ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NHỮNG Ý NIỆM VĂN HÓA TRONG PHÁT NGÔN TỤC NGỮ VÀ CA DAO CHỨA TỪ LÒNG VÀ TỪ TIM

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lóng và tim trong tuc ngữ và ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 33 - 36)

2.1 Tiểu dẫn

Khi nêu những đặc trưng ngữ nghĩa của từ lòng và từ tim trong tục ngữ và ca dao dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi luôn bám sát những luận điểm có tính đặc thù sau:

- Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái như ngữ pháp tạo sinh, hay miêu tả… chứ không phải là một khoa học liên ngành như ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học nhân học, v…v

- Không coi khả năng ngôn ngữ là thiên bẩm độc lập hoàn toàn với khả năng tri nhận, cơ chế ngôn ngữ chỉ là một phần của cơ chế tri nhận phổ quát, nghĩa là tri thức ngôn ngữ cả ý nghĩa lẫn hình thức về cơ bản là cấu trúc ý niệm.

- Ngôn ngữ là một khả năng tri nhận của con người mà theo quan điểm tri nhận thì ngôn ngữ là sự tri giác thời gian thực (real - time perception) và sự tạo sinh theo thời gian các chuỗi đơn vị biểu trưng phân lập được cấu trúc hóa.

- Không phủ định khả năng ngôn ngữ bẩm sinh của con người, công nhận có một thành tố thiên phú quan trọng về những khả năng tri nhận chung của con người và một số thuộc tính bẩm sinh đó đã tạo nên cái khả năng ngôn ngữ mà chỉ loài người mới có, vì thế ngôn ngữ học tri nhận chỉ có mục đích làm sáng tỏ các cấu trúc ý niệm và khả năng tri nhận được ứng dụng cho ngôn ngữ và xa hơn là mô tả hóa chính những cấu trúc ý niệm và khả năng tri nhận chung này. Để làm rõ nét cách nhìn này chúng tôi cũng cần phải trình bày từ

nghĩa là từ lòng và từ tim có những đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt như thế nào và sự hành chức của chúng như thế nào trong câu.

Có thể tiếp cận vấn đề này theo những quan điểm khác nhau, và tuỳ theo cách tiếp cận và có những kết quả khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là mục đích làm rõ cách diễn đạt của tiếng Việt với từ lòng và từ tim để biểu hiện hệ thống cấu trúc ý niệm được biểu hiện qua hai từ này, đặc biệt là đối với từ

lòng.

Luận văn này chọn cách tiếp cận thân thuộc, đó là việc miêu tả cấu tạo từ với tiếng lòng, sự hành chức của từ lòng trong ca dao, tục ngữ và những đặc điểm ngữ nghĩa của từ lòng vốn được khái quát ở từ điển cũng như đối chiếu từ lòng với những từ trong một số ngôn ngữ khác, thông dụng có liên quan về nghĩa với từ này. Đặc biệt là cách nhìn của ngôn ngữ học tri nhận hay nhiệm vụ ý niệm hoá từ lòng qua các phát ngôn tục ngữ, ca dao có chứa đựng nó.

Từ trước đến nay, có nhiều định nghĩa về từ, sau đây chúng tôi chọn một định nghĩa về từ làm cơ sở để đi vào tìm hiểu hai từ lòng và tim (Diệp Quang Ban). “Là đơn vị nhỏ nhất mà có nghĩa và họat động tự do trong câu, từ chi phối tòan bộ cú pháp tiếng tiếng Việt và đảm nhận các chức năng cú pháp trong câu”. Từ định nghĩa trên chúng tôi rút ra những đặc điểm của từ.

Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau và được thể hiện ở các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp: a/ Đặc điểm ngữ âm: Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là "tiếng". Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết.b/ Đặc điểm từ vựng: Từ là đơn vị của ngôn ngữ, có âm thanh được biểu thị bằng một số âm tiết, có ý nghĩa nhỏ nhất. Từ có cấu tạo hoàn chỉnh chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức và nó có khả năng vận dụng tự do để tạo nên câu. Từ là đối tượng của

nghiên cứu từ vựng học, c/ Đặc điểm ngữ pháp: từ có qui tắc kết hợp riêng, có đặc tính ngữ pháp riêng nên từ được nghiên cứu ở cả mặt ngữ pháp học.

Do tính mục đích và giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ trình bày dưới đây các đặc điểm cấu tạo của từ lòng và từ tim.

Những phát ngôn ca dao, tục ngữ được chúng tôi khảo sát trong luận văn gồm 184 phát ngôn tục ngữ có chứa từ lòng lấy ra từ Kho tàng tục ngữ

Việt Nam [28] và 350 phát ngôn ở thể ca dao trong số 821 phát ngôn có chứa

từ lòng được tìm thấy trên trang http://e-cadao.com và được kiểm tra lại trên

Kho tàng ca dao người Việt [29]

2.2. Đặc điểm ngữ pháp của từ lòng và từ tim trong tiếng Việt

Các nhà Việt ngữ học đã nêu một định nghĩa cụ thể về từ trong tiếng Việt và đưa ra những đặc điểm của từ tiếng Việt:

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi âm tiết là một đơn vị nhỏ nhất mang nghĩa, gọi là tiếng, đồng thời là một từ. Những đặc trưng của ngôn ngữ đơn lập này chi phối những đặc điểm về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của tiếng Việt.

a/ Đặc điểm ngữ âm: mỗi âm tiết được phát âm phân biệt với nhau, nghĩa là có một đường ranh giới rạch ròi giữa các âm tiết.

b/ Đặc điểm từ vựng: mỗi âm tiết là một đơn vị nhỏ nhất mang nghĩa. Đơn vị này gọi là tiếng. Nếu cần có khái niệm từ thì mỗi tiếng là một từ.

c/ Đặc điểm ngữ pháp: các quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu đều được diễn đạt bằng trật tự từ và hư từ.

Lòng và tim là những tiếng đồng thời là những từ tiếng Việt, mang đặc

điểm của tiếng Việt. Do vậy, khi nghiên cứu hai đơn vị này, phải xem xét nó trong việc độc lập tạo câu (từ) cũng như trong việc kết hợp với những tiếng

khác để tạo ra các từ ghép theo các phương thức tạo từ của tiếng Việt, cụ thể là sự xuất hiện của chúng ở dạng từ đơn, từ ghép.

2.2.1. Đặc điểm cấu tạo

2.2.1.1. Xuất hiện là từ đơn

Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím, v...v Về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những

từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga… về mặt ý nghĩa, từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội, các số đếm, v...v Về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lóng và tim trong tuc ngữ và ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 33 - 36)