Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
1,7 MB
Nội dung
-- 1 -- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU -- -- -- 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới vào cuối những năm 1980, và đặc biệt sau khi gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1995 và Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO) vào năm 2007. Điều này một mặt tạo ra những cơ hội mới, giúp Việt Nam đạt được và duy trì một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong những năm qua, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động kinh doanh gặp nhiều thuận lợi. Mặt khác, quá trình mở cửa cũng thu hút rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, dẫn đến môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng mở rộng với sự tham giacủa các tập đoàn kinh tế đa Quốc gia. Bên cạnh những thuận lợi cũng có rất nhiều khó khăn, sau hàng loạt các cuộc khủng khoảng tài chính của các nước trên thế giới từ năm 2007 - 2010, cùng những khó khăn nội tại từ nền kinh tế nước nhà, các doanh nghiệp đã đối mặt với rất nhiều thách thức như lãi suất ngân hàng tăng cao, giá nguyên vật liệu cũng biến động không ngừng cùng các chi phí khác. Từ thực trạng đó đã đặt ra cho các doanh nghiệp một thách thức mới, đó là làm sao vừa duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vừa tạo ra được một vị thế trước sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là cần phải nâng cao mứcđộ cạnh tranh cho mình, để từ đókháchhàng luôn cảm thấy hàilòng khi đến với doanh nghiệp. Tại CôngtyCPViệtPháp - SXthứcăngiasúc Proconco, theo báo cáo của Tổng giám đốc trước Hội đồng quản trị khi tổng kết năm tài chính 2011, đã nêu ra một số tình trạng mà côngty đang gặp phải, đã làm cho tỷ lệ lợi nhuận giảm trong thời gian gần đây. Kháchhàng than phiền về tình trạng phục vụ củacôngty chưa được giải quyết nhanh chóng như các côngty khác về khâu giao hàng => Một câu hỏi được đặt ra, chất lượng phục vụ củacôngty ngày càng giảm sút hay là chất lượng phục vụ của các côngty cùng ngành nghề ngày càng được cải thiện tốt hơn trong khi chất lượng phục vụ củacôngty không thay đổi. -- 2 -- Trong thời gian 06 tháng gần đây, khối lượng hàng trả lại đã tăng gấp 02 lần so với cùng kỳ năm trước, trong khi khối lượng hàng bán tăng 10% => Với khối lượng hàng trả lại chỉ khoảng 0.03 0 / 00 , nhưng cũng thể hiện được chất lượng sảnphẩm hay quy trình bảo quản sảnphẩmcủacôngty hiện đang có một số chưa đặt tiêu chuẩn củacông ty. Mặt hàngthứcăn cho giasúc bán tăng không đáng kể, trong khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường liên tục tăng nhanh trong 06 tháng cuối năm 2011 => Với nhận định này thì côngty cũng cần phải xem xét lại về khía cạnh cung ứng hàng tới tay người tiêu dùng, côngty cần phải tìm ra lý do nào khiến kháchhànggia tăng tiêu dùng sảnphẩmcủacôngtyđối thủ. Côngty đã thay đổi mẫu mã bao bì, tuy nhiên lại làm cho một số kháchhàng hiểu không đúng, nghĩ là côngty đang tung ra sảnphẩm mới. Xuất phát từ những lý do nêu trên, Em chọn đề tài: "Đánh giámứcđộhàilòngcủakháchhàngđốivớisảnphẩmcủaCôngtyCPViệtPháp - SXthứcăngiasúc Proconco” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Như vậy, để duy trì và phát triển một hệ thống khách hàng, thì việc làm hàilòngkháchhàng luôn là mục tiêu hàng đầu củacôngty để tồn tại trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt như hiện nay, khi yêu cầu củakháchhàng thay đổihàng ngày, tổ chức phải luôn tự hoàn thiện, cải tiến phương pháp quản lý, nâng cao vị thế của mình trên thị trường nhằm đảm bảo uy tín của tổ chức đốivớikhách hàng. Mục đích cơ bản của việc đánhgiámứcđộhàilòngcủakháchhàng là: "thu được những thông tin giá trị và tin cậy về sự đánh giá, cảm nhận củakháchhàngđốivới hiệu quả hoạt động của một tổ chức". Nói một cách khác, mục đích của hoạt động này là để biết được kháchhàng nghĩ gì và vì sao lại có suy nghĩ như vậy về tổ chức. Những thông tin này tạo ra mục tiêu cho việc bố trí một cách chiến lược các nguồn lực của tổ chức nhằm mang lại cho kháchhàng những gì mà họ cho là quan trọng nhất. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Căn cứ vào tình hình hoạt động và chiến lược phát triển củacông ty, đề tài nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu cụ thể sau: -- 3 -- Xác định các yếu tố tác động đến sự hàilòngcủakháchhàngđốivớisảnphẩmcủacông ty. Đánhgiámứcđộhàilòngcủakháchhàngđốivới các sảnphẩmcủacông ty. Từ các kết quả đánhgiá có được, đề xuất kiến nghị một số biện pháp nâng cao mứcđộhàilòngcủakháchhàngđốivớisảnphẩmcủacông ty. 1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu mứcđộhàilòngcủakháchhàngđốivớisảnphẩmcủaCôngtyCPViệtPháp - SXthứcăngiasúc Proconco. 1.3.2. Đối tượng khảo sát. KháchhàngcủaCôngtyCPViệtPháp - SXthứcăngiasúcProconco bao gồm: Kháchhàng là đại lý - công ty. Kháchhàng là người tiêu dùng trực tiếp ( Người chăn nuôi, trang trại ) Cơ cấu đối tượng khảo sát được tác giả căn cứ theo cơ cấu giữa kháchhàng là người tiêu dùng, hay đại lý - côngty trong danh sách kháchhàng hiện vẫn còn giao dịch vớicông ty. 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu. Vì thời gian và nguồn lực có hạn, cũng như chủng loại hàng hóa củacôngty rất đa dạng như thứcăn cho Heo, Bò, Gà, Vịt . nên tác giả chỉ nghiên cứu những khách hàng: Mua sảnphẩm là thứcăn cho Heo. Hiện đang mua sảnphẩmcủacôngtyCPViệtPháp - SXthứcăngiasúc Proconco, có trụ sở đặt tại KCN Biên Hòa I - Đồng Nai. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài này gồm : -- 4 -- Phương pháp nghiên cứu tại bàn. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường. 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn. Phương pháp nghiên cứu này được áp dụng để hệ thống hóa lý luận, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường Phương pháp định tính: là nghiên cứu khám phá được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận, phỏng vấn để khám phá các yếu tố mới và khẳng định lại các yếu tố ảnh hưởng đến sự hàilòngcủakháchhàng khi mua sảnphẩmcủacôngtyCPViệtPháp - SXthứcăngiasúc Proconco. Phương pháp định lượng: là nghiên cứu chính thứccủa đề tài, được thực hiện thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách gửi bảng câu hỏi cho kháchhàngcủacông ty. Xử lý kết quả điều tra được thực hiện bằng phần mềm EXCEL, SPSS 17.0 với các công cụ thống kê mô tả, kiểm định thang đovới Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội, và phân tích phương sai. 1.5. NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài đã chỉ ra được các nhóm nhân tố tác động đến sự hàilòngcủakhách hàng, đồng thời cũng đánhgiá được mứcđộ quan trọng của chúng. Bên cạnh đó đề tài cũng xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện sự tương quan của các nhóm nhân tố tác động đến sự hàilòngcủakhách hàng. Đề tài này mang lại một ý nghĩa thực tế cho các nhà kinh doanh trong lĩnh vực thứcăngia súc, đặc biệt là các nhân viên kinh doanh củaCôngtyCPViệtPháp - SXthứcăngiasúcProconco có thể ứng dụng vào thực tế để đưa ra các giải pháp tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu kháchhàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận củacông ty. -- 5 -- 1.6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài được bố cục làm 5 chương Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận - Mô hình nghiên cứu. Chương 3: Giới thiệu về côngty - Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: ĐánhgiámứcđộhàilòngcủakháchhàngđốivớisảnphẩmcủacôngtyCPViệtPháp - SXthứcăngiasúcProconco Chương 5: Kết luận và kiến nghị. -- 6 -- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU -- -- -- 2.1. TỒNG QUAN VỀ SỰ HÀILÒNGCỦAKHÁCH HÀNG. 2.1.1. Khách hàng. Hiểu biết về kháchhàng là một công việc vô cùng quan trọng trong việc xác định kháchhàng hiện hữu và kháchhàng tiềm năng. Nhưng đây lại là vấn đề cốt lõi mang tính khái quát cao, giúp doanh nghiệp định hướng cho việc phát triển kinh doanh cũng như cải tiến chất lượng dịch vụ, sảnphẩm hiện có. Vậy kháchhàng là ai ? Kháchhàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là nhân tố tạo nên thị trường. Một định nghĩa khác, theo tác giả Philip Kotler : Kháchhàng là những người chủ sở hữu mới của thương hiệu ( Marketing 3.0 ). Khi sứ mệnh của một thương hiệu đã gắn kết thành công vào tâm trí , trái tim và tinh thần của người tiêu dùng, thương hiệu đó sẽ do người tiêu dùng làm chủ. Kháchhàng được chia làm 3 nhóm chính: Nhóm 1: Kháchhàng hiện tại - Bao gồm các kháchhàng đã mua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ củacôngty trong một khoảng thời gian nhất định ở hiện tại. Kháchhàng hiện tại là quan trọng nhất của ba nhóm kháchhàng kể từ khi họ có một mối quan hệ vớicông ty, và họ là những người mà côngty phải duy trì, liên lạc. Ngoài ra, kháchhàng hiện tại cũng đại diện cho thị trường tốt nhất cho doanh số bán hàngcủacôngty trong tương lai. Để bán cho kháchhàng hiện tại thì côngty sẽ ít tốn kém và ít tốn thời gian hơn so với việc tìm kiếm kháchhàng mới, bởi vì họ biết, hy vọng và tin tưởng vào công ty. Nhóm 2: Kháchhàng cũ - Nhóm này bao gồm những người trước đây có quan hệ vớicôngty thông qua mua hàng hóa trước đó. Tuy nhiên, côngty không còn cảm thấy kháchhàng là một kháchhàng hiện tại hoặc bởi vì họ đã không mua hàng hóa từ côngty trong một khoảng thời gian nhất định. Nhóm 3: Kháchhàng tiềm năng - loại thứ ba củakháchhàng bao gồm những người chưa mua, nhưng họ đã biết về sản phẩm, dịch vụ củacông ty, và côngty tin rằng họ cuối cùng sẽ trở thành kháchhàng hiện tại. -- 7 -- Theo tác giả Philip Kotler ( Marketing căn bản ) côngty cần phải nghiên cứu kỹ 5 dạng thị trường khách hàng. Kháchhàng 1: Người tiêu dùng là những cá nhân và hộ dân gia đình mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng cho mục đích cá nhân. Kháchhàng 2: Nhà sản xuất là các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất. Kháchhàng 3: Nhà bán buôn trung gian là tổ chức và cá nhân mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời. Kháchhàng 4: Cơ quan nhà nước là những tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ côngcộng hoặc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ đó cho những người cần đến nó. Kháchhàng 5: Thị trường quốc tế là những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm những người tiêu dùng, sản xuất, bán trung gian và các cơ quan nhà nước ngoài nước. 2.1.2. Sự hàilòngcủakhách hàng. Đốivới một Doanh nghiệp hay một tổ chức kinh doanh, tài sản quý giá nhất đó chính là khách hàng, dođó việc hiểu rõ kháchhàng là yếu tố quyết định đến sự thành côngcủa Doanh nghiệp. Hình 2.1: Những kiểu thị trường kháchhàng cơ bản Côngty KH1 Người tiêu dùng KH2 Nhà sản xuất KH3 Nhà bán buôn trung gian KH4 Cơ quan nhà nước KH5 Thị trường quốc tế Nguồn : Marketing căn bản ( 2007, P 92 ) -- 8 -- Theo tác giả Philip Kotler, sự hàilòngcủakháchhàng là mứcđộcủa trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ với những kỳ vọng của mình. Mứcđộhàilòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và kỳ vọng. Có 03 mứcđộhài lòng: Nếu kết quả thực tế thấp hơn kỳ vọng thì kháchhàng không hàilòng Nếu kết quả thực tế tương xứng với kỳ vọng thì kháchhàng sẽ hàilòng Nếu kết quả thực tế cao hơn kỳ vọng thì kháchhàng rất hàilòng Kỳ vọng củakháchhàng được hình thành từ kinh nghiệm mua sắm, từ bạn bè, đồng nghiệp, từ những thông tin của người bán và đối thủ cạnh tranh. Để nâng cao sự thỏa mãn củakhách hàng, doanh nghiệp cần có những khoản đầu tư thêm mà chí ít cũng là đầu tư thêm những chương trình marketing. Trong bối cảnh cạnh tranh, sự khôn ngoan của mỗi doanh nghiệp là chỉ cần tạo sự thỏa mãn củakháchhàng cao hơn đối thủ cạnh tranh. Như vậy sẽ hài hòa lợi ích củakháchhàng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Yếu tố thực sự quyết định lòng trung thành củakháchhàng là giá trị dành cho khách hàng. Giá trị kháchhàng tạo ra sự hài lòng, mứcđộ thỏa mãn củakhách hàng. Khả năng của Doanh nghiệp Nhu cầu củakháchhàng Nhu cầu củakháchhàng được đáp ứng Hình 2.2: Hàilòngkháchhàngcủa Teboul ( 1999 ) Nguồn : Total quality Management ( 1999, P 40 ) -- 9 -- Tuy nhiên, theo tác giả Dale cùng các đồng nghiệp ( 1999 ), đưa ra cách nhìn về sự hàilòngcủakháchhàng chỉ là điểm gặp nhau hay diện tích trùng nhau giữa khả năng của doanh nghiệp và nhu cầu củakhách hàng. Khả năng doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu kháchhàng càng nhiều thì doanh nghiệp càng đạt được sự thỏa mãn nơi khách hàng. Hàilòngcủakháchhàng không phải là một đối tượng để có thể thống kê được mà thiên về cảm xúc hay quan điểm. Tuy có những mô hình thống kê được phát triển để đặc trưng cho sự hàilòngcủakháchhàng nhưng tất cả những quan niệm hay ý kiến củakháchhàng đều chủ quan. Chính vì sự hàilòngcủakháchhàng chỉ là ý kiến chủ quan nên nó khó đo lường. Mỗi một con người sẽ có những ý kiến của bản thân mình về sự hài lòng, thậm chí, vào từng thời điểm khác nhau, nhưng một con người sẽ có những quan niệm khác nhau về sự hài lòng. 2.1.3. Đo lường sự hàilòngcủakhách hàng. Trong nghiên cứu thang đo chất lượng dịch vụ, Parasuraman & ctg (1985, 1988) đã đo lường mứcđộhàilòngcủakhách hàng, nhưng các yếu tố của sự hàilòng chưa được nêu rõ. Cronin & Taylor (1992) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và tìm thấy rằng chất lượng cảm nhận sẽ dẫn đến sự hàilòngcủakhách hàng, và Zeithaml & ctg (1993) mới giải thích được “ sự hàilòng là sự khác biệt có được từ sự đánhgiá chất lượng dịch vụ”. Nguồn : Zeithaml & ctg - Journal of the Acadenmy of Marketing Service ( 1993, P8 ) Khoảng cách 5A: Khoảng cách 5B: Cảm nhận Chất lượng vượt trội Cảm nhận Chất lượng thỏa đáng Dịch vụ mong đợi Dịch vụ mong muốn Dịch vụ thỏa đáng Dịch vụ cảm nhận Dịch vụ dự đoán Hình 2.3 : Đánhgiácủakháchhàng về cảm nhận chất lượng và sự hàilòng -- 10 -- Teas (1993) lập luận dựa trên các khái niệm đã đề xuất rằng sự hàilòngcủakháchhàng là một hàm của chất lượng dịch vụ, điều này xuất phát từ sự cảm nhận củakháchhàng trên một giao dịch cụ thể. Từ ghi nhận quan trọng này, Parasuraman & ctg (1994) đã phát triển hai cấu trúc đốivới sự hàilòngcủakháchhàng trong hai bối cảnh gồm: Trong giao dịch cụ thể Trong toàn bộ giao dịch Sự hàilòngcủakháchhàng trong một giao dịch cụ thể có nghĩa là sự hàilòng “ ở đây và bây giờ” ( Gronroos, 1998 ), trong khi sự hàilòng trong toàn bộ giao dịch có được từ sự tích lũy của từng giao dịch qua thời gian. Parasuraman & ctg (1994) đã đưa thêm vào mô hình hai yếu tố tác động đến sự hàilòngcủakháchhàng thành ba yếu tố như sau: Chất lượng dịch vụ Chất lượng sảnphẩm Giá cả Ngoài ba thành phần trong mô hình của Parasuraman & ctg (1994), có hai yếu tố khác cũng tác động đến sự hài lòng, đó là: Yếu tố tình huống Yếu tố cá nhân Đánhgiá chất lượng dịch vụ Đánhgiá chất lượng sảnphẩmĐánhgiágiá cả Sự hàilòng trong giao dịch Hình 2.4 : Mô hình sự hàilòng trong giao dịch cụ thể Nguồn : Parasuraman & ctg – Journal of Marketing ( 1994, P 121 )