Shimamura trong “Xứ tuyết“ của Y.Kawabata

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 45 - 60)

Đọc toàn thiên tiểu thuyết 110 trang (trang 221-329) trong “Yasunary Kawabata, tuyển tập tác phẩm” (2005), Nxb Lao động, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, ngời đọc đắm chìm vào một miền đất hoang sơ, đẹp buồn và con ngời Nhật Bản mặn mà, tinh tế. Thiên tiểu thuyết mỏng manh, gợi cảm nh chính nhân vật trong tác phẩm. Sự mong manh, dễ vỡ đó không đồng nghĩa với sự nhạt nhẽo, trái lại nó rất gợi cảm và đầy tràn khát vọng.

Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết là Shimamura đợc miêu tả là một ngời khách du lịch viễn du đến Xứ tuyết từ chốn phồn hoa đô hội- thành phố Tôkyô. Khác với K trong Lâu đài của F. Kafka khắc khoải tìm về lâu đài; Shimamura đến rồi đi, lại đến thật nhẹ nhàng, thanh thoát, nhng cũng tràn đầy khát khao chiếm lĩnh. Anh ta đợc giới thiệu là đã có gia đình, vợ con và công việc ổn định. Đối sánh với cuộc đời và thú vui du lịch của nhà văn, có thể thấy anh ta chính là hiện thân của chính tác giả, bởi “Kawabata đã đợc nhà văn Mishima Yukiô phong tặng danh hiệu “ngời lữ hành vĩnh cửu”... Trong suốt cuộc đời mình, Kawabata là ngời ra đi để kiếm tìm cái đẹp trong thiên nhiên và con ngời Nhật Bản” [71,1079].

Mở đầu tác phẩm, tác giả miêu tả hành trình của đoàn tàu nh một chiêm nghiệm thoáng qua, tất yếu bao gồm cả sự hiện diện của nhân vật trung tâm mà chúng ta sẽ khảo sát. Xứ tuyết đợc nhìn nhận: “Qua một đờng hầm dài giữa hai vùng đất và thế là đã tới xứ tuyết. Chân trời trắng mờ dới bóng đêm. Đoàn tàu chạy chầm chậm rồi dừng lại ở một ga xép.” [71,221].

Trên hành trình của Shimamura, Xứ tuyết tựu trung trên hai khía cạnh: phong cảnh và con ngời. Và cả hai luôn đợc lồng vào nhau gần nh không tách biệt trong cảm quan của ngời khách viễn du này. Cả hai đều ám ảnh trong tâm trí và lớn lên thành khát vọng của anh. Vì vậy, mà trong tác phẩm tác giả đã cho biết hơn một lần Shimamura đến với xứ sở này.

Thiên nhiên trong Xứ tuyết không đơn thuần là bức tranh phong cảnh thuần tuý đợc đặt đơn tuyến nh một bức tranh thuỷ mặc, mà nó luôn song hành với con ngời nơi đây. Thông qua những biến chuyển tâm trạng của nhân vật trung tâm, thiên nhiên có sức quyến rũ riêng của nó. Nó chính là một trong hai nguyên cơ đích thực lu giữ dấu chân của Shimamura. Đến với xứ tuyết trong nội cảm của anh ta là đến với nguồn sống mới, bởi khi đoàn tàu “qua một đờng hầm dài” là anh đã bỏ lại tất cả phía sau: vợ con, công việc, chốn phồn hoa đô thành..., hớng đến vùng đất của thế giới tinh sạch, quyến rũ đối với anh. Thiên nhiên xứ tuyết với cái lạnh trong cảm giác ban đầu bị vợt qua, trong tâm hồn của Shimamura bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp nguyên sơ của nó và ngời con gái không quen, vừa gặp

trên tàu. Anh biết tên nàng thông qua cuộc trò chuyện giữa cô và bác bảo vệ. Giọng nói, khuôn mặt, ứng xử của nàng vang mãi trong suốt hành trình của anh. Vẻ đẹp thiên nhiên và con ngời xứ tuyết càng trở nên mờ ảo hơn, lung linh hơn khi nó đợc nhìn ở góc độ nhạt nhoà của ánh đèn trên chuyến tàu:

“Trong bầu trời đêm, phía trên những quả núi hoàng hôn còn để lại vài vệt đỏ sậm muộn màng và ở tít xa, trên đờng chân trời có thể nhận ra đợc mấy ngọn núi tách biệt.” [71,225].

Cũng ngay lúc đó, Shimamura phát hiện ra vể đẹp của ngời thiếu nữ đi cùng ngời đàn ông ốm yếu: “gơng mặt xinh đẹp cảm động ấy nh thể hất tất cả ra cái buồn tẻ âm u xung quanh.”[71,225]. Điều mà anh kịp nhận ra trớc đó bởi nàng đã tạo ra những cảm giác “kỳ lạ”, nh những “kỷ niệm tinh tế” [71,223], anh “sửng sốt trớc sắc đẹp của nàng” và tự nhủ rằng đó là “trò diễn của một giấc mơ” [71,224]. Trong ánh sáng tít xa ấy anh tiếp tục chiêm ngỡng vẻ đẹp của nàng hiển hiện trong thiên nhiên huyền ảo:

ánh sáng lấp loá- con mắt sáng rực,

Phong cảnh ban đêm mờ ảo- khuôn mặt nhạt nhoà,

Vẻ đẹp thiên nhiên huyền thoại- vẻ nghiêm trang quý phái của nàng... Đó là những cảm nhận thoáng qua nhng không thể phai trong tiến trình khám phá xứ tuyết của Shimamura, bởi nó là những khát vọng vô cùng thánh thiện và tinh tế. Ngời con gái có tên là Yoko ấy là nét đối lập hoàn mỹ so với ngời con gái Komado rất đời thờng, nhuốm màu nhục dục đợc miêu tả khá nhiều và khá kỹ ở những phần sau của tiểu thuyết này. Vẻ đẹp thiên nhiên không chỉ đợc nhìn nhận qua sự chuyển động của đoàn tàu, trong taxi mà bằng nhiều góc độ khác: cận cảnh, mỏng manh thoáng qua bởi độ lùi của không gian, đối sánh với con ngời... Cho nên, hành trình của Shimamura tuy dừng lại ở xứ tuyết nhng nó không đứng yên mà luôn vận động, khám phá và truy tìm, thởng ngoạn. Nó còn là diễn biến tâm trạng giữa nhiều thái cực của anh ta.

Trớc hết, đó là những kỷ niệm với nàng Komado, một geisha với “con mắt rực sáng lên bởi ánh lửa trong vùng núi xa xôi” [71,228]. Và khi diện kiến nàng hình bóng đập vào mắt anh đó là chiếc áo kimono dài mà nàng đang mặc; hình ảnh chiếc áo biểu trng cho văn hoá Nhật còn trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm với những màu sắc và kiểu dáng khác nhau, tô điểm thêm sự phong phú cho hành trình khám phá xứ tuyết của anh. Trong tâm t của Shimamura vẫn luôn lu giữ hình bóng của nàng geisha đằm thắm, với tình yêu đầy nhiệt huyết: “Bàn tay này vẫn giữ những kỷ niệm tốt đẹp nhất về em” [71,229]. Sự khám phá của anh lúc này là khám phá vẻ đẹp của ngời đàn bà trẻ vừa mang sắc thái của tình yêu vừa đậm chất thể xác. Bởi nó là nguyên cớ để anh quay lại xứ tuyết “nếu không ai lại đến cái xó này vào lúc cuối năm để mà chịu rét cóng, Shimamura nói.” [71,230].

Rồi anh nhớ lại lần đầu tiên gặp Komado, đó là lần đầu tiên anh đến suối nớc nóng “Quá tài tử và lông bông nhàn rỗi, đôi khi anh muốn tìm lại bản thân mình. Điều anh thích thú hồi ấy là đi một mình đến vùng núi. Một mình thôi. Thế là một buổi chiều anh tới trạm suối nớc nóng sau một tuần lễ đi khắp dãy núi Ba Tỉnh. Anh nhờ gọi cho anh một geisha...” và Komado xuất hiện “gây cho Shimamura một cảm giác tuyệt vời bởi vẻ sạch sẽ và tơi mát của cô.” [71,230]. Cuộc đối thoại giữa anh và Komado đột nhiên biến thành cuộc khám phá những con ngời nơi vùng núi hẻo lánh, điều rất khó xảy ra nơi thành phố tấp nập mà anh đang sống. Nơi đây, chính vùng núi mà anh chọn để du lịch này, là nơi anh cảm thấy “dồi dào nguồn sống”, anh gặp đợc ngời con gái “ngây thơ trong trắng”, đầy thú vị này. Bởi vậy, mà trong anh luôn day dứt cho sự cách xa ngay trong khi đang ở bên nàng: “nghĩ đến kỳ nghỉ hè sắp tới anh sẽ đi nghỉ ở đâu cùng với gia đình để tránh cái nóng bức của mùa hè, Shimamura đã tính sẽ quay lại vùng núi này” [71,234].

Nhng ngay trong lúc ấy, ám ảnh về ngời thiếu nữ trên tàu đã khiến tâm trạng của anh luân chuyển sang một “cảm giác phi thực trong suốt đến kỳ lạ, rất gần với chất thơ của hình phản chiếu ở tấm kính cửa sổ toa tàu; một khuôn mặt

gợi cảm đầy nữ tính và tuổi trẻ bồng bềnh trớc phong cảnh lớt qua của hoàng hôn và ban đêm.” [71,235]. Đó là những cảm giác nhẹ nhàng, len vào trong tâm t của anh.

Chính hai luồng cảm giác, một bên đậm chất nhục dục với nàng Komado, nửa kia là hình bóng huyền thoại Yoko cứ tuôn chẩy cho đến cuối cuộc hành trình của Shimamura.

Cùng với thiên nhiên và con ngời thì vẻ đẹp truyền thống cũng có sức thu hút rất lớn đối với anh. Nó tạo nên sự thích thú của kẻ luôn su tập cái đẹp nh hành trang của sự sống trong cuộc sống hiện đại: đó là vẻ đẹp của chiếc áo kimono đợc nhìn ở nhiều góc độ, về vẻ đẹp của vũ đạo Nhật mà anh muốn cách tân nó theo balê phơng Tây, truyền thống về các geisha Nhật...

Nhng tựu trung và đặc sắc nhất là, thiên nhiên hoang sơ mà tinh khiết của xứ tuyết. Shimamura nh một nhiếp ảnh gia đã thu vào trong cảm nhận nhiều khoảnh khắc kỳ diệu của xứ tuyết:

Hình ảnh ngôi làng khắc nghiệt mà quyến rũ;

Hình ảnh núi non và làn không khí ngát hơng thơm của cành non lá mới; Hình ảnh con nớc chảy xa xa trong anh mặt trời đã bắt đầu xuống dần; Hình ảnh các đỉnh núi lờ mờ hiện ra dới ma;

Hình ảnh màn đêm bất động tĩnh lặng trong không khí u tịch;

Hình ảnh của tuyết với nhiều góc độ khác nhau: kỳ bí, trong suốt, ảo ảnh; ...

Điều này minh chứng thêm rằng, Shimamura đến với xứ tuyết không đơn thuần là đắm chìm trong nhục thể với ngời tình Komado. Trong quảng thời gian mà Komado bận tiếp khách du lịch, làm công việc của một geisha thì tâm hồn của anh lại có dịp phiêu bồng trong thiên nhiên và con ngời nơi đây. Anh đợc nhìn nhận “vốn nhẹ dạ và nông nổi, anh ta đam mê hết thứ này đên thứ khác. Đang say mê âm nhạc và cha học đến nơi đến chốn đã chuyển sang nghiên cứu múa dân tộc, rồi sau lại sang múa balê phơng Tây...” [71,1049]. Tính cách này phù hợp với một con ngời a khám phá cái mới, cái đẹp. Bởi cái Đẹp là muôn hình vạn trạng:

khát khao hoà mình vào thiên nhiên, say sa tìm hiểu vẻ đẹp truyền thống, đắm chìm trong tình yêu thể xác và tinh thần, chúng đồng hiện trong khát vọng khám phá mọi chiều kích của cuộc sống. Nó chiếm lĩnh tâm hồn anh mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, anh vừa khát khao tìm về với ngời con gái đầy kỉ niệm, vừa khát vọng khám phá vẻ đẹp huyền bí, trong sáng, ngây thơ, ấm áp lớt qua của ngời thiếu nữ vừa gặp.

Cho nên, ba lần đến xứ tuyết, là ba lần với những tâm trạng thuần nhất về nàng Komado: lần một: gặp gỡ, lần hai: đến vì khát khao, lần ba: mong đợc gặp. Trong khi đó, thiên nhiên đã thay đổi từ đông sang thu rồi sang xuân; ngay cả Komado cũng có sự thay đổi nhng với Shimamura thì: “mỗi lần gần nhau, Shimamura đã tìm thấy ngay cái thế giới thân mật và gần gũi dù đã xa nhau lâu ngày, mà khi xa cô, anh lại thấy nó biến mất tăm rất huyền bí, không thể nào gợi ra nổi”[71,290]. Nhng cũng với sự ám ảnh đó, nàng Yoko hiện lên trong tâm trí đầy long lanh huyền ảo:

- “Anh cảm giác nh trong tai anh luôn văng vẳng giọng nói ấy, một giọng nói đẹp đến nao lòng, chẳng khác gì một tiếng vang sống động của ngọn núi xa xôi đầy thuyết phục”[71,277].

- “Yoko vẫn có thứ âm sắc trầm vang, tình cảm, thứ tiếng nói thấm vào anh một nỗi buồn bởi tiếng rất sang nh là nàng tuyệt vọng gọi một hành khách nào đó khuất dạng trên con tàu giữa mênh mông biển cả, thứ tiếng lảnh lót trong đêm và trong tuyết”[71,301].

- “Đôi mắt ngây thơ kia, đôi mắt của Yoko có thể rọi sáng đến đáy... bị ng- ời con gái đó hút mất hồn”[71,306]

- “Anh càng thêm ngợng ngùng nhìn thấy trớc mặt mình ngời con gái trẻ mà mỗi lần gặp lại khiến mình xúc động sâu xa, khiến anh tự thấy khó xử đến lo âu khó tả. Vẻ trang nghiêm từ đầu đến cuối, nàng nh đang trong những khúc mắc bí ẩn và đầy thơng cảmcủa tấn bi kịch lớn lao”[71,313].

- “Một giọng cời trong mà sắc, nh chính giọng nói của nàng, một tiếng cuời nh lúc nào cũng hớng về nơi vô định, từ nỗi cô quạnh mà ra. Một tiếng cời

không hề thô tháp, vô lối mà nó lặng dừng sau khi đã gõ vào cánh cửa trái tim chàng”[71,316].

- Và cho đến thiên tiểu thuyết khi Yoko chết vì hoả hoạn thì theo đó tâm hồn Shimamura cũng “mất thăng bằng và lạnh cả ngời”, anh gần nh sụp đổ “anh bớc lên để đứng cho vững và khi anh ngã đầu về phía sau, dải Ngân hà tuôn chảy lên anh trong cái thứ tiếng gầm thét dằn dữ”[71,339].

Qua đây, có thể thấy rằng, những cảm xúc về thể xác với Komado là nguyên cớ để Shimamura trở đi trở lại xứ tuyết, nhng trong sâu thẳm những nét mới lạ của xứ tuyết: thiên nhiên các mùa, Yoko mới là trung tâm trong hành trình khám phá của du khách Shimamura.

Chung quy lại, hành trình tìm về xứ tuyết chính là hành động rời bỏ chốn thành thị ồn ào náo nhiệt, để neo đậu tâm hồn mình bằng cảm thức đợc sống với thiên nhiên, với khát vọng, tình yêu thánh thiện. Và có lẽ, những dằng xé trong tâm hồn của Shimamura, vừa tạo nên vẻ đẹp mang tính đời thờng vừa đậm màu sắc triết lí phơng Đông. Nó giúp anh di dỡng tâm hồn mình trong cuộc sống hiện đại đầy khắc khoải, nghiệt ngã.

2.1.3 Nhân xng: Ta- Hắn- Mi trong “Linh sơn“ của Cao Hành Kiện

Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Linh sơn đợc nhà văn định danh bởi ba nhân xng khác nhau: Ta- Hắn- Mi trải dài, luân phiên, đan xen trong 81 chơng tiểu thuyết. “81 chơng sách của nhà văn kiêm hoạ sỹ họ Cao chứ 81 luỹ thừa, 81 nét màu, đan xen, chồng chéo, hoà lẫn, mất hút trong nhau rồi lại hiển hiện tinh khiết đến tột cùng ở đâu đó. Hơn thế nữa bức tranh còn bị che mờ bằng vô số cơn ma, màn sơng, bóng tối và cả rêu phong ớt át...” [18,19].

Vấn đề tên gọi của nhân vật trung tâm trong tiêut thuyết Linh sơn là một vấn đề khá phức tạp. Đây là đặc trng hoàn toàn mới của tiểu thuyết hậu hiện đại. Ngay khi đặt ra “nhân vật trung tâm” trong tác phẩm Linh sơn chúng tôi cũng xét đoán nó ở mặt tơng đối về vấn đề thuật ngữ.

- Bởi, Hoàng Vĩ Tông trong “Chủ nghĩa hậu hiện đại ở Trung Quốc” đã nhận định rằng: “nhân vật và nơi chốn đợc viết ra đều không phải là nhân vật đặc chỉ, cũng không mang ý nghĩa là một mục tiêu tiêu biểu, thế giới đều là tập hợp của các sự kiện ngẫu nhiên, tất cả đều không có liên quan đến nhau, không trung tâm, không ý nghĩa, từ phi lí mà thể hiện rõ sự h vô”[5,347].

- Nguyễn Ước trong “Một hồ sơ về chủ nghĩa hậu hiện đại” cho rằng tiểu thuyết hậu hiện đại “Từ khớc cốt truyện và nhân vật nh là những quy ớc nghệ thuật đầy ý nghĩa”[5,527].

Cho nên, việc nhìn nhận tên gọi nhân vật hay nhân vật trung tâm ở đây nó nh là một kí hiệu quy chuẩn của tiểu thuyết để chúng tôi nghiên cứu trọng tâm của vấn đề đặt ra: kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết.

Ngay trong chơng 72, cuộc đối thoại giữa nhân vật Hắn và nhà phê bình trong tác phẩm Linh sơn đã phần nào làm sáng tỏ vấn đề trên:

- Nhà phê bình: “Anh muốn kể chuyện của anh nh thế nào đi nữa thì chuyện cũng cần phải có một nhân vật chính, đúng không? Một cuốn tiêu thuyết muốn gì cũng phải có nhiều nhân vật chính nhng ở anh ?... ”

- Hắn: “Ta- Mi- Nàng- Hắn trong sách tôi chẳng lẽ không phải là nhân vật? Hắn hỏi”.

- Nhà phê bình: “chẳng qua là những nhân xng khác nhau”. - Hắn: “hắn nói hắn không vẽ chân dung”.

- Nhà phê bình: “đúng thế, tiểu thuyết không phải là hội hoạ, nó là nghệ thuật ngôn ngữ”...

- Hắn: “hắn nói hắn không có ý định dựng tính cách nhân vật nào...”[53,638].

Việc dẫn ra một số quan điểm và nhận định nh vậy không chỉ nhằm diễn

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w