Vấn đề bản sắc dân tộc trong thơ Inrasara thời kỳ đầu

Một phần của tài liệu Hành trình cách tân thơ của inrasara (Trang 63 - 73)

2.3.1. Khái lợc về bản sắc dân tộc

Bản sắc là vấn đề sống còn của mỗi dân tộc. “Không có bản lĩnh bản sắc thì một dân tộc không thể tồn tại lâu dài” (Phạm Văn Đồng). Văn học nghệ thuật nói chung, thơ nói riêng là nơi sáng tạo, lu giữ, soi thấu bản sắc văn hoá của một dân tộc. Nhà thơ chân chính là ngời đại diện cho gơng mặt tâm hồn dân tộc mình. Bởi vậy, đóng góp đầu tiên của các nhà thơ dân tộc vào nền thơ của đất nớc chính là bản sắc dân tộc độc đáo trong thơ họ.

Bản sắc văn hoá là cái cốt lõi, đặc trng riêng có của một cộng đồng văn hoá trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Nó thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, ý thức của một cộng đồng bao gồm: cội nguồn, cách t duy, cách sống, dựng nớc, giữ nớc, sáng tạo văn hoá, khoa học, nghệ thuật... Khái niệm bản sắc có hai quan hệ cơ bản: quan hệ bên ngoài là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau và quan hệ bên trong mà mỗi cá thể trong một cộng đồng phải có.

Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trng bản chất của văn hoá dân tộc đựơc hình thành tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nớc, các giá trị đặc trng ấy ở tầng nền mang tính bền vững, tr- ờng tồn, trừu tợng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hoá.

2.3.2.Bản sắc dân tộc trong thơ Inrasara thời kì đầu

Inrasara là đứa con của dân tộc Chăm, dân tộc từng có một nền văn hoá rực rỡ trong quá khứ. Trớc khi là nhà thơ, ông đã là nhà nghiên cứu văn hoá Chăm, ông hiểu thấu thân phận dân tộc mình. Vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc làm thành một nội dung lớn trong thơ ông. Inrasara mang trong mình dòng máu Chăm và tự nhận mình phải lòng nét đẹp văn hoá Chămpa. Ông hiểu thấu đáo và luôn tự hào về văn hoá của dân tộc mình. Nhng cũng hơn ai hết ông ý thức hết sức đau đớn rằng nền văn hoá ấy đang đứng trớc nguy cơ bị vùi lấp. Điều đó khiến trái tim nghệ sỹ không khỏi xót xa và đặt ông vào tâm thế không thể không viết, không thể không cất lên tiếng nói của dân tộc mình. Có thể nói, dân tộc Chăm đã chọn đúng ngời đại diện nói lên tiếng nói của mình. Bản sắc văn hoá đẫm đầy, chất Chăm tồn tại trong ông một cách hồn nhiên, tự nhiên cho nên dù không cần một chút cố gắng nào nó vẫn cứ trào ra mãnh liệt. Inrasara viết về dân tộc mình với bao nỗi niềm trăn trở. Ông phát hiện, khám phá ra những vẻ đẹp hiển linh rực rỡ của văn hoá dới những tầng trầm tích và làm chúng sống dậy. Đó là những lễ hội Katê, tiệc tùng Shiva, điệu múa Apsara, tiếng trống ginang, tiếng kèn xaranai... Tất cả tạo nên một không khí Chăm đặc thù. Không khí văn hoá ấy không chỉ đựơc làm sống dậy bằng ngôn ngữ mà còn bằng cả một tấm lòng, một trái tim nghệ sỹ yêu vô cùng những nét đẹp văn hoá dân tộc và khao khát lu giữ nó. Đó là tiếng nói của ngời nghệ sỹ chân chính trớc cái đẹp đang phôi pha.

Viết về tháp, Inrasara dành thật nhiều tâm huyết. Tháp trong thơ ông không chỉ là cái đẹp đơn thuần mà còn ẩn chứa cả một biểu tợng văn hoá. Tháp là biểu tợng của văn hoá Chăm. Qua tháp, ngời ta có thể hiểu về lịch sử cũng nh số phận một dân tộc.

Tháp là hình ảnh thờng trực bám trụ trong cõi thơ của Inrasara. Viết về tháp, ông có những dòng thơ khắc khoải:

Ba mơi năm tha hơng

Bề sau trang thơ tôi vẫn lãng đãng Số phận ngời.

Trong cảm thức Inrasara, tháp hiện lên đầy cô đơn mà kiêu hãnh:

Biết mấy trăm năm rồi tháp đứng Biển bên kia và tháp bên này. Biết mấy vạn đời rồi tháp nắng, Trên đồi hoang nh dấu lặng phơi bày.

(Tháp nắng)

Tháp cũng hiện lên với thân phận chênh vênh của cái đẹp bị bỏ rơi:

Ngời xa xa không trở lại nữa rồi Tháp miệt mài đứng đợi

Sáng tra chiều tối, sáng tra chiều Tháp lạnh.

(Tháp lạnh)

Tháp cô đơn đầy mặc cảm vì để vuột mất đàn con, tháp ngậm ngùi bởi lòng nhân gian lạnh. Trớc Inrasara đã có nhiều ngời viết thành công về tháp. Chế Lan Viên trông dáng tháp gầy mòn. Văn Cao từng có những phát hiện đẹp qua cái nhìn duy mĩ :

Từ trời xanh rơi

vài giọt tháp Chàm

Nhng phải đến Inrasara cái nhìn về tháp mới trở nên toàn diện, có chiều sâu hơn cả. Bởi lẽ tháp chính là số phận dân tộc ông, là máu thịt là hơi thở của ông. Viết về tháp là Inrasara đi vào cõi miền sâu thẳm nhất trong tâm hồn mình. Vì vậy, ở đây ta bắt gặp một giọng điệu thành kính, với thái độ

biết ơn, nâng niu, trân trọng. Tháp còn là sự gợi nhắc về một quá khứ nhng luôn ám ảnh trong cuộc sống hôm nay:

Tháp hoang

đột ngột xô tôi về đối mặt quá khứ

lao xao bầy dơi đen Tháp hoang

ngời bỏ rơi- lịch sử bỏ quên bớc chân thời gian thì nhớ

(Tháp hoang)

Tháp hiểu thân phận mình trong quá khứ, hiện tại, tơng lai và đối diện với đời bằng một thái độ bình thản. Tháp cứ miệt mài trụ lại cùng thời gian, có lúc hồn nhiên, có lúc trầm t, có lúc u buồn, có khi giận dữ, bởi ngời ta dễ đâu hiểu nỗi niềm của tháp:

Ngời không học thấy tháp là tháp Ngời có học thấy tháp vẫn là tháp Thi sĩ thấy tháp là chim

(Tháp Chàm muôn mặt)

Bằng tình yêu dành cho những giá trị văn hoá ngàn đời của dân tộc và lặn sâu vào văn hoá tín ngỡng Chăm, Inrasara đã thấu nhận nét đẹp linh thánh huyền diệu, nhận diện khuôn mặt đích thực của tháp - một sinh thể sống động, có linh hồn. Thi sĩ đã lặn sâu vào trầm tích phế hoang của dân tộc, vào âm vọng hàng thế kỉ của vơng quốc Chămpa để cất lên tiếng nói riêng cho số phận dân tộc mình. Qua tháp ta bắt gặp tinh thần đạo sĩ Bà la môn. Phải chăng đó là một tinh thần nguyên Chăm trong chiều sâu văn hoá?

Cùng với tháp, lễ hội Chăm cũng đợc Inrasara tái hiện một cách ám ảnh. Dân tộc Chăm là dân tộc của lễ hội. Với họ, Katê là dịp lễ hội văn hoá đặc sắc, bởi đó là nơi phản chiếu sinh hoạt cộng đồng và hội tụ những giá trị tinh hoa của văn hoá dân tộc. Lễ hội đợc tái hiện gắn với đền tháp cổ kính,

với tiếng trống ginang mê hoặc và những bài tụng ca linh thánh. Katê thật sự cuốn hút tất cả mọi thành viên trong cộng đồng ở tất cả các cấp độ. Bản thân nó đã mang những giá trị văn hoá độc đáo vô song. Bóng dáng lễ hội đi vào thơ Inrasara với đầy đủ đặc trng của nó. ấy là gió Katê, mùi ma Katê, chuyến ma nồng nã Katê. Ngay cả tình yêu cũng đẫm màu sắc Katê với niềm ớc mong gặp gỡ:

Mỗi tháng mỗi mùa chờ em về chẳng đợc Đành mong em về chỉ mỗi Katê sang....

(Tứ tuyệt buồn)

Hay trong mùa Katê mới, nhà thơ háo hức:

Em về

nắng hanh lối mòn điệu đua buk

triền vai rung rinh màu thổ cẩm lời ca dao vợi buồn trong mắt.

(Katê mới)

Không khí náo nức của lễ hội nh gọi mời, nh giục giã bớc chân tình yêu đôi lứa. Bài thơ là sự tổng hoà kết dệt của các sắc màu, vũ điệu văn hoá Chăm vì vậy tạo đợc nhiều ấn tợng trong lòng ngời đọc, hơn hết đã gọi dậy đ- ợc cả một vùng miền văn hoá Chăm với những nét đặc sắc nhất.

Lễ tẩy trần tháng T là lễ hội linh thánh đợc tổ chức vào đầu năm Chăm lịch để tống tiễn cái xấu, nghinh đón cái mới vào làng. Lễ tẩy trần đi vào thơ Inrasara nh một điều linh nghiệm:

Nắng đã khởi động trên đồi tháng t Khởi động sớm hơn nhiều thế kỉ trớc Khi biển còn cha thức giấc

Sớm hơn cả kí ức thầy chủ lễ già Sớm hơn. Nắng đã khởi động

đánh thức trống baranng còn nằm phủ bụi trên sà nhà Lay dậy tiếng gáy cặp gà trống đêm cuối cùng chờ hiến tế...

(Lễ tẩy trần tháng T)

Tài năng của Inrasara khi viết về lễ hội không chỉ ở chỗ tái hiện không khí bề ngoài của nó, hơn hết ông còn giúp ngời đọc hình dung đợc tâm cảm Chăm, đắm mình trong niềm tin của lễ thánh, giúp ngời đọc lặn sâu vào cõi miền bí ẩn linh thiêng trong mỗi tâm hồn Chăm để thức dậy những nét đẹp văn hoá trong nó. Hay nói khác đi, Inrasara đã chạm đợc vào bề sâu văn hoá tinh thần của dân tộc mình. Lễ hội Chăm không thể không gắn với điệu múa Apsara. Có thể nói Apsara đã trở thành nỗi ám ảnh trong thơ Inrasara:

Nhảy múa giữa hoàng hôn

Đờng cong bay bay chiều vụn nát Bóng đêm dài tràn thung lũng khát Nhảy múa gọi bình minh

Baranng miệt mài ngàn năm vỗ.

Chợt trang nghiêm nắng viện bảo tàng Chợt kiêu sa choáng cao ốc Sài Gòn Nhảy múa...

(Apsara)

Hình ảnh vũ nữ Chăm hiện lên trong thơ ông khắc khoải trong nhiều trang viết với nhiều biến thể. Nàng có mặt khắp nơi, trong viện bảo tàng, nơi cao ốc Sài Gòn... khi căng tràn sinh lực, khi điềm tĩnh trang nghiêm, khi kiêu sa quyến rũ, khi đắm say cùng điệu múa... Apsara mải mê trong kiếp đá, ngơ ngác trong kiếp ngời. Viết về nàng thi sĩ đã dành biết bao yêu thơng, trân trọng. Nhà thơ nh thổi hồn mình vào đó khiến Apsara trở thành thực thể có linh hồn. Nàng cảm nhận đợc những yêu thơng cũng nh những thờ ơ hay sự tung hô vội vã của ngời đời. Với Inrasara, nàng là hiện thân cho vẻ đẹp văn

hoá linh thiêng, nguyên sơ... của một thời nhng ám gợi không thôi, không nguôi trong cuộc sống hôm nay.

Không gian văn hoá đặc trng Chăm cũng đợc hiển hiện trong tên làng, tên sông. Dòng sông Lu chảy trong thơ Inrasara mang chở bao nỗi niềm. Sông Lu gắn với tuổi thơ. Sông Lu thác lũ và sông Lu bồi đắp phù sa, sông Lu ẩn c miền sa mạc, sông Lu rời bỏ nguồn hành trình về phía biển… Hành trình của dòng sông ấy không chỉ là lối về với tuổi thơ của thi nhân mà còn là hành trình gian nan đi tìm cái đẹp, hành trình đến với nghệ thuật.

Không gian văn hoá Chăm đẫm đầy với những tháp, những thánh địa, những lễ hội, âm vang, màu sắc... Tuy nhiên, quan trọng hơn để tạo nên bản sắc dân tộc trong thơ Inrasara chính là cách ông phản ánh cuộc sống của con ngời quê hơng xứ sở, chính họ chứ không ai khác đã tạo dựng, gìn giữ và làm giàu thêm bản sắc văn hoá Chăm đích thực sống động. Đó là tiếng nói Chăm, hơi thở Chăm, tinh thần Chăm đợc thể hiện bằng một lối đi riêng, đặc sắc và độc đáo. Ta đọc thấy đời sống Chăm không chỉ qua lễ hội mà còn qua nét văn hoá ứng xử hàng ngày, qua những con ngời cụ thể hiển hiện trong đời sống hoặc đã từng qua đây. Đó là ngời cha lọt sàng lịch sử sống sót, lổm

ngổm bò dậy làm ngời (Tam tấu ở ngỡng thế kỉ hai mốt). Cũng trong bóng

dáng ngời cha yêu thơng của mình, Inrasara bắt gặp định phận dân tộc ông. Là anh Đạm - ngời thơ tấp tểnh đi buôn theo “kiểu Chăm” lận lng ít nắng

quê làm vốn, là Trà Viga với gơng mặt lạ lùng, là Trà Ma Hani với điệu múa

say ngời... Đó là những gơng mặt đời sống Chăm thực thụ tạo nên tính cách Chăm không dễ trộn lẫn: chịu chơi cả trong đau khổ.

Với những gơng mặt không tên tuổi trong thơ Inrasara cũng gợi nhắc cho ta những dấu ấn Chăm không dễ phai nhoà:

- Những ngời chị Chak leng trói lng ngồi hết ngày rồi ngồi lấn cả đêm teo vòm vú

đầu đội giành lu rao bán khắp phố cùng thôn

(Chuyện bảy - Kẻ quờ hương)

Trong cảm thức của Inrasara, chính họ chứ không ai khác đã làm nên gơng mặt quê hơng.

Ngay cả những nét vẽ tự hoạ về bản thân, Inrasara vẫn thật độc đáo và đẫm đầy chất Chăm:

Tôi,

đứa con của ngọn gió lang thang cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp

đứa con của nắng lửa bốn mùa cát trắng hanh hao đứa con của biển khơi trùng trùng bão thét

và của đôi mắt tháp Chàm mất ngủ xanh xao.

(Đứa con của đất)

Cảm thức về con ngời trong thơ Inrasara mang một dấu ấn riêng đậm nét. Đó là con ngời tha hơng. Tha hơng trở thành nỗi ám ảnh trong thơ ông. Rời bỏ quê hơng bớc chân lãng du nhọc nhằn nơi xứ ngời. Trở lại quê hơng

sau bao mùa bất trắc lại ôm mặt khóc oà. Bởi giữa quê hơng mà thấy thiếu

vắng quê hơng, ấy cũng là cảm thức Chăm vậy.

Đọc thơ Inrasara, dù viết theo tiếng Kinh hay tiếng mẹ đẻ ta vẫn thấy một cách nói, cách diễn đạt Chăm rõ nét. Ngoài vốn từ Chăm nh klu, plây,

baranng, xaranai, đuabuk, kamăng... tạo không khí văn hoá vùng miền này

ta còn bắt gặp những cách nói quen của ngời Chăm trong một lời thơ giả định đầy hờn dỗi:

rồi một ngày em đi

xa cái chạng gầy bỏ bờ cỏ dại bỏ thằng lku xóm dới

bốn mùa thơ anh gọi hụt hơi

Hơi thở Chăm, cuộc sống Chăm nh thấm đợm qua từng trang viết trong thơ Inrasara. Nó mộc mạc, tự nhiên, chân thành nh chính những con ngời nơi ấy:

mang linh hồn ngọn đồi em lạc vào hớng phố...

Mỗi tháng mỗi mùa chờ em về chẳng đợc Đành mong em về chỉ mỗi Katê sang...

(Tứ tuyệt buồn)

Hai mơi năm trở lại xóm thôn Cũ tiếng bò tra vầng trăng muộn Mới điệu cời, lạ lùng nhịp sống

(Anh Đạm)

Nỗi buồn ứng trớc, ta bắt gặp một Inrasara đa cảm, linh cảm về một

ngày không xa, em đi, em quên mình là Chăm nh quên mình cha có giấy

khai sinh. Câu thơ ngập tràn nỗi buồn trong niềm dự báo đủ cho ta hiểu một

trái tim khắc khoải nâng niu những giá trị văn hoá của dân tộc mình. Bởi em quên cũng là lúc thơ anh gọi hụt hơi và rồi hơi thơ anh tắt lịm.

Nhạc điệu thơ Inrasara cũng mang đậm dấu ấn văn hoá Chăm. Đó là nhạc điệu náo nức mong chờ mùa lễ hội. Đó cũng là sự hoà điệu của tiếng trống baranng, tiếng kèn xaranai… và hơn hết là tiếng lòng của nhà thơ :

em về

nắng hanh lối mòn điệu đuabuk

triền vai rung rinh màu thổ cẩm...

(Katê mới)

Hình thức vắt dòng, ngắt giữa dòng thơ tạo chất nhạc cho câu thơ hơn thế còn tạo ra một chất thơ ngồn ngộn. Đó là hơi thở của cuộc sống đã dội

vào, phả vào tâm hồn trái tim ngời nghệ sĩ cực kì nhạy cảm và vô cùng yêu âm vang của lời, để từ đó rung lên những giai điệu mới: cổ điển mà tân kì.

Tuy nhiên, Inrasara không nhìn bản sắc văn hoá truyền thống một cách cứng nhắc. Tự hào kiêu hãnh về bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc mình, nhà thơ coi nó nh là một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông bản sắc không chỉ là sự lu giữ những nét truyền thống mà còn phải đợc làm giàu có lên, phong phú lên mỗi ngày. Trong các công trình nghiên cứu của mình, khi bàn về bản sắc dân tộc, Inrasara cho rằng bản sắc văn hoá dân tộc không phải là cái gì đó bất biến, bất động mà luôn đợc bổ sung làm giàu lên nhờ sự sáng tạo và tiếp nhận của con ngời. Ông nói: “Bản sắc chính/ đa phần là cái gì đang chuyển động hình thành chứ không/ ít là cái đã đóng băng. Mà muốn làm nên bản sắc, con ngời sáng tạo phải thật sự dũng cảm. Biết và dám khênh về đã là dũng cảm, dám và biết phá càng dũng cảm trăm lần hơn [44,160]).

Khái niệm bản sắc văn hoá trong tâm thức của Inrasara vì thế mang

Một phần của tài liệu Hành trình cách tân thơ của inrasara (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w