Đặt nhân vật trong không gian vật thể

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 74 - 79)

- Không gian nghệ thuật (Tiếng Nga: khudojestvennoe prostranstro) là: “hình thức bên trong của hình tợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự

3.1.1. Đặt nhân vật trong không gian vật thể

Đây là đặc trng mang tính chung nhất của hầu hết các loại tiểu thuyết từ xa đến nay.

Không gian vật thể trong tiểu thuyết chơng hồi, lịch sử và sử thi đó là các bãi chiến trờng với: ngựa, xe, binh lính, tàn d sau cuộc chiến; trong các lều trại, cung điện, trong thiên nhiên khắc nghiệt, rộng lớn... Không gian trong tiểu thuyết hiện thực là bộ mặt của chủ nghĩa T bản cùng với tàn d của xã hội Phong kiến với: sòng bạc, phòng trà, sàn nhảy, phố phờng... mang đầy tính chất thị trờng. Không gian trong tiểu thuyết phiêu lu là những khung cảnh mà nhân vật phiêu lu trải qua: rừng, biển, thành thị, nông thôn... tại đó, nhân vật để lại những chiến tích khác ngời của mình.

Trong khi, không gian trong tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại là không gian rời rạc, chắp nối, lắp ghép các sự vật hiện tợng ngẫu nhiên mà nhân vật ngụp lặn, lạc lỏng, xa lạ, đòi hỏi sự truy tìm, hoà nhập. Khi đi sâu vào miêu tả nhân vật hành trình thì không gian vật thể là đầy sự phức tạp, ngỗn ngang, không trật tự đến chấp nhận nhng không thừa nhận sự khủng hoảng, nó tung hê tất cả.

Với tiểu thuyết “Lâu đài”, nhà văn Franz Kafka đã làm nổi bật tính phi lý của không gian vật thể tạo nên những diễn biến bất ngờ cho nhân vật trung tâm K ngay từ lúc anh ta xuất hiện: đó là không gian trong quán trọ vào lúc đêm đã khuya, với sự nhớp nháp, bê tha cùng với bọn ngời trong quán. Nó tơng phản với khát vọng tìm kiếm của anh. Không gian bị “mờ hoá” bởi sự phủ trùm của tuyết: tuyết khắp mọi nơi: trên núi, trên lâu dài, trên đờng đi, trên cầu, trên quán trọ...

tại đó, K vùng vẫy, tìm hớng đi, nó nh bít bùng mọi hớng của chàng. Nơi của chàng đến dù là quán trọ, trờng học, một ngôi nhà nông dân, trởng thôn... đều bé nhỏ đến mức chật chội, nó đợc miêu tả trực diện chi tiết pha lẫn sự mơ hồ. Cho nên, khi anh ta ra khỏi nơi đó là cảm giác nh đi vào một thế giới không cùng, mất phơng hớng bởi tuyết bao phủ.

Không gian có khi đợc nhìn từ xa: “Lâu đài nói chung, đúng là nh K chờ đợi. Không có vẻ cổ kính, không có cung điện nguy nga, tráng lệ. Lâu đài chỉ là một quần thể những ngôi nhà hợp thành. Có vài ngôi nhà hai tầng, còn lại là nhiều nhà thấp nằm ngỗn ngang, ai không biết đấy là lâu đài thì cứ tởng là một thị trấn nào đó. K chỉ thấy một tháp chuông, nhng không thể nhận ra đó là tháp chuông nhà thờ hay nhà ở. Những con quạ đang lợn quanh nó” [70, 310]. Không gian ấy tạo nên ám ảnh xa vời không thể tiếp cận dù nó hiện lên thật trần trụi, nhãn tiền. Tính cụ thể và huyền hồ đợc nhà văn chồng chất trên mọi nẻo dù là đêm hay ngày.

Nhng đặc trng hơn vẫn là không gian đợc miêu tả cận cảnh. Trong đó, mọi sự vật đều hiện lên một cách sinh động bởi thủ pháp mang dấu ấn sự khủng hoảng toàn diện của văn chơng hiện đại. Đó là không gian của những ngôi nhà gỗ thảm hại ở làng quê, của bức tờng mà lớp vữa tróc nham nhở; là: “Căn phòng tranh tối, tranh sáng, ngời ngoài vào không thấy gì hết, K vấp phải cái chậu giặt, một bàn tay phụ nữ kéo chàng trở lại. Từ một góc phòng vẳng lên tiếng trẻ con, ở góc khác có hơi nớc bốc lên và căn phòng tranh tối tranh sáng ấy trở nên tối hẳn” [70, 314]. Là không gian của quán rợu với sự lắp ghép các vật thể rời rạc: bậc thang, lối cửa, lan can, ngọn đèn, tấm vải, gia huy... cũng là quán trọ nhng mảng đối lập của nó lại tạo nên sự gớm ghiếc, ghê sợ: bụi bẩn, đồ đạc đám hầu gái, chiếc bàn với ghét bẩn, quần áo, đồ lót ngỗn ngang. Là không gian ở trờng học tuềnh toàng trong cảnh K và Frida và hai tên phụ tá ngủ trên sàn bừa bộn: bàn ghế, rác bẩn, sự leo lét của đống lửa, gió thốc, tuyết phủ... Tất cả những vật thể cận cảnh ấy đợc lắp đặt trong sự ngỗn ngang cố ý góp phần nhấn mạnh cuộc truy tìm của K diễn ra trong không gian khắc nghiệt.

Trong “Xứ tuyết”, Y. Kawabata lại đặt nhân vật của mình trong một không gian thơ mộng, tinh tế hơn, trong sạch và đầy sự huyền ảo. Bên cạnh đó, những chi tiết cụ thể nh những nét chấm phá nh các bức đậm chất triết lý phơng Đông. Và, những bức tranh đó xuất hiện dày đặc trong tiểu thuyết. Nó không chỉ làm nổi bật tâm trạng (vấn đề này sẽ đợc làm nổi bật ở phần sau) mà nó còn là những bức

tranh không gian mang tính độc lập tơng đối bởi sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con ngời trong hành trình thởng ngoạn xứ tuyết của Shimamura- lữ khách tha ph- ơng. Trong những lúc nh vậy, nhân vật thoát khỏi những diễn tiến của tâm tởng, họ thực sự hoà nhập vào không gian kỳ thú đang hiện hữu trong sự thức nhọn các giác quan. Không gian đậm màu sắc thiên nhiên hiện lên trên nhiều góc độ của một con ngời a thích sự mới lạ:

- Là không gian huyền diệu của một buổi chiều bảng lãng, đẹp mà buồn: “Trong bầu trời đêm, phía trên những quả núi, hoàng hôn còn để lại vài vệt đỏ sậm muộn màng và ở tít xa, trên đờng chân trời, còn có thể nhận ra đợc mấy ngọn núi tách biệt. Nhng ở đây, gần hơn, lớt qua vẫn chỉ là phong cảnh núi non bây giờ đã tối và chẳng còn màu sắc gì. Và chẳng có cái gì để nhìn. Tất cả cứ lớt qua nh một lớp sóng mờ ảo, đơn điệu và nhạt nhẽo...” [71,225];

- Là những không gian thiên nhiên chắp nối, tuôn chảy: “núi non và làn không khí ngát hơng thơm của cành non lá mới”, là hình ảnh những “ đờng bay loạn xạ của hai con bớm vàng óng xuất hiện phía dới anh và chẳng máy chốc chúng trở thành màu trắng khi chúng bay lên cao và anh đối mặt với bầu trời chúng bay xoay tròn ở tít xa, rất cao, mé trên đờng viền các đỉnh núi.” [71,239];

- Là không gian ngôi làng, nơi Shimamura trọ ở xứ tuyết vừa cụ thể vừa đầy chất thơ: “Khi con đờng đi vào khoảng giữa các ngôi nhà, anh nghe nh có tiếng ma lâm thâm và anh trông thấy những que băng sáng bóng viền quanh mái chìa, nh những hình thêu tinh tế lóng lánh.” [71,253];

...

Trên đây là những mảng không gian đợc nhìn ở chiều rộng, chiều cao, với sự chuyển biến tinh tế, sắc nhạy. Thủ pháp liệt kê, liên tởng đợc huy động đầy ý nghĩa. Những sự vật đợc đặt cạnh nhau tạo nên một chỉnh thể mà trong đó nhân vật thoả sức thả mình trong khát vọng hoà mình, đắm say, chiêm ngỡng.

Cũng có khi, không gian đợc nhìn nhận ở chiều kích cụ thể trong sinh hoạt của con ngời, ví nh: cảnh những đêm dạ hội, sự bày biện đơn sơ mà tinh tế trong căn phòng đôi tình nhân Shimamura và Komado thờng đắm say, trên toa tàu chật

chội với ánh đèn mờ ảo; cảnh lộn xộn, hoảng loạn của đám cháy cuối tác phẩm: “Chẳng biết bao giờ anh nhận ra ngời nằm đó là Yoko? Tiếng la khủng khiếp của đám đông và tiếng kêu của Komado hầu nh đồng thời cất lên cùng lúc, anh nhìn thấy sự co giẫy của bắp chân Yoko, nằm bất tỉnh trên mặt đất” [71,338].

Với tiểu thuyết “Linh Sơn”, nhà văn Cao Hành Kiện lại đa độc giả vào một không gian vật thể đậm đặc của chi tiết; những chi tiết vừa đồng nhất vừa khác biệt mang màu sắc hiện tợng học. Đó là không gian của những mảnh vỡ, ngẫu nhiên nằm kề bên nhau tạo nên sự hỗn độn của chính sự vật hiện tợng đó, nó góp phần tạo nên sự ngỗn ngang, phức tạp, khó nắm bắt trong hành trình của nhân vật trung tâm.

Đọc tác phẩm ngời đọc lạc vào một không gian đa sắc màu, nhiều góc nhìn, khó nhận ra sự liên kết nào. Tính rời rạc của không gian vật thể đó là dụng ý để nhà văn lột tả thực tại cuộc sống không trật tự nh nó vốn có. Nó vừa cụ thể vừa huyền hồ ma quái, vừa là hiện thực sống sít vừa đầy ảo ảnh khó nắm bắt. Những không gian vừa khách quan vừa đậm màu triết lý đó đòi hỏi nhân vật sống trong đó phải trải nghiệm, truy xét, khám phá. Với tác phẩm này, chúng ta thử tìm hiểu một vài không gian để thấy đợc tác dụng của nó khi đặt nhân vật vào trong đó của nhà văn nói riêng và văn chơng hậu hiện đại nói chung:

- Mở đầu tác phẩm, tác giả đặt nhân vật trung tâm hành trình của mình vào một chuyến xe với sự khái quát cao. Tiếp đó, hình tợng ngời lữ khách tha hơng: “Xắc trên lng, xà cột ở tay, mi đa mắt liếc quanh khắp cái bến xe la liệt giấy gói kem que và bã mía. Đàn ông khệ nệ túi xách đủ mọi cỡ, đàn bà trẻ nhỏ trên tay b- ớc xuống, băng qua bãi xe trong khi một đám thanh niên, chẳng xắc lẫn chẳng làn giọ, lấy ra từ túi quần các bồ đài hạt hớng dơng, lần lợt ném từng hạt vào miệng, rồi tức khắc nhổ vỏ” [53,9]. Tiếp đó, là cuộc truy tìm trong mọi không gian phong phú và đa dạng:

- Không gian của vùng núi thờ thần lửa với những thần chú, phép thuật huyền hồ, bí ẩn: “Ngồi trớc lửa, hắn uống rợu nhng trớc khi nhấp, hắn nhúng một

ngón tay vào trong bát rồi vẫy lên đống than hồng bắt đầu kêu xèo xèo rồi phì ra một làn khói lam” [53,23];

- Là không gian âm u trong ngôi nhà nọ ở vùng núi vắng lặng, thê lơng, heo hút “Trong sân có hai cầu thang. Ta leo lên làm các bậc kêu cót két, ta bớc nặng chân để báo hiệu ta đến nhng tầng gác vẫn cứ vắng lặng. Ta đẩy cửa, các gian phòng trống không, chỉ thấy bụi và mùi ẩm mốc...” [53,42];

- Không gian nơi Thuỷ tạ đầy mơ hồ, mộng ảo: “âm thanh trong trẻo của tiếng chày đập quần áo lởn vởn trên mặt nớc” [53,50];

- Là không gian trong các lời kể mang tính huyền thoại của anh ta về: bố Rắn mẹ Rắn trong ngôi miếu Lam Hoàng, về không gian tại một bến sông hoang vu, ghê rợn về ngời chở đò họ Vơng, về không gian của cánh “rừng bất động mênh mông vô cùng vô tận”...

- Là không gian thực tế, cụ thể trong trại nuôi gấu trúc, trong “gian phòng ngời đàn bà béo đã xếp đặt tất cả xong xuôi, bà ngồi đoan trang trên chiếc ghế dựa mây, mí mắt cụp xuống. Rõ ràng bà là bà đồng tiếp xúc với các hồn. Bà già ngồi đầu giờng...” [53,126]. Là “ở đầu làng cành lá cây bách đen cháy đi vì sơng giá, đã ngã sang màu đỏ thẫm. Đứng dới cây, tì vào cai thuổng, là một ngời đàn ông mặt xám, nhợt nhạt nh thần chết.” [53,132].

- Là không gian đợc nhìn nhận trong sự so sánh với nhục cảm thể xác giữa nhân vật trung tâm và nhân xng nàng- ngời tình của anh ta: “Sau đại hồng thuỷ, giữa trời và đất chỉ còn lại một cái thuyền con, trên thuyền chỉ có hai anh em, một trai, một gái, chúng không chịu đợc nữa cảnh cô đơn, chúng ôm chặt lấy nhau, chỉ có thân xác kẻ kia mới là có thật, mới chứng nhạn đợc cho kẻ này.” [53,174];

- Đó là không gian hiện lên bảng lãng, vô định trong chơng cuối cùng của thiên tiểu thuyết: “Qua cửa sổ ta nhìn thấy một con ếch trên mặt đất phủ đầy tuyết. Một mắt nháy một mắt mở. Không động đậy, con ếch quan sát ta. Ta hiểu đó là thợng đế.” [53,710];

Tất cả không gian vật thể có thể xác định hay mơ hồ trên là nơi nhà văn đặt nhân vật vào đó với dụng tâm nhấn mạnh hành trình của anh ta trong chính thế giới mà mình kiếm tìm, chiêm nghiệm. Sự đầy ắp về các không gian vật thể tạo nên tính phức tạp ngổn ngang, tạo nên những d vị riêng trong cuộc hành trình khám phá đời sống con ngời hiện đại. Các nhân vật bằng thế giới quan, nhân sinh quan của ngời hiện đại nhìn nhận sự vật vừa ẩn ức ý nghĩa, vừa biểu lộ tính phi lý của thế giới thực tại. Không gian trong tiểu thuyết lúc này nh một hệ thống sự vật hiện tợng vừa quan hệ vừa độc lập tơng đối trong vai trò của ngời trải nghiệm. Tính cụ thể của nó thể hiện ở các địa điểm, trờng độ và góc cạnh: cao thấp, ngắn dài, rộng hẹp... đồng thời nó vừa mang sắc thái mơ hồ, phi lý, đầy chất hoang đ- ờng, tách rời thực tại sống. Điều đó, đòi hỏi nhân vật phải tò mò, hồ hởi, say mê khao khát khám phá, truy tìm nó trên đờng đi của mình. Nó minh chứng rằng, không gian vật thể bên cạnh việc xây dựng văn bản bởi tính độc lập tơng đối, còn là một đặc trng nghệ thuật của các nhà văn hiện đại và hậu hiên đại.

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w