Trong tiến trìnhphát triển của ngôn ngữ, không biết từ lúc nào, hai từ này đã được người Việtgửi gắm vào đấy tiếng nói tình cảm của mình mà chỉ có bằng cảm thức vănhóa Việt, người đó mới
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN ĐỨC DŨNG
ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA CỦA TỪ LÒNG VÀ TIM
TRONG TỤC NGỮ VÀ CA DAO DƯỚI GÓC NHÌN
Trang 2MỤC LỤC
Tran
LỜI CẢM ƠN 4
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Cái mới của đề tài 9
6 Cấu trúc của luận văn 9
Chương 1: Những giới thuyết xung quanh đề tài 10
1.1 Nhận diện về tục ngữ ca dao 10
1.2 Cơ sở lý luận về phạm trù ngữ nghĩa trong ngôn ngữ học 12
1.3 Cơ sở lý luận của ngôn ngữ học tri nhận 17
1.4 Tiểu kết chương 1 34
Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp và những ý niệm văn hoá trong phát ngôn tục ngữ và cao dao chứa từ lòng và từ tim 35
2.1 Tiểu dẫn 35
2.2 Đặc điểm ngữ pháp của từ lòng và từ tim trong tiếng Việt 37
2.3 Ẩn dụ và biểu hiện ẩn dụ tri nhận về từ lòng, tim trong tục ngữ, ca dao 49
Trang 32.4 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ lòng và từ tim trong các loại từ điển 55
2.5 Cách nhìn của ngôn ngữ học tri nhận hay nhiệm vụ ý niệm hóa của nó qua các phát ngôn tục ngữ, ca dao chứa các từ lòng, tim 58
2.6 Tiểu kết chương 2 62
Chương 3: Phân loại và ngữ nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ chứa từ lòng, tim dưới góc nhìn tri nhận 63
3.1 Tiểu dẫn 63
3.2 Phân loại các tiểu nhóm ngữ nghĩa theo các ý niệm tri nhận văn hóa Việt 70
3.3 Biểu hiện ngữ nghĩa của từ lòng trong ca dao tục ngữ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận 80
3.4 Sự tác động của yếu tố cảm thức văn hoá Việt lên trường ngữ nghĩa từ lòng dưới góc nhìn tri nhận 87
3.5 Tiểu kết chương 3 91
KẾT LUẬN 92
PHỤ LỤC 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn này, trước hết cho phép chúng tôi xinchân thành cảm ơn Giáo Sư, Tiến Sĩ Đỗ Thị Kim Liên, người đã hướng dẫnchỉ bảo cho chúng tôi thấy sự giản dị, minh bạch và trang trọng của ngôn ngữhọc Chúng tôi cũng xin cảm ơn Tiến Sĩ Nguyễn Văn Bằng, người đã dànhthời gian quý báu đóng góp cho bài viết cùa chúng chúng tôi; xin cảm ơn cácthầy cô giáo ngữ văn trường Đại học Vinh đã truyền thụ kiến thức cho chúngtôi; xin cảm ơn quý ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp trường Đại học SàiGòn đã cổ vũ chúng tôi trong học tập
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 1 năm 2012
Tác giả Nguyễn Đức Dũng
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Tục ngữ và ca dao là kho tàng văn học quý giá của nhiều dân tộc,trong đó có cả người Việt Đến với tục ngữ, ca dao, từ trước đến nay, nhiềunhà nghiên cứu đã đi vào tiếp cận chúng từ nhiều phương diện khác nhau: vănhọc, triết học, đạo đức, ngôn ngữ, đặc biệt là lối tri nhận mang đặc thù vănhóa của người Việt Trong tục ngữ, ca dao còn chứa đựng những trầm tíchvăn hóa mà nếu đi sâu giải mã những yếu tố ngôn ngữ cấu thành tục ngữ, cadao, chúng ta sẽ có thêm cơ sở khoa học để hiểu một cách đầy đủ văn hóaViệt, văn hóa phi vật thể, văn hóa biểu tượng
1.2 Từ lòng và từ tim là hai từ được sử dụng rộng rãi trong văn bản viết
lẫn trong đối thoại hàng ngày Đặc biệt trong tục ngữ, ca dao, chúng được sửdụng không còn chỉ những "vật" cụ thể - bộ phận cơ thể người-mà trở thànhbiểu tượng của thế giới bên trong con người, thế giới nội tâm Trong tiến trìnhphát triển của ngôn ngữ, không biết từ lúc nào, hai từ này đã được người Việtgửi gắm vào đấy tiếng nói tình cảm của mình mà chỉ có bằng cảm thức vănhóa Việt, người đó mới cảm nhận được cái sâu sắc, cái hay, sự rung động vềgiá trị ngữ nghĩa của chúng, nói một cách khác, người đó có sự tư duy đúng
về cái “không thấy”này Thật khó giải thích ngay từ khi còn bé, con trẻ đã
cảm nhận được cái nghĩa trong câu ca dao “Một lòng thờ mẹ kính cha” mà không hề có những vật hiện hữu nào, từ nào làm rõ nghĩa cho từ lòng ở đây,
nếu không phải là cảm thức văn hóa Trong thực tế, chắc cũng không cần mộtlời giải thích đầy đủ nào để đứa trẻ thỏa mãn được nếu như không phải chính
nó Ngoài ra, ta gặp những cách nói Lòng vả cũng như lòng sung; Lòng trâu
cũng như dạ bò (tục ngữ); Lòng đá thắm, dạ vàng phai/ Hơi đâu theo đuổi đường dài uổng công; Lòng em còn đợi còn chờ/ Sao em rứt nghĩa bao giờ không hay (Ca dao)… càng gợi lên cái bề rộng ngữ nghĩa từ này.
Trang 6Việc đi sâu tìm hiểu ngữ nghĩa của hai từ lòng và tim dưới góc nhìn của
ngôn ngữ chức năng hay cấu trúc dường như chưa đủ, có cái gì đấy quá kháchquan mà thiếu đi yếu tố nhận thức bên trong của con người cụ thể - yếu tố vănhóa Chính vì lẽ đó, đề tài chúng tôi đi vào tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa của
từ lòng và từ tim trong tục ngữ và ca dao dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri
nhận
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tục ngữ, cao dao là đối tượng thu hút hiều sự quan tâm của giới nghiêncứu với tên tuổi của các tác giả như: Vũ Ngọc Phan (1978), Đinh Gia Khánh(1998), nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975),Hoàng Tiến Tựu (1999), Nguyễn Thái Hòa (1997), Nguyễn Quí Thành(1998), Phan Thị Đào (2001), Nguyễn Nghĩa Dân (2001), Nguyễn Xuân Kính(2002), Đỗ Thị Kim Liên (2006), Nguyễn Văn Nở (2006), Nguyễn Đức Tồn(2008)… Các tác giả này đã đi vào khai thác, tìm hiểu những vấn đề nội dung
tư tưởng, quan niệm triết lý nhân sinh, thi pháp… vấn đề hình thức, mô típ,cấu trúc… Có nhiều bài viết, luận văn, chuyên khảo về tục ngữ, ca dao đượccông bố rộng rãi
Gần đây, những từ ngữ chỉ người, vật trong ca dao, tục ngữ Việt có sắcthái tình cảm, đời sống bên trong, đời sống tâm linh Việt được đi sâu nghiêncứu Chúng không chỉ được khảo sát về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa từ vựng, ngữpháp… mà còn được nghiên cứu từ phương diện văn hoá Việt
Hà Quang Năng (1997) với bài viết Hình ảnh con trâu trong thành
ngữ, tục ngữ và ca dao Việt Nam, trong tạp chí Ngôn Ngữ và Đời Sống, số 1
đã phân tích và miêu tả một cách đầy đủ về biểu tượng con trâu gắn với đờisống vật chất và tinh thần của người Việt trên cứ liệu thành ngữ, tục ngữ, ca
dao.
Trang 7Cũng về “con trâu”, Phạm Văn Thấu (1997), với bài Con Trâu trong
tâm thức người Việt qua tục ngữ ca dao đã có kết luận “Tâm thức Việt Nam
in đậm hình ảnh con trâu Với mỗi người dân Việt từ tấm bé, con trâu đã gầngũi, gắn bó hằng ngày từ ngày xửa ngày xưa”
Năm 2000, Hoàng Văn Khoáng trên báo Giáo dục thời đại, số Xuân Canh Thìn, có bài viết Rồng có thực hay huyền thoại?
Trí Sơn (2001) với bài Con rắn trong tâm thức người Việt qua thành
ngữ tục ngữ Bên cạnh các công trình nghiên cứu qua hình ảnh các con vật,
còn có các công trình tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam qua hình ảnh các cây
cỏ có trong ca dao tục ngữ Việt
Đỗ Thị Kim Liên (2009), trường ngữ nghĩa về “cây lúa” và các sản
phẩm từ lúa phản ánh đặc trưng văn hoá lúa nước trong tục ngữ người Việt.
Đặc biệt từ 2005 trở lại đây, với sự phát triển mạnh của ngôn ngữ họctri nhận, mà lý thuyết đại cương và phương pháp luận đã được hai tác giảtrình bày một cách tường minh trong tác phẩm của mình Tác giả Trần Văn
Cơ (2006) với cuốn Ngôn ngữ học tri nhận đã giới thiệu lí thuyết tri nhận trên
thế giới và ảnh hưởng của lí thuyết này ở Việt Nam Lý Toàn Thắng (2009),
với cuốn Ngôn ngữ học tri nhận Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng
Việt, một hướng nghiên cứu mới đã được mở ra cho việc khảo sát các từ ngữ
Việt có tính biểu tượng và chiều dày văn hoá như bánh chưng, bánh giầy, số
phận, cây tre, cây đa, cây chuối, sông, đò Cũng chính lý thuyết này đã gợi ý
cho chúng tôi khảo sát từ lòng và tim dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri
nhận
Từ lòng và tim xuất hiện trong phát ngôn của đời sống người Việt có
tần số đáng kể Qua quá trình tìm hiểu bước đầu, chúng tôi thấy đây là hai từrất giàu sắc thái, tình cảm văn hoá Việt Hai từ này khá quen thuộc với mọilứa tuổi của người Việt, đời sống Việt Khi điểm lại lịch sử vấn đề, chúng tôi
Trang 8chưa thấy một công trình nào đi sâu nghiên cứu hai từ lòng và tim như môt
chuyên khảo từ góc nhìn của ngôn ngữ học truyền thống cũng như ngôn ngữ
học tri nhận Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Đặc trưng ngữ nghĩa của từ
lòng và tim trong phạm vi tư liệu tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học
tri nhận với hy vọng đưa ra được một bức tranh tương đối đầy đủ về ý niệm
của người Việt đối với hai từ lòng và tim
3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn hai từ lòng và từ tim từ bộ sưu tập Kho tàng tục ngữ người Việt và Kho tàng ca dao người Việt của các soạn
giả: Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Nguyễn Thúy Loan, Phạm Lan Hương,Nguyễn Luân in năm 2002, Nxb Văn hóa - Thông tin làm đối tượng nghiêncứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn hướng đến thực hiện những nhiệm vụsau:
- Thống kê, phân loại những câu tục ngữ và ca dao chứa từ tim và lòng.
Bước đầu, chúng tôi đã thống kê được 507 câu chứa hai từ này
- Phân tích ý niệm (ẩn dụ tri nhận), xác lập ra những đặc điểm ngữ
nghĩa của những phát ngôn chứa từ lòng và từ tim qua từ điển.
- Rút ra những đặc trưng ngữ nghĩa của từ lòng và từ tim dưới góc nhìn
tri nhận
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương phápsau:
Trang 94.1 Phương pháp khảo sát thống kê, phân loại
Bước đầu chúng tôi đã thống kê số lượng 507 phát ngôn có chứa từ
lòng và tim Sau đó, chúng tôi tiến hành phân loại chúng theo các tiểu nhóm
và đi sâu phân tích, miêu tả các tiểu nhóm đó
4.2 Phương pháp miêu tả
Dựa vào kết quả thống kê, phân loại các phát ngôn có chứa từ lòng và
tim, chúng tôi đi vào miêu tả ý niệm dẫn đến ngữ nghĩa của các phát ngôn
thuộc những nhóm ngữ nghĩa khác nhau đã phân loại được
4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trên những nét đặc trưng rút ra được từ các phát ngôn chứa từ lòng và
từ tim trong tục ngữ, ca dao, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu các tiểu
nhóm ngữ nghĩa, qua đó rút ra nào là yếu tố cơ sở thuộc cảm thức văn hóa củangười Việt
5 Cái mới của đề tài
Có thể xem đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu ngữ nghĩa của từ
lòng và từ tim dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận.
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tàigồm ba chương
Chương 1: Những giới thuyết xung quanh đề tài
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và những ý niệm, nhận thức văn hoá
trong phát ngôn tục ngữ và ca dao chứa từ lòng và từ tim
Chương 3: Phân loại và ngữ nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ chứa
từ lòng, tim dưới góc nhìn tri nhận
Trang 10sở cho việc phân loại hai đối tượng này Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọnvẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phêphán Còn thành ngữ là một một bộ phận của câu mà nhiều người đã quendùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn.
Về cấu tạo, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định, chưa phải là mộtcâu hoàn chỉnh Còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh
Về ý nghĩa, thành ngữ mang nghĩa hình ảnh, nghĩa khái quát có giá trị
tương đương từ: Áo rách, quần manh; Ăn trắng, mặc trơn; Ăn trên, ngồi trốc;
Dốt đặc cán mai; Cá bể, chim ngàn; Bụng đói, cật rét Còn tục ngữ lại nêu
lên những kinh nghiệm: Chó cắn áo rách; Bệnh quỷ thuốc tiên; Người chửa,
cửa mả; Bồi ở lở đi; Ai đắp người ấy ấm mồ…
Hầu hết, thành ngữ, tục ngữ đều do nhân dân sáng tác, nhưng cũng cónhững thành ngữ, tục ngữ rút ra từ các thi phẩm, hoặc rút từ ca dao - dân ca
ra Như vậy, tục ngữ được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm về tự
nhiên và xã hội: Chết đuối vơ phải cọng rơm; Múa rìu qua mắt thợ; Chớp
đông nhay nháy gà gáy thì mưa Trong tục ngữ có cả thành ngữ: Chồng yêu,
xỏ chân lỗ mũi, thì xỏ chân lỗ mũi là thành ngữ.
Trang 111.1.2 Phân biệt tục ngữ và ca dao
Ca dao là một thuật ngữ Hán-Việt Ca dao là những bài văn vần do nhân
dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và được phổ biến rộng rãitrong nhân dân Có thể nói nội dung của ca dao chủ yếu là nói về chủ đề tìnhyêu quê hương, đất nước, con người, trong đó một mảng ca dao chủ yếu nói
về tình yêu nam nữ Ngoài ra, tìm hiểu ca dao chúng ta sẽ thấy được tínhchiến đấu, tính phản phong, tính nhân đạo, tính triết lí, đạo làm người Còntục ngữ, như đã trình bày ở mục 1.1.1, là sự đúc rút những kinh nghiệm trongđời sống tự nhiên và đời sống xã hội, tác động đến nhận thức của mọi ngườinói chung
Về hình thức, ca dao và tục ngữ cũng khác nhau Tục ngữ ban đầu chỉ là
những câu nói xuôi tai, hợp lý, sau dần mới trở thành những câu cân đối, có
vần vẻ, ngắn gọn: Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm; Làm phúc phải tội; Lươn
ngắn chê chạch dài; Cần xuống muống lên.
Tục ngữ có số lượng lớn nhất là 20 âm tiết, ít nhất là 4 âm tiết, như: Cha
già con cọc; Mẹ nào con ấy (bốn âm tiết); Hoài hồng ngâm cho chuột vọc, hoài hạt ngọc cho ngâu vầy, hoài bánh dày cho thằng méo miệng ăn (20 âm
tiết)
Tục ngữ có những câu vần liền, vần cách (cách 2 âm tiết, 3 âm tiết, thậmchí cách 4, 5 âm tiết) Ví dụ:
- Vần liền: Con dại cái mang; Cha gánh lon, con gánh vại
- Vần cách 1 âm tiết: May tay hơn hay thuốc; Đi chợ ăn quà, về nhà
đánh con; Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- Vần cách 2 âm tiết: Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão;
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thịt mềm…
Trang 12- Hoặc thể lục bát: Cá tươi thì xem lấy mang/ Người khôn xem lấy
hai hàng tóc mai.
Hình thức của ca dao thường là những bài ngắn, hai, bốn, sáu, hoặc tám
câu, âm điệu lưu loát và phong phú Đặc điểm của ca dao thường có dạng lụcbát
Ví dụ:
Em ngồi đâu anh cũng ngồi chầu
Yêu em anh muốn quết trầu cho em
Giữa hai dòng lục và dòng bát luôn được qui định chặt chẽ bởi vần chânhoặc vần lưng Dòng lục mang vần chân, dòng bát mang vần lưng ở âm tiết
thứ 6 hoặc thứ 4, như: Anh buồn anh có chốn thở than, Em buồn như ngọn
nhang tàn thắp khuya Có trường hợp vần lưng lại rơi vào âm tiết thứ tư, như:
Từ ngày Tự Đức lên ngôi, Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.
Về ý nghĩa, nghĩa của tục ngữ, một bộ phận phản ánh kinh nghiệm tự
nhiên, là nghĩa đen: Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa; và một bộ phận
phản ánh kinh nghiệm nhận thức xã hội là nghĩa bóng: Xanh vỏ đỏ lòng; Áo
gấm đi đêm; Tham bát bỏ mâm; Chó ba quanh mới nằm; Người ba năm mới nói.
Còn ca dao có ý nghĩa biểu cảm, bộc lộ cảm xúc: Hạt lúa vàng hạt thóc
cũng vàng/ Anh yêu em, bác mẹ, họ hàng cũng yêu; Ai về ai ở mặc ai/ Ta như dầu đượm tháp hoài năm canh; Thấy anh như thấy mặt trời/ Chói chang khó ngó trao lời khó trao.
1.2 Cơ sở lý luận về phạm trù ngữ nghĩa trong ngôn ngữ học
Phạm trù ngữ nghĩa trong ngôn ngữ học rất rộng và phức tạp Ở đây,chúng tôi dựa vào quan điểm của Đỗ Hưu Châu: “Đặc điểm của ngữ nghĩahọc hiện đại là không chỉ đóng khung trong sự miêu tả, phân loại mà đang
Trang 13chuyển mạnh sang việc phát hiện ra các quy tắc điều khiển các quá trình tạonghĩa, vì thế, ta nên chấp nhận về sự phân chia ngữ nghĩa học thành hai lĩnhvực: ngữ nghĩa học hệ thống (chủ yếu là ngữ nghĩa học từ vựng) và ngữ nghĩahọc hoạt động (nghiên cứu ý nghĩa và sự hình thành ý nghĩa của các đơn vịhành chức của ngôn ngữ, trên quan điểm kết hợp ngữ nghĩa - ngữ dụng), cáckhái niệm cơ bản của ngữ nghĩa học ở mục này được đề cập đến trong hai tiểumục nhỏ: ngữ nghĩa học từ vựng và ngữ nghĩa ngữ dụng.
1.2.1 Ngữ nghĩa học từ vựng
1.2.1.1 Nghĩa của từ
Có nhiều ý kiến khác nhau trong ngôn ngữ học về vấn đề từ, nhưngdường như đến nay, người ta thấy xoay quanh mấy xu hướng sau:
a) Nghĩa là đối tượng;
b) Nghĩa là biểu tượng;
c) Nghĩa là khái niệm;
d) Nghĩa là quan hệ giữa tín hiệu và đối tượng;
e) Nghĩa là chức năng của tín hiệu – từ;
f) Nghĩa từ là bất biến thể của thông tin;
g) Nghĩa từ là phản ứng hiện thực
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về ý nghĩa từ vựng, ở đây,chúng tôi chấp nhận quan niệm của Ju X.Xtêpanov cho rằng: "Ý nghĩa của từphản ánh những đặc trưng chung, đồng thời là đặc trưng bản chất của sự vậtđược con người nhận thức trong thực tiễn xã hội Ý nghĩa của từ hướng đếnkhái niệm như là hướng đến cái giới hạn của mình" [53, tr.54 ]
Quan niệm trên đây cho thấy rõ tính phức tạp của ý nghĩa từ vựng Sựphức tạp được thể hiện qua các thành phần của nó, ngoài nội dung chính
Trang 14nghĩa biểu niệm, "là tập hợp các 'nét tiêu chuẩn', còn là nội dung tâm lí, kháiniệm tương ứng được biểu đạt trong từ", ý nghĩa từ vựng còn bao gồm cảnghĩa biểu thái "bao gồm mọi đặc tính khác nhau của từ cần yếu về mặt ngữnghĩa" và phạm vi ứng dụng.
1.2.1.2 Phân tích nghĩa từ
Với quan niệm nét nghĩa là "những yếu tố ngữ nghĩa chung cho nghĩacủa các từ thuộc cùng một nhóm từ, hoặc riêng cho nghĩa của một từ, đối lậpvới nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm" Tác giả Hoàng Phê chorằng nghĩa từ "là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau".Các mối quan hệ đó là quan hệ trật tự và quan hệ cấp bậc, chúng làm nên cấutrúc tầng bậc của nghĩa từ Các từ có cùng một kiểu cấu trúc ngữ nghĩa, tức là
có số lượng nét nghĩa như nhau, trật tự và quan hệ giá trị giữa các nét nghĩagiống nhau làm nên hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa Phương pháp phân tíchcấu trúc nghĩa từ hiện nay đã thu được những kết quả nhất định Đây là mộttrong những nhiệm vụ chủ yếu của từ vựng học
sự phân chia từ vựng thành các trường từ vựng - ngữ nghĩa
Đa nghĩa là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa, các nghĩa này có thể cóliên hệ với nhau về mặt lịch sử - dẫn đến sự phân biệt nghĩa gốc / nghĩa pháisinh, hoặc liên hệ về logic - có nghĩa cụ thể / nghĩa trừu tượng, nghĩa chính /nghĩa phụ; các mối liên hệ này lại tạo nên tính hệ thống chặt chẽ giữa cácnghĩa trong từ đa nghĩa Ngược lại, đồng âm là hiện tượng nhiều từ có nghĩakhác nhau nhưng có vỏ ngữ âm giống nhau Trong tiếng Việt, đồng âm được
Trang 15phân loại tiếp, theo tiêu chí có hay không có mối liên hệ nguồn gốc - ngữnghĩa, thành đồng âm cùng gốc và đồng âm ngẫu nhiên
Đồng nghĩa là hiện tượng các từ có hình thức khác nhau nhưng giốngnhau về ý nghĩa và phản ánh mối quan hệ đồng nhất giữa các từ có cùng ýnghĩa biểu niệm
Trái nghĩa là hiện tượng những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ýnghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về logic, nhưng tương liên lẫnnhau
Ở một góc độ khác, người ta lại chia hệ thống từ vựng thành những "tậphợp từ vựng có sự đồng nhất ngữ nghĩa xét theo một phương diện nào đấy đểphát hiện ra tính hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa"[Đỗ Hữu Châu]
Như vậy, đa nghĩa và đồng âm thể hiện quan hệ về nghĩa trong một từhoặc trong một từ - ngữ âm; đồng nghĩa và trái nghĩa thể hiện quan hệ giữacác từ trong một nhóm; còn trường từ vựng-ngữ nghĩa thể hiện quan hệ củamột tập hợp nhiều đơn vị từ vựng
1.2.2 Ngữ nghĩa ngữ dụng
Trong phần này, chúng tôi không đề cập đến toàn bộ đối tượng đa dạngcủa ngữ dụng học, mà chỉ đề cập đến những vấn đề có liên quan trực tiếp đếnngữ nghĩa của từ và ngữ nghĩa của lời Đó là các vấn đề tiền giả định, nghĩacủa lời và tình thái
a) Về tiền giả định
Tiền giả định là những tri thức, sự hiểu biết về những từ ngữ hay vềnhững phát ngôn cụ thể mà đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừanhận, bất tất phải bàn cãi và họ dựa vào đó để nói lên ý nghĩa tường minhtrong phát ngôn của mình [31, tr.238] Có những cách phân loại khác nahu về
Trang 16tiền giả định, nhưng ở đây, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến nhóm tiền giảđịnh tồn tại.
Tiền giả định tồn tại là điều được giả định trước là đúng để xác định giátrị chân lí của điều được nói ra là đúng hay sai, đó là "những nét nghĩa không
có giá trị thông báo chính thức, không chấp nhận bất cứ một sự thuyết minh,một hạn định nào", điều kiện bên trong của một nội dung không thể thiếuđược của nghĩa từ [Hoàng Phê, 38, tr.47]
b) Về khái niệm nghĩa của lời
Nghĩa của lời là tất cả những gì mà người nói, qua lời, muốn truyền đếncho người đối thoại Đó không chỉ là nội dung mệnh đề của câu mà còn có sựtham gia của những yếu tố khác Với cách xem xét này thì nghĩa của lời chịu
sự chi phối của một số nhân tố sau:
Vai nói (gồm người nói và người nghe): Người nói là ai, đang nói với ai.Ngữ cảnh : Nói trong hoàn cảnh nào
Mục đích nói: Người nói hướng đến mục đích trực tiếp hay gian tiếp.Nội dung nói: Nội dung này được tồn tại dưới các kiểu kết cấu cụ thể
c) Về khái niệm tình thái
Hoàng Tuệ cho rằng "Tình thái là một khái niệm trong sự phân tích ngữnghĩa của câu, sự phân tích theo cách nhìn tìm đến thái độ của người nói tronghoạt động phát ngôn, tức cũng là tìm đến tác động ngữ dụng, tác động màngười nói muốn tạo ra ở người nghe trong thực tiễn hoạt động ngôn ngữ" Ông cho rằng, một phát ngôn thường gồm hai phần: ngôn liệu (dictum)
và tình thái (modality) Ngôn liệu là phần nội dung phản ánh hiện thực Tìnhthái là phần nội dung của phát ngôn thể hiện thái độ của người nói Đó có thể
là thái độ của người nói đối với nội dung của câu nói, hoặc đó là thái độ củangười nói đối với người nghe Tình thái làm nên tính tinh tế đa dạng, sinh
Trang 17động về ngữ nghĩa của lời Trong bài viết: Thế nào là môt hành động ngôn từ,J.Searle đã đưa ra các ví dụ:
1/ John có rời phòng không? (Will john leave the room?)
2/ John sẽ rời phòng (John will leave the room.)
3/ John hãy rời phòng đi! (John, leave the room?)
4/ Giá mà John chịu rời khỏi phòng nhỉ! (woud that John will left theroom?)
5/ Nếu như John chịu rời khỏi phòng, tôi cũng sẽ rời theo.(If John willleave the room, i will leave olso?)
[Nguồn: Ngôn ngữ, văn hóa, xã hội-một cách tiếp cận liên ngành, Nxb
Thế giới, tr.92]
Những câu trên đều có nội dung mệnh đề như nhau: John rời phòngnhưng nghĩa của 5 câu trên khác nhau do yếu tố tình thái đưa lại, thể hiệnnhững sác thái tình cảm khác nhau của người nói đưa vào câu nói
1.3 Cơ sở lý luận của ngôn ngữ học tri nhận
1.3.1 Tiền đề ra đời ngôn ngữ học tri nhận
Điều cần nói trước tiên là sự ra đời của khoa học tri nhận đã góp phầngiải tỏa cho cuộc khủng hoảng về chủ nghĩa cấu trúc phản ánh trong ngôn ngữhọc thế giới, dẫn đến sự bùng nổ những lý thuyết, những trường phái, nhữngkhuynh hướng ngôn ngữ học khác nhau ra đời Có thể tóm lựợc những hướng
lý thuyết này như sau:
a) Ngữ pháp tạo sinh-cải biến (tính toán các biểu thức ngôn ngữ).b) Thuyết giải luận (ý nghĩa được xác định nhờ nhân tố thuyết giải).c) Ngữ pháp phạm trù
Trang 18d) Chức năng luận.
e) Lý thuyết điển dạng
f) Ngôn ngữ học văn bản và phân tích diễn ngôn
g) Lý thuyết hành động lời nói
h) Nguyên lý cộng tác
i) Ngôn ngữ học tri nhận
Trong số những lý thuyết đại diện này, tác giả Trần Văn Cơ chọn ra ba
lý thuyết có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển ngôn ngữ học Mỹ là:
Ngữ pháp tạo sinh-cải biến, Ngữ dụng học và Ngôn ngữ học tri nhận
a) Ngữ pháp tạo sinh-cải biến
Đây là lý thuyết do N.Chômski khởi xướng Lý thuyết này bác bỏnhững cơ sở của chủ nghĩa miêu tả và chủ nghĩa cấu trúc Mỹ Cuốn Các cấutrúc cú pháp là một trong bốn phát minh chủ yếu nhất trong ngôn ngữ họctrong 200 năm trở lại đây Trong lý thuyết này N.Chômski đã xác lập địa vịtrung tâm của cú pháp và đưa nó lên hàng đầu những vấn đề xây dựng lýthuyết đại cương Đó là việc xây dựng ngữ pháp học với nghĩa là một cơ chếtạo sinh ra câu là mục đích của việc nghiên cứu cú pháp của một ngôn ngữnào đó Qui tắc tái xuất cho phép tạo sinh những câu dài vô hạn trong khi vẫngiữ nguyên những quan hệ ngữ pháp vốn có
Chương trình tối giản là giai đọan tiếp của Ngữ pháp tạo sinh cho rằng
cơ chế của con người gồm hai tiểu hệ thống chính: tiểu hệ thống tính toán vàtiểu hệ thống từ vựng Tiểu hệ thống tính toán tạo sinh ra những biểu thứcngôn ngữ và cấp lệnh cho những hệ thống hiện thực hóa Tiểu hệ thống từvựng chứa tòan bộ thông tin từ từ vựng của một ngôn ngữ cụ thể
b) Ngữ dụng học
Trang 19Môn học nghiên cứu hành vi của các kí hiệu trong quá trình giao tiếpthực tế Lý thuyết này được sáng lập bởi Ch.Morris Dụng học có đặc trưngtiếp cận với ngôn ngữ là ngôn cảnh, xem ngôn cảnh là yếu tố bổ túc cho kháiniệm trung tâm của lời nói, tác động tương hỗ giữa hành động lời nói và ngôncảnh làm thành cái trục cơ bản của nghiên cứu dụng học và việc hình thànhnhững qui tắc tác động tương hỗ đó là nhiệm vụ chính của dụng học.
Dụng học chú ý đến các bình diện sau trong việc sử dụng ngôn ngữ nhưmột công cụ giao tiếp: Bình diện hiển ngôn và hàm ngôn; Bình diện đánh giá;Bình diện ngôn bản (diễn ngôn)
c) Ngôn ngữ học tri nhận
Trước khi ngôn ngữ học tri nhận ra đời là sự thống trị của những lýthuyết ngôn ngữ học cấu trúc cho rằng ngôn ngữ học có truyền thống tự trị,tính tự trị của nó thể hiện hệ thống ngôn ngữ có thể được miêu tả và thuyếtgiải trong phạm vi (xét trong bản thân nó và vì bản thân nó) không quan tâmđến những tâm lý học, tư duy bộ não, giải phẫu, sinh lí, xã hội, tộc người, vănhóa… Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận là sự phản ứng khoa học đối vớicác trào lưu nói trên Trước đó, năm 1972, John R Searle gọi ngữ pháp tạosinh – cải biến do Noam Chômski chủ xướng là “cuộc cách mạng” Chomskytrong ngôn ngữ học Cạnh đó còn có E.X Kubriakova, E Koerner ở thập kỷ
80 thế kỷ trước cũng cùng quan điểm với ông N Chomski đã cùng với người
thầy của mình, Z Harris, cho ra đời cuốn sách Cấu trúc cú pháp, nó có ảnh
hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học như tâm lý học,triết học, xã hội học, giáo dục học, nhân chủng học, lý thuyết trí tuệ nhân tạo,v…v, và chính nó tạo cơ sở cho sự xuất hiện một ngành khoa học mới đượcgọi là khoa học tri nhận Theo quan điểm của N Chomski, các nhà ngôn ngữhọc thế giới đã nâng chương trình tối giản – giai đoạn mới của Ngữ pháp tạosinh (The Minimalist Programe) của ông lên một tầm cao hơn và rộng hơn
Trang 20nữa và hướng tới ngôn ngữ học tri nhận Các nhà khoa học ngôn ngữ Nga nhưA.A Leonchev, giáo sư viện sĩ Ju S Stepanov cũng dành nhiều thời gian đưa
ra những ý kiến đóng góp sự hoàn chỉnh cho những nguyên lý của ngànhngôn ngữ học tri nhận Kovecses Z., Lakoff F., Langacker R.W, Leech G làcác nhà ngôn ngữ học tên tuổi của thế giới đã lần lượt cho ra đời những tácphẩm có giá trị thiết lập nền tảng lý thyết cho ngôn ngữ học tri nhận Ở Việt
Nam, Lý Toàn Thắng công bố chuyên khảo Mô hình không gian về thế giới
năm 1993, trong cuốn sách đó, ông đề cập đến đặc thù về định vị định hướngkhông gian của cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá Việt Nam trong sự so sánh vớicộng đồng Nga đã được phân tích một cách thấu đáo Tác giả Trần Văn Cơ
cho ra đời cuốn sách Ngôn ngữ học tri nhận Sách bàn về các vấn đề cụ thể:
tri nhận và hoạt động tri nhận; ý niệm và ý niệm hoá thế giới; phạm trù vàphạm trù hoá thế giới; ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận; cảm xúc và các mô hình cảmxúc
Như vậy, ngôn ngữ học tri nhận và lý thuyết tạo sinh – cải biến là haihọc thuyết song song tồn tại tuy ngôn ngữ học tri nhận ra đời muộn hơn Cảhai cùng lấy mục đích cuối cùng là nhận thức bản chất của ngôn ngữ conngười nhưng con đường tìm đến có khác nhau Lý thuyết tạo sinh - cải biến đisâu vào cấu trúc ngôn ngữ từ những quan sát trực tiếp được và hình thức hóachúng đến độ lý tưởng như một công thức từ đấy giải đáp các hiện tượngngôn ngữ khác Ngôn ngữ học tri nhận lấy con người làm trung tâm, trên cơ
sở quan sát trực tiếp các dữ kiện ngôn ngữ ở dạng tự nhiên, nhưng có tính đến
cả những dữ kiện không thể quan sát được trực tiếp như trí tuệ, tri thức, ýniệm, ý thức… Ở đây, yếu tố võ đoán của ngôn ngữ không còn tuyệt đối tự trịnữa Yếu tố con người ở đây với lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận là đăc trưngcủa nó và vai trò con người với năng lực cải tạo thế giới, ứng xử với thế giơikhách quan được xem xét đánh giá tỉ mỉ hơn Ngôn ngữ học tri nhận gắn bó
Trang 21nhiều hơn với tâm lý học, với trí tuệ nhân tạo (máy tính, người máy), với vănhóa hay nói khái quát hơn là với sáng tạo, với cảm xúc của con người.
Về mối quan hệ của ngôn ngữ học tri nhận với các đối tượng khác, tácgiả Trần Văn Cơ cho rằng: Ngôn ngữ học tri nhận có quan hệ với tâm lý học;Ngôn ngữ học tri nhận có quan hệ với trí tuệ nhân tạo; Ngôn ngữ học tri nhận
có quan hệ với văn hóa học Cốt lõi của vấn đề ở đây là Ý niệm
Vì vậy, khi bàn về khái niệm ngôn ngữ học tri nhận, tác giả Lý ToànThắng, một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ học tri nhận ởViệt Nam, viết: “Nếu phải nói thật vắn tắt Ngôn ngữ học tri nhận là gì? thì cóthể nói rằng: “đó là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hànhnghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của conngười về thế giới khách quan cũng như cái cách thức mà con người tri giác và
ý niệm hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó” [43, tr.13)]
Về đối tượng của ngôn ngữ học tri nhận, tác giả Trần Văn Cơ cho:
“Ngôn ngữ học tự nhiên của con người trong mối quan hệ với con người, thựchiện chức năng làm công cụ tư duy, công cụ xử lí và chế biến thông tin tạo ratri thức và cảm xúc cho con người” [43, tr.51)]
Từ đó Ngôn ngữ học tri nhận có 2 nguyên lý chính để thực hiện nhiệm
vụ của mình:
Nguyên lí 1: Dương cao ngọn cờ hướng tới con người “Dĩ nhân vi
trung” Nó nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với con người Sự kiệnngôn ngữ đều có hình ảnh của con người
Nguyên lí 2: Cấu trúc ngôn ngữ của nó chỉ rõ trí tuệ làm việc như thế
nào? Cấu trúc ngôn ngữ phản ánh tiêu chí chức năng dựa trên sử dụng ngônngữ như công cụ giao tiếp Có xem xét tính phỏng hình trong các quan hệgiữa những hình thái ngôn ngữ vơi ý nghĩa của chúng
Trang 22Cấu trúc của ngôn ngữ được cấu tạo bởi hai nhân tố bên trong là trí tuệcủa người nói và nhân tố bên ngoài là nền văn hóa chung cho nhiều ngườicùng nói một thứ tiếng.
Ngôn ngữ học tri nhận là một bộ phận của khoa học tri nhận cũng giốngnhư các khoa học tâm lí, văn hóa, thần kinh liên quan khác
Ngôn ngữ học tri nhận đặt ra cho mình các nhiệm vụ: Nắm bắt; Nắm bắt
và nghiên cứu khái quát vấn đề Ý niệm và Ý niệm hóa thế giới; Nghiên cứucác vấn đề phạm trù hóa ngôn ngữ; Nghiên cứu các siêu phạm trù ngữ nghĩatri nhận; Nghiên cứu những ý niệm cảm xúc con người; Nghiên cứu ý niệmcon người với bộ nhị nguyên xác/hồn; Nghiên cứu các ẩn dụ tri nhận trongngôn ngữ
d Các phương pháp luận của ngôn ngữ học tri nhận.
Dĩ nhân vi trung là phương pháp luận chủ đạo của ngôn ngữ học trinhận lấy con người làm trung tâm [Trần Văn Cơ, 9, tr.72)]
d1 W.Chafe nhà ngôn ngữ học Mỹ là người đưa yếu tố thực nghiệm vàophương pháp luận của ngôn ngữ học và cũng là người bác bỏ cách sử dụngngữ liệu nhân tạo – ngữ liệu do nhà nghiên cứu tạo ra đẻ minh họa cho luậnthyết của mình Ông tập trung vào ngôn ngữ tự nhiên đăc biệt là khẩu ngữ và
là người quan tâm tâm tơi ba khái niệm: ý thức, điển dạng, sự kích họat(consciousness, prototype, activation)
d2 G.Lakoff là nhà ngôn ngữ học Mỹ có công phát triển lý thuyết tri
nhận về ẩn dụ Ông ra cuốn sách Ẩn dụ mà chúng ta đang sống trình bày quan
điểm theo đó ẩn dụ không phải chỉ là thủ thuật tu từ của văn thơ mà còn là cơchế cực kì quan trọng giúp cho tư duy của con người lĩnh hội thế giới và hìnhthành ý niệm của con người, cấu trúc ngôn ngữ tự nhiên
Trang 23d3 R.Langacker đã công bố cuốn sách với nhan đề Ngữ pháp không gian sau đổi thành Ngữ pháp tri nhận Ông có những quan điểm sau về nguyên lý
trong quá trình tri nhận: Ngôn ngữ không phải một cơ chế tự trị Nó không thểđược miêu tả mà không dựa vào những quá trình tri nhận Ngữ pháp theoquan niệm của ông ngang bằng với ý niệm hóa
d4 Ch.Fillmore khởi xướng học thuyết về ngữ nghĩa khung Việc sử
dụng khái niệm khung cho phép miêu tả bằng cách nào sự hiểu các biểu thứcngôn ngữ được quy định bởi những kiến thức của con người về những tìnhhuống do những biểu thứ này miêu tả
d5 Nhà ngôn ngữ học Balan A.Wierzbicka trong cuốn Từ điển học và
sự phân tích ý niệm đã đi vào chứng minh luận điểm dĩ nhân vi trung của
ngôn ngữ tự nhiên và sự phụ thuộc ngữ nghĩa vào quan niệm của con người
về thế giới vật lí chứ không phải vào cơ cấu của thế giới vật lý Quan niệm vềthế giới khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau
1.3.2 Quan niệm về tri nhận và hoạt động tri nhận
1.3.2.1 Tri nhận
Để làm rõ khái niệm tri nhận chúng tôi lấy nhận định của N.Chomski
về vai trò của khoa học tri nhận trong thời gian trở lại đây để làm rõ nghĩa của
nó “Cuộc cách mạng tri nhận thể hiện sự quan tâm đến các trạng thái của trínão, đến việc chúng biểu hiện ra sao trong hành vi của con người, đặc biệttrong các trạng thái tri nhận của nó: tri thức, sự thông hiểu, sự giải thích, niềmtin … Cách tiếp cận với tư duy và họat động của con người như trên làm chotâm lý học và một phân môn cấu thành nó là ngôn ngữ học biến thành một bộphận của các khoa học tự nhiên vốn nghiên cứu bản chất của con người và cácbiểu hiện của nó mà điều chủ yếu là bộ não Đấy là khoa học tri nhận
Để hiểu rõ khái niệm tri nhận, ta nên phân biệt làm rõ giữa hai khái
niệm tri nhận và tri giác Tri nhận là quá trình sử lý thông tin, chế bíến thông
Trang 24tin để tạo ra kiến thức, tri thức của con người, còn tri giác thuộc cấp độ cảm tính trong quá trình nhận thức của con người Tri giác có ba đặc điểm: tri giác
luôn cụ thể, tri giác không tồn tại riêng lẻ, tri giác có khả năng vật thể hóa
1.3.2.2 Hoạt động tri nhận
Hoạt động tri nhận đó là một quá trình thiết định giá trị các biểu thứcngôn ngữ của tư duy nhằm thuyết giải dẫn đến chỗ thông hiểu một cái gì đó.Kết quả của hoạt động đó là hệ thống được những ý niệm mà con người hiểubiết giả định, suy nghĩ hoặc tưởng tượng về các đối tượng của thế giới hiệnthực và các thế giới khả dĩ, hệ thống ý niệm con người có thể có được
Họat động trị nhận không đồng nhất với hoạt động nhận thức Nếu quátrình nhận thức trải qua hai giai đoạn: cảm tính (cảm giác, tri giác) và lý tính(biểu tượng, khái niệm) thì họat động tri nhận lại với tư cách xử lý và chếbiến thông tin có nhiệm vụ thu thập mọi dữ kiện do hoạt động nhận thức cungcấp để biến chúng thành tri thức, lưu giữ chúng Do chỗ hoạt động tri nhậncủa con người có quan hệ trực tiếp với môi trường sống của con người làcộng đồng dân tộc và văn hóa của cộng đồng ấy nên họat động tri nhận mang
đặc thù văn hóa-dân tộc Hoạt động nhận thức cho ra sản phẩm cuối cùng là
khái niệm mang tính phổ quát (chung toàn nhân loại) thì hoạt động tri nhận cho ra thành phẩm cuối cùng là ý niệm vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù văn hóa - dân tộc.
Họat động tri nhận là một bộ phận cấu thành ý thức của con người (cácthành tố khác của ý thức con người còn là năng lực sản sinh những hành động
ý thức, tri thức cụ thể - kết quả của họat động tri nhận được dùng trong nhữnghọat động tri nhận tiếp theo của con người) Họat động tri nhận diễn ra trongnhững điều kiện văn hóa nhất định, điều đó hạn chế tạo dựng những “thế giớikhả dĩ” như thần thoại, đạo đức, chính trị, tôn giáo, văn hóa…
Trang 25Khác với những dạng khác của hoạt động tri nhận, ngôn ngữ vừa làcông cụ tri nhận, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc mã hóa và cải biếnthông tin Đây là mặt bên trong của ngôn ngữ Còn mặt bên ngoài nó gắn chặthữu cơ với đời sống con người, chức năng biểu hiện của nó có tính lịch sửgắn cùng với chức năng giao tiếp.
Dưới đây, chúng ta cũng cần nắm những khái niệm sau làm cơ sở vữngvàng cho việc tiếp cận với ngôn ngữ học tri nhận: Tri thức hay hiểu biết;Thông tin; Phân tích ngữ nghĩa tri nhận; Tri nhận và biểu trưng hóa; Tri nhận
và phục chế tri nhận
1.3.3 Bức tranh ngôn ngữ về thế giới
Bức tranh ngôn ngữ về thế giới được hiểu là ý niệm hóa thế giới Cácnhà khoa học khẳng định rằng ý niệm là một mảng của thế giới do con ngườicắt ra bằng “lưỡi dao ngôn ngữ” Việc cắt thế giới ra từng mảnh được gọi là ýniệm hóa thế giới Điều được nhấn mạnh ở đây là thế giới mà chúng ta đangsống là một tồn tại khách quan và thống nhất cho tất cả mọi người nhưng việccắt “lưỡi dao ngôn ngữ” lại có tính không thống nhất ở mỗi tộc người, mỗicộng đồng người lớn nhỏ khác nhau, có nền văn hóa khác nhau Ý niệm hóacho chúng ta những bức tranh thế giới
Trong triết học “Bức tranh thế giới” hay ý niệm cũng thế được xem như
là tổng hòa nội dung vật thể mà con người nắm được (Jasper) Từ những năm
1995 các nhà khoa học cho rằng con người là đối tượng nghiên cứu hàng trămnăm nay Thường khoa học phân con người thành bốn địa hạt nghiên cứu: trigiác, tinh thần, cảm xúc và ý chí Hình ảnh con người được tổng thể nhờ vàonhững dữ liệu ngôn ngữ Và chân dung đích thực về con người có được chính
là bức tranh ngôn ngữ chứ không phải bức tranh văn học, kí hiệu, văn hóa và
cả triết học nữa
Trang 26Ngôn ngữ tự nhiên phản ánh một phương thức nhất định nhằm tri giác
và tổ chức ỷ niệm (ý niệm hóa) Những ý nghĩa được biểu hiện trong ngônngữ tập hợp thành hệ thống quan điểm gọi là “triết học tập thể”có tính bắtbuộc với toàn bộ cộng đồng bản ngữ Một mảng tranh nào đó được xem cógiá trị nếu nó không bị coi là dữ liệu lẻ tẻ mà nó được hòa vào để tạo dựngnên một hình ảnh toàn diện không mâu thuẫn với một đối tượng nào đó
Bức tranh thế giới là một khái niệm rộng, đa hình, đa dạng Hiện nay,các nhà khoa học tạm thống nhất đưa ra sáu thể loại tranh “bức tranh thếgiới”: tôn giáo, khoa học, đạo đức, chính trị và ngôn ngữ Bức tranh ngôn ngữ
về thế giới thuộc về một dân tộc nào đó có cùng cách nhìn thế giới chủ quancủa dân tộc mình
Để làm rõ khái niệm đa hình trên, chúng tôi thử lấy một ví dụ để phân
biệt hai bức tranh ngôn ngữ về thế giới và bức tranh khoa học về thế giới.
a Bức tranh khoa học về thế giới
Bức tranh khoa học về thế giới được hình thành nhờ những khái niệm
lo gich phản ánh nhận thức của con người về thực tại khách quan Bức tranhkhoa học về thế giới được phản ánh trong hai từ điển ngôn ngữ và bách khoa
Trong Từ điển ngôn ngữ, từ “nguyên tử” được giải thích là “phần tử nhỏ nhất
của nguyên tố hóa học, gồm một hạt nhân ở giữa và một hay nhiều electron
chung quanh” Trong Từ điển bách khoa giải thích như sau: “tiếng hi lạp
atomos-là không chia được, phần nhỏ nhất của nguyên tố hóa học lưu giữnhững thuộc tính của nó Ở trung tâm nguyên tử có hạt nhân điện tích dương.Hạt nhân chứa hầu hết toàn bộ khối lượng của nguyên tử” Cách giải thích của
Từ điển ngôn ngữ hẹp hơn so với Từ điển bách khoa song cả hai từ điển đều
có chung một quan niệm là nguyên tử là một khái niệm khoa học Đây là bứctranh khoa học về thế giới
b Bức tranh ngôn ngữ về thế giới
Trang 27Biểu hiện thế giới quan của con người lại là chất liệu ngôn ngữ tronggiao tiếp Nó có liên quan mật thiết với đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngườibản ngữ nên bức tranh được vẽ phản ánh một mảng đời sống người bản ngữvới những gam màu dày màu sắc đặc trưng của văn hóa dân tộc Đối tượngcủa bức tranh ngôn ngữ về thế giới là ý niệm v mô hình: trung tâm - ngoại vi.Nằm ở trung tâm của cấu trúc ý niệm là khái niệm, nằm ở ngoại vi là nhữngđặc trưng văn hóa dân tộc, nó bao quanh lấy khái niệm Từ nguyên tử đã nói,chúng ta hiểu bởi nội dung khái niệm trong từ đỉển song thực tế khái niệmnày chưa đi vào đời sống của người Việt ngoài một số học sinh trong nhàtrường được học Tuy nhiên, trong đời thường nhiều người được nghe, biết về
nó qua các phương tiện truyền thông, hình dung nó như một cái gì gây chếtchóc, tai họa khủng khiếp, như vậy bức tranh ngôn ngữ về thế giới của từ
"nguyên tử" có gam màu chết chóc, nó khác vơi bức tranh khoa học về thếgiới với từ “nguyên tử”
Tính phổ quát và tính đặc thù của bức tranh ngôn ngữ về thế giới là ởchỗ phương thức ý niệm hóa hiện thực (cách nhìn thế giới) có tính phổ quát,
và tính đặc thù dân tộc, bởi thế những người nói tiếng khác nhau có thể nhìnthế giới khác nhau thông qua lăng kính của mình
Bức tranh ngôn ngữ về thế giới cho toàn thể mọi người phản ánh mộtthế giới khách quan tồn tại như nhau Ví dụ: tiếng Việt là mặt trời; tiếng Anh
là sun; tiếng pháp là soleil; tiếng Nga là солнце, và ai cũng hiểu đó là một
thiên thể nóng, sáng ở xa trái đất, là nguồn sáng sưởi ấm cho trái đất (từ điển
tiếng Việt 1922) Đó là phổ quát.
Trong đời sống thực, hình ảnh thế giới trong bức tranh ngôn ngữ về thếgiới với từng cộng đồng riêng rẽ lại không giống nhau, đấy gọi là tính đặc thù
Ví dụ, trong câu “Trăng lên trăng đứng trăng tàn” (thơ Tố Hữu) thì hình ảnhtrăng ở đây không đúng với quan niệm khoa học, hay cách quan niệm“trời
Trang 28tròn đất vuông”của triết học cổ xưa cũng không còn phù hợp với thế giới quankhoa học ngày nay Hoặc trong toán học, người ta nói “đường thẳng là conđường ngắn nhất “thì trong xã hội Việt Nam hiện nay, có người nói: “đườngvòng là đường ngắn nhất” với ý niệm cơ chế hành chính hiện tại ở Việt Nam,muốn công việc được giải quyết nhanh chóng.
Bức tranh ngôn ngữ về thế giới phản ánh trong vốn từ vựng của ngônngữ có dấu ấn của lối tư duy “dĩ nhân vi trung” (lấy con người làm trung
tâm) Chẳng hạn: chân núi, miệng ống, đầu sông, đít hến, mũi thuyền, mắt
bão, lưỡi lửa, ngón võ, hoặc những từ chân, miệng, đầu, đít, mũi, mắt, lưỡi, ngón là mượn của lớp từ chỉ thân thể của con người, hay nói cách khác, theo
ngôn ngữ học tri nhận là hiện thực đã được bộ phận thân thể con người trigiác Bức tranh ngôn ngữ về thế giới còn được gọi là mô hình ngây thơ về thếgiới được tạo nên bởi cảm xúc, văn hóa ngoại vi có nét đặc thù Ngây thơ bởiphần nào nó dựa trên những nhận thức khởi nguyên con người là trung tâm
Ví dụ người Việt nói: nghĩ bụng, bụng bảo dạ, bụng làm dạ chịu, thươngngười như thể thương thân, chân trong chân ngoài, qua mặt ai đó Bức tranhngôn ngữ về thế giới ngây thơ nhưng lại tham gia vào hệ thông ngôn ngữ nhưmột biểu tượng ngôn ngữ ý niệm hóa thế giới, nằm trong hệ thống ý niệm hóathế giới Thuyết giải các ý niệm này trong hệ thống là nhiệm vụ của ngôn ngữhọc tri nhận
Trang 29thuộc thế giới bên trong của con người, do đó, nó là đối tượng của tri nhận.
Những cảm xúc thường gặp: say mê, buồn, chán, đau, ghen (tị) ghét, nghingờ, tự hào, tức, xấu hổ Ví dụ: “Tôi bỗng thấy buồn da diết”; “Tôi thấy chịNgữ sợ hãi, tưởng mẹ tôi trúng gió”
Cảm xúc là một lớp đặc biệt những trạng thái tâm lý chủ quan phản ảnhmối quan hệ của con người đối với thế giới và đối với người khác, quá trình
và kết quả của họat động thực tiễn của con người Cảm xúc là hiện tượngmang tính cá nhân nhưng sự phát triển cảm xúc trong những điều kiện xã hộimới cần thiết phải hướng tới những giá trị mới mang tính xã hội Cảm xúcgần với họat động của cơ thể của con người, luôn tìm cách thể hiện ra bênngoài bằng sự thay đổi nét mặt nhăn mặt, nhíu mày, trề môi, há mồm, v v;hoặc bằng hành động đấm đá, vỗ tay, phẩy tay, v…v; hoặc bằng ngôn ngữ lờinói…Vì vậy, cảm xúc vừa là đối tượng của sinh lý học vừa là của ngôn ngữhọc
b) Chức năng của cảm xúc
Chức năng đánh giá: Cảm xúc là ngôn ngữ bên trong, là hệ thống
những biểu hiện, nhờ đó, chủ thể nhận biết về giá trị cái đang xảy ra Đặcđiểm của cảm xúc là trực tiếp phản ánh các mối quan hệ giữa motip về sựhiện thực hóa hoạt động đáp ứng motip này Cảm xúc thực hiện chức năngđánh giá quá trình về kết quả của nó
Chức năng giao tiếp: Chức năng chính của cảm xúc là giúp con người
hiểu lẫn nhau tốt hơn, suy xét về trạng thái của nhau Những người cùng cóchung một nền văn hóa thường đánh giá không sai về trạng thái xúc cảm củanhau qua nét mặt
Chức năng thỏa mãn những nhu cầu của cơ thể: Cảm xúc luôn gắn
liền với nhu cầu của cơ thể Cảm xúc hài lòng do nhu cầu cơ thể được thỏa mãn và không hài lòng khi ngược lại.
Trang 30Chức năng hình thành nhân cách mới: Trên cơ sở những cảm xúc tích
cực nảy sinh ra những nhu cầu và hứng thú của con người Chúng liên quanđến ý thức của con người
Chức năng thẩm mỹ: Cảm xúc có thể làm đẹp con người và ngược lại
cũng có thể làm con người trở nên xấu xa thấp hèn trước xã hội mà anh đangsống
1.3.4.2 Các mô hình của cảm xúc
a) Mô hình cảm xúc của tâm sinh lý học
Với cảm xúc, đa số những thay đổi về sinh lý học đều do kích hoạt hệ
thần kinh giao cảm thực vật Điều đó thể hiện ở huyết áp, mạch dập của tim,
hơi thở, đồng tử, mồ hôi, lượng đường trong máu, độ đông máu, lưu thôngmáu, nổi da gà
Có nhiều cách phân loại cảm xúc theo mô hình tâm sinh lý học, nhưngthường chia nó thành 3 lớp: cảm xúc thuần túy, tình cảm và affect Ngoài ra
có thể thêm hai lớp nữa là say mê và trầm cảm…
Cảm xúc thuần túy và tình cảm mang tính cá nhân Đối tượng yêu ghét là
tất cả những gì con người nhận thức như là nguyên nhân của sự thỏamãn/không thỏa mãn Thành quả cao nhất của cảm xúc là tình cảm Tình cảmmang tính vật thể, nó liên quan đến biểu tượng hoặc tư tưởng về một đốitượng nào đó Tình cảm luôn phát triển và tạo thành nhiều cấp độ Bắt đầu lànhững tình cảm trực tiếp, kết thúc bằng những tình cảm cao cấp hơn thuộc giátrị tinh thần lý tưởng
Affect là tên gọi của một quá trình cảm xúc mà ở đây, chủ thể không có
khả năng tìm ra lối thoát nhanh cho một cảnh ngộ bất thường Nó thể hiệnnhư bỏ chạy, đờ người, hung hãn Cảm xúc được biểu hiện một cách đặc biệtkèm theo những biến đổi có thể nhìn thấy được trong hành vi của con người
Trang 31Affect không xảy ra trước hành vi mà diễn ra ở cuối hành vi Nếu không kịpthời được giải thoát thì affect sẽ dẫn tới trầm cảm.
b) Mô hình cảm xúc của ngôn ngữ học tri nhận
b1 Khái niệm
Ngôn ngữ học tri nhận xem cảm xúc như một ý niệm Theo quan điểmnày, ý niệm của cảm xúc sẽ được nghiên cứu cùng với ngôn ngữ và văn hóacủa người bản ngữ Ngôn ngữ bình thường mà chúng ta sử dụng để nói vềcảm xúc có thể là một công cụ giúp chúng ta phát hiện cấu trúc và nội dung ýniệm cảm xúc Một mặt, ngôn ngữ phản ánh những nét của hiện thực ngônngữ có giá trị đối với những người mang cùng nền văn hóa, mặt khác trongquá trình giao tiếp với thế giới bên ngoài, người bản ngữ lĩnh hội nó thôngqua những ý niệm tồn tại ngay trong ngôn ngữ ấy và là đặc trưng cho nền vănhóa ấy
b2 Phân loại cảm xúc theo mô hình ngôn ngữ học tri nhận
Những cảm xúc được coi là cảm xúc cơ sở bởi tính bẩm sinh và tính
phổ quát của nó có trong tất cả các nền văn hóa trên thế giới Các nhà nghiêncứu đã đưa ra nhiều danh sách về những cảm xúc này, tối thiểu là 3 và tối đa
là 11 như “buồn, giận, sợ”… Như vậy tiêu chuẩn chính để xếp lọai các cảmxúc là văn hóa Quan điểm phân loại này có tính sơ sài, hạn hẹp bởi thế giớicảm xúc đau chỉ có vài ba cảm xúc cơ sở như vậy mà trên thục tế thì nó đadạng hơn rất nhiều Cần có quan niệm rộng hơn điều đó khắc phục được bởicác tiêu chí ngôn ngữ: có thể xem phát biểu dưới đây là nguyên lý chi phốixếp loại cảm xúc “Không có một cảm xúc nào có ở một dân tộc này màkhông có ở một dân tộc khác, nghĩa là bản thân các cảm xúc đều mang tínhphổ quát, còn thành phần từ vựng miêu tả cảm xúc thì không trùng hợp nhautrong các ngôn ngữ khác nhau, nó có đặc thù dân tộc, bởi sự phản ánh chúng
Trang 32vào trong ngôn ngữ làm cho bức tranh ngôn ngữ về thế giới cảm xúc mangtính chất độc đáo” Nếu phân loại cảm xúc theo nguyên lí này, thì quan điểmphân lọai cảm xúc cơ sở/thứ yếu không còn lý do tồn tại Về giá trị tri nhận,cách phân lọai cảm xúc như trên về đại thể cho chúng ta hai lớp cảm xúc nằm
ở hai cực cảm xúc dương tính (tích cực) và cảm xúc âm tính (tiêu cực) Cảmxúc dương tính được gợi nên bởi những tác động có ích, kích thích chủ thể
vươn tới những hành động tốt đẹp, cao cả (hài lòng, hạnh phúc, hi vọng, say
mê, hứng thú, tin tưởng, tự hào, vui sướng, yêu, v…v.) Cảm xúc âm tính cótính ngược lại, kích thích con người thực hiện những hành động tiêu cực, cóhại (buồn, chán, đau, ghen, nghi ngờ, sợ hãi, điên tiết, đau khổ, mệt mỏi, v…v.) Giữa hai cực cảm xúc này tùy theo hoàn cảnh mà có thể có xu hướng tíchcực và tiêu cực
b3 Cảm xúc tri nhận và kích thích
Cảm xúc là kết quả của kích thích bên ngoài, một trong kích thích tốđược ngôn ngữ học tri nhận quan tâm là lời nói với tất cả những gì liên quantới lời nói: âm thanh, cách dùng từ, câu v…v Lời nói là một kho vô tậnnhững kích thích tố Ví dụ: Gợi nỗi buồn bằng tiếng ru của mẹ “ Gió mùa thu
mẹ ru con ngủ, Năm canh chày thức đủ vừa năm.” Cách dùng ngôn từ (nhữnglời hùng biện, những bài thơ, những câu chửi, nói cạnh khóe, mỉa mai, v…v.)
có thể gây những cảm xúc khác nhau
b4 Vật chứa cảm xúc
Cảm xúc liên quan chặt chẽ với các bộ phận cơ thể con người (tim,
lòng, bụng, dạ, gan, mề) “Mà nói thật trái tim anh đó, Rất chân thật chia ba
phần tươi đỏ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều, Phần cho thơ và phần để
em yêu” “Lòng tràn đầy niềm tin.” “ Giận thì giận nhưng đừng để bụng.”
Dưới đây, ta thử xem xét cách thuyết giải về cảm xúc củaAW.Jierzbicka Bà cho rằng: Nếu chúng ta muốn định nghĩa những ý niệm
Trang 33cảm xúc sao cho thực sự có thể giải thích được một cái gì, những từ có thểhiểu được bằng trực giác và chúng không phải là những tên gọi các cảm xúchay trạng thái cảm xúc Cứ liệu ngôn ngữ gồm những nhóm từ đơn giản phổquát có thể giúp chúng ta định nghĩa chúng (những cảm xúc) Ý kiến này cógiá trị không phải chỉ đúng cho những ý niệm cảm xúc mà còn cho nhiều loại,lớp ý niệm khác nữa Theo bà, nhóm từ công cụ dành cho tất cả các ngôn ngữ
trên thế giới như tôi, anh, ai đó, cái gì đó, người ta: này, kia, khác, một, hai,
một số, ít, nhiều, tất cả… nghĩ, muốn, biết, cảm thấy, nhìn thấy, nghe thấy, nói, vận động, làm, xảy ra, chuyển động, tốt, xấu, lớn, nhỏ, trong, ngoài, gần, cao, khi, sau khi, lâu, một lúc, loại, dạng, rất, lớn hơn, giả như, nếu như …
Trên cơ sở các từ công cụ này (từ đơn giản) bà phân tích từ cảm xúc “sadness
“ (buồn) trong tiếng Anh Bóc tách lớp ý niệm ra bởi các từ biểu diễn sau: a/
đã xảy ra một cái gì đó xấu; b/ giá như tôi không biết cái đó xảy ra thì tôi sẽnói “tôi không muốn cái đó”; c/ tôi không nói cái đó lúc này; d/bởi vì tôikhông làm dược gì cả Ví dụ: trường hợp cụ thể sau với cảm xúc buồn: Conchó của tôi đã chết, tôi có ý muốn nói rằng: a/ đã xảy ra một cái gì đó xấu(con chó đã chết); b/ tôi không muốn cái dó xảy ra; c/ không thể làm gì đượcvới cái đó; d/ trong lúc đó tôi cảm thấy một cái gì đó “xấu” chứ không phải
“tốt” Đây là một kịch bản tri nhận của người bản ngữ tiếng Anh Nhưng cáikịch bản tri nhận cảm xúc buồn ở đây không thể phản ánh được sắc thái buồntrong tiếng Việt bởi những sắc thái tinh tế của cảm xúc buồn trong dân tộcViệt thể hiện bằng những tập hợp từ sau cả một sâu chuỗi cảm xúc buồn:buồn bã, buồn phiền, buồn rầu, buồn thảm, buồn tênh, buồn thiu, buồn xo… Tóm lại: có thể khảng định rằng cái phổ quát và cái tính đặc thù dân tộctrong phạm vi cảm xúc là chính xác Tính phổ quát là thuộc tính của cảm xúc
có ở tất cả các dân tộc trên thế giơi như nhau Tính đặc thù của cảm xúc thểhiện trong phương tiện biểu đạt chúng (ngôn ngữ) nó có thể khác nhau trongcác ngôn ngữ khác nhau đưa đến do cơ sở văn hóa khác nhau
Trang 34Về cơ sở lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi trình bày nhữngnguyên lý cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận, làm sáng tỏ nét đặc thù của cáchnhìn ngôn ngữ học truyền thống với cách nhìn của ngôn ngữ học tri nhận.Ngôn ngữ học tri nhận bao gồm những nội dung cơ bản sau: tri nhận và hoạtđộng tri nhận, ý niệm và ý niệm thế giới, phạm trù và phạm trù thế giới, cảmxúc và mô hình cảm xúc, từ đấy hình thành những bức tranh ngôn ngữ về thếgiới - ý niệm hoá thế giới.
Trang 35C H Ư Ơ N G 2
ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NHỮNG Ý NIỆM VĂN HÓA TRONG
PHÁT NGÔN TỤC NGỮ VÀ CA DAO CHỨA TỪ LÒNG VÀ TỪ TIM
2.1 Tiểu dẫn
Khi nêu những đặc trưng ngữ nghĩa của từ lòng và từ tim trong tục ngữ
và ca dao dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi luôn bám sátnhững luận điểm có tính đặc thù sau:
- Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái như ngữ pháp tạo sinh, haymiêu tả… chứ không phải là một khoa học liên ngành như ngôn ngữ học xãhội, ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học nhân học, v…v
- Không coi khả năng ngôn ngữ là thiên bẩm độc lập hoàn toàn với khảnăng tri nhận, cơ chế ngôn ngữ chỉ là một phần của cơ chế tri nhận phổ quát,nghĩa là tri thức ngôn ngữ cả ý nghĩa lẫn hình thức về cơ bản là cấu trúc ýniệm
- Ngôn ngữ là một khả năng tri nhận của con người mà theo quan điểm
tri nhận thì ngôn ngữ là sự tri giác thời gian thực (real - time perception) và sự
tạo sinh theo thời gian các chuỗi đơn vị biểu trưng phân lập được cấu trúchóa
- Không phủ định khả năng ngôn ngữ bẩm sinh của con người, côngnhận có một thành tố thiên phú quan trọng về những khả năng tri nhận chungcủa con người và một số thuộc tính bẩm sinh đó đã tạo nên cái khả năng ngônngữ mà chỉ loài người mới có, vì thế ngôn ngữ học tri nhận chỉ có mục đíchlàm sáng tỏ các cấu trúc ý niệm và khả năng tri nhận được ứng dụng cho ngônngữ và xa hơn là mô tả hóa chính những cấu trúc ý niệm và khả năng tri nhậnchung này Để làm rõ nét cách nhìn này chúng tôi cũng cần phải trình bày từ
lòng, từ tim là một từ được xem xét như một từ tiếng Việt qua ca dao, tục ngữ
Trang 36nghĩa là từ lòng và từ tim có những đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt như thế
nào và sự hành chức của chúng như thế nào trong câu
Có thể tiếp cận vấn đề này theo những quan điểm khác nhau, và tuỳtheo cách tiếp cận và có những kết quả khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là
mục đích làm rõ cách diễn đạt của tiếng Việt với từ lòng và từ tim để biểu
hiện hệ thống cấu trúc ý niệm được biểu hiện qua hai từ này, đặc biệt là đối
với từ lòng.
Luận văn này chọn cách tiếp cận thân thuộc, đó là việc miêu tả cấu tạo
từ với tiếng lòng, sự hành chức của từ lòng trong ca dao, tục ngữ và những đặc điểm ngữ nghĩa của từ lòng vốn được khái quát ở từ điển cũng như đối chiếu từ lòng với những từ trong một số ngôn ngữ khác, thông dụng có liên
quan về nghĩa với từ này Đặc biệt là cách nhìn của ngôn ngữ học tri nhận hay
nhiệm vụ ý niệm hoá từ lòng qua các phát ngôn tục ngữ, ca dao có chứa đựng
nó
Từ trước đến nay, có nhiều định nghĩa về từ, sau đây chúng tôi chọn
một định nghĩa về từ làm cơ sở để đi vào tìm hiểu hai từ lòng và tim (Diệp
Quang Ban) “Là đơn vị nhỏ nhất mà có nghĩa và họat động tự do trong câu,
từ chi phối tòan bộ cú pháp tiếng tiếng Việt và đảm nhận các chức năng cúpháp trong câu” Từ định nghĩa trên chúng tôi rút ra những đặc điểm của từ
Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) đượcphát âm tách rời nhau và được thể hiện ở các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp:a/ Đặc điểm ngữ âm: Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là
"tiếng" Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết.b/ Đặc điểm từ vựng: Từ làđơn vị của ngôn ngữ, có âm thanh được biểu thị bằng một số âm tiết, có ýnghĩa nhỏ nhất Từ có cấu tạo hoàn chỉnh chặt chẽ cả về nội dung lẫn hìnhthức và nó có khả năng vận dụng tự do để tạo nên câu Từ là đối tượng của
Trang 37nghiên cứu từ vựng học, c/ Đặc điểm ngữ pháp: từ có qui tắc kết hợp riêng, cóđặc tính ngữ pháp riêng nên từ được nghiên cứu ở cả mặt ngữ pháp học.
Do tính mục đích và giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ trình bày dưới
đây các đặc điểm cấu tạo của từ lòng và từ tim.
Những phát ngôn ca dao, tục ngữ được chúng tôi khảo sát trong luận
văn gồm 184 phát ngôn tục ngữ có chứa từ lòng lấy ra từ Kho tàng tục ngữ
Việt Nam [28] và 350 phát ngôn ở thể ca dao trong số 821 phát ngôn có chứa
từ lòng được tìm thấy trên trang http://e-cadao.com và được kiểm tra lại trên
Kho tàng ca dao người Việt [29]
2.2 Đặc điểm ngữ pháp của từ lòng và từ tim trong tiếng Việt
Các nhà Việt ngữ học đã nêu một định nghĩa cụ thể về từ trong tiếngViệt và đưa ra những đặc điểm của từ tiếng Việt:
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi âm tiết là một đơn vịnhỏ nhất mang nghĩa, gọi là tiếng, đồng thời là một từ Những đặc trưng củangôn ngữ đơn lập này chi phối những đặc điểm về ngữ âm, từ vựng và ngữpháp của tiếng Việt
a/ Đặc điểm ngữ âm: mỗi âm tiết được phát âm phân biệt với nhau,nghĩa là có một đường ranh giới rạch ròi giữa các âm tiết
b/ Đặc điểm từ vựng: mỗi âm tiết là một đơn vị nhỏ nhất mang nghĩa
Đơn vị này gọi là tiếng Nếu cần có khái niệm từ thì mỗi tiếng là một từ.
c/ Đặc điểm ngữ pháp: các quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu đềuđược diễn đạt bằng trật tự từ và hư từ
Lòng và tim là những tiếng đồng thời là những từ tiếng Việt, mang đặc
điểm của tiếng Việt Do vậy, khi nghiên cứu hai đơn vị này, phải xem xét nótrong việc độc lập tạo câu (từ) cũng như trong việc kết hợp với những tiếng
Trang 38khác để tạo ra các từ ghép theo các phương thức tạo từ của tiếng Việt, cụ thể
là sự xuất hiện của chúng ở dạng từ đơn, từ ghép
2.2.1 Đặc điểm cấu tạo
2.2.1.1 Xuất hiện là từ đơn
Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập Thí dụ: nhà,
xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím, v v Về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những
từ đã có từ lâu đời Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn
từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga… về mặt ýnghĩa, từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sốnghàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệgia đình, xã hội, các số đếm, v v Về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từghép và từ láy (Theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trongtổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọngnhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từmới cho tiếng Việt
a Từ “lòng” theo Từ điển tiếng Việt Từ lòng có các nghĩa sau:
a.1 Những bộ phận trong bụng của con vật giết thịt, dùng làm thức ăn
(nói tổng quát): lòng lợn cỗ lòng
+ Cháo tấm cũng hỏng cháo lòng cũng trơ
+ Chỉ vì một bát cháo lòng Làm cho thiên hạ bỏ chồng theo trai.
a.2 Bụng con người: ấm cật no lòng, trẻ mới lọt lòng (vừa mới sinh)
+ Chẳng no lòng cũng mát ruột
+Xưa kia kén lấy con dòng Bấy giờ ấm cật no lòng thì thôi.
Trang 39a.3 Bụng của con người, coi là biểu tượng của mặt tâm lí, tình cảm, ý chí,
tinh thần: đau lòng, bận lòng, cùng một lòng, ăn ở hai lòng, bền lòng, lòng
tham
+ Bắc cầu anh chẳng đi cầu.
Để tốn công thợ để sầu lòng em.
+ Con cua anh không sợ mà anh sợ con còng Đấng anh hùng anh không sợ mà anh sợ gái hai lòng hại anh + Dù ai buôn bưởi bán bòng
Phận em gắng sức bền lòng chờ anh.
+ Dốc lòng cố giữ lòng thành,
Mà trời chẳng giúp phái đành lòng tham.
a.4 Phần ở giữa hay ở trong một số vật, có khả năng chứa đựng hay
che chở: lòng suối, lòng đất, ôm con vào lòng, biết rõ như lòng bàn tay của
mình
+ Thuộc như lòng bàn tay.
+ Lòng sông dạ bể
+ Lòng sông, lòng biển còn dò, Nào ai bẻ thước mà đo lòng người.
+ Đơm ra bát anh bát tôi Bát nào lắm cái tôi lôi vào lòng
Bát nào gạn đục gạn trong Thì tôi run rủi vào lòng cho anh
Trang 40b Từ “tim” theo Từ điển tiếng Việt Từ tim có các nghĩa sau:
b.1 Cơ quan nằm trong lồng ngực, bơm máu đi khắp cơ thể
+ Xuồng câu tôm bơi ngang cồn cát Nghe em thở dài đau xót tim anh
+ Thấy rõ tim đen
+ Tiếng nói của con tim
+ Mái tóc xanh trọn niềm chung thủy Hai trái tim vàng kết chỉ se duyên.
+ Hà Nội là trái tim ta Trái tim đất nước, gần xa giữ gìn + Mày mà đụng đến trái tim, Sóng căm thù sẽ nhận chìm mày ngay.
Đã chôn hăm mốt máy bay, Vẫn còn sẵn hố đợi mày ở đây
+ Nửa đời sương gió ngang tàng Trái tim lụy chỉ vì nàng đấy thôi
b.2 Bấc đèn: dầu hao tim lụn
+ Ai có chồng nói chồng đừng sợ
Ai có vợ nói vợ đừng ghen Tới đây hò hát cho quen Rạng ngày ai về nhà nấy Không há lẽ ngọn đèn hai tim
+ Kéo vải không biết lại xa