Chủ nghĩa hậu hiện đại với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 29 - 37)

Văn chơng hậu hiện đại bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX. Đó là những sáng tác tiếp nối sự khủng hoảng của giai đoạn văn học hiện đại, sự hoài nghi đợc đẩy lên thành những luận thuyết. Sự thức tỉnh luôn nằm trong sự ràng buộc bởi thực tại và khát vọng. Nếu chủ nghĩa hiện đại khủng hoảng trong sự tan vỡ, hỗn độn của thế giới thì đến hậu hiện đại nó lại đợc đẩy lên bởi sự chấp nhận mà không thừa nhận, nó tung hê tất cả: “chủ nghĩa hậu hiện đại chẳng những không có ý tởng xót xa về sự tản mác, tạm bợ hoặc không mạch lạc đó mà còn hoan nghênh nữa. Thế giới này vô nghĩa ? Thế thì chỉ nên giả vờ rằng nghệ thuật có thể làm cho nó có nghĩa, chúng ta hãy đùa giỡn với sự vô nghĩa ấy”[5,488].

Điều này đợc minh chứng qua các sáng tác của: Claude Simon, Michei Tournier, Eugene Ionesco, J. M. Le. Clezio, Eliot, Woolf, Cao Hành Kiện, J. M. Coetzee..., văn chơng hậu hiện đại là hiện tợng trên toàn thế giới.

Những đặc trng chủ yếu của văn chơng hậu hiện đại đợc Barry Lewis (trong: Văn chơng hậu hiện đại thế giới. Những vấn đề lý thuyết (2003) Nxb Hội nhà văn ) khái quát ở các phơng diện sau:

- Sự hỗn độn thế trụ (temporal disorder) - Cống nhặt (Pastiche)

- Mảnh vỡ (Fragmentation)

- Sự nới lỏng tổ chức (loofeness of association) - Tính hoài nghi (Paranoia)

- Vòng luẩn quẩn (viciuos cirdes)

ở đây, chúng tôi muốn điểm qua một số tác giả tiêu biểu để thấy đợc xu h- ớng sáng tạo của thời kỳ này.

Ông đợc coi là chủ soái của kịch phi lý trong nửa cuối thế kỷ XX. Kịch của ông đậm màu sắc triết lý nhân sinh bi quan siêu hình. Sáng tác của ông luôn chất chứa những mâu thuẫn sâu sắc giữa: chống đối đến đoạn tuyệt, bi đát mà hài hớc. Vì vậy, không dễ quy ông vào một trờng phái, phong cách hay thi pháp sáng tạo cụ thể nào. Sự hỗn mang của những mảnh vỡ nh những điểm nhấn của thời đại luôn xuất hiện trong các tác phẩm của ông.

Vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu là sự tập hợp những câu chuyện tản mạn giữa hai vợ chồng Smith, vợ chồng Martin; là mối quan hệ giữa chủ và khách, thêm ông đại uý cứu hoả và hình ảnh cô hầu Mary đi ra đi vào. Những câu chuyện không cốt truyện, không thuần nhất về mặt t duy, giao tiếp không mục đích, đối thoại lệch pha, ông nói gà bà nói vịt... Ngay chính tác giả cũng phát biểu: “nó là những câu đặt sẵn, những lời sáo mòn hết sức cũ rích, lại để lộ cho tôi thấy, bằng chính điều đó, cái máy móc của ngôn ngữ và cách xử sự của mọi ngời, nói để chẳng nói lên điều gì cả, nói bởi vì chẳng có chi riêng t để mà nói cả” [72,820]. Mục đích của tác giả là làm huỷ hoại ngôn ngữ, làm khủng hoảng sự giao tiếp giữa ngời với ngời. Đó là tấn bi hài kịch về ngôn ngữ, biểu trng văn hoá của loài ngời.

Môtip này lại tiếp tục đợc lặp lại bằng sự tung hê tất cả, không có cái đáng trọng mà cũng bất cần cái bị bỏ qua: là hình ảnh những chiếc ghế vô t nh con ngời trong Những chiếc ghế. Là hình ảnh loài ngời biến thành tê giác trong Con tê giác, bởi con ngời không còn hồn ngời, bị động vật hoá. Đó là thủ pháp sáng tạo mà tác giả đặt ra để ai muốn hiểu thế nào cũng đợc; thân phận con ngời là vô nghĩa, bị tha hoá chán chờng, mệt mỏi ngay trong chính cuộc sống mà mình đang nếm trải.

Cái chết trong tác phẩm nh một ứng xử làm cân bằng cuộc sống. Cái chết hiện ra khắp nơi, thực tại và ý niệm đan cài trong khát vọng không thành. Những vở kịch nh: Đức vua đang chết, Đói và khát, Các nạn nhân của nghĩa vụ, Những cuộc hành trình xuống âm phủ, Những trò chơi tàn sát,... cái chết trong kịch của

ông là sự đối chọi mâu thuẫn, bổ trợ, hoà hợp làm xoá nhoà ranh giới giữa ngời sống và chết, hiện tại và thực tế, quá khứ và mơ hồ.

Có thể lấy lời của tác giả để kết thúc cho những đặc trng của kịch Ionesco: “Con ngời là nh nhau trong tất cả các xã hội, những ngời từ trong tác phẩm là sự phản ánh sự trống rỗng từ bên trong tác giả. ở đây chúng ta không phê bình sự trống rỗng tinh thần mà đúng hơn chúng ta không thể nhận ra, một sự thờ ơ, một cảm giác trơ lỳ, một sự bất lực không thể xuyên thấu”[85, 31].

Cao Hành Kiện

Cao Hành Kiện sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, bút ký,... Tác phẩm của Cao Hành Kiện là tiêu biểu cho sáng tác những năm đầu thế kỷ XXI. Đó là bút pháp mang màu sắc hành trình thông qua việc tập hợp những ấn tợng, sự vật có khi chẳng liên đới bên cạnh nhau để giao tiếp, tạo nên tinh hoa ngôn ngữ. Ngôn ngữ mang màu sắc rời rạc, cắt xén, lắp ghép, chính là bản nguyên của sáng tạo. Truyền thống và cách tân luôn đồng hành trong quá trình sáng tác của Cao Hành Kiện, theo ông “Văn học một khi thoát ly công lợi của hiện thực, mới thắng đợc cái tự do trọn vẹn. Văn học là một thứ xa xỉ mà loài ngời sau khi lo toan sinh tồn đợc rồi mới có, con ngời sở dĩ cần hởng thụ chút xa xỉ đó, ấy là một chút kiêu ngạo của tác giả cũng nh của độc giả? Đó cũng là tính xã hội của văn học, đối với xã hội, hiện thực ý vị của nó có dịp phơi bày, phê bình, khiêu chiến, lật nhào và siêu việt”[55,681]

Tiểu thuyết của Cao Hành Kiện đặc trng bởi những chuyến dã ngoại, từ đó mà nhà văn tập hợp đợc sự kiện vừa khách quan, chủ quan hoá thân vào bàn luận, phẩm bình các sự kiện. Linh Sơn là tiêu biểu cho phơng thức trên. Cuốn sách tập hợp các quan niệm về triết học, con ngời, ngôn ngữ, văn học, lịch sử, đợc đan cài bằng thực tế và huyền thoại. Những chuyến đi nh những hành trình chạy trốn cuộc sống hiện đại để tìm về bản nguyên không rõ ràng, không xác định. Cuộc đối thoại này có khi chỉ diễn ra trong chủ thể, chủ thể phân thân hay “dòng ý

thức” nội tâm,... Chúng tập hợp lại tạo thành tính đa thanh, hỗn độn trong quy luật là dấu ấn của hành trình, dịch chuyển.

Tiểu thuyết Kinh thánh cho một ngời nói về sự thống khổ của ngời Trung Quốc trong thời kỳ Cách Mạng văn hoá. Là khát vọng của nhà văn mong xoá đi những cay đắng một thời. Xoay quanh nhân vật “Nó” và “Anh” trong quá trình chạy trốn nhà văn đã lột tả khá đầy đủ bộ mặt xã hội và con ngời trong thời đó; xuất hiện những cuộc đối thoại, độc thoại, dòng tâm trạng trong sự hỗn loạn của thực tại, tơng lai. Mâu thuẫn giữa siêu nhân và tầm thờng đợc nhìn nhận trong mọi chiều cạnh để đi đến cái vô nghĩa lý của cuộc đời. Hài và bi xen lẫn, coi th- ờng và tôn trọng đều không còn giá trị đáng kể. Thủ pháp hậu hiện đại lên ngôi. Thiên tiểu thuyết kết thúc nhng tất cả đều bỏ ngõ.

Kịch của Cao Hành Kiện cũng mang màu sắc hậu hiện đại rõ nét và khá đặc trng.

Trạm xe là con ngời nằm trong trạng thái động, các mối quan hệ đợc đặt trong sự đối thoại, tự vấn. Nhân vật trong vở kịch vừa đợc lồng trong sự liên quan với đồng loại vừa tách ra để tự chiêm nghiệm về vấn đề mà mình đang hành xử. Mọi khuôn khổ kịch đều bị phá vỡ, các quy tắc bị đảo lộn, tạo nên những màu sắc đa nghĩa. Tất cả đều tập trung vào vấn đề là con ngời lựa chọn nh thế nào trong hoàn cảnh của chính riêng anh ta mà không giống ai.

Trú ma kể về hai cô gái tránh ma trong một túp lều của công nhân sửa đ- ờng. Hai ngời nh một đôi bạn nhng cũng là phân thân của một đối tợng. Họ kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện, những câu chuyện có khi chẳng ăn nhập nhau, liên quan: chuyện cơ quan, chuyện tình, quan niệm sống văn hoá ứng xử, về cái đẹp,... Kết thúc là hai cô gái ra khỏi lều, khi trời còn ma trong cảnh náo loạn của thành phố lên đèn. Biết đâu đấy những câu chuyện lại tiếp tục ở một nơi nào khác, với một đối tợng khác. Con ngời hiện đại cô đơn trong mọi lúc cần có sự giải toả, sẽ chia.

Tuyết tháng tám lấy đề tài từ lịch sử, mang màu sắc thiền. Nhân vật Huệ Tông vừa tuân theo khuôn phép của Thiền, nhng lại khát khao tự do. Rõ ràng, đó

là thủ pháp nhằm mở rộng không gian, thời gian để nhân vật bộc lộ tâm trạng bằng việc gắn kết các mảnh vụn giữa hoài vọng tụng niệm và cuộc sống thực tại. Truyện ngắn của Cao Hành Kiện hầu hết đợc kết cấu không có cốt truyện. Sự hấp dẫn thuộc về ngôn ngữ của nó. Những tác phẩm nh: Hai lăm năm sau, Bạn bè, Trên biển, Trên đờng, Mẹ, Chuột rút, Tai nạn, Tràng hoa, Đậu hoa, Ngời thợ giày và cô con gái,... ngay từ tiêu đề đã thấy đợc nó là những diễn ngôn xung quanh một hay nhiều vấn đề hiển hiện bình dị, cụ thể trong cuộc sống. Vấn đề là, lời kể chuyện của nhà văn, bởi từ những cái cụ thể, không đột biến đó nếu không cao tay thì sẽ trở thành những câu chuyện thật vô nghĩa. Bằng ngôn ngữ hậu hiện đại Cao Hành Kiện đã lắp ghép, biểu đạt vấn đề hoàn toàn khác với loại truyện trớc đó. Ông nói: “Trong truyện ngắn tôi loại bỏ sự mô tả thuần nhất khách quan với hoàn cảnh. Giả thử nh còn đôi chỗ mô tả thì cũng xuất phát từ một góc độ mô tả chủ quan nào đó. Vì vậy, cảnh vật loại này có thể nói là một dạng hiện tợng hay nội tâm đối với sự phản ánh bên ngoài, bởi sự mô tả dạng chụp ảnh không phù hợp với bản tính của ngôn ngữ.”[54,8].

Qua việc khái quát một số tác giả tác phẩm tiêu biểu trên, chúng tôi đi đến nhận định rằng xu hớng sáng tác của văn học trong hơn một thế kỷ qua rõ ràng là rất phức tạp và đầy biến động. “Vấn đề ở đây là, dù cho là trờng phái này hay trào lu nọ, cá nhân này hoặc cá nhân kia với các quan điểm hoặc gần nhau, hoặc là khác nhau thì dờng nh các nhà văn nhà thơ thế kỷ XX cũng dễ dàng gặp nhau ở một điểm: không hài lòng với cái cũ, với cái có sẵn đang trì trệ và tỏ ra bất cập. Họ luôn luôn tìm tòi, trăn trở và đổi mới không ngừng” [79,7]. Những thủ pháp hoàn toàn mới mẻ đó đòi hỏi ngời đọc phải có một “tầm đón đợi” mới mới có thể thẩm thấu đợc phần nào giá trị đích thực của nó. Đặc trng nhận diện dễ thấy và xuyên suốt của văn chơng hiện đại và hậu hiện đại đó là sự khủng hoảng trên toàn cục. Dù sự khủng hoảng này đợc ứng xử nh thế nào thì khát vọng của văn nghệ sỹ thời này là hớng đến con ngời với những giá trị đích thực của nó, không giống với bất kỳ kiểu con ngời nào trớc đó, do “chủ nghĩa hiện đại (gồm cả hậu

hiện đại) lấy con ngời cá nhân làm cơ sở cho sự hiểu và chiêm nghiệm đời sống”[20,50].

Tiểu kết:

Thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI là quảng thời gian của hơn 100 năm biến động phức tạp trên diện rộng: xã hội, triết học, xu hớng sáng tạo văn học- nghệ thuật. Nó không nh thế kỷ XIX trớc đó: xã hội của giai cấp phong kiến bớc sang t bản chủ nghĩa với đặc trng là chủ nghĩa hiện thực, mang màu sắc “đại tự sự”. Về mọi mặt dù đời sống vật chất hay tinh thần đều bị phân rã ra nhiều khuynh hớng, nhiều đặc trng phức tạp, trộn lẫn, khó phân loại. Trong hoàn cảnh đó con ngời hiện đại trở nên bất an, nhỏ nhoi, không còn niềm tin nào vững chắc, tơng lai là một khái niệm mơ hồ.

Nó cũng là bộ mặt của triết học, cơ sở thế giới quan của các ngành khoa học, cũng khủng hoảng trầm trọng bởi sự xuất hiện quá nhiều trờng phái, t tởng không thống nhất, đối chọi và phủ định nhau, đầy tính siêu hình và bi quan. Trung tâm của triết học là con ngời, nhng càng quan tâm, càng định hớng con ng- ời càng cảm thấy cô đơn, bị động, nhỏ nhoi đến tội nghiệp. Họ không có đời sống riêng, tinh thần bị lũng đoạn. Vì vậy, mà triết học cũng trở nên bất lực trong mọi phơng thức lý giải vấn đề.

Trong hoàn cảnh ấy, văn chơng hiện diện vừa đa sắc màu, đa xu hớng, nhiều ngã rẽ, nhng ám ảnh nhất vẫn là sự bi quan, bất lực của số phận con ngời. Các phơng thức ứng xử của nhà văn trong sự hỗn loạn đó càng chứng minh rằng: văn chơng hơn 100 năm qua diễn trình một bộ mặt phi lí trên mọi khía cạnh. Họ càng cất công tìm cho mình một lối thoát thì càng bị lún sâu vào vũng lầy. Điều này có thể thấy, để tìm ra một xu hớng sáng tác cụ thể của văn học thời này là hoàn toàn thiếu những tiêu chí cụ thể. Có chăng chỉ là những định hình tạm thời, không vững chãi, khó tránh khỏi bế tắc, nhầm lẫn. Và thế hệ nhà văn những năm đầu thế kỷ XXI dù mang khát vọng khám phá thì đích đến vẫn ở đâu đó trong t-

ơng lai. Có nghĩa rằng: tất cả đều đang “hành trình”, đang trên đờng, đang vận động... Chơng 2 Nhân vật hành trình trongmột số tác phẩm tiêu biểu

Để có thể tiếp cận nhân vật hành trình, chúng tôi nghiên cứu nhân vật trong ba tác phẩm: Lâu đài của Franz Kafka, Xứ tuyết của Yasunary Kawabata, Linh sơn của Cao Hành Kiện. Phơng thức tiến hành là khảo sát nhân vật trên hai bình diện: nhân vật chính xuyên suốt các cuộc hành trình, nhân vật phụ - bổ trợ, khắc hoạ, tác động.

Nhân vật chính xuyên suốt trong tác phẩm là nhân vật trung tâm, con ngời sinh mệnh của sáng tạo văn chơng đợc nhà văn tập trung xây dựng.

Nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực có đầy đủ lí lịch, xuất thân, tên tuổi, cá tính rõ ràng. Nó đợc khu biệt bằng những đặc trng cụ thể: nhân vật chức năng, nhân vạt loại hình, nhân vật tính cách. Trong khi đó, nhân vật trong văn học hiện

đại và hậu hiện đại rất khó hoặc không có thể phân định một cách rạch ròi bởi nó cũng đầy phức tạp, biến động nh chính cuộc sống của con ngời đơng thời.

ở đây, chúng tôi tập trung vào hai khái niệm nhân vật trung tâm (là một trong những nhân vật chính) và nhân vật phụ trong tác phẩm.

- Theo J.P.Goldenstein trong “Để đọc tiểu thuyết”, nhận định: “nhân vật chính là nhân vật nam hay nữ chính là đối tợng chính của sự kiện xảy ra đợc miêu tả. Theo các tiêu chí rất tơng đối ta có thể phân biệt các nhân vật chính (personnage principal, Heros, Protagoniste) với các nhân vật phụ (personnages secondaires) hoặc những nhân vật xuất hiện tha thớt trong tiểu thuyết và cuối cùng với những ngời giữ vai trò không quan trọng tức là những nhân vật mà vai trò bị thu nhỏ đến mức tối thiểu” [43,75].

- “Từ điển thuật ngữ văn học” quan niệm về nhân vật chính là: “Nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và t tởng của tác phẩm... Nhân vật chính thờng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và đợc nhà văn khắc hoạ đầy đặn bằng nhiều loại chi tiết: chi tiết tiểu sử, chi tiết ngoại hình, chi tiết nội tâm, tính cách và xung đột. Chính vì thế nhân vật chính th- ờng thể hiện rõ nét những cách tân nghệ thuật của một nhà văn”. [37,226].

- Với nhân vật trung tâm, nhà lý luận văn học Trần Đình Sử phát biểu: “Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể thấy nổi lên những nhân vật

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w