Thủ pháp “dòng ý thức“ của nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết hậu hiện đạ

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 96 - 109)

- Không gian nghệ thuật (Tiếng Nga: khudojestvennoe prostranstro) là: “hình thức bên trong của hình tợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự

3.2.2. Thủ pháp “dòng ý thức“ của nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết hậu hiện đạ

hậu hiện đại

Tiểu thuyết hậu hiện đại với kiểu nhân vật trung tâm của cuộc hành trình bắt đầu từ nhng năm 80 của thế kỷ XX cho đến nay. Việc coi sáng tạo nhân vật với tâm lý trải dài kiểu “dòng ý thức” xuất hiện ở nhiều tác giả nh: J. M. Le Clezio, Cao Hành Kiện, J. M. Coetzee... với các tác phẩm: Sa mạc, Linh Sơn, Cuộc sống và thời đại của Michael K...

Vấn đề sáng tạo nhân vật theo “dòng ý thức” đã đợc nhiều nhà nghiên cứu bàn đến. Bởi “dòng ý thức” không chỉ có ở chủ nghĩa hậu hiện đại mà nó bắt nguồn từ văn học hiện đại, điều này đã đợc chúng tôi lu ý ở phần “Độc thoại của nhân vật trung tâm của cuộc hành trình” ở trên.

- Theo Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi thì: “Dòng ý thức (tiếng Anh: stream of consciousness) là một dòng văn học của thế kỷ XX, chủ yếu là văn học hiện đại chủ nghĩa hớng tới tái hiện đời sống nội tâm, cảm xúc, liên tởng. Thuật ngữ “dòng ý thức” do nhà tâm lý học Mỹ Uy-li-ơm Giêm-xơ đặt ra vào cuối thế kỷ XIX, khi ông cho rằng ý thức là một dòng chảy, dòng sông trong đó các ý nghĩa, cảm giác, các liên tởng bất chợt thờng xuyên chen nhau và đan bện vào nhau một cách lạ kỳ, phi lôgic. “Dòng ý thức” là trờng hợp cực đoan

của độc thoại nội tâm, khi mà các mối liên hệ khách quan với môi trờng thực tại khó bề khôi phục lại” [37,107].

- Phơng Lựu trong “Tìm hiểu lý luận văn học phơng Tây hiện đại” (1998), Nxb Văn học cho rằng: “Từ chủ nghĩa trực giác của Henri Bergson đã xuất hiện hiện tợng gọi là “dòng ý thức” trong nền văn học phơng Tây hiện đại. Thật ra, hiện tợng văn học này phần nào cũng bắt nguồn từ phân tâm học của Sigmund Freud và tâm lý học cơ năng của Willam James trong công trình “Nguyên lý tâm lý học” (1884-1890), ông cho rằng hoạt động tâm lý của con ngời không phải đợc cấu thành bởi những yếu tố cô lập, tách rời mà là một dòng chảy không dứt” (tr 151). Từ đó, ông khái quát về những đặc điểm của tiểu thuyết “dòng ý thức” nh sau:

+ Thời gian đảo lộn và dung hợp,

+ Những tình tiết liên tởng tự do đan xen và nhảy cóc,

+ Sử dụng nhiều loại độc thoại nội tâm theo lối phân tích tâm lý, + Sử dụng nhiều thủ pháp tợng trng,

+ Sự kỳ dị của ngôn ngữ và thể loại.

Dựa trên những quan điểm, thuật ngữ, khái quát đó chúng ta có thể thấy rằng tiểu thuyết “dòng ý thức” dù xuất hiện từ chủ nghĩa hiện đại nhng phải đến thời hậu hiện đại thì kiểu sáng tác này mới hoàn toàn nở rộ và phát triển. Bởi, xã hội hậu hiện đại trong sự khủng hoảng toàn cục của con ngời cá nhân thì “dòng đời chủ quan” mới bộc lộ một cách trọn vẹn. Đặc biệt là, khi con ngời chạy trốn khỏi thế giới thực tại để tìm kiếm số phận ở những nơi hoang sơ, tinh sạch. Trong lúc hành trình đầy gian truân vất vả không tìm thấy đó, dòng tâm trạng triền miên chính là nơi để bản ngã con ngời quay vào. Các tiểu thuyết xây dựng nhân vật trung tâm hành trình nhà văn “đã cố ý vứt bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh cốt truyện, không chú ý bối cảnh, ngoại cảnh, câu văn không dùng dấu chấm phẩy. Các nhà văn sáng tạo nhiều thủ pháp nghệ thuật mới nh: đảo ngợc thời gian, thời gian đồng hiện, hoà trộn thực h, hiện tại, quá khứ, tơng lai” [37,107].

Nhà tiểu thuyết hậu hiện đại đã đi sâu vào nội cảm nhân vật, họ dùng thế giới chủ quan và đầy tính trực giác để biểu lộ những tâm lý biến động đầy phức tạp của con ngời. Thế giới tợng trng thế chỗ cho thế giới khách quan, nó phá vỡ những quy tắc thuần nhất của truyền thống để tạo nên thế giới tâm trạng nhân vật đầy sự chiêm nghiệm của cả ý thức lẫn vô thức. Cho nên, việc đọc và chiếm lĩnh tiểu thuyết hậu hiện đại là không dễ. Bởi “dòng ỳ thức” nhân vật hỗn độn, lắp ghép, đầy sự liên tởng; tất cả đều mang tính biểu tợng cao độ.

Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung khảo sát tiểu thuyết “Linh Sơn” của Cao Hành Kiện nh một tác phẩm tiêu biểu cho kiểu xây dựng nhân vật trung tâm với “dòng ý thức”. Từ đó, phần nào đa ra những nhận định minh chứng rằng đây là thủ pháp quan trọng trong khi sáng tạo ra kiểu nhân vật này của tiểu thuyết hậu hiện đại. Vấn đề “dòng ý thức” đã đợc nhà nghiên cứu Phơng Lựu khái quát thành những đặc điểm cơ bản của nó, cho nên, chúng tôi tuân theo trình tự đó để khảo sát nhân vật trong tác phẩm đã lựa chọn ở trên.

- Dòng ý thức nhân vật trung tâm trong sự đảo lộn và dung hợp của thời gian“ ” Trong tiểu thuyết “Linh Sơn” ngay từ chơng 1, nhà văn không cho ta biết đó là thời gian nào hay mùa nào trong năm. Đan xen đến mịt mùng chỉ là sự luân chuyển giữa ngày và đêm, giữa đi và dừng, giữa thởng ngoạn và nghỉ ngơi của nhân vật trung tâm đợc gọi tên là Mi- Hắn Ta. Thời gian mơ hồ bất định đó không diễn tả đợc lịch trình của anh ta, mà chỉ thông qua thời gian tâm lý cùng với sự vận động của “dòng ý thức”, giữa quá khứ, hiện tại và tơng lai trùng phùng trong hồi ức và khát vọng của nhân vật. Ngay khi “mặt trời sắp lặn, hình bán cầu của nó giống nh một nắp vung màu da cam” [53,18], anh ta đang ở nhà trọ tại một thị trấn nọ, thoắt cái đã ở “giữa các cao nguyên Tây Tạng và đồng bằng Tứ Xuyên, tại xứ sở của dân tộc Khơng, trong trung phần của núi Cùng Lai, ta đã thấy sự tôn thờ lửa.” [52,24], anh hoà mình vào thời gian đêm tối của vùng núi huyền hồ, s- ơng khói. Thoắt cái đã ở núi Ô Y, đến trung tâm của khu bảo tồn, sang hồ Thuỷ Tạ, lại thấy phiêu bồng trong sự hồi tởng về quá khứ dân tộc, về truyền thống phong phú...

Thời gian có khi là hoài niệm về ngày hôm qua. Nó có thể hiện lên bằng lời kể với Nàng- ngời bạn đồng hành, ngời tình của anh. Trong bối cảnh thời gian đó tâm trạng anh mặc sức đi về giữa quá khứ và hiện tại. Cũng có thể giữa những câu chuyện anh kể, trong hiện tại mập mờ, anh lại lạc vào một không- thời gian bất định, mông lung “Ta phải bình tĩnh, trở lại điểm xuất phát, không, trớc hết ta phải cố tìm hớng nhng chung quanh ta đâu đâu cũng dựng lên bóng những cây lãnh đạm đen ngòm. [53,99]. Vừa đang tâm sự với Nàng ở chơng 11 (tr 102), sau đó đã thấy anh ta miên man tâm sự về bệnh ung th của mình. Có khi là thời gian anh ở “Đại Linh Nham, hòn đá hồn lớn đêm cha buông xuống hẳn” [53,142] lại hiện lên “kỷ niệm thời thơ ấu của mi lại nổi lên” [53,154].

Thời gian có khi chỉ là cầu nối mỏng mảnh giữa hiện tại và tơng lai nên khi anh ta đang tâm sự cùng Nàng đã thấy anh hồ hỡi, suy t cho chuyến đi tiếp theo mà không rõ mình sẽ đi đâu, nh thế nào, phơng hớng ra sao? Có khi, đang là quá khứ huyền hồ bỗng chốc đã là hiện tại hiện hữu sống động với những gian truân thử thách khát vọng. Tính huyền thoại của thời gian lồng ghép trong quá khứ tuổi thơ với những kỷ niệm nhng đầy miên man, bất định của tâm thức “Nói cho cùng kỷ niệm của thời thơ nhỏ là gì? Làm sao ta có thể chứng minh đợc sự tồn tại của chúng? Tốt nhất là giữ lấy chúng ở trong lòng, kiểm chứng chúng làm gì?” [53,465].

Thời gian trong “Linh Sơn” đảo lộn một cách hỗn loạn trong sự hồi tởng của nhân vật trung tâm. Có khi anh đang nghĩ về quá khứ “cũng là mùa đông này, tuyết rơi đầy, một ngời bạn đến, kể chuyện lúc anh lao động cải tạo” [53,689], vụt cái đã biến chuyển sang hiện tại với sự sống động của thực tế: chuyện công việc, chuyện bán buôn, chuyện làm truyền hình, chuyện pháp luật... Trong khi, nguyên cớ vẫn là những tình tiết về anh bạn nọ, cũng trong không gian đó. Đang hoang mang trong “núi băng”, đối diện với “sông băng” [53,704] đã thấy anh suy tởng về “ngời phụ nữ Tây Tạng đi ngựa ngang đây” [53,706], lại thấy anh ta ở “trong đêm tối trong góc gian phòng, trên máy ghi âm đèn báo cờng độ âm thanh nhấp nháy liên hồi” [53,709]...

Thời gian mở ra mênh mông, bất định, với sự đảo lộn và dung hợp giữa quá khứ- hiện tại- tơng lai hiện hữu trong sự thức nhọn các giác quan của nhân vật trung tâm. Nó không đơn thuần là thời gian đong đếm mà chính là thời gian của tâm trạng, của ý thức tạo thành dòng chảy miên man, không dứt. Thời gian với những đặc trng đó tạo nên sự phong phú trong bút pháp xây đựng nhân vật hành trình của tác phẩm “Linh Sơn” nói riêng và tiểu thuyết hậu hiện đại nói chung.

- Những tình tiết liên tởng tự do, đan xen và nhảy cóc

Đây là thủ pháp độc đáo trong Linh Sơn, bởi nó là cơ sở gây nên cảm giác kích thích sự hứng thú trong ngời đọc.

Có khi, anh ta đang say sa kể chuyện về tên tớng cớp Tống Quốc Thái làm Cách mạng, sang trang cũng trong chơng truyện đã thấy anh đang ngắm nhìn ngời con gái xa lạ nọ, rồi từ đó là chuyện Cách mạng, chuyện Mao Trạch Đông... Các câu chuyện đợc đợc miêu tả bằng các tình tiết lộn xộn mà không cần sự gợi mở, hiện lên đột ngột, chuyển hớng bất ngờ. Có khi, anh đang ở bên một con sông nọ với cảnh đẹp sống sít đã thấy anh ta kể cho Nàng những câu chuyện ma kinh dị, chuyện T Mã Thiên, chuyện Đệ Nhị công chúa, chuyện các hoàng đế Trung Hoa, chuyện vợ ngời lái đò họ Vơng, chuyện công việc của mình, chuyện Nữ Oa, chuyện Thần Nông...

Các câu chuyện đợc nối với nhau bằng những gạch nối tởng nh là tự nhiên nhng thật ra có khi chúng chẳng liên quan gì tới nhau. Cứ thế cho đến hết, cuốn tiểu thuyết là một sự tổng hợp các chi tiết, sự kiện nh: tạp ký, nhật trình, nhật ký về cuộc phiêu lu của nhân vật. Xoay quanh một định hớng là cuộc truy tìm Linh Sơn, với những suy t liên tởng ấy mà xâu chuỗi, tạt ngang, lắp ghép cấu thành nên tác phẩm. Không cốt truyện, thời gian đảo lộn đến mơ hồ, nhân vật bị nhoè mờ không tên, những tình tiết hoàn toàn tự do xuất hiện tạo cho tiểu thuyết này sự phức hợp ngoài sức tởng tợng, nếu thẩm định nó bằng cảm quan của chủ nghĩa hiện thực.

Những tình tiết ấy phản hồi, trùng điệp trong hành trình của nhân vật và cả trong cõi vô thức của anh ta tạo thành dòng chảy miên man không dứt. Cho đến

cuối tác phẩm, chơng 81, hình ảnh con ếch bất động cũng là chi tiết hoàn toàn mơ hồ để anh ta suy t về Thợng Đế, về h vô, về tồn tại, về sự bí ẩn trong mọi thứ “Ta thật tình cái gì cũng không hay, cái gì cũng không hiểu” [53,711]. Tính phức điệu của tiểu thuyết này phần lớn là đợc cấu thành bởi các chi tiết đan cài, xuyên thấm và nhảy cóc đột ngột đó.

- Sử dụng nhiều loại độc thoại nội tâm theo lối phân tích tâm lý

Khác với tiểu thuyết hiện thực, Linh Sơn nói riêng và tiểu thuyết có nhân vật trung tâm hành trình nói chung nhà văn không cần giới thiệu, ngời trần thuật đồng hiện trong nhân vật, họ cùng nói, kể mà không quan tâm đến ngời tiếp chuyện. Anh ta gần nh là độc thoại cho chính mình với những dòng tâm trạng đầy suy t, sự phân tích đợc diễn ra trong nhiều t thế, tình huống.

Vậy nên, trong tác phẩm, nhân vật mặc sức đa ra những câu chuyện mà gần nh chỉ riêng anh ta trải nghiệm, ngời đọc không rõ anh ta hành động nh thế nào. Sự hỗn lọan, đầy tính phi lý, phi lôgic nhng nó chính là những diễn biến tâm lý đ- ợc khúc xạ từ hiện thực. Những câu chuyện, hay nói đúng hơn là những hồi ức của anh ta là của chính chủ thể cảm nhận, nóng hổi, sống động. Tính đa dạng, đa diện của dòng tâm lý đó đợc đặt ở nhiều điểm nhìn khác nhau, qua nhiều trạng thái đợc phân tích, lý giải khác nhau:

+ Đoạn diễn biến tâm lý cô độc, hoang mang, đầy âu lo khi anh ta một mình trong khu rừng nguyên sinh nọ;

+ Từ hiện thực, anh ta chiêm nghiệm về lịch sử khi tìm thấy tấm da trâu ghi niên biểu các triều đại phong kiến Trung Hoa;

+ Sự mặc định, hoài nghi, ám ảnh khi anh ta chứng kiến cảnh các bà đồng gọi hồn ngời chết;

+ Anh ta băn khoăn, day dứt, khắc khoải khi nghĩ về một thể thức mới trong sáng tạo tiểu thuyết...

Tất cả đều có sự huyền hồ, ma quái nhng nó đợc lồng trong hiện thực bởi những phân tích tâm lý đậm màu sắc nhân văn. Chính những diễn biến tâm lý đợc nhìn nhận dới góc độ con ngời với những ứng biến trong từng hoàn cảnh khác

nhau đó góp phần tạo nên sự huyền diệu, quyến rũ trong hành trang khám phá thế giới của nhân vật trong tác phẩm.

- Sử dụng nhiều thủ pháp tợng trng

Tợng trng là thủ pháp đặc trng của văn chơng, nhng với tiểu thuyết hậu hiện đại, đặc biệt là khi đi vào xây dựng nhân vật hành trình, tính hữu hiệu và xuyên suốt đến độ đậm đặc. Vì nó góp phần tạo nên những chi tiết, hình ảnh, tâm trạng nhân vật vừa mang tính hiện thực đậm nét vừa dựng lên sự huyền hồ, phi lý. Những biểu tợng mang tính tợng trng trong tác phẩm trở thành những cảm quan thờng thấy trong tâm thức ngời hiện đại:

+ Lửa: là biểu tợng xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết: sự tôn thờ lửa của bộ tộc miền núi, đốm lửa ma trơi trong đêm tối bên sờn núi, bếp lửa của ngời bản xứ... đã trở thành một biểu trng văn hoá, cho sự phát sinh phát triển của văn minh nhân loại;

+ Sơng mù, tuyết: vừa hữu hình vừa vô hình, nó xuất hiện nh những thử thách, những ám ảnh cho khát vọng, sự quyết tâm trong truy tìm của nhân vật trung tâm hành trình;

+ Lịch sử: trong quan niệm của nhân vật là mọi thứ, huyền hồ phức tạp, tuỳ theo cảm nhận của từng đối tợng;

+ Thợng Đế: đấng tối cao tồn tại trong vô thức của từng con ngời, tợng trng cho văn hoá tôn giáo, nó trở thành đối tợng để con ngời hiện đại biểu lộ các cảm quan khác nhau: thành kính, tôn thờ, không là gì cả đến bông lơn, coi thờng, xỉ vả...

...

Điều này đã đợc thừa nhận bởi, có những vấn đề mà ngôn ngữ không thể biểu hiện và khái quát nỗi. Tính huyền bí trong nhận thức, khám phá phải bằng t- ợng trng. Nhất là với con ngời hiện đại và hậu hiện đại, khi địa hạt vô thức trong sâu thẳm đã đợc đào sâu nghiên cứu bằng nhiều lý thuyết nhân sinh siêu hình, duy tâm. Cho nên, ngay trong từng chi tiết, từng hình ảnh, từng con ngời tởng nh

rõ ràng, nhng để thấy đợc đầy đủ góc cạnh của nó nhất thiết không thể bỏ qua thủ pháp tợng trng.

- Sự kỳ dị của ngôn ngữ và thể loại

Điều này thể hiện khá rõ trong Linh Sơn, bởi tác phẩm là tiêu biểu cho sự lý giải các huyền thoại, sự vật - hiện tợng bằng cách thức đầy mơ hồ, phi lý. Những đoạn văn đợc cấu trúc không tuân theo quy tắc ngữ pháp, ngôn ngữ đa màu sắc của nhiều thể loại: ngôn ngữ ký sự, ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ chính luận, ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ văn chơng...

Đọc toàn thiên tiểu thuyết, ngời đọc rất khó hình dung đây là thể loại gì? Là nhật ký hành trình ? có thể, vì nó có đầy đủ những chặng đờng mà anh ta đã đi

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 96 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w