Độc thoại của Shimamura trong “Xứ tuyết“

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 92 - 96)

- Không gian nghệ thuật (Tiếng Nga: khudojestvennoe prostranstro) là: “hình thức bên trong của hình tợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự

3.2.1.2. Độc thoại của Shimamura trong “Xứ tuyết“

Tiểu thuyết “Xứ tuyết” của Y. Kawabata sáng tác bằng chính cảm quan hành trình của tác giả- một con ngời đắm say trong sự truy tìm vẻ đệp truyền thống Nhật. Bên cạnh đối thoại để biểu lộ cảm xúc, hình thức độc thoại nội tâm mang màu sắc chủ quan thông qua nhân vật trung tâm Shimamura, nhà văn nhập vai một cách đầy đồng cảm. Bằng ngôn từ trực tiếp và nửa trực tiếp, những lời độc thoại nội tâm diễn ra dày đặc trong tác phẩm, chiếm số lợng câu chữ khá lớn. Đây là thủ pháp quan trong cấu thành nên nhân vật hành trình trong tác phẩm. “Xứ tuyết” ra đời năm 1947, độc thoại nội tâm bắt đầu có sự manh nha của những dòng tâm trạng, “dòng ý thức” bị cắt rời, lắp ghép thành nhiều phân mảnh xoay quanh tâm lý nhân vật trung tâm.

Ngay từ đầu tác phẩm, ngời đọc đã bắt gặp những độc thoại thiên về cảm giác của Shimamura khi hoà mình vào Xứ tuyết: “lạnh đến thế này rồi cơ à? Shimamura tự hỏi... Chắc hẳn đó là nơi ở của các nhân viên đờng sắt” [71,221]. Và những dòng độc thoại đó diễn ra liên miên trong hầu khắp tác phẩm. Chúng tôi thấy cứ hai trang tiểu thuyết lại có một dòng độc thoại dài, ngắn, về những đối tợng khác nhau.

- Độc thoại trong khi quan sát, hồi tởng: “Shimamura lơ đãng nhìn mu bàn tay trái, anh cựa quậy các ngón tay và tự nhủ rằng chỉ có bàn tay này, sự vuốt ve của các ngón tay ở bàn tay này là còn giữ lại đợc kỷ niệm tinh tế và sống động, ký ức nóng hổi và đầy nhục cảm về ngời đàn bà mà anh sắp tới gặp” [71,223];

- Cũng trong khung cảnh trên tàu huyền ảo đó, tâm trạng anh phiêu bồng từ “vũ trụ siêu nhiên và tợng trng” đến “bàng hoàng khi ánh lửa tít xa” đến hình ảnh “phi thực” tuôn chảy trong tâm hồn đầy cảm xúc của anh “cảm thấy thấm tận vào tim” [71,225]. Trong anh, vẻ đẹp của ngời con gái trên tàu khiến “anh ít nghĩ tới chính nàng mà anh lại nghĩ nhiều tới một nhân vật nào đó xa xa, tới một con ngời lý tởng nào đó của thế giới huyền thoại” [71,226]. Anh day dứt trong trạng thái giữa thực và mơ, giữa hiện tại và “biểu tợng sinh động của dòng thời gian” [71,228];

- Nhiều khi độc thoại nội tâm chỉ là những tự vấn rất nhỏ nhặt về một chi tiết nào đó mà anh bắt gặp trên hành trình: con ngời, phong cảnh, đồ vật, địa danh...

+ “Thật là một chuyện lạ! Shimamura tự nhủ trớc khi nghĩ sang chuyện khác” [71,230];

+ “Anh đoán cô phải hai mơi mốt, hai mơi hai” [71,231];

+ Chàng “nghĩ đến kỳ nghỉ hè sắp tới và tự hỏi mình sẽ đi nghỉ ở đâu...?” [71,234];

+ “Anh lên sờn núi, cời nh một gã điên không biết vì sao...” [71,239]; + “Trò chuyện với cô bé này ? Nói với cô geisha miền núi điển hình này ?” [71,238];

- Có khi là độc thoại dài hơi về khát vọng chiếm lĩnh nghệ thuật của anh, nào là “cũng chính với cái cảm giác phi thực ấy mà anh say mê nghệ thuật biên đạo múa phơng Tây” hay “anh không muốn xem các điệu múa Nhật Bản nữa”, “trong trí tởng tợng của anh cống hiến cho anh những màn diễn vô song và vô tận của loại hình múa mà anh hằng ớc mơ”... Nó trải dài từ trang 235 đến trang 236

trong tác phẩm bằng cả lời gián tiếp của tác giả lẫn sự hoài vọng trực tiếp của nhân vật.

Độc thoại nội tâm diễn ra bởi nhiều phơng thức: có độc thoại khi một mình đơn độc, độc thoại khi đang đối thoại, có độc thoại miêu tả hớng ngoại, độc thoại hớng nội triệt để...

- Độc thoại trong đối sánh tâm lý a thích sự tìm tòi, khám phá “Shimamura bắt đầu nghĩ rằng với những mơ mộng của anh về ba lê phơng Tây, anh cũng khá giống cô ở vài phơng diện. Anh cũng đọc linh tinh những tác phẩm kỳ quặc...” [71,248];

- Độc thoại miêu tả, biểu lộ cảm giác, tâm trạng:

+ “Anh cảm thấy cái lạnh buổi sáng, anh lại cảm thấy ngạc nhiên sao lạnh đến thế, anh khẽ nhấc đầu lên khỏi gối...” [71,251];

+ “Shimamura tự hỏi không biết mặt trời đã mọc cha?” [71,252]; + “và anh bỗng thấy buồn...” [71,256];

+ “đắm chìm trong suy nghĩ ấy, Shimamura giật mình, anh cảm thấy cần phải trở về với thế giới thực tại...” [71,259];

+ “Sự nghi ngờ của anh, cảm giác của anh về một sự trống rỗng và hão huyền trong tất cả chuyện này” [71,262];

+ “Lập tức Shimamura cảm thấy nh bị nhiễm điện, anh rùng mình và nổi da gà lên đến tận má” [71,268];

+ “Anh cảm giác nh trong anh luôn văng vẳng giọng nói ấy” [71,277]; + “Anh cảm thấy mình đang ngồi trên một cỗ xe siêu nhiên du hành trong cõi siêu thực, đang đợc đa về chốn H Vô rộng lớn vĩnh hằng, bên ngoai thời gian và không gian.” [71,279];

+ “Shimamura tự hỏi không biết con côn trừng hôm qua đã chết hay cha?..” [71,281];

+ “...Anh thầm ngây ngất thứ tiếng tự chào mừng đón hỏi: “Chao ơi! Mình đã ở đây thật rồi” [71,283];

+ “Phải chăng đó là những cảm giác qua yên ổn ở anh? Phải chăng...?” [71,295];

+ “Shimamura nói buông thỏng, không khỏi rùng mình vì sự trống rỗng của lời mình” [71,313];

+ “Shimamura cảm thấy đó là một hình phạt, một tội lỗi mà anh gây ra ...” [71,315];

+ “Anh hồi niệm đến buổi mai tuyết rơi ấy” [71,321];...

- Trong sự ngây ngất của Shimamura, độc thoại dài hơi của anh lu chuyển trong nhiều trạng thái tâm lý khác nhau, trải qua nhiều sắc thái cảm nhận khác nhau về: núi non, tuyết ngập tràn, bàn tay ngời đàn bà xứ tuyết, cảnh chợ xứ tuyết, những bộ áo kimono, công nghệ tẩy trắng, những ngời thợ dệt, số phận con ngời, gia đình vợ con của anh, tiếng chuông ngân, làng bên suối nớc nóng... Nó chắp nối, cóp nhặt trong nhiều trang tiểu thuyết (từ trang 323 đến 327).

- Độc thoại hớng nội đầy khắc khoải, bất an, mông lung, kỳ ảo:

+ “...anh chẳng hiểu tại sao anh đã rời bỏ nó để tìm kiếm một cái gì?” [71,328];

+ “Anh cảm tởng nh đang bơi lội trong đó, ánh sáng chiếu vào anh mà nó toả gần đến độ anh cảm thấy bị hút lên trên ấy” [71,332];

+ “...anh càng cảm thấy tột cùng nỗi kinh hoàng của sự chia xa” [71,333]; + “...lại cảm thấy bầu trời lấp lánh kia đang xiết chặt lấy mặt đất” [71,334]; + “Anh thấy cảnh đó nh một ảo ảnh ma quái” [71,338];

+ “...một nỗi lo lắng không gọi ra đợc, chất nặng lên tâm t anh một nỗi buồn vô tận” [71,339];...

Những độc thoại dày đặc ấy diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong tâm trạng Shimamura. Tính đa dạng của độc thoại hiện hữu bằng nhiều phơng thức diễn tả. Nó góp phần làm bật nổi bút pháp hành trình trong mục tiêu là vẻ đẹp văn hoá truyền thống Nhật.

Qua việc khảo sát hai tiểu thuyết trên, có thể thấy độc thoại là tiêu biểu và đầy dấu ấn nghệ thuật trong khi cấu trúc nhân vật hành trình đặc biệt là nhân vật

trung tâm. Tính phong phú của độc thoại nội tâm thể hiện trên nhiều khía cạnh của ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại. Nó có thể là lời nói không hiện hữu từ nhân vật, lời nửa trực tiếp trong sự hoá thân của tác giả thông qua nhân vật, là lời độc thoại nội tâm sâu sắc của nhân vật, hoặc là sự phân thân, tách làm hai để đối thoại, tranh cãi, dằn vặt, day dứt... Hàng loạt sự suy luận, hồi tởng đến mơ hồ, hỗn loạn trong tâm lý ngời hành trình. Tất cả những đặc trng đó tạo nên tính khác biệt của độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết hiện đại. Một bớc tiến dài so với tiểu thuyết trớc đó trong khi đi sâu vào thế giới nội tâm đầy phức tạp, đầy góc khuất của con ngời.

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w