Việt Nam hiện nay
3.1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại đang là một thuật ngữ đợc sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Ngời ta nhắc đến nó trên mọi lĩnh vực đời sống: tổng thống hậu hiện đại, phong cách hậu hiện đại, âm nhạc hậu hiện đại, kiến trúc, điêu khắc hậu hiện đại, nhà văn hậu hiện đại, phê bình hậu hiện đại, lối viết hậu hiện đại… Tuy nhiên, việc tìm hiểu khái niệm này lại không phải dễ dàng. Đến nay đã có rất nhiều công trình bàn đến nó. Ta có thể kể đến những công trình nổi bật của Lyotard, Charles Jencks, Ihab Hassan, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Hng Quốc, Inrasara… ở chơng 1 của luận văn chúng tôi đã trình bày về chủ nghĩa hậu hiện đại. Sau đây xin nhấn mạnh thêm một số điểm trên cơ sở tìm hiểu những công trình nói trên.
Các ý kiến bàn luận về bản chất của chủ nghĩa hậu hiện đại rất khác nhau. Lyotard- ngời đợc xem là cha đẻ của chủ nghĩa hậu hiện đại khẳng định: chủ nghĩa hậu hiện đại là thân phận của tri thức trong những xã hội phát triển nhất và hậu hiện đại là sự hoài nghi về các siêu văn bản. Charles Jencks trong bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại là gì? thì cho rằng: chủ nghĩa
hậu hiện đại “trên căn bản là một thứ hỗn hợp mang tính chiết trung của bất cứ truyền thống nào với những gì vừa mới qua: nó vừa là sự kế tục vừa là sự siêu việt hoá của chủ nghĩa hậu hiện đại” [5, 65]. Còn Ihab Hassan thì quan niệm: chủ nghĩa hậu hiện đại là một thứ chủ nghĩa hiện đại muộn (hay chủ nghĩa hiện đại hậu kỳ), mang tính phi lý tính, phi xác định nhng cũng mang tính nhập cuộc. Đồng tình với các ý kiến trên, Hoàng Ngọc Tuấn đa ra nhận định: “Chủ nghĩa hậu hiện đại không phải là một thứ lý thuyết đợc đặt ra để điều hớng văn hoá, văn nghệ, mà nó là cảm thức của con ngời, nẩy sinh trong một giai đoạn nhất định của lịch sử nhân loại” [91].
Điểm tơng đồng giữa các ý kiến này là đều xác lập khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại trên cơ sở xác định mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại. Đánh giá mối quan hệ này hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Jean Francois Lyotard, ngời có quan điểm cực đoan về chủ nghĩa hậu hiện đại, trong công trình Điều kiện hậu hiện đại: Bản tờng trình về tri thức đã khẳng định những đột phá không thể ngờ tới do chủ nghĩa này mang lại. Chủ thuyết của ông khuyến khích con ngời vợt qua những rào cản, những trói buộc để tiếp cận với những cái mới. Theo Thuỵ Khuê, điều này gây nên những bất đồng do sự ngộ nhận hậu hiện đại: “niềm tin ngây thơ là văn hoá có thể mọc lên từ một khoảng trống, ngời ta có thể sáng tác từ chỗ không cần biết những gì đã có trớc, tức là, có thể Polpot - hoá văn chơng, xoá sạch, để đi lại từ đầu, mà không sợ bị rơi vào tình trạng diệt chủng” [52]. Nhiều học giả khác lại coi chủ nghĩa hậu hiện đại nh là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện đại, là sự phát triển lôgic của chủ nghĩa hiện đại tiêu biểu là những học giả: Hassan, Michel Foucault... Họ cho rằng chủ nghĩa hiện đại và những đặc trng của nó chính là những tiền đề tạo điều kiện cho chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời. Barry Lewis, Nguyễn Hng Quốc đều nhận thấy rằng chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ là một trong những trào lu đơng đại, nó không phải là một thứ học thuyết thống soái thế giới. Rõ ràng, chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại có mối quan hệ phức tạp. Có phải vì thế chăng mà Nguyễn Hng Quốc, Inrasara và một số tác giả khác thờng dùng cách viết “H(ậu h)iện đại” để thể hiện sự
giao thoa, khó tách biệt của hai khuynh hớng này? Chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại, do đó có thể tồn tại cùng lúc, xen kẽ và chồng chéo lên nhau, chúng có mối quan hệ mật thiết, không phủ định lẫn nhau. Hay nói khác đi, chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời không có nghĩa là chủ nghĩa hiện đại rơi vào thời điểm cáo chung.
Nh vậy, có thể nói cho đến nay, chủ nghĩa hậu hiện đại và những gì liên quan tới nó đang còn phải bàn thêm. Nó là một hệ thống mở, là miền đất hứa nhiều ngời đã đặt chân đến nhng cha ai dám nói là đã thấu triệt. Căn cứ vào thực tiễn đời sống có thể khẳng định chủ nghĩa hậu hiện đại đã xuất hiện, tồn tại và ảnh hởng đến nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Đặc biệt, nó đợc nhìn nhận nh một cảm quan mới của con ngời về hiện thực, một kiểu t duy, một kiểu hành xử trong thời đại con ngời đã đánh mất sự ngây thơ nh cách nói của Umberto Eco. Việt Nam, trong xu trào chung đó cũng không là ngoại lệ. Chủ nghĩa hậu hiện đại có mặt và đã thổi vào nền văn hoá Việt Nam một luồng gió mới.
3.1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học
Trong văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại thực sự đem đến những màn trình diễn ngoạn mục mà từ trớc tới nay ta cha từng đợc chứng kiến. Các cây bút hậu hiện đại trên thế giới đã làm một cuộc cách mạng về quan niệm và cách viết, thực hiện cuộc tổng phản công vào tất cả những gì lâu nay vẫn trói buộc hoạt động sáng tạo. Đó là một sân chơi không phân biệt màu da, sang hèn, cao thấp, không đặt ra những trung tâm, không loại bỏ những ngoại vi; là một nơi mà ai cũng có quyền tham gia trò chơi, ai cũng có quyền sáng tạo và tự đặt luật chơi, và có quyền thể nghiệm những cách tân táo bạo của mình.
Trớc hết, văn chơng hậu hiện đại hớng đến xoá bỏ toàn diện ranh giới trong cách viết, trong quan hệ giữa nhà văn với tác phẩm và độc giả... Chủ nghĩa hậu hiện đại đã cởi trói cho văn học khỏi những ràng buộc, vợt thoát khỏi những barem, những công thức, những lối mòn định sẵn. Theo Umberto Eco, công việc sáng tác của các nhà hậu hiện đại đã khác trớc về căn bản: tr- ớc hết ở thái độ của ngời viết và ngời tiếp nhận, nó đã chịu sự chi phối của
những gì đã có từ trớc, chấp nhận quá khứ nh những cái không thể loại trừ và vì thế nó buộc cả ngời viết và ngời đọc phải tìm ra phơng cách để thích ứng. Đó là những cuộc chơi mà cả ngời viết và ngời đọc phải hiểu luật chơi cũng nh cách thức chơi. Quan trọng nhất, một tác phẩm văn chơng hậu hiện đại tr- ớc hết phải chuyên chở cảm thức hậu hiện đại. Đó là “lối cảm nhận về thế giới nh là một hỗn độn, vô nghĩa, bất khả nhận thức, nơi mọi bảng giá trị đều đã đỗ vỡ, mọi định hớng ý nghĩa đều vô ích. Con ngời không còn mang niềm tin vào những gì lâu nay họ từng tin: Thợng đế hay nhà nớc, Tổ quốc hay con ngời; chân lí hay lịch sử. Mọi nỗ lực khôi phục trật tự đẳng cấp, hoặc những hệ thống u tiên nào đó trong cuộc sống đều vô ích và không thể thực hiện đợc (I.P.Plin)” [51]. Theo đó, chủ nghĩa hậu hiện đại chính là sự sụp đổ của những cái toàn trị, là sự xoá bỏ hoàn toàn những cái lớn lao, là sự nở rộ của những cái ngoại biên, là sự lên ngôi của những phân mảnh. Hay nói nh Nguyễn Hng Quốc hậu hiện đại đó là “cái chết của niềm tin đối với chân lý
”. Nhà văn hậu hiện đại a thích những tiểu tự sự. Đó là những câu chuyện nhỏ mang tính địa phơng, tính nhất thời, không hớng tới những hiện thực vĩ đại, lớn lao và loại bỏ tính ổn định, trật tự. Đây chính là “cái chết của các đại tự sự”.
Inrasara khẳng định :“Phi đại tự sự xem trọng yếu tố cá nhân, là đặc điểm nhân văn của hậu hiện đại. Phi trung tâm hoá khẳng định vai trò ngoại vi là đặc điểm dân chủ mới của hậu hiện đại. Nó tôn trọng tính đa dạng, các giá trị trái nhau, những phi chuẩn, ngoại vi, dân tộc thiểu số, nữ, da màu, phi phơng Tây, ngôn ngữ nhợc tiểu, nền văn hoá ngoại vi” [51].
Nếu các nhà văn hiện đại thờng chú ý tới một trung tâm nhất định, chú tâm vào những điểm độc sáng của văn bản thì các cây bút hậu hiện đại chú ý đến vùng ngoại vi nh nền văn học của các thổ dân, các cộng đồng di dân và các tệ nạn, những thân phận “công dân toàn cầu”, những ngời đồng tính luyến ái... Đây chính là sự nở rộ của tính ngoại biên với những dị biệt, pha tạp thay cho tính nhất quán, tính hệ thống, tính trung tâm trong văn học hiện đại trớc đó. “Nói cách khác, nếu chủ nghĩa hậu hiện đại là một quá trình khu
biệt hoá (differentiation) dựa trên một trung tâm nhất định thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại là một quá trình giải - khu biệt hoá (de-differentiation) và xoá bỏ mọi trung tâm. Cũng có thể nói chủ nghĩa hậu hiện đại là sự sụp đổ của những cái đơn nhất và toàn trị để nhờng chỗ cho những phần mảnh và những yếu tố ngoại biên (margin), là sự khủng hoảng của tính nhất quán và là sự nở rộ của những dị biệt, là sự thoái vị của tính hệ thống và sự thăng hoa của tính đa tạp. Một cách vắn tắt, tự bản chất, chủ nghĩa hậu hiện đại là một thứ chủ nghĩa đa nguyên” [78]
Mặt khác, các nhà hậu hiện đại coi công việc sáng tác nh một trò chơi. “Các nhà thơ hiện đại coi thơ là nghệ thuật cao cả và sang trọng, là nghệ thuật của mọi nghệ thuật; đáng ngồi vào đền thiêng của nền văn hoá các dân tộc, các nhà thơ hậu hiện đại quyết lôi nó xuống lòng đời, cùng lăn lóc và lấm lem giữa chợ đời” [51]. Vì thế, văn chơng hậu hiện đại đợc coi nh là một trò chơi ngôn ngữ mang tính dân chủ tối đa. Và đối với các cây bút hậu hiện đại thì “chẳng có gì ngoài văn bản”. Với quan niệm không thể làm chủ đợc ngôn từ “nhà văn hoạt động nh một kẻ tôi tớ đã để cho văn bản hoạt động một cách tự do vợt ra ngoài ý định của chính mình” [5, 409] nhiều cây bút hậu hiện đại tiến hành trò chơi ngôn từ, đảo lộn ngôn ngữ của mình, đoạn tuyệt với ngữ pháp... và cố gắng tạo ra một “ngôn ngữ riêng” của mình. Mỗi tác phẩm có thể dung nạp trong nó rất nhiều chất liệu: chất liệu của hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, thủ thuật cắt dán, âm nhạc... Thậm chí “rất nhiều nhà thơ lẩy ra các thành ngữ, tục ngữ hay ca dao có nội dung gần giống nhau, sắp đặt chúng theo hàng dọc, hàng ngang để tạo thành bài thơ; không ít ngời viết còn lợm nhặt các khẩu hiệu, các bảng cấm hay khuyến dùng để làm ra bài thơ” [51]. Các nhà hậu hiện đại còn có xu hớng xoá mờ ranh giới giữa h cấu và phi h cấu, văn học và triết học, văn học và nhiều lĩnh vực khác...
Về thể loại, chủ nghĩa hậu hiện đại có xu hớng sáng tác theo lối phản
thể loại. Thực ra, sự giao thoa thể loại không phải đến chủ nghĩa hậu hiện đại
hiện đại mới thực sự đợc vận dụng một cách có ý thức và triệt để. Đến chủ nghĩa hậu hiện đại, mọi đờng biên thể loại đã bị phá vỡ, xoá mờ; có khi không thể định danh chính xác tên thể loại của tác phẩm là tiểu thuyết, truyện ngắn, hay kịch, thơ, ký... Đây chính là hiện tợng “tha hoá” tiểu thuyết và “văn xuôi hoá” thơ. Do đó, chúng ta rất khó có thể áp dụng những quy tắc thể loại của văn học hiện đại cho văn học hậu hiện đại. Ngời ta có thể mặc sức dung nạp các hình thức nghệ thuật khác nhau, các thể loại khác nhau trong sáng tác. Trong các tác phẩm của các nhà hậu hiện đại khó có thể tìm thấy một thể loại thuần nhất, tinh khiết nào. Việc kết hợp các thể loại, tận dụng những phơng tiện phi ngôn từ,... giúp các nhà hậu hiện đại mở rộng đ- ờng biên để dung nạp “hiện thực thậm phồn” đồng thời cũng là cách họ tạo ra khoảng lặng để độc giả đồng sáng tạo.
Trong tác phẩm hậu hiện đại tác giả không còn giữ vị trí độc tôn, và
không còn quan trọng. Nhiều nhà hậu hiện đại thế giới đã tuyên bố về “cái
chết của tác giả”. Ngời sáng tác không còn độc quyền ban phát chân lý, cũng không còn là ngời “biết tuốt” dẫn dắt độc giả đi tìm ý nghĩa của tác phẩm. Không lên gân, không rao giảng đạo đức, các nhà văn hậu hiện đại để nhân vật tự chọn con đờng đi. Đây chính là cơ hội để ngời đọc đợc đối thoại dân chủ với nhà văn trớc mọi vấn đề của cuộc sống. Điều đó chứng tỏ văn chơng hậu hiện đại đã giải thoát độc giả khỏi những ách kìm kẹp, những dự tính chủ quan của nhà văn. Vì thế, các tác phẩm hậu hiện đại nhiều khi có kết thúc mở và hầu hết không có sơ đồ giải thích để độc giả tự tìm lời giải đáp. Có thể xem tinh thần đối thoại, nhu cầu đối thoại là biểu hiện căn bản của mối quan hệ nhà văn - bạn đọc.
Tính liên văn bản là một đặc điểm nổi bật và đậm nét trong các văn
bản hậu hiện đại. Theo Nguyễn Hng Quốc thì trong một tác phẩm hậu hiện đại bất cứ chữ nào cũng có hai mối quan hệ, một là quan hệ nội tại với những chữ khác trong văn bản và hai là mối quan hệ ngoại tại với chính những chữ ấy trong các văn bản khác giống nh những sợi vải ngang, dọc đan dệt vào
nhau. Văn bản hậu hiện đại, vì thế, là những văn bản khổng lồ, là những “camera ghi tiếng vọng độc đáo” [5, 35], là “một quần thể những giả định của văn bản khác” [5, 35], là sự đan dệt bởi rất nhiều mảng màu của các nền văn hoá khác nhau, trong đó mọi việc đã đợc nói đến vào một lúc nào đó, trong một văn bản nào đó, là nơi mà mỗi tác phẩm không thể tồn tại nh một cá thể độc lập mà nó luôn móc xích, quan hệ với một hệ thống liên văn bản rộng lớn vợt cả ra ngoài tầm kiểm soát của tác giả. Vì thế cho nên độc giả của văn chơng hậu hiện đại không thể tiếp cận tác phẩm theo những nguyên tắc nh trớc. Tuỳ thuộc vào phông văn hoá và trờng liên tởng thẩm mỹ mà mỗi ngời đọc đợc tự do tìm ra cách đọc thích hợp cho riêng mình, tự đi tìm những cách lý giải tác phẩm theo vốn sống, nếp nghĩ, kiểu t duy của mình.
Cấu trúc phân mảnh là cách tổ chức chủ yếu của văn bản hậu hiện
đại. Khớc từ kiểu kết cấu truyền thống với những đặc điểm nh tính tuyến tính, tính nhân quả…, văn chơng hậu hiện đại đề xuất tính phân mảnh nh một đặc trng nổi trội. Mỗi tác phẩm có khi là sự đan xen, lồng ghép rất nhiều mạch truyện khác nhau, không liên quan đến nhau. Các nhà hậu hiện đại th- ờng sử dụng yếu tố lồng ghép trong cốt truyện, truyện lồng truyện, tiểu thuyết lồng tiểu thuyết, thậm chí trong tiểu thuyết có chứa cả thơ, kịch, tiểu luận... Có khi cốt truyện đợc trình bày theo kiểu tháo rời. Ngời đọc có thể đọc ngợc đọc xuôi cũng có thể đọc bất cứ phần nào trớc rồi ghép chúng lại với nhau. Sử dụng kết cấu phân mảnh là một trong những cách thức để các nhà hậu hiện đại thể hiện cảm quan về một thế giới đổ nát, phân rã và trạng thái nhân sinh rã rời giữa con ngời với con ngời- điều mà họ không có ý định hàn gắn nh các nhà văn hiện đại trớc đó.