1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành trình cách tân thơ của inrasara

124 594 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 530,5 KB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Lê Thị Việt Hà Hành trình cách tân thơ của Inrasara Chuyên ngành: Lí luận Văn học Mã số: 60.22.32 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: Ts. Phan Huy Dũng Vinh - 2009 1 Mở ĐầU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Inrasara là nhà thơ Chăm tài hoa. Trong khoảng hơn 10 năm nay, ông là một hiện tợng văn học nổi bật đợc d luận quan tâm. Riêng đối với thơ, ông từng hai lần đoạt giải thởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1997, 2003), giải thởng ASEAN (2006), Inrasara là ngời luôn nỗ lực cách tân. Đơng nhiên không phải mọi sự thể nghiệm cách tân của nhà thơ đều đến đích nhng việc tìm hiểu chúng là vô cùng cần thiết. Nó giúp ta hiểu về hành trình nhọc nhằn của nghệ thuật nói chung, con đờng đến với cái mới của chính tác giả nói riêng. Nó cho ta những kinh nghiệm, bài học quý giá về sự cách tân thơ và về sự đổi mới cách tiếp cận đối với thơ đơng đại. 1.2. Inrasara có đóng góp trên cả hai lĩnh vực sáng tác và phê bình. Với thơ, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, nhà thơ xuất bản liên tục 6 tập. Với phê bình, ông đợc đánh giá cao với các công trình Cha đủ cô đơn cho sáng tạo, Song thoại với cái mới, Thơ Việt từ hiện đại đến hậu hiện đại. Ngoài ra ông còn nghiên cứu văn học, văn hoá Chăm, viết tiểu thuyết Cho đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thơ Inrasara. Tuy nhiên, trớc lợng sáng tác dồi dào, phong phú, thể hiện sự đa dạng trong hệ thống đề tài lẫn thi pháp của Inrasara, sự nghiên cứu về thơ ông vẫn cần đợc tiếp tục. 1.3. Việc nghiên cứu hành trình cách tân thơ của Inrasara không chỉ giúp ta hiểu phong cách của một nhà thơ, đóng góp của ông cho nền thơ Việt mà còn giúp ta hiểu hơn về những vấn đề và hớng đi của thơ Việt đơng đại, nhất là khi thơ Việt đang đứng trớc nhu cầu đổi mới cấp bách để hợp lu, hội nhập với thơ thế giới. 2. Lịch sử vấn đề 2 2.1. Ngay khi tập thơ đầu tay Tháp nắng ra đời, đoạt giải thởng của Hội Nhà văn Việt Nam 1996, thơ Inrasara đợc các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình trong và ngoài nớc đánh giá cao. Có thể kể đến ý kiến của Trúc Thông, Vũ Nho, Vũ Quần Phơng, Lò Ngân Sủn, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Hoàng Sơn ở trong nớc; Trần Nghi Hoàng, Lê Đình Nhất Lang, Nguyễn Đức Hiệp ở nớc ngoài. Thơ Inrasara đợc đánh giá nh một nỗ lực bứt phá, sáng tạo không mệt mỏi. Sau Tháp nắng và Sinh nhật cây xơng rồng, dờng nh Inrasara đang muốn tự bứt mình tìm đến một giọng điệu mới. Báo Văn nghệ trẻ (9.1.2000) đã giới thiệu về thơ Sara với những lời nồng nhiệt: Hành h ơng em là cuộc hành trình đầy nặng nhọc và có cả hoang mang của một trái tim s tử, một kiếp phận lạc đà, nhng có lúc, từ những nặng nhọc này cất lên một tiếng nói trong mát. Còn Khánh Phơng và một số tác giả khác thì cho rằng: Lễ tẩy trần tháng T, thật sự là một cuộc giác ngộ trong thơ anh, thoát hết khỏi những ràng buộc khôn ngoan của câu chữ, khỏi thứ mĩ cảm chung chung một tìm tòi lối thể hiện mới khá thuyết phục, không hũ nút, không cố tình khác ngời và dờng nh có một quy chuẩn chung: không thoát li khỏi những cảm xúc thật của tác giả [73] Thạch Linh cho rằng: Lễ Tẩy trần tháng T của Inrasara mới lạ ở những suy t và ngẫm nghĩ phát đi từ một gốc hồn Chăm của nhà thơ đào sâu vào vốn văn hoá dân tộc mình để nghĩ rộng ra những vấn đề chung của đất n- ớc, của thời đại. Thơ Inrasara có nhiều tìm tòi đổi mới cách nói, cách cảm [58] Nhà thơ Trúc Thông cũng đã đánh giá cao hành trình cách tân thơ của Sara: Với Lễ tẩy trần tháng T, Inrasara đã đạt tới niềm khoái cảm tự do đầy bình tĩnh của một thi sĩ. Từ Tháp nắng, bằng sáu năm trần mình trong lao động thi ca, nhà thơ này đã vững đứng trên một đỉnh cao mới của chính anh. Vừa cô đặc vừa đầy ắp, tràn ngập hình ảnh đời sống quá khứ và hiện tại, cùng với vận động không ngừng về phía trừu tợng Inrasara đã tạo dựng một hệ thống thi pháp riêng [90]. Báo cáo tổng kết Sáng tác và Giải thởng văn học 3 của Hội Nhà văn Việt Nam (1997) cũng dành cho Inrasara những đánh giá đầy trân trọng: Với thơ, anh xuất hiện vài năm nay và nhanh chóng thu hút đợc sự chú ý của bạn đọc cả nớc. Cảm xúc anh vừa dào dạt, hồn nhiên lại vừa giàu phẩm chất trí tuệ và tính khái quát. Các bài thơ anh không ngắn nhng không sa vào kể lể. Thơ anh giàu sức gợi. Gợi vào cái bát ngát hoang dại của kiếp đá, kiếp ngời, gợi cả vào cõi xa thẳm của những miền cố quận trong không gian, thời gian. Một tình cảm Chăm sâu đậm, u uẩn trong thơ Inrasara quả đã góp vào thơ Việt Nam một hơng vị đáng quý. Rất đáng quý! [6] Từ việc đánh giá chung về giá trị của những tập thơ, các phơng diện nh ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu thơ Inrasara cũng lần lợt đợc tìm hiểu. Về ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên và Hoàng Thiên Nga đều có chung nhận định Inrasara chịu khó kiếm tìm, làm mới ngôn ngữ. Về ngôn ngữ, đã thấy anh chăm chút đến từng hơi thơ, khoảng cách sống giữa chữ, nghĩa. Những con chữ đã biết vơn ra một cách tự nhiên hơn và bám rễ vào hồn ngời [65]. Hoàng Thiên Nga cũng khẳng định: Với Lễ tẩy trần tháng T, Inrasara đã chín đầy, chữ nghĩa giàu có tuôn đổ dễ dàng tự nhiên nh suối nguồn. Trong trẻo, minh triết. Hấp dẫn vì phía ẩn khuất của bề sâu t tởng [62]. Về giọng điệu, tác giả Lâm Tiến cho rằng: Với một giọng thơ tâm tình sâu sắc, Inrasara thể hiện rõ cá tính, bản lĩnh. Thơ anh đầy suy t và chính vì vậy anh cũng hay triết lý về con ngời, cuộc sống. Bút pháp phóng khoáng nh- ng lúc nào cũng chốt lại một tâm trạng, một cảm xúc, về mình, về con ngời, cuộc sống dân tộc, quê hơng mình [6]. Tính chất hiện đại và hậu hiện đại trong thơ Inrasara cũng đợc d luận đề cập. Thạch Linh cho rằng thơ Inrasara có nhiều tìm tòi đổi mới cách nói, cách cảm [58]. Có thể chính điều đó đã làm nên những tập thơ có tứ và ngôn từ rất lạ. Không phải đánh đố chữ nghĩa mà là sự kết hợp ngôn từ có ẩn ý do bàn tay phù thủy của tác giả tạo nên [29]. 4 Nguyễn Đức Hiệp nhận định: thể thơ của Inrasara bắt đầu có phong cách của dấu vết hậu hiện đại vừa chớm nở ở văn đàn Việt [30]. Theo Phạm Quang Trung thì thơ Inrasara đã nhập thẳng vào đờng băng thời đại [99]. Ngô Thị Hạnh nhận thấy bằng những vần thơ của mình, Inrasara đã đem đến cho bạn đọc một ấn tợng khác về thơ. Thơ dung chứa tất cả những chật chội của trần gian. Thơ trúc trắc và thơ rất mợt mà. Tác giả viết nh không viết gì mà lại viết về tất cả [29]. Có thể chính ấn tợng khác lạ ấy đã khiến Nguyễn Hoàng Sơn nhận xét Inrasara xứng đáng là một trong những giọng thơ cách tân nhất hiện nay [80]. 2.2. Đặc biệt, đã có khá nhiều luận văn đi vào nghiên cứu thơ Inrasara, trong đó phải kể đến Thơ Inrasara của tác giả Trần Xuân Quỳnh [79], Thế giới nghệ thuật thơ Inrasara của Võ Thị Hạnh Thủy [95], đề tài nghiên cứu khoa học Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Inrasara của Lê Thị Tuyết Lan [54]. Các tác giả trên đã đi vào tìm hiểu khá sâu về tiếng nói trữ tình, cái tôi trữ tình trong thơ Inrasara. Thi pháp thơ Inrasara cũng đã đợc nhiều ngời quan tâm tìm hiểu. 2.3. Với hơn một trăm bài viết và khá nhiều công trình nghiên cứu về thơ Inrasara, mỗi tác giả đi vào khám phá một khía cạnh khác nhau nhng tất cả đều thống nhất đánh giá thơ ông là một cõi riêng - một miền văn hóa Chăm bí ẩn mà hiển linh rực rỡ, độc đáo. Ông cũng đợc nhìn nhận nh một ngời sớm có giọng điệu riêng khi mới xuất hiện, một ngời luôn nỗ lực không ngừng cho dòng chảy cách tân thơ đơng đại. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, các công trình ấy cha phản ánh đợc toàn diện hành trình sáng tạo của ông, cha khám phá thơ Inrasara nh một tiến trình, một dòng chảy luôn hớng về cái mới. Hành trình cách tân thơ của Inrasara là công trình đầu tiên đi vào tìm hiểu và ghi nhận nỗ lực cách tân thơ của Inrasara và đóng góp của ông trong việc đổi mới nền thơ Việt Nam đơng đại. Tất cả các bài báo và công trình nghiên cứu về thơ Inrasara, về con ngời ông trớc đó đều là những t liệu quý giá để chúng tôi thực hiện luận văn này. 5 3. Đối tợng, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi t liệu khảo sát 3.1. Đối tợng nghiên cứu Đối tợng nghiên cứu của luận văn là hành trình đổi mới thơ của Inrasara. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đi sâu tìm hiểu vị trí của Inrasara trong nền thơ Việt Nam đ- ơng đại cùng sự vận động đổi mới thơ ông từ phong cách hậu lãng mạn tới phong cách hậu hiện đại. 3.3. Phạm vi t liệu khảo sát Để nghiên cứu hành trình đổi mới thơ Inrasara, chúng tôi khảo sát toàn bộ sáu tập thơ: - Tháp nắng - Sinh nhật cây xơng rồng - Hành hơng em - Lễ tẩy trần tháng T - Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức. - ở nơi ấy [ thơ thời cuộc] Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát các tập tiểu luận - phê bình của Inrasara nh Cha đủ cô đơn cho sáng tạo, Song thoại với cái mới, Thơ Việt từ hiện đại đến hậu hiện đại, đồng thời liên tục cập nhật mảng tiểu luận của Inrasara theo địa chỉ inrasara.com. 4. Phơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phơng pháp chủ yếu sau: phơng pháp so sánh, phơng pháp hệ thống, phơng pháp loại hình . Ngoài ra, nhiều phơng pháp nghiên cứu khoa học quen thuộc, thông dụng khác cũng đợc sử dụng. 5. Đóng góp của luận văn 6 Luận văn đi sâu khám phá hành trình cách tân thơ của Inrasara - một vấn đề vừa có ý nghĩa soi tỏ thành tựu của một tác giả thơ vừa có ý nghĩa làm rõ mạch vận động của nền thơ Việt Nam đơng đại trong bối cảnh sáng tạo mới. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục nội dung chính của luận văn đợc triển khai trong ba chơng: Chơng 1. Inrasara trong cuộc vận động cách tân của thơ Việt Nam đơng đại Chơng 2. Phong cách hậu lãng mạn - điểm xuất phát của thơ Inrasara Chơng 3. Cuộc cách tân thơ của Inrasara theo tinh thần hậu hiện đại. Chơng 1 inrasara trong cuộc vận động cách tân của thơ việt nam đơng đại 7 1.1. Về cuộc vận động cách tân của thơ Việt Nam đơng đại 1.1.1. Nhu cầu vợt lên sự xơ cứng của hệ mỹ học cũ Sau khi đất nớc thống nhất, cánh cửa quá khứ khép lại. Mỗi nhà văn tự ý thức sâu sắc rằng không thể nghĩ và viết nh cũ, bởi cuộc sống đã đổi thay, mỗi thế hệ nhà văn phải gánh vác một trọng trách riêng và phải nói lên đợc tiếng nói của thời đại mình. Vấn đề đổi mới thơ đợc đặt ra nh một nhu cầu bức thiết, tự thân của mỗi cá thể sáng tạo. Inrasara khẳng định: Thơ, thay đổi để tồn tại. Đó cũng là cách nói đầy quyết liệt của cả một thế hệ thơ hôm nay. Thời kì mở cửa, đợc giao lu, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, ta mới nhận ra những lạc hậu của nền thơ Việt trong bối cảnh thơ thế giới đã bớc những bớc đi dài. Trong xu trào nhìn lại, các nhà thơ ý thức rằng hệ mĩ học đợc xác lập từ thời Thơ mới và những giai đoạn thơ sau đó rõ ràng không còn phù hợp với nhu cầu phản ánh cuộc sống đơng thời. Bạn đọc hôm nay đang dần quay lng lại với thứ thơ đã muôn năm cũ. Trong phạm vi lịch sử nhất định thời kì 1930-1945, Thơ mới có sự đổi mới đồng bộ nghệ thuật thơ trên phơng diện thi hứng và thi pháp, tạo nên thành tựu xuất sắc trong thơ Việt Nam hiện đại. Thành tựu của Thơ mới để lại dấu ấn sâu sắc trong hành trình cách tân của thơ ca Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan không phải Thơ mới không có những hạn chế, và thành tựu của nó đã thuộc về quá khứ. Đặc biệt trong bối cảnh thời hiện nay, Thơ mới không thể, không nên là thứ thơ độc tôn. Đó là thứ thơ lãng mạn nối dài với những vần thơ chỉ chú trọng đến cái tôi cá nhân với những ngôn từ thật đẹp. Cảm xúc của Thơ mới là khát vọng đợc giãi bày mọi bí mật của cõi lòng riêng t, từ nỗi buồn, sự cô đơn đến ghen tuông, hờn dỗi, tình yêu, đau khổ, mà cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ chứ đâu chỉ có thế. Vậy mà trong thực tế sáng tác, hệ mĩ học cũ đã lỗi thời ấy dờng nh vẫn còn đổ bóng dài lên nền thơ Việt Nam. Nó trì níu khả năng khai vỡ và sáng tạo. Lúc này, cần phải nhận thức sâu sắc rằng 8 thơ không chỉ là tiếng nói của con tim, không chỉ biểu lộ cảm xúc, chuyên chú ở nội dung. Thơ, trong cái nhìn mới, trớc hết phải là thơ, lấy ngôn ngữ làm mục đích tối hậu, lấy ngôn ngữ làm cứu cánh. Nói nh Đặng Tiến Th ( .) l mt ngụn ng t ly mỡnh lm i tng [96]. Không chỉ thế, nhu cầu đổi mới thơ còn là sự cố gắng vợt thoát lên sự trì níu bởi thành tựu của thơ ca cách mạng. Đề tài chủ yếu thơ là hiện thực cách mạng và hình tợng trung tâm là những anh hùng trong cuộc chiến chống ngoại xâm và xây dựng tổ quốc. Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt chi phối nên thơ ca Cách mạng ít nói đến đời t, đời thờng, ít nói đến đau thơng mất mát. Sau khi thống nhất nớc nhà, đặc biệt là sau Đổi mới, cái nhìn về thơ đã khác. Các nhà thơ không còn có thể viết bằng khuynh hớng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Họ đi vào khai thác mảng hiện thực lâu nay bị bỏ quên đó là cuộc sống riêng t, những mất mát, đau thơng của con ngời trong chiến tranh, sự thua thiệt, lạc lõng của những ngời lính trở về sau cuộc chiến. Các nhà thơ cũng rời xa những đề tài lớn trớc đây và viết bằng cái nhìn phản tỉnh. Hiện thực cuộc sống đợc soi ngắm từ nhiều chiều, chiến tranh có đợc nói đến cũng đợc nhìn bằng con mắt khác, không còn đơn giản một chiều. Hớng phát triển của thơ thế giới đến nay rất đa dạng, phong phú. Hành trình khắc nghiệt của sáng tạo đòi hỏi thơ và ngời làm thơ phải luôn tự làm mới mình, làm mới thơ để bắt nhịp kịp thời với cuộc sống và tạo ra một diện mạo riêng cho thơ của thời đại mình và hoà vào dòng chung thơ thế giới. Thực chất những nỗ lực làm mới thơ đã xuất hiện ở giai đoạn hậu kỳ của phong trào Thơ mới với các sáng tác của Bích Khê, Hàn Mặc Tử, với những thể nghiệm của nhóm Xuân Thu Nhã Tập, nhóm Dạ Đài. ý hớng đó tiếp tục đợc nhen lên với thơ không vần của Nguyễn Đình Thi trong kháng chiến chống Pháp, với thơ tự do của nhóm Sáng Tạo tại Sài Gòn những năm 50- 60; nó tồn tại nh một mạch ngầm, tách khỏi dòng chủ lu của thơ ca Cách mạng những năm chiến tranh với những sáng tác của Trần Dần, Lê Đạt, D- ơng Tờng để rồi đến những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI, ý hớng 9 muốn vợt thoát cái khung đã trở nên chật chội của Thơ mới và của thơ ca Cách mạng đã trở thành một bức xúc, một khát vọng khẩn thiết (chữ mợn của Hoài Thanh) ở nhiều cây bút trẻ. Nỗi bức xúc, khẩn thiết đó nhiều khi đợc giải toả bằng những hành động sáng tạo có tính chất cực đoan. Khi thi pháp của Thơ mới và thơ cách mạng không còn thích hợp với những cảm thức thẩm mỹ mới của con ngời nữa, chúng cần thiết phải bị phủ định. Tuy nhiên, để vợt lên đợc, để có một tiếng nói riêng, khai phá đợc nẻo đờng của riêng mình, tạo bớc đột phá mới lạ, các nhà thơ cần hội đợc nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tài năng, nhiệt huyết cách tân. 1.1.2. Chân trời mới của sáng tạo - tiếp nhận thơ theo tinh thần hậu hiện đại Thuyết hậu hiện đại đợc coi là do J.F. Lyotard đề xớng khởi nguồn từ hoàn cảnh văn hoá chính trị Pháp năm 1968 thể hiện qua hai công trình Điều kiện hậu hiện đại và Bất đồng. Học thuyết này cho rằng hậu hiện đại là tinh thần của tri thức trong những xã hội phát triển nhất và hậu hiện đại là sự hoài nghi các siêu văn bản [52]. Charles Jencks trong bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại là gì? đã khẳng định: chủ nghĩa hậu hiện đại trên căn bản là một thứ hỗn hợp mang tính chiết trung của bất cứ truyền thống nào với những gì vừa mới qua: nó vừa là sự kế tục vừa là sự siêu việt hoá của chủ nghĩa hiện đại [5, 65]. Ihab Hassan thì quan niệm chủ nghĩa hậu hiện đại là một thứ chủ nghĩa hiện đại muộn (hay chủ nghĩa hiện đaị hậu kỳ), mang tính phi lý tính, phi xác định nhng cũng mang tính nhập cuộc. Theo Từ điển bách khoa nhân chủng học văn hoá thì Chủ nghĩa hậu hiện đại đợc định nghĩa nh một trào lu chiết trung, khởi đầu từ mỹ học về kiến trúc và triết học. Chủ nghĩa hậu hiện đại tán thành thái độ hoài nghi có hệ thống cái viễn cảnh lấy lý thuyết làm nền tảng. áp dụng vào nhân chủng học, thái độ hoài nghi ấy đổi trọng tâm từ sự quan sát một xã hội khác biệt sang quan sát ngời quan sát [5, 502]. Mary Klages coi chủ nghĩa hậu hiện đại là một tập hợp các t tởng, và nó bắt nguồn, lớn lên từ chủ nghĩa hiện đại. Riêng Umberto Eco thì khẳng 10 . xuất phát của thơ Inrasara Chơng 3. Cuộc cách tân thơ của Inrasara theo tinh thần hậu hiện đại. Chơng 1 inrasara trong cuộc vận động cách tân của thơ việt. tiến trình, một dòng chảy luôn hớng về cái mới. Hành trình cách tân thơ của Inrasara là công trình đầu tiên đi vào tìm hiểu và ghi nhận nỗ lực cách tân thơ

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w