Cái nhìn về các vấn đề của cuộc sống và nghệ thuật theo tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara

Một phần của tài liệu Hành trình cách tân thơ của inrasara (Trang 86 - 99)

thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara

Một tác phẩm văn chơng hậu hiện đại trớc hết phải chuyên chở cảm thức hậu hiện đại. Có thể hiểu một cách chung nhất, đó là một kiểu cảm nhận đời sống đặc thù thể hiện trạng thái tinh thần của thời hậu hiện đại; là cách nhìn nhận, cảm thụ, đánh giá, suy xét của con ngời trớc các hiện tợng đời sống, trớc chính mình và trớc nghệ thuật, là sự khủng hoảng niềm tin vào tất cả những giá trị đã tồn tại trớc đó. Con ngời hậu hiện đại nhận thấy sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, sự thay đổi các thang bậc giá trị, sự hoài nghi về một mẫu hình thế giới lý tởng và chân lý, sự vong thân của con ngời trớc ng- ỡng cửa bất an của xã hội hậu hiện đại. “Mọi nỗ lực khôi phục trật tự đẳng

cấp, hoặc những hệ thống u tiên nào đó trong cuộc sống đều vô ích và không thể thực hiện đợc” (I. P.Plin).

Sự thay đổi cảm thức tất yếu sẽ dẫn tới việc thay đổi phơng thức thể hiện trong sáng tác nghệ thuật. Hiện thực trong các tác phẩm hậu hiện đại là những hiện thực đổ nát, vỡ vụn đợc viết lên từ chính tâm thức của nhà văn hậu hiện đại. Đây là điểm cốt yếu làm nên nội dung phản ánh đặc thù trong tác phẩm văn học hậu hiện đại.

Xét một cách khách quan, sáng tác của Inrasara giai đoạn sau đợc viết bằng cảm thức hiện đại và hậu hiện đại. Sự chuyển đổi cách viết này, kì thực đã đợc bắt đầu từ tác phẩm Hành hơng em. ở đó, dấu ấn văn học hiện đại rất đậm nét. Đặc biệt là trong cách chọn đề tài, sử dụng thi liệu. Sự đua tranh cũ mới đã trở nên khá gay gắt trong tập thơ này, nhất là ở bài thơ Hành hơng em. Đến Lễ tẩy trần tháng T, điều thú vị là ta tìm thấy sự giao tranh, sự dùng dằng giữa nhiều lối viết. “Hậu lãng mạn” đang còn và dần mờ nhạt, hiện đại lấn dần và bớc sang cả hậu hiện đại. Trong tập thơ này, bên cạnh niềm tin cuộc sống đã mơ hồ xuất hiện những nỗi hoài nghi. Bên cạnh cái tôi là cái ta

chung của dân tộc. Tình yêu quê hơng đất nớc, những vấn đề của đời sống con nguời thời đại và cả những vấn đề nhân loại cũng đã đợc đặt ra. Thế giới hiện lên trớc mắt chủ thể trữ tình không còn vẹn nguyên cái đẹp nh trớc, thay vào đó là nỗi thất vọng:

Vắt đến giọt nớc mắt cuối cùng Anh khóc vào văn minh hoàng hôn

(Khởi động của khởi động)

Nhà thơ, cũng cảnh báo về sự tha hoá của nhân cách con ngời trong thế giới bất trắc, hỗn loạn (Cái khôn thừa, Ngụ ngôn mùa đông, Muộn…), và đôi khi, trớc cuộc sống xô bồ, con ngời trở nên mất phơng hớng:

Tôi sẽ đi về đâu không biết Có lẽ phía câm lặng số phận

Chịu ảnh hởng bởi nghệ thuật dòng ý thức, Inrasara xáo trộn các bình diện thời gian, không gian, t tởng, cảm xúc… tạo nên một thế giới kì quặc, phi lí:

Thức giấc/ nán lại nhìn

cái bóng xa lạ thiết thân đến xuyên tờng đồ vật đặc dày lù lù có mặt

không thể ghì níu, trốn chạy, đuổi xua, ôm ấp. Ngời bạn kiếp xa chiều ma muộn đột ngột hiện về

ngời tình kiếp sau một đêm tả tơi gõ cửa.

(Những ngày rỗng, Ngày 14: Vượt qua Heidegger)

Nh vậy, có thể nói dấu ấn hậu hiện đại đã manh nha từ Lễ tẩy trần

tháng T. Tập thơ này đánh dấu sự chuyển hớng sáng tác sang một hệ mĩ học

mới. Tuy nhiên, phải chờ đến sau đó với Chuyện bốn mơi năm mới kể & mời

tám bài thơ tân hình thức ở nơi ấy [ thơ thời cuộc] Inrasara mới thực sự

bứt phá, nhảy sang bên kia bờ hậu hiện đại.

Trong phần này, chúng tôi chủ yếu đi sâu tìm hiểu cảm quan hậu hiện đại trong thơ Inrasara (qua khảo sát hai tập thơ đợc viết theo tinh thần hậu hiện đại đó là Chuyện bốn mơi năm mới kể & mời tám bài thơ tân hình thức

ở nơi ấy [ thơ thời cuộc] trên các phơng diện : cái nhìn về các vấn đề

cuộc sống và cái nhìn về nghệ thuật.

3.2.1. Cái nhìn về các vấn đề của cuộc sống

Toàn cầu hoá là xu hớng bao trùm lên mọi mặt của đời sống xã hội con ngời trên thế giới. Có thể hiểu đó là quá trình mở cửa, hội nhập vào dòng chảy toàn cầu để cùng giải quyết các vấn đề chung của nhân loại; đồng thời là quá trình giao lu, học hỏi tiếp thu những tiến bộ của thế giới. Trong guồng quay đó, Việt Nam không thể đứng ngoài. Văn chơng Việt Nam không thể không bị ảnh hởng. Quả thực toàn cầu hoá đang là xu hớng kéo nhiều nhà

văn Việt Nam vào cuộc. Nhạy bén trớc sự thay đổi cuộc sống, Inrasara đã nhận thức về vấn đề này:

“Hậu hiện đại không là chủ nghĩa nghệ thuật thuần tuý, nh tợng trng hay siêu thực chẳng hạn, mà là trào lu văn hoá mang tính toàn cầu, tác động rộng lớn đến nhiều mặt văn hoá xã hội. Là chủ nghĩa nghệ thuật thuần tuý, ngời viết có thể muốn hay không vận dụng thủ pháp của nó vào sáng tác; còn hậu hiện đại, phải mang đầy đủ cảm thức hậu hiện đại, bạn mới hi vọng có sáng tác hậu hiện đại đúng nghĩa” [50].

Sáng tác của Inrasara đã là những dẫn chứng tiêu biểu cho quan niệm này. Nếu thời kì đầu thơ Inrasara đi vào khám phá vẻ đẹp đời sống văn hoá dân tộc mình thì ở thời kì này, hệ thống đề tài đợc mở rộng. Những vấn đề đ- ợc ông đề cập đến không còn bị bó hẹp trong cộng đồng Chăm hay trong phạm vi đất nớc Việt Nam mà còn là những vấn đề chung mang tầm nhân loại. Đó là chiến tranh Irắc, HIV, dựng tờng lửa internet, hạt nhân nguyên tử, ngôn ngữ chết, giá dầu leo thang, vấn đề tự do, dân chủ(Cuộc sống nhng

không, Thợng đế lạc hậu, ở nơi ấy, tự do…).

Đó còn là những vấn đề nóng hổi mang tính thời sự trong đời sống cộng đồng. Nhà thơ tự nguyện rời khỏi tháp ngà nghệ thuật để lăn lóc giữa lòng đời mà thấu hiểu, cảm thông chia sẻ. ấy là tình trạng nông dân mất đất nông nghiệp vì mở sân gôn, công nhân thiếu việc làm và nguy cơ mất việc. Tình trạng con ngời của ruộng đồng bị văng vào phố làm đủ nghề kiếm sống, từ bán bia ôm, cà phê, con ngời đối mặt với nghèo đói, các đại dịch, nạn phá thai… (Chạy dịch, Ngời đàn bà và gia sản, ở nơi ấy, cuộc sống theo đuôi). Con ngời trong cuộc sống ấy dần tha hoá, mất niềm tin, hoài nghi tất cả những gì thuộc về thực tại:

nh thể điếu văn thơng tiếc nhng không

nh thể cuốn tiểu thuyết lớn vừa khóc chào đời nhng không

nh thể luận văn mạo nhận

nh thể bài điểm sách khách quan…

(Cuộc sống nhng không)

Cấu trúc câu nh thể… nhng đợc lặp lại trong toàn bộ bài thơ diễn tả rất đạt niềm hoài nghi tột độ của chủ thể trữ tình. Sự việc dới con mắt Inrasara đ- ợc soi ngắm từ nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau không bị chi phối và lệ thuộc bởi một nguồn thông tin chính thức nào.

Thậm chí, cuộc sống của chủ thể trữ tình trong thơ Inrasara nhiều khi còn là những ám ảnh lạ lùng về những giấc mơ phi lí. Đó là Sống lùi:

Tôi sống trong cộng đồng mà mọi thứ đều lùi. Những đám cây mọc lùi nhỏ dần vào hạt mầm, tận kiếp trớc hạt mầm. Con sông chảy lùi rất xiết. Thằng

bạn tôi đám cháu của tôi anh chị em cha mẹ tôi đi lùi bé dại

dần. Tôi đứng nhìn bất lực không thể ghì níu. Những ý tởng nghĩ lùi về…

Đó còn là giấc mơ Đầu gối:

tôi kêu toáng lên thức giấc mơ vẫn cứ thấp lùn chạy xộc vào nhà trong ……

soi lại trăm lẻ lần mới đốn ngộ ra rằng làng nớc quỷ thần ơi cả

xóm đang sống bằng đầu gối.

(Đầu gối 1)

Inrasara kể về giấc mơ hay ông đang kể về một thực đáng sợ diễn ra đâu đó quanh ta? Giấc mơ đầu gối khiến ta giật mình sợ hãi vì sự tha hoá của con ngời.

Đời sống tinh thần trong thơ Inrasara là sự phá sản của niềm tin thần thánh, Chúa, Thợng đế:

thợng đế đã chết nhng không. Ông nói thợng đế không chết

thợng đế đang rớt lại phía sau

(Thợng đế lạc hậu)

Sự đổ vỡ niềm tin hoàn toàn vào thế lực siêu nhiên là cảm thức chính trong sáng tác hậu hiện đại. Không những thế, con ngời trong thời đại mới cũng mất hẳn niềm tin vào tơng lai:

một hoài vọng đang chết và một nền văn minh đang chết niềm tin đang chết

( Điệu cuồng vũ buồn hay chuyện Ong Ka-ing Cân) Con nguời mất niềm tin vào ngay chính bản thân mình và nghi ngờ tất cả:

trí thức không hẳn trí thức

truyền thống không thật truyền thống thi ca vắng mặt thi ca

(Chuyện 11, chuyện tôi)

Giấc mơ bị giam cầm từ rất sớm dẫu bé con

Đã chết những dấu chân

dấu chân vẫn con đờng mòn ấy từ làng lên đồi và ngợc trở về

làm quen thuộc hơi gió

(Chuyện 3. Hàm Bộ: Giấc mơ triển hạn)

Con ngời sống quẩn quanh trong cuộc đời chật hẹp, nhàm chán và đơn điệu, bế tắc (Một ngày trong đời Trần Wũ Khang, Chuyện hắn, Chuyện tôi).

Cuộc sống đầy bất trắc, lắm rủi ro, thân phận con ngời trở nên nhỏ bé, vô nghĩa. Nếu giai đoạn trớc thơ Inrasara nhấn vào thân phận tha hơng nhng ở đó con ngời vẫn cha bị tha hoá vì còn có sức níu kéo của quê hơng, của giá trị văn hoá dân tộc ngàn đời thì lúc này, thơ ông tập trung phản ánh hình tợng con ngời vong thân, con ngời từ bỏ ớc mơ, trở nên tha hoá, thậm chí trở nên vô cảm trớc cuộc sống và nỗi đau của đồng loại (Th cho và của Phăng,

Chuyện nó, ở nơi ấy hảo hảo hảo).

Con ngời ở đó cũng không còn niềm tin về những giá trị vĩnh hằng nh lòng chung thuỷ, giá trị nhân văn, nhân đạo. Tất cả chúng đều đã trở nên xa xỉ, trở nên phù phiếm:

cháu ruột ông kêu với ngời yêu nó ở xa, rất xa bằng thứ giọng lạ: em đang khóc đây

nó hớp ngụm coca tay cầm đang mắt nó ráo hoảnh

Không còn thứ tình cảm chân thành, không còn cả thứ tình yêu đích thực. Con ngời hậu hiện đại chấp nhận yêu tạm, không chịu trách nhiệm và lạnh lùng tàn nhẫn vô cùng trớc nỗi đau tình yêu:

năm năm nàng chờ, thằng Wang nói mày quá tệ làm nó khổ mày ngủ ngon ăn khoẻ còn nhăn răng cời nh khỉ. Ôi em còn hay đã thành ma*

(Trẻ dại)

Hắn tặng cho hoa hậu lớp Msa một bụng rồi bỏ đi mất tăm dặn đợi anh em nhé

(Thằng hoang)

Ngay cả ngôn ngữ, cử chỉ tình yêu, ngỡ luôn tơi mới, không bao giờ mòn sáo thì trong thời đại này, nó cũng đã trở nên cạn kiệt, lỗi thời:

lối hôn này cóp của Bardot, Fon da- ai biết thứ vuốt ve tối qua từa tựa The Pretty Woman & chúng ta yêu nh là lặp lại

(Yêu nhau ba thì)

Không khỏi lo lắng về tình trạng tha hoá, tha nhân nhng cảm thức hậu hiện đại giúp Inrasara biết chấp nhận chúng và sống chung với chúng nh không có gì quá nghiêm trọng. Đó là tinh thần cốt lõi của hậu hiện đại.

Phá vỡ đại tự sự, giải trung tâm với tinh thần phi nghiêm cẩn, nhà thơ không chỉ biết đến những đề tài lớn lao, những vấn đề trọng đại của dân tộc của nhân loại mà còn rất cần đi vào những đề tài bé nhỏ, đời thờng, thậm chí, nói nh Inrasara sẵn sàng lao vào điều tra nạn mất gà ở địa phơng. Ngay tên

các tập thơ của Inrasara cũng đã thể hiện sự thay đổi đề tài và hớng tiếp cận cuộc sống. Nếu trớc đó nhan đề các tập thơ thờng rất đẹp, rất thơ, rất lãng mạn và cô đọng nh: Tháp nắng, Sinh nhật cây xơng rồng, Hành hơng em

hay Lễ tẩy trần tháng T thì đến giai đoạn sau, cảm thức hậu hiện đại đã chi

phối đến cách đặt tên của các tập thơ. Đó là Chuyện bốn mơi năm mới kể &

18 bài thơ tân hình thức ở nơi ấy [ thơ thời cuộc]. Tên các tập thơ dài,

tên bài có chú thích rõ, nhấn vào yếu tố chuyện đầy dụng ý. Nó là sự thể hiện mạch cảm xúc hớng về đời thờng, những chuyện bây giờ mới kể bởi trớc đây không đợc kể, không nên kể trong thơ. ấy là những chuyện tầm phào nhiều khi đến vẩn vơ: mở, đóng chuồng bò; một cái cây bị chặt… thậm chí cả những lời đồn thổi (Cây Kuao, Ma hời). Tuy nhiên đằng sau những câu chuyện ngỡ nh phiếm ấy là biết bao thân phận, bao cuộc đời trong sự suy t- ởng của nhà thơ.

Những câu chuyện nhỏ ấy đợc kể từ góc quán cà phê, từ trong hầm, hay trên các bàn nhậu, những câu chuyện nghe ở vỉa hè hay bắt đợc từ một mẩu tin trên các báo… Tất cả đều thành thơ. Quan niệm này cũng là một cách Inrasara góp thêm cái nhìn giải thiêng cho thơ. Thơ không đâu xa xôi mà hiện diện ngay trong cuộc sống hàng ngày, thờng ngày với cả những điều ngỡ nh vụn vặt nhất. Chùm thơ cảm tác viết dới hầm, cảm tác từ Miến Điện, cảm tác từ Australia… là sự thể hiện xuất sắc những ý tởng trên. Nhà thơ làm ngời thuật chuyện một cách khách quan, thỉnh thoảng xen vài lời bình luận và sự việc tự nó nói lên rất nhiều ý nghĩa. Cũng có khi vấn đề giải thiêng thơ ca đợc bộc lộ trực tiếp. Với Nhà thơ đọc thơ mình, Inrasara đã làm một cuộc đả phá:

Tôi ngáp đến ba lần

khi mới đọc qua hai câu thơ nhảm, nhàm, sáo & mòn, ẩm & hụt hơi

Những câu thơ chết tiệt bài thơ nói to…

…Khi tôi phải đọc thơ tôi vào… Tôi nh thể đang chết.

Bài thơ xong là thuộc về KHáC

Nhà thơ đả phá thái độ nghiêm cẩn đối với thơ và cả sự trịnh trọng của nhà thơ, một biểu hiện cốt lõi của chủ nghĩa hậu hiện đại:

Trang trọng

Nhà thơ xách cặp đen đi ra với bó hoa khá to ngập ngừng. Rút từ túi áo vét môbai

đăm chiêu. Nhà thơ bớc lên taxi màu lam (…)

(…) Tra. Nhà thơ quành sang đờng Lê Lợi vẫn cặp đen

( Một giấc nhà thơ)

Nh vậy cái nhìn về cuộc sống trong thơ Inrasara thể hiện khá rõ nét cảm thức hậu hiện đại. Mở rộng biên giới thơ ca trong thời đại hội nhập với tinh thần giải trung tâm, thơ Inrasara có sức dung chứa lớn không dừng trong đờng biên Chăm hay Việt. Thơ ông mang hơi thở cuộc sống chung của nhân loại với những vấn đề mang tính chất toàn cầu. Phi đại tự sự hoá với tinh thần phi nghiêm cẩn, thơ Inrasara giai đoạn này đánh dấu sự lên ngôi của những tiểu tự sự. Hiện thực đời sống đợc soi ngắm từ nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau với thái độ hoài nghi, đả phá, đả phá để sáng tạo theo tinh thần hậu hiện đại. Thơ ông, vì thế đã bắt nhịp kịp thời vào dòng chung của thơ ca thế giới.

3.2.2. Cái nhìn về các vấn đề nghệ thuật

Mỗi thời đại văn học sẽ sản sinh ra những qui ớc và quan niệm khác nhau về nhà thơ, về nhiệm vụ của thơ, về thể loại, và về độc giả…

Giai đoạn trớc, văn học chủ yếu đợc nhìn nhận nh là vũ khí của cách mạng. Hiện thực đợc phản ánh trong tác phẩm phải là hiện thực cách mạng

với những con ngời lý tởng. Các nhà văn, do vậy, trở thành một ngời phát ngôn nhân danh cộng đồng; là ngời biết tuốt; là ngời giữ chìa khoá vạn năng của mọi câu chuyện; là ngời ban phát chân lý; đồng thời vừa là tác giả kịch bản, vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên và cũng là ngời thởng thức. Cho nên, ngời đọc hầu nh có rất ít quyền trong tác phẩm, vai trò của độc giả rất mờ nhạt, họ hiểu theo những gì đã viết, đi theo sự dẫn dắt định hớng của tác giả. Bớc sang thời kỳ đổi mới, những nhà văn bằng trực cảm tinh nhạy của ngời nghệ sỹ, đã sớm nhận ra sứ mệnh của văn học nghệ thuật, nhà văn và độc giả

Một phần của tài liệu Hành trình cách tân thơ của inrasara (Trang 86 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w