Nhân xng “Nàng“ trong “Linh Sơn“ của Cao HànhKiện

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 65 - 70)

“Nàng” trong Linh Sơn xuất hiện khác với Frida trong Lâu đài và Komado- Yoko trong Xứ tuyết, Nàng gần nh cùng cảnh ngộ với nhân vật trung tâm, bởi nàng cũng đang trên hành trình chạy trốn khỏi thành phố ồn ào, tấp nập.

“Nàng” xuất hiện ở chơng 5, tại hồ Thuỷ tạ “bơ vơ, lạc lõng” (53,50), “tóc nàng đen óng rũ xuống vai” [53,53]. Rồi nàng và nhân vật trung tâm Mi trở nên thân mật, họ bắt chuyện với nhau. “Nàng” chấp nhận đợc Mi hớng dẫn trong hành trình nơi đất khách quê ngời. “Nàng” trở thành đối tợng để nhân vật Mi bày tỏ những hiểu biết của mình về mọi thứ trên đờng đi: nụ cời, sự gật đầu, sự đồng ý, tán thởng, lắng nghe và cả sự chán ngán nữa của Nàng đều là hứng thú cho Mi tỏ bày trên hành trình thởng ngoạn. Rồi nàng trở thành đối tợng quan tâm tha thiết của Mi “Mi không biết nàng từ đâu tới và nàng đi đâu. Mi chỉ có thể đa nàng ra đến phố. Nàng bỗng bỏ đi và biến mất ở đầu cung con phố nhỏ, nh một câu chuyện hay một giấc mơ.” [53,60].

Số phận của nàng đợc chính nàng kể là đầy bất trắc và éo le: Nàng là một ngời con gái bị phụ tình ngay từ lần yêu đầu tiên. Gã sở khanh quất ngựa truy phong khi hắn đánh cớp đợc cả tinh thần lẫn thể xác nàng. “Nàng” cô đơn, tuyệt vọng, ê chề. “Nàng” bỏ đi mà không biết mình sẽ đi về đâu. Đi trong nàng chỉ là để quên đi cay đắng. Đi để quên tháng, quên ngày và quên đi thực tại.

Rồi hai tâm hồn ấy hoà làm một trong hành trình phiêu lãng của mình; họ chạy trốn và kiếm tìm niềm vui sống mới. Nàng đi theo nh sự bổ trợ trong hành trình khám phá đơn độc.

Tính cách của Nàng có khi thật nhu mì, đến dễ dãi “Mi nép sát vào tay nàng, nàng cũng nép sát vào mi” [53,59], có khi là sự tuyệt vọng “nàng thật sự muốn chết, chuyện đó rất dễ mà” [53,102]... Nhng quan trọng hơn cả là nàng biết lắng nghe những gì mà anh ta kể. Những ứng xử mang tính tình cờ và đầy bị động của nàng là nơi để anh ta bộc lộ tất cả mọi điều mà anh ta chiêm nghiệm đợc trong hành trình tìm về Linh Sơn xa xôi, bí ẩn. Điều này có nghĩa rằng nàng trở

thành ngời chi phối, dẫn dắt, tôn thêm sự hấp dẫn trên bớc đờng tìm kiếm của nhân vật trung tâm.

Qua những lần tâm sự của nhân vật Mi- Hắn- Ta, chúng ta vừa có thể bắt gặp nàng trong mọi khía cạnh, góc độ đồng thời theo dõi đợc những bớc đi của anh ta trong khát vọng hành trình. Nàng lắng nghe tất cả, có khi phụ hoạ thêm trong các chuyện kể, các sự tích, các địa danh... một cách hồ hỡi và hào hứng. Điều này thể hiện rõ qua lời của nhân vật Mi: “Cô đến đây cũng là đi Linh Sơn chứ? Mi cần phải tỏ ra có duyên hơn. Nàng lại lắc lắc mái tóc. Vậy là nàng và mi đã có một ngôn ngữ chung.” [53,53]. Để rồi trên hành trình của cả hai, nhiều câu chuyện dẫn dắt thật tự nhiên thú vị: Chuyện bố rắn mẹ rắn, chuyện đạo sỹ trừ tà, chuyện dựng vợ gả chồng của ngời miền núi, chuyện các mụ phù thuỷ lên đồng, chuyện những tên đào trộm mồ mả, chuyện hoàng đế nhà Đờng, chuyện đệ Nhị công chúa chiếm ngời con gái mà bọn cớp bắt, chuyện quân Thái Bình thiên quốc nổi loạn, chuyện hồ ly tinh, chuyện những thầy bói bằng quân cờ, chuyện thần lửa, chuyện về các đệ tử của ngôi chùa nọ, chuyện làng nọ ăn tết, chuyện về những ngời làm công tác văn hoá, chuyện s cô đến xin bố thí của một đại tớng quân, chuyện về một làng phong... Tất cả đều hiện lên, lắp ghép qua những lời kể, những đối thoại mơ hồ, tạo nên một hành trình ngỗn ngang của nhân vật trung tâm.

Chen vào giữa những câu chuyện mà nàng lắng nghe với những trạng thái tâm lý khác nhau: lúc hồ hỡi, hối thúc, lúc sầu não đăm chiêu, lúc hờ hững, bàng quan, lúc sợ sệt, lo âu... Nó góp phần tạo nên hứng thú trình bày của anh ta nh cả hai đang trong một cuộc hành trình vậy. Giữa những câu chuyện ấy là tình yêu, sự khát khao của nhục dục giữa nàng và “ngời hớng dẫn du lịch”.

Đó là khát khao của những ngời trong hoàn cảnh cô đơn cùng đi trên một con đờng, cùng suy nghĩ và hành động. Họ cùng hớng về Linh Sơn để “thấy những diệu kỳ để quên đi các đau khổ” [53,107]. Họ cùng khao khát nhau và bày tỏ cùng nhau trong sự đằm thắm, tràn đầy và cả những dằn vặt, bất an:

+ “Nàng nói mi đã cho nàng cuộc sống và hy vọng, nàng muốn tiếp tục sống, nàng lại có ham muốn” [53,190];

+ “Mi nói mi đã nhìn thấy biển, mi cũng nhìn thấy mặt biển đen ngòm nâng lên rồi chảy đi từ từ, không thể cỡng lại, mi cảm thấy một thứ nh lo sợ. Nàng nói mi là một đứa trẻ ngớ ngẩn, mi chẳng hiểu gì hết...” [53,205];

+ Nàng đa ta đến bến xe đờng dài. ở đấy nàng gặp ngời quen. Nàng chào họ, có nhiều chuyện để nói với từng ngời trong đám họ. Nàng có vẻ hoàn toàn tự nhiên thoải mái” [53,384];

+ “Nàng lầm bầm nói mà trong tiếng sụt sịt rằng nàng yêu mi, các ngoa ngoắt của nàng là do cái tình yêu ấy mà ra, nàng sợ mi bỏ nàng.” [53,389];

+ “ Nàng nói nếu nàng yêu thì đam mê của nàng không thể nào lại nguội lạnh” [53,479]

+ “Bao giờ em lại đến? – Khi nào em vui. Em sẽ không đến khi em buồn, để tránh chuyền sang anh cái buồn của em, nhng khi em quá vui thì cũng không đợc” [53,536];

. . .

Rồi khi Nàng không con trên hành trình của Mi- Hắn- Ta nữa thì hành trình ấy cũng trở nên đơn độc và thiếu đi phần nào đó cái sinh khí của sự quyến rũ. Những khám phá đã mất đi phần nào ý nghĩa, dù thông tin vẫn vẹn nguyên, phong phú. Điều này minh chứng rằng, Nàng là nguồn tạo nên sự sống động trong hành trình của nhân vật trung tâm.

Tiểu kết

Trong ba tác phẩm: Lâu đài của Franz Kafka, Xứ tuyết của Yasunary Kawabata và Linh Sơn của Cao Hành Kiện, những cuộc hành trình thực chất là những cuộc truy tìm khát vọng hạnh phúc, nguyên cớ sống của con ngời, nhất là trong thời hiện đại. Nhân vật đợc miêu tả và nhìn nhận dới nhiều góc độ, những phơng thức triết lý khác nhau. Đối tợng hành trình trong các tác phẩm mang chứa nhiều sắc diện khác nhau: vừa cụ thể, vừa thể hiện khát vọng cá nhân cá thể, vừa là nguyện

vọng của một tầng lớp ngời... Trong mỗi cuộc hành trình có những xuất phát điểm, hành động và đích đến riêng, nó quy định những phơng án xử lý khác nhau của tác giả. Sự phức tạp từ tên gọi nhân vật, nguồn gốc mơ hồ của anh ta, những ứng xử trọng hành động, diễn biến tâm trạng... tạo nên sức hấp dẫn riêng cho từng cuộc hành trình đó.

Cái chung nhất của ba cuộc hành trình đó là: không bao giờ nhân vật trung tâm đạt đợc đích đến của mình. Tinh hoa của nó là ở chỗ khát vọng, hoài bão mãnh liệt của nhân vật trong khi vợt thoát sự trói buộc, cơng toả của mọi chiều kích cuộc sống để vơn mình đến những tiêu chí mà anh ta khám phá. K trong “Lâu đài” của Franz Kafka khi định hớng tìm về lâu đài dù bị bao thế lực cản trở, xa lánh nhng anh ta không nản lòng khi còn một tia hy vọng dù là mỏng manh. Shimamura đến với xứ tuyết, lẫn tránh cuộc sống xô bồ, bị lạc lỏng nơi thành thị để tìm lấy khát khao của tình yêu, vẻ đẹp thiên nhiên tinh khiết, diệu kỳ. Nhân vật trung tâm trong nhân xng Mi-Hắn-Ta tìm về Linh Sơn nh một cuộc trốn chạy để hớng đến vẻ đẹp nhiều sắc màu, nuôi dỡng khát vọng sống ý nghĩa hơn.

Thực tế là, khác với những cuộc phiêu lu của loại tiểu thuyết phiêu lu, nhân vật trong các cuộc hành trình này hoàn toàn cô độc, anh ta tự tách mình ra khỏi đồng loại, đi theo hớng khác. Họ không gia đình, không xuất thân cụ thể- nếu có thì họ cũng không hoà nhập mà cố chạy trốn nó. Điều này biện minh tại sao trong ba cuộc hành trình của nhân vật trung tâm luôn có bóng dáng của ngời phụ nữ, ngời con gái - ngời tình của anh ta. Đó là những ngời mà anh ta bất chợt quen, thân thiết, đắm say trên bớc đờng hành trình. Tình yêu thoáng qua hay sâu sắc ấy là nơi lu giữ những hoài vọng sống đích thực của họ. Bởi ngời phụ nữ đã góp phần chi phối, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến ý nghĩa của những cuộc hành trình ấy. Cho nên, khi ngời phụ nữ ấy biến mất trên chặng đờng của anh ta cũng có nghĩa là hành trình ấy trở nên không còn đích đến, dở dang, mất phơng hớng.

Trong các cuộc hành trình ấy, nhân vật trung tâm bộc lộ một cách rõ nét, sâu sắc những suy ngẫm xét đoán mọi hành vi của mình với những điều mà anh ta gặp trên đờng đi. Có khi, nó là những cuộc đối thoại về: một địa danh, một con

ngời, một thắng cảnh... có khi nó là khát vọng tìm lối ra, có khi là những cuộc độc thoại nội tâm, những dòng tâm trạng dằn vặt, tự vấn của anh ta về mọi thứ, điều này khác xa so với những cuộc phiêu lu thông thờng.

Cái say mê của nhân vật trung tâm tạo nên nét hấp dẫn, độc đáo, màu sắc nhận diện cho thể loại tiểu thuyết hành trình hiện đại và hậu hiệu đại. Trong ba tác phẩm trên, nhân vật hành trình là những ngời tuổi trẻ. Họ say sa tìm đến cái đích đẹp đẽ của cuộc sống bằng mọi nỗ lực của bản thân. Họ sẵn sàng dâng hiến tâm hồn cho khát vọng hoà nhập với thiên nhiên, con ngời và tình yêu tuyệt đích. Sự tuyệt vọng của họ, sự chán nản của họ, cái con đờng không đích đến của họ... cũng đầy quyến rũ, đầy ý nghĩa, đậm màu sắc triết lý nhân sinh.

Đằng sau hành động truy tìm ấy, bên cạnh chân lý của cuộc kiếm tìm là bộ mặt của xã hội, nơi từng nhân vật trải nghiệm hiện lên đầy góc cạnh. Đó là thiết chế quyền lực với những mối quan hệ nhằng nhịt trong “Lâu đài”, là xã hội với tầng lớp geisha dới đáy, tội nghiệp nhng đầy màu sắc văn hoá ở một khu làng nọ trong “Xứ tuyết”, là bộ mặt muôn màu muôn vẻ đợc soi ngắm từ nhiều góc độ trong “Linh Sơn”. Sự gắn bó của nhân vật hành trình trong sự đa dạng và đầy phức tạp ấy quy định những thủ pháp, những đặc trng nghệ thuật mang màu sắc cách tân của tác giả hiện đại và hậu hiện đại; dĩ nhiên, trong đó có vấn đề nhân vật. Điều này là rất then chốt của đề tài, nó sẽ đợc làm sáng tỏ phần nào trong ch- ơng tiếp theo.

Chơng 3

Một phần của tài liệu Mô típ nhân vật hành trình qua một số tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại (khảo sát tiểu thuyết lâu đài của f kafka, xứ tuyết của y kawabata, linh sơn của cao hành kiện) (Trang 65 - 70)