lần thay chữ n bằng số ta tính được gì của biểu thức 5 x n?
- Tương tự, cho HS tính giá trị của biểu thức 5 x n với n = 2, n = 3,…..
b.Biểu thức (có chứa phép chia)
- HS sửa bài - HS nhận xét - HS đọc bài toán - Phép tính nhân - HS tính - HS tính
- Giá trị của biểu thức 5 x n - HS tính
- HS nêu: x : 3, n : 5, 112 : a…. - HS tính
- Yêu cầu HS nêu biểu thức có chứa phép chia - GV nêu từng giá trị của n để HS tính
- GV nhận xét & chốt ý. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Bài tập 2: Bài tập 3:HDHS làm thêm: - GV vẽ hình vuông trên bảng - Hãy tìm chu vi hình vuông?
- GV cho HS nêu cách tính chu vi hình vuông có cạnh dài lần lượt là 4cm, 5cm, 7cm.
- GV gợi ý: gọi cạnh là a, 4 cm, 5cm, 7cm lần lượt là độ dài của cạnh ứng với a. vậy ta có cách tính chu vi là P = a x 4
Bài tập 4 chọn 1 trong 3 trường hợp
Củng cố
- Đọc công thức tính chu vi hình vuông?
Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Các số có 6 chữ số
- HS làm bài - HS sửa bài
- HS làm bài
- HS sửa & thống nhất kết quả
- HS nêu quy tắc: lấy độ dài cạnh nhân 4 - HS nêu cách tính: 4 x 4 = 16 (cm) 5 x 4 = 20 (cm) 7 x 4 = 28 (cm) - HS làm bài - HS sửa - Vài HS nhắc lại - HS làm bài - HS sửa bài
Tiết 5: SINH HOẠT TẬP THỂ