1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện)

116 1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 296,5 KB

Nội dung

bộ giáo dục đào tạo TRƯờNG ĐạI HọC VINH Nguyễn xuân thông típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại hậu hiện đại ( Khảo sát tiểu thuyết Lâu đài của f. kafka, xứ tuyết của Y. kawabata, linh sơn của cao hành kiện) Luận văn thạc sĩ NGữ VĂN Vinh- 2006. 1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết thế kỷ XX mang trong mình nó bớc chuyển từ hiện đại sang hậu hiện đại. Theo đó, bút pháp hiện thực truyền thống trong xây dựng nhân vật cũng có những biến đổi khá toàn diện. Nhìn lại những thành tựu của tiểu thuyết hiện đại hậu hiện đại, chúng ta không thể bỏ qua thi pháp xây dựng nhân vật, một trong những yếu tố quan trọng mở rộng chiều kích phản ánh nghệ thuật của tiểu thuyết. Xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết thế kỷ XX theo chúng tôi là nghiên cứu có ý nghĩa khoa học. 1.2. Tiểu thuyết hiện đại xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XIX trởng thành trong nửa đầu thế kỷ XX. Có thể nói, t duy tiểu thuyết hậu hiện đại đã có từ nửa sau của thế kỷ XX phát triển cho đến ngày nay nh chúng ta đã thấy. Hai giai đoạn tiểu thuyết này chịu sự chi phối của những điều kiện: xã hội, t duy triết học mỹ học sáng tạo mới. Các tác giả bằng những thủ pháp nghệ thuật nh: dòng ý thức, sự thay đổi điểm nhìn trần thuật, tính đa thanh trong ngôn ngữ, sự nhạt nhoà, mờ hoá của ranh giới nhân vật trong tiểu thuyết buộc ngời tiếp nhận phải có tầm đón đợi mới. Nhân vật, tác giả đan cài trong hành trình tìm kiếm số phận của con ngời không số phận. Tất cả đều đợc diễn ra trong hơn một thế kỷ biến động đầy phức tạp. Tiểu thuyết trở thành trung tâm của cuộc truy tìm số phận con ngời cá nhân. 1.3. Đặc biệt, trong tiểu thuyết của những nhà văn có ảnh hởng rõ rệt từ triết học nhân sinh thế kỷ XX nh: Franz Kafka, Anbert Camus, Y. Kawabata, Cao Hành Kiện, J.M Coetzee típ nhân vật hành trình nh một ẩn dụ về con ngời hiện đại trớc những hỗn mang của cuộc sống. Nhân vật trong tác phẩm càng cố công kiếm tìm càng bị đẩy xa đích đến. Họ luôn khắc khoải trên bớc đờng của mình. Cái mà các nhà văn chú trọng đặt ra là hành trình tự thân khám phá chứ không quan tâm đến cái anh ta đạt đợc. 2 2. Phạm vi của đề tài Tiểu thuyết hiện đại hậu hiện đại trải dài trong hơn một thế kỷ nên rất phong phú đa dạng về chủng loại số lợng, trong đó có tác phẩm mang dấu ấn đặc trng của kiểu nhân vật hành trình . Chính vì vậy, để nghiên cứu một cách trọn vẹn kỹ lỡng xoay quanh loại nhân vật này là hoàn toàn quá sức so với phạm vi luận văn thạc sĩ. ở đây, chúng tôi không tập trung nghiên cứu toàn bộ các tiểu thuyết típ nhân vật hành trình mà đi sâu vào khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu để rút ra những đặc trng cơ bản. để khoanh vùng đối tợng một cách cụ thể hơn chúng tôi xin đợc nêu lên ba tác phẩm sẽ đi sâu nghiên cứu: Lâu đài của Franz Kafka, Xứ tuyết của Yasunary Kawabata Linh Sơn của Cao Hành Kiện. Sự lựa chọn trên không phải hoàn toàn ngẫu nhiên mà nó xuất phát từ cơ sở khoa học, tạo tiền đề để chúng tôi triển khai đề tài. Bởi F. Kafka đợc coi là ngời mở đầu cho chủ nghĩa hiện đại, Y. Kawabata là biểu trng của nền văn hoá Nhật- giải Nobel năm 1968. Trong khi đó, Cao Hành Kiện nhà văn lu vong của Trung Quốc- giải Nobel năm 2000, là sự đan xen giữa văn hoá Trung Hoa phơng Tây. Các tác phẩm của những nhà văn trên đều mang chứa hình ảnh nhân vật hành trình đi tìm bản nguyên đích thực của cái đẹp- chân lý - cuộc sống. Hiển nhiên, đặc trng về nhân vật hành trình luôn có mặt trong thể loại tiểu thuyết phiêu lu nói chung. Nhng với các nhà văn trên, thủ pháp xây dựng nhân vật hành trình là hoàn toàn mới mẻ với những cách tân táo bạo. Rõ ràng, đây là sự vợt thoát chỉ có trong thế kỷ XX những năm đầu thế kỷ XXI - đợc quy chiếu bằng ánh sáng của chủ nghĩa hiện đại hậu hiện đại. Việc giới hạn phạm vi nh vậy giúp chúng tôi có đợc cái nhìn bao quát hơn trong khi triển khai đề tài luận văn. 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3 3.1 Mục đích của đề tài Xuất phát từ việc khảo sát típ nhân vật hành trình qua ba tiểu thuyết trên để thấy đợc những đặc trng của việc xây dựng nhân vật này, trong đó, vấn đề trung tâm mà đề tài đạt đến là nêu bật đợc khát vọng cháy bỏng của con ngời trong cuộc truy cầu hạnh phúc khi đối diện với những hoàn cảnh sống khác nhau. Từ đó mà đặt ra những vấn đề nhức nhối về: số phận con ngời trong sự phân tầng xã hội, khát vọng vơn tới cái đẹp đích thực trong cuộc sống khắc nghiệt, hoài vọng tìm về cội nguồn văn hóa truyền thống trong lòng xã hội hiện đại. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Đi sâu tìm hiểu những điều kiện, tiền đề: xã hội, triết học xu hớng sáng tác của văn học hiện đại hậu hiện đại để thấy đợc sự vận động của kiểu nhân vật hành trình trong hoàn cảnh mới mẻ đó. - Khảo sát, phân loại các nhân vật trung tâm trong hành trình tìm về khát vọng đích thực trong mối quan hệ với các nhân vật trong tác phẩm. Chính mục tiêu hành trình không đích đến trong từng tác phẩm quy chuẩn đến bút pháp, kỷ thuật của nhà văn. - Rút ra những đặc trng nghệ thuật, tức là những thủ pháp chung nhất, rõ nhất của ba nhà văn trong việc xây dựng kiểu nhân vật hành trình trong tác phẩm. 4. Lịch sử vấn đề típ nhân vật hành trình trong tiểu thuyết hiện đại hậu hiện đạimột vấn đề khá mới mẻ khá phức tạp trong nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, các nhà tiểu thuyết viết về kiểu nhân vật này thấm nhuần t tởng triết học nhân sinh của thế kỷ XX: hiện tợng học, phân tâm học Freud, triết học hiện sinh, trực giác luận Bergson . Chính sự đa diện, đa dạng nh vậy mà đến nay cha có nhiều công trình lớn nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến đề tài mà chúng tôi lựa chọn. Do đó, chúng tôi dựa trên hai cơ sở chính để khái quát định hớng vấn đề: các công trình mang tính chuyên luận; những bài viết nhỏ trên tạp chí, tuyển tập các website phổ biến. 4 4.1. Các công trình mang tính chuyên luận 4.1.1. PGS TS Trơng Đăng Dung trong công trình Tác phẩm văn học nh là quá trình (Nxb Khoa học xã hội năm 2004) đã gợi mở nhiều ý kiến sâu sắc mang tính lý luận cao về những đặc trng của văn học hiện đại hậu hiện đại nói chung, đặc biệt là mối quan hệ giữa văn học triết học sở khởi thảo của nền văn chơng hiện đại. Bên cạnh đó, tác giả công trình cũng đa ra những ý tởng về chủ nghĩa hiện đại lý giải nhiều khái niệm, thuật ngữ mới giúp chúng tôi trực tiếp khám phá những cách tân trong sáng tạo nghệ thuật của ba nhà văn nói trên. 4.1.2. Trần Hinh với Tiểu thuyết A. Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005), đã khái quát tình hình tiểu thuyết Pháp một cách khá đầy đủ. Tác giả cũng chỉ ra những đặc điểm trong bút pháp sáng tạo của A. Camus là đặc trng cho tiểu thuyết thế kỷ XX, nh: cốt truyện cách đọc, phơng thức kể chuyện nớc đôi, phơng thức độc thoại. Trong đó, tác giả đã cho rằng, những dấu ấn của hệ thống thẩm mỹ, quan niệm nghệ thuật, nhà văn tiêu biểu thời đại thờng nổi bật bởi những cách thức lựa chọn là: hớng tới sự phi lý, sự phản kháng, tính nghịch dị . Điều này, là những gợi mở khá sâu sắc cho chúng tôi trong quá trình tiếp cận vấn đề mà chúng tôi đã lựa chọn. 4.1.3. Trong cuốn Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phơng Tây hiện đại (Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 2001), PGS TS Đặng Anh Đào đã trực tiếp trình bày những đổi mới, cách tân của tiểu thuyết Phơng Tây trong thế kỷ XX nh nhân vật, dòng tâm trạng, thời gian tâm lý . là những phân tích, khám phá sâu sắc về những vấn đề hóc búa của tiểu thuyết hiện đại. Tiếp theo, tác giả bàn đến lối viết phức tạp của Le Clezio coi đó là sự chấp nhận mọi lối viết của sáng tác văn học hiện nay. 4.1.4. Trong công trình Phê phán tính hiện đại (Nxb thế giới, Hà nội 2003, Huyền Giang dịch), Alain Touraine đã tập trung làm rõ vấn đề tính hiện đại những hạn chế cũng nh u việt trong suốt tiến trình xuất hiện, thăng hoa biến đổi của nhân loại từ hiện đại sang hậu hiện đại. Đây là công trình xã hội học bàn 5 đến nhiều vấn đề quan trọng của thời đại có sức gợi cao. Bởi, từ xã hội chúng ta khám phá đợc nguyên cớ xuất hiện, biểu lộ các kiểu con ngời trong tác phẩm văn chơng. Hệ t tởng từ tính hiện đại quy chuẩn những hành vi của con ngời, nó lý giải phần nào cho những hành trình tởng nh phi lí của con ngời trong xã hội hiện đại. 4.1.5. Brewister Roland John Augus Burrell(2003) với công trình Tiểu thuyết hiện đại (Nxb Lao động, Dơng Thanh Bình dịch) đã giới thiệu một cách khái quát những đặc trng trờng phái của tiểu thuyết hiện đại. Đặc biệt, ông đã trích lại ý kiến của Romain Rollane .đời sống của nhân vật trong truyện cuốn truyện nh một dòng sông: Độc giả xuôi dòng con sông của một đời ngời. Con sông có thiên hình vạn trạng [tr151]. ý tác giả là muốn nhấn mạnh về hành trình của đời ngời trong xã hội hiện đại, một hành trình đầy phức tạp, đa đoan. 4.2. Những bài viết trong các tuyển tập, tạp chí, wedsite 4.2.1. Trong cuốn Franz Kafka, tuyển tập tác phẩm(2003) (Nxb Hội nhà văn, trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông tây) PGS-TS Trơng Đăng Dung trong bài Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka(tr.938-947) đã khái quát một cách cô đúc, ngắn gọn khoa học những thủ pháp nghệ thuật của tiểu thuyết gia này, đồng thời chỉ ra đối tợng trung tâm của thế giới nghệ thuật của Franz Kafka là sự tha hoá, nỗi lo âu sự lu đày cái chết(tr 941). Tác giả cũng chỉ ra hành trình luẩn quẩn: đối diện với tơng lai bấp bênh đầy bí ẩn của nhân vật K trong lúc đi tìm lâu đài- khát vọng sống. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra tính chất mở (tr944) nh một đặc trng của tiểu thuyết hiện đại- cơ sở cho việc xuật hiện kiểu nhân vật hành trình. Đây là những ý kiến vô cùng quan trọng thiết thực giúp chúng tôi trong quá trình lựa chọn hoàn thành đề tài của mình. 4.2.2. Cũng trong cuốn Franz Kafka, tuyển tập tác phẩm, Lê Huy Bắc với Trên hành trình chân lý Kafka (tr948-978) đã cụ thể hoá những đặc trng nghệ thuật của Kafka là huyền thoại về thời gian. Tức là con ngời luôn loay hoay trong thời gian bất định của mình, mọi thứ là không định hớng, khó nắm bắt. 6 4.2.3. Trong Yasunary Kawabata, tuyển tập tác phẩm(2005) Nxb Lao động, trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, tác giả Donal Keene trong bài Về xứ tuyết- Đào Thị Thu Hằng dịch (tr1053-1059) đã khái quát về kĩ thuật tiểu thuyết này là Sản phẩm do trí tởng tợng của tôi (tác giả) nhiều hơn là thực tế (tr 1055). Từ đó, tác giả đã tìm ra mạch nguồn của tác phẩm là hành trình của nhân vật chính tìm về vẻ đẹp truyền thống thiên nhiên Nhật Bản. 4.2.4. Trơng Thái Du trong Đọc Linh Sơn của Cao Hành Kiện (theo thứ Bảy ngày 11/ 09: http// evan. Vn.express.net), đã khái quát một cách lợc về tên gọi Linh Sơn về sự hoà nhập, phân thân giữa tác giả nhân vật, sự giao thoa trong bút pháp t tởng phơng Tây- Trung Quốc. Từ đó mà rút ra đợc đợc đờng đi của nhân vật cũng nh bản thân nhà văn là tìm về bản nguyên truyền thống mang trong lòng nó những ám ảnh huyền thoại đậm màu sắc hiện đại. 4.2.5. William Marcok trong Những giới hạn của phạm trù tác giả trong văn học hậu hiện đại, Văn học nớc ngoài, số 6-1998, Lại Nguyên Ân dịch (tr211- 221) đã nhận định về kiểu tác giả phân thân mang bản sắc huyền thoại, là cái loa phát thanh quan điểm thời đại thông qua nhân vật kí hiệu, nhân vật không tên. Đây là gợi mở sâu sắc cho chúng tôi nghiên cứu vấn đề tên gọi K trong Lâu đài, hay là cách dùng đại từ Mi, Hắn, Ta trong Linh Sơn 4.2.6. Trong Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lý thuyết(2003) Nxb Hội nhà văn, trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Antonio Blach với bài tiểu luận Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại, Nguyễn Trung Văn dịch (tr403-414), tác giả đã khái quát những đặc trng tiểu thuyết hậu hiện đại mang nhận thức mới: khuynh hớng tự ngắm vuốt, ngôn ngữ tự ám thị, thái độ khôi hài, một thứ văn học sinh lực khát vọng. Tác giả cũng đã nhấn mạnh đặc trng của cảm thụ phê bình hiện đại là không thể tuân theo những tập quán cũ, cấu trúc truyền thống đã trở nên bất cập. Ngoài ra, còn nhiều ý kiến nhỏ mang tính cụ thể, sâu sắc đã giúp chúng tôi định hớng một cách lôgic trong quá trình hoàn thiện đề tài. 7 5. Phơng pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp nhiều phơng pháp nghiên cứu: phơng pháp khảo sát thống kê, phơng pháp hệ thống, phơng pháp phân tích, phơng pháp so sánh- đối chiếu nhằm làm nổi bật những quan niệm mới đối sánh với cách tìm hiểu truyền thống về tiến trình cách tân, hiện đại hoá tiểu thuyết thế kỷ XX. 6. Đóng góp mới của luận văn - tả tình hình xã hội, triết học, xu hớng sáng tác văn chơng thế kỷ XX những năm đầu thế kỷ XXI, chỉ ra những điều kiện làm xuất hiện tiểu thuyết hiện đại hậu hiện đại trong tiến trình văn chơng nhân loại. - Khảo sát về mặt nội dung nhân vật hành trình trong một số tác phẩm từ đó thấy đợc nỗ lực của con ngời hiện đại trong từng hoàn cảnh từng cảnh ngộ cụ thể nhằm vơn tới những giá trị đích thực. - Đặc biệt làm nổi bật một số thủ pháp nghệ thuật mà các nhà văn đã sử dụng trong khi xây dựng kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết hiện đại hậu hiện đại nh: đặt nhân vật vào không gian bất định, những đột phá vào nội tâm nhân vật. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn ngoài hai phần mở đầu kết luận, phần nội dung chính gồm 3 chơng: Chơng 1: Những tiền đề cho việc xuất hiện kiểu nhân vật hành trình. Chơng 2: Nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết tiêu biểu. Chơng 3: Một số đặc trng nghệ thuật cơ bản trong việc xây dựng nhân vật hành trình. 8 Chơng 1 Những tiền đề cho việc xuất hiện kiểu nhân vật hành trình 1.1. Những tiền đề về văn hoá- xã hội 9 Nhân loại đã trải qua năm hình thái xã hội khác nhau: Cộng sản nguyên thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, T bản Xã hội chủ nghĩa. Mỗi hình thái đều mang trong lòng nó những đặc trng riêng, nó phản ánh t duy, tinh thần cũng nh đời sống của loài ngời một cách khá sống động. Nhng cho đến tận thế kỷ XIX, xã hội vẫn nằm trong guồng quay của đấu tranh sinh tồn, những thế lực hắc ám vẫn bủa vây số phận con ngời. Thế kỷ XX tiếp nối mạch nguồn của thế kỷ trớc, nhng hệ thống chủ nghĩa t bản bị phân hoá lộ tẩy bộ mặt của xã hội đồng tiền với nhiều mặt tiêu cực của nó. Các cờng quốc t bản bị lũng đoạn sâu sắc cả về sự suy thoái kinh tế, sự phân chia lợi nhuận, sự xuất hiện của nhà nớc Nga Xô viết. Tất cả những vấn đề đó tổng hợp trên nhiều nguyên nhân mà nổ ra hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu (1914-1919), (1939-1945). Sự mất thăng bằng trong toàn bộ hệ thống đã xuất hiện đế chế Hitle với chủ nghĩa tôn sùng cá nhân, tôn sùng bạo lực. Xã hội loài ngời bị đặt vào tình trạng huỷ diệt. Sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự xuất hiện tạo thành hệ thống của các nớc Xã hội chủ nghĩa - đối chọi với hệ thống t bản chủ nghĩa. Xã hội loài ngời vẫn luôn bị đặt trong trạng thái bất an của chiến tranh (Chiến tranh hạt nhân, sinh học .). Trong khi đó, ở xã hội t bản phơng Tây, sự thống trị lên ngôi của cơ chế thị trờng lại đặt con ngời vào một tình trạng mới đó là phơng thức bóc lột đầy kín kẻ hơn của chủ nghĩa t bản kiểu mới. Các nớc thuộc địa vẫn tiếp tục đổ máu vì công cuộc giả phóng dân tộc. Những cuộc nội chiến liên miên ở Trung Đông, Châu Phi, Châu á khiến con ngời lâm vào sự hoang mang, bên lề sự sống cái chết; xung đột tôn giáo, ô nhiễm môi trờng . mọi phức tạp của thế kỷ XX luôn luôn đặt thế giới loài ngời bên bờ vực thẳm. Sự sụp đổ của Liên xô hệ thống xã hội chủ nghĩa chứng tỏ có một độ vênh rất lớn giữa chủ nghĩa Marx-Lênin với những ngời thực hiện. Nó nh một quá trình tất yếu bên cạnh âm mu thủ đoạn của t bản chủ nghĩa mà đứng đầu là thiết chế Mỹ. 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alain Tuouraine (2003) Phê phán tính hiện đại (phơng Tây), Huyền Giang dịch, Nxb Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê phán tính hiện đại
Nhà XB: Nxb Thế Giới
2. Vơng Văn Anh(2005) Văn học hậu hiện đại Trung Quốc nhìn từ Thợng Hải, Phạm Công Đạt dịch, Nxb Văn học, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại Trung Quốc nhìn từ Thợng Hải
Nhà XB: Nxb Văn học
3. Việt Anh(2000) Tiểu thuyết hiện đại đi về đâu?, báo Văn nghệ , (27),tr 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết hiện đại đi về đâu?, "báo "Văn nghệ
4. Đào Tuấn ảnh(2005) Quan niệm thực tại và con ngời trong văn học hậu hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (8), tr. 56-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm thực tại và con ngời trong văn học hậuhiện đại", Tạp chí "Nghiên cứu văn học
5. Lại Nguyên Ân- Đoàn Tử Huyến(2003) Văn học hiện đại thế giới. Những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội nhà văn, trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hiện đại thế giới. Nhữngvấn đề lý thuyết
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
6. Bakhtin. M(1992) Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh C dịch, Trờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
7. Bakhtin. M(1993) Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Trần Đình sử, Lại Nguyên Ân, Vơng Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8. Bakhtin. M(2003) Triết học tiếng cời hội hè và hình tợng hiện thực nghịch dị. Lý luận và tiểu thuyết, Phạm Vĩnh C dịch, tạp chí Văn học nớc ngoài (1), tr 216-234 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học tiếng cời hội hè và hình tợng hiện thực nghịchdị. Lý luận và tiểu thuyết", Phạm Vĩnh C dịch, tạp chí "Văn học nớc ngoài
9. Bakhtin.M(2006) Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, Phạm Vĩnh C dịch, tạp chí Văn học nớc ngoài, (1), tr45- 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tạonghệ thuật ngôn từ", Phạm Vĩnh C dịch, tạp chí "Văn học nớc ngoài
10. Lê Huy Bắc(2003) Phê bình lý luận văn học Anh-Mỹ (tập 1), Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình lý luận văn học Anh-Mỹ
Nhà XB: Nxb giáo dục
11. Brewster Roland-John Augus Burrell(2003) Tiểu thuyết hiện đại, Dơng Thanh Bình dịch, Nxb Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết hiện đại
Nhà XB: Nxb Lao Động
12. Paul Brutin(1993) ấn Độ huyền bí, Nguyễn Đức Lân dịch, Nxb văn học, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ấn Độ huyền bí
Nhà XB: Nxb văn học
13. Nguyễn Thị Bình(2006) Luận án tiến sỹ: Những cuộc hành trình trong tiểu thuyết của Jean-Mario Gustave Le Clezio, Viện Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cuộc hành trình trong tiểuthuyết của Jean-Mario Gustave Le Clezio
14. Lê Nguyên Cẩn(1999) Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzắc, Nxb Giáo dục, Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
15. Lê Văn Chín (1995) Văn học Phơng Tây (giản yếu), Đại học S phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Phơng Tây
16. Coetzee .J. M (2004) Cuộc sống và thời đại của Michael K, Thanh Vân dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc sống và thời đại của Michael K
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
17. Bùi Văn Cờng(2004) Bàn thêm về văn học phi lý, tạp chí Nhà văn, (3), tr 97-106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về văn học phi lý", tạp chí "Nhà văn
18. Trơng Thái Du(2004) Đọc Linh Sơn của Cao Hành Kiện, theo thứ Bảy 11/09/2004. http//evan vn express.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc Linh Sơn của Cao Hành Kiện
19. Trơng Đăng Dung (1998) Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Nhà XB: Nxb Khoa họcxã hội
20. Trơng Đăng Dung (2004) Tác phẩm văn học nh là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học nh là quá trình
Nhà XB: Nxb Khoa họcxã hội

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng khảo sát ba nhân vật trung tâm trong các tiểu thuyết: Lâu đài của Franz Kafka, Xứ tuyết của Y - Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y  kawabata, linh sơn của cao hành kiện)
Bảng kh ảo sát ba nhân vật trung tâm trong các tiểu thuyết: Lâu đài của Franz Kafka, Xứ tuyết của Y (Trang 37)
Bảng khảo sát ba nhân vật trung tâm trong các tiểu thuyết:  Lâu đài của - Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y  kawabata, linh sơn của cao hành kiện)
Bảng kh ảo sát ba nhân vật trung tâm trong các tiểu thuyết: Lâu đài của (Trang 37)
Bảng khảo sát các cuộc gặp gỡ giữ aK và những ngời xung quanh Lâu đài - Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y  kawabata, linh sơn của cao hành kiện)
Bảng kh ảo sát các cuộc gặp gỡ giữ aK và những ngời xung quanh Lâu đài (Trang 41)
Bảng khảo sát các nhân vật phụ tác động, chi phối đến nhân vật trung tâm trong các cuộc hành trình: - Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y  kawabata, linh sơn của cao hành kiện)
Bảng kh ảo sát các nhân vật phụ tác động, chi phối đến nhân vật trung tâm trong các cuộc hành trình: (Trang 60)
Bảng khảo sát các nhân vật phụ tác động, chi phối đến nhân vật trung tâm trong các cuộc hành trình: - Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y  kawabata, linh sơn của cao hành kiện)
Bảng kh ảo sát các nhân vật phụ tác động, chi phối đến nhân vật trung tâm trong các cuộc hành trình: (Trang 60)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w