Độc thoại của nhân vật K trong “Lâu đài“

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 88 - 92)

- Không gian nghệ thuật (Tiếng Nga: khudojestvennoe prostranstro) là: “hình thức bên trong của hình tợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự

3.2.1.1. Độc thoại của nhân vật K trong “Lâu đài“

“Lâu đài” của F. Kafka là tiểu thuyết có độc thoại nội tâm diễn ra với mật độ khá dày. Nó thể hiện trên nhiều khía cạnh, không chỉ là đối diện với chính mình trong hoàn cảnh khách quan khắc nghiệt mà còn là sự quay vào vô thức của bản thể, những suy t vừa phi lý chắp nối, những hiện tợng có khi mang tính độc lập với đời sống; đầy giễu cợt và hài hớc, đậm tính suy luận, truy bức. Sự “nhại lời” trong hành trình tìm kiếm đó vừa khẳng định tính khủng hoảng trong tinh thần cá thể vừa lột mặt nạ chính những đối tợng mà anh ta hoài công đeo đuổi.

Ngay từ khi vừa đến Lâu đài, trong cảnh nhếch nhác của quán trọ và con ngời ở đây anh ta đã tự hỏi: “Vậy ra trong quán trọ của làng này cũng có điện thoại ? Họ đợc trang bị ghê thật. Tuy K có hơi ngạc nhiên nhng nói chung chàng cũng không quan tâm lắm” [70,305]. Rõ ràng, trong suy nghĩ của K, chiếc điện thoại đó không chỉ là một thứ xa xỉ mà nó còn là sự lố bịch, đầy bất cập, vô nghĩa. Điểm nhấn độc thoại này lại tiếp tục đợc gợi mở trong cái cách mà anh ta suy nghĩ và đánh giá về Lâu đài với làng của anh ta. Nó khắc khoải trong lòng anh, tạo nên sự bấp bênh trong lần đầu diện kiến trớc lâu đài vừa là sự thất vọng trong khởi điểm của cuộc truy tìm. Đây là thủ pháp tạo nên sự trái chiều, nghịch cảnh trong tâm lý nhân vật. Để trong suốt chiều dài khám phá của anh ta luôn ẩn ức câu hỏi rằng: cái lâu đài hiển hiện đó là ở đâu? những con ngời trong lâu đài đó là nh thế nào? tôi phải tiếp cận từ đâu? phải gặp ai để hiểu rõ sự tình?...

“Con đờng dài tới đây, qua bao ngày, từng bớc chàng đã vợt qua yên ổn. Vậy mà giờ đây, thật là không đúng lúc, xuất hiện những hậu quả khó chịu vô cùng, ngoài ý muốn. Chàng không cỡng lại đợc lòng mong muốn có đợc những mối quen biết mới, nhng những quan hệ mới lại làm chàng mệt mỏi. Nếu trong

trạng thái này mà cố bình tâm lại và đi dạo cho đến cổng toà lâu đài thì cũng đã là quá đủ.” [70,313].

Những dằn vặt tâm trạng, những lời độc thoại đó luôn diễn ra trong những trạng huống và những mối quan hệ, những con ngời mà chàng gặp. Chúng đợc lắp ghép tạo nên một hành trình đầy phức tạp, khổ ải không chỉ là ở thể xác mà nó còn là sự tha hoá của chính tâm hồn K, là luôn phải đặt trong sự bi thảm, đối diện với chính mình mà suy luận, phỏng đoán. “Trong sự phân tầng không gian tâm t- ởng này, K không thuộc về đâu cả, chàng ở ngoài rìa của thế giới đó. Không đợc vào lâu đài, cũng không đợc làng chấp nhận, nên chàng buộc phải tự tạo ra một thế giới thứ ba từ chính bản thân mình, thế giới đó lang thang một cách xa lạ giữa thế giới bên trên và thế giới bên dới. K tìm kiếm sự thật và ý nghĩa của cuộc đời.” [70,943]. Sự thực là, trong thế giới mà “anh ta tự tạo ra” bằng nhiều phơng thức đó, luôn luôn ẩn dấu bằng sự lập trình cho các suy nghĩ độc thoại, có khi chẳng ăn nhập gì với những chỉ dẫn của những con ngời xung quanh lâu đài. Bởi ngay trong lúc đối thoại với họ luôn có độ chênh về hớng đến và khát vọng giữa anh và họ kiểu đối thoại không đồng nhất, rời rạc, ông nói gà bà nói vịt. Duy nhất trong hớng ra của anh là quay vào chủ thể để suy diễn, lý giải. Có những đoạn độc thoại ngắn ngủi, bế tắc, ngớ ngẩn, có những độc thoại dài lê thê mà K phiêu du tâm hồn trong sự mất phơng hớng, không lối ra. Xuyên suốt trong toàn thiên tiểu thuyết độc thoại nội tâm trong nhân vật trung tâm thực hiện hành trình K diễn ra đầy phức tạp, dới nhiều dạng thức khác nhau. Tất cả những kiểu độc thoại đó giúp cho ngời đọc nắm bắt đợc một cách tế vi những trạng thái tâm hồn khác nhau của số phận con ngời hiện đại.

- Độc thoại để tự vấn an, thể hiện khát khao chiếm lĩnh đích đến, khi đứng trớc thử thách: “K tự khen mình, vì con đờng khó đi và nỗi lo sẽ trở về nhà ra sao đã không cản đợc bớc tiến của chàng. Chẳng lẽ con đờng này không bao giờ kết thúc?” [70,336];

- Độc thoại sau khi gặp gỡ những ngời nông dân ở làng, dới lâu đài: “Chàng cảm thấy những ngời dân làng đã đuổi hoặc sợ chàng đến ít nguy hiểm

hơn: thực ra họ bỏ mặc chàng và cho chàng tập trung sức mạnh: còn những kẻ giúp việc giả vờ thì chỉ với màn kịch nhỏ đóng mau lẹ nh thế này họ đã đa chàng đến nhà thay cho lâu đài.”[70,360];

- Độc thoại vừa hy vọng đến hoang mang sau khi gặp trởng thôn: “Bản thân K cũng gần nh ngạc nhiên là cuộc nói chuyện với trởng thôn khiến chàng ít lo lắng đến thế. Chàng cố gắng lý giải điều này cho mình rằng những kinh nghiệm đến lúc này cho thấy đối với chàng các cuộc tiếp xúc chính thức với các nhà chức trách của bá tớc diễn ra hết sức đơn giản...” [70,367];

- Độc thoại mâu thuẫn trong tâm trạng K: “Việc ngời ta đề nghị chàng điều gì, ngay từ đầu K đã ít quan tâm nhng chàng không xem nhẹ ý nghĩa của việc đó...” [70,406];

- Độc thoại biểu lộ khát vọng bằng sự quan sát lâu đài và mong ngóng tiếp cận nó: “Hình bóng của toà lâu đài đã bắt đầu chìm trong bóng tối, nó đứng câm lặng nh vẫn thế. K cha bao giờ thấy ở đó dấu hiệu nhỏ nào của cuộc sống, có lẽ ở xa nh thế không nhận ra cái gì cả, nhng con mắt vẫn khát khao đợc thấy cái gì đó, và không thể nào chịu đợc sự bất động câm lặng này...Và quả vậy, - ai biết đợc điều đó là nguyên nhân hay hậu quả,- cái nhìn quan sát của chàng không dừng lại đợc mà cứ tuột khỏi lâu đài” [70,414];

- Độc thoại tự hỏi dài hơi, thể hiện sự day dứt, dằn vặt: diễn ra từ trang 419 đến trang 420. Trong đó độc thoại đã trở thành mơ hồ khi chàng suy nghĩ vụn vặt, không liên quan tới trọng tâm hành trình: “... có thật đây là cô nhắc không? – K tự hỏi một cách nghi hoặc và chàng đã...” [70,419];

- Độc thoại hoang mang, bất định: “... không có cái gì vô nghĩa hơn, không có cái gì tuyệt vọng hơn sự tự do, sự chờ đợi và sự bất khả xâm phạm này” [70,423];

- Độc thoại phản kháng đến buông xuôi: “K không sợ sự đe doạ của bà chủ quán... chàng nghĩ đến một nơi xa, nghĩ đến một cái tổ không thể đến gần đ- ợc...Chàng nghĩ đến cái nhìn ngạo mạn và không thể nắm bắt đợc của nó...” [70,433];

- Độc thoại hồi tởng trải dài, trong đó tâm trạng của K hoảng loạn đến mông lung: “...chàng mơ màng nh vậy, và những ớc mơ của chàng cũng đùa nghịch với chàng...” [70,455];

- Độc thoại giả định, hy vọng và thất vọng trong sự suy đoán cho ngày mai, cho tơng lai mịt mùng, với sự lạnh nhạt của tình đời “Anh thầm hình dung cuộc nói chuyện với Klamm nh một thứ kinh doanh gì đó trên cơ sở kẻ bán ngời mua...” [70,476];

- Độc thoại miêu tả hành động từ trang 483 đến trang 488: từ lúc K đang dọn tuyết ở trờng học về sự hứa hẹn của Schawarzer, về công việc của chàng: sự lạc quan rồi không tin tởng hiện diện trong mọi luồng suy nghĩ của anh;

- Độc thoại hớng nội khi đối thoại với Olga, kiểu đối thoại không tơng thích khiến K quay vào tự vấn mình: “Và trong khi anh vẫn luôn xuất phát từ giả thuyêt bất lợi nhất, vậy mà điều đó có thể không chắc chắn...” [70,508];

- Độc thoại hồi tởng, đối sánh: “Tiếng động, tiếng búa gõ làm K nhớ tới chuyện mà có lần ngời ta đã kể cho chàng nghe ở đâu đó, rằng một số viên chức để làm cân bằng công việc trí óc thờng xuyên căng thăng bằng một việc gì đó, họ đã làm nghề mộc, hoặc những bộ phận máy móc chính xác hoặc những việc tơng tự nh thế, một cách nghỉ ngơi tạm thời.” [70,573]. Hay kiểu độc thoại tơng đồng giữa tâm trạng và ngoại cảnh: “K mệt mỏi đến mức chàng đã nghĩ có nên thử mở cửa một căn phòng nào đó, bởi vì có những phòng rõ ràng không có ngời, chàng có thể ngủ đẫy giấc trên một chiếc giờng có chăn nào đó chứ.” [70,587];

- Độc thoại tự vấn trong hoang mang, sửng sốt: “Tất cả những điều này để làm gì? Tất cả những điều này để làm gì? Chàng thầm hỏi và nhìn Burgel bằng đôi mắt nửa nhắm nửa mở...” [70,595];

- Độc thoại thiên về cảm giác trong sự suy sụp của thể xác và tinh thần: “K hồi lâu mà không làm sao đứng dậy nổi, chàng hoàn toàn choáng váng vì bị đánh thức đột ngột...” [70,604];

- Độc thoại mỉa mai: “ở các ngài đây luôn luôn là buổi tra- K thầm nghĩ” [70, 607];

- Độc thoại khi đã hoàn toàn thất vọng, chàng miên man trong tâm trạng ngớ ngẩn: “Chàng có thể nói gì đó về quần áo của bà chủ quán nhỉ? Cùng lắm là chàng đã nói quần áo đẹp nh thế này chàng cha bao giờ nhìn thấy trong cuộc đời” [70,649];

...

Tất cả những kiểu độc thoại đó vừa góp phần miêu tả cái xã hội mà K đang mong hoà nhập đồng thời bật lên trong suy t của anh ta là không thể tiếp cận. Nh- ng điều ý nghĩa là khát vọng đó luôn tồn tại trong tâm thức của anh ta. Và anh đã hoài mong, khao khát, hành động tất cả vì điều đó. Đó cũng là nguyên cớ cho K thực hiện cuộc hành trình. Chính cách độc thoại nội tâm đa dạng đó đã tạo nên nhng sắc thái mới trong tiểu thuyết này. Nó là bớc tiến so với kiểu độc thoại nội tâm của văn chơng thế kỷ XIX, độc thoại trong sự tranh đấu không khoan nhợng.

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w