Độc thoại của nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết hiện đạ

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 86 - 88)

- Không gian nghệ thuật (Tiếng Nga: khudojestvennoe prostranstro) là: “hình thức bên trong của hình tợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự

3.2.1. Độc thoại của nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết hiện đạ

- Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Độc thoại nội tâm (tiếng Anh: interior monologue) là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con ngời trong dòng chảy trực tiếp của nó” [37,122].

- Nhà nghiên cứu văn học ngời Nga M. Bakhtin (1895-1975) cho rằng: “Trong ý đồ sáng tạo mang tính độc thoại, nhân vật bị khép kín, và ranh giới ý nghĩa của nó đợc hoạch định nghiệt ngã; nó hành động, trải nghiệm, suy nghĩ và ý thức trong ranh giới cái thực tại của mình, tức là trong ranh giới cái hình tợng đã đợc xác định của mình nh một hiện thực, nó không thể thôi không làm mình nữa, nghĩa là vợt ra ngoài tính cách mình, tính điển hình của mình, khí chất mình mà lại không phá vỡ ý đồ mang tính độc thoại của tác giả về nó” [6,246-247].

Ngoài ra, còn rất nhiều nhà nghiên cứu bàn đến vấn đề độc thoại nội tâm trong sáng tác văn học nhng đây không phải là vấn đề mà đề tài mong muốn làm rõ một cách tờng tận. Mục đích của chúng tôi là: đứng trên những quan niệm đó để có cái nhìn lôgic về độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại khi xây dựng nhân vật hành trình.

Có thể thấy rằng, độc thoại nội tâm là thủ pháp xuyên suốt trong khi xây dựng nhân vật. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi khái quát: “Độc thoại nội tâm xuyên suốt trong kịch cổ đại, nhất là kịch Sêxpia. Trong văn học tự sự cận

đại, độc thoại nội tâm vẫn còn mang tính chất sân khấu, sự tự bộc lộ, chân thành, khách quan. Bắt đầu từ sáng tác của L. Xtíc-nơ, độc thoại nội tâm có chức năng mới: truyền đạt hoạt động nội tâm. Trong tiểu thuyết sử thi của L. Tônxtôi, độc thoại nội tâm đợc truyền đạt gần nh không có sự can thiệp của tác giả, phản ánh đợc cả ý thức lẫn vô thức của nhân vật” [37,122]. Vậy là, độc thoại nội tâm đổi mới theo tiến trình văn chơng nhân loại. Nhng phải đến chủ nghĩa hiện thực, độc thoại nội tâm mới là thủ pháp nổi trội. Nó phản ánh đúng tấn bi kịch của con ngời trong xã hội “đại tự sự” với sự tha hoá và ý thức chống tha hoá.

Đến văn chơng hiện đại, độc thoại nội tâm bên cạnh sự kế thừa những đặc điểm trớc đó, nó hoàn toàn mang chứa trong mình những dấu hiệu riêng. Nhân vật trong sáng tác lúc này, đặc biệt là tiểu thuyết, bằng những lý thuyết tâm lý của triết học hiện đại, tác giả đã đi sâu vào địa hạt sâu thẳm của tâm hồn con ngời, lột trần mặt nạ của từng cá nhân, cá thể. Nó là sự vỡ mộng, đốn ngộ ngay trong sự đối thoại với chính mình mà có khi chẳng liên quan tới hoàn cảnh sống, đấu tranh để tìm thấy mình hay vợt lên số phận. Độc thoại nội tâm lúc này là “tạp nhạp, viễn vông, lộn xộn, kết hợp bằng ký ức, trạng thái, cảm giác, ao ớc, yếu tố bi thảm và hài hớc trộn lẫn với nhau, dòng t tởng mở rộng tiếp tục lu thông từ chúng ta thức tỉnh cho tới khi nó biến mất dần dần trong giấc ngủ hay vào cõi chết” [11,258]. Điều này đặc biệt đúng với kiểu nhân vật hành trình, nhân vật từ khi khởi hành cho đến lúc kết thúc luôn biểu hiện bằng sự lắp ghép đầy sự phi lý, phi lôgic của tâm trạng. Từ nghiêm túc trong suy t, đến nhỏ nhen tủn mủn rồi tự cời cợt chính mình, bông lơn với chính tâm t của mình. Nó là một tổ hợp đầy phức tạp không hệ thống, chứ không mang tính tổ chức cao nh trong sáng tác của chủ nghĩa hiện thực.

Việc nghiên cứu nhân vật hành trình với những diễn biến tâm trạng đó là hệ quả của thủ pháp đặt nhân vật vào trong không gian huyền hồ, không xác định.

ở đó, nhân vật biểu lộ hết những trạng thái sống của mình, đầy tính nghiệm sinh, siêu hình trong mọi góc cạnh, suy t, khát vọng. Nhân vật hành trình độc thoại nội

tâm thể hiện rất rõ trong các tác phẩm: Lâu đài, Vụ án của Franz Kafka, Xứ tuyết, Ngời đẹp say ngủ của Y. Kawabata... Chúng tôi tập trung đi sâu vào hai tiểu thuyết là Lâu đàiXứ tuyết để minh chứng cho vấn đề đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w