Tiểu kết chương

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lóng và tim trong tuc ngữ và ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 87 - 90)

- Ẩn dụ vừa có tính phổ quát vừa có tính riêng biệt mang tính văn hóa dân tộc Nói về mối quan hệ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý

3.5Tiểu kết chương

– Có thể thấy rằng từ lòng trong tiếng Việt tham gia vào việc biểu hiện một hệ thống cấu trúc ý niệm gồm 6 ý niệm cụ thể như đã trình bày ở phần trên.

– Những ý niệm này được hình thành qua quá trình ý niệm hoá nhờ phương thức ẩn dụ. Những ý niệm từ lòng tham gia biểu hiện thể hiện đặc điểm nhận thức của người Việt.

– Những đặc điểm này chịu sự chi phối của những yếu tố văn hoá, đặc biệt là việc xuất phát từ những bộ phận của cơ thể để hình thành các ý

niệm. Hệ thống cấu trúc ý niệm nêu trên chỉ có tính tương đối, nghĩa là có thể thu hẹp hoặc mở rộng các ý niệm.

KẾT LUẬN

Từ kết quả phân tích và mô tả trên, chúng tôi đi đến những kết luận chính:

1. Luận văn đã thống kê, phân loại được số lượng từ lòng và tim trong ca dao, tục ngữ là 74 đơn vị, từ đó chúng tôi đi sâu phân tích ngữ nghĩa của chúng dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận. Đây là một đề tài hoàn toàn mới. Chưa có một công trình khoa học nào đề cập một cách hệ thống về 2 từ này.

2. Luận văn đã xem xét 2 từ lòng và tim trên tư liệu tục ngữ, ca dao về mặt cấu tạo, ngữ nghĩa theo từ điển và sự hành chức của 2 từ này. Đồng thời, luận văn cũng đã phân tích

3. Trên cơ sở miêu tả mặt hình thức, luận văn tập trung miêu tả hệ thống cấu trúc ý niệm của từ lòng theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận.

4. Cùng với việc trình bày hệ thống cấu trúc ý niệm mà từ lòng tham gia biểu hiện, luận văn khẳng định rằng hệ thống cấu trúc ý niệm này có tính tương đối, đồng thời có sự hoà trộn, đan xen giữa các ý niệm.

Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn góp phần giúp cho người học và người nghiên cứu tục ngữ ca dao Việt Nam hiểu rõ cấu trúc ý niệm của từ từ lòng và từ tim với cảm thức văn hoá Việt. Việc trình bày hệ thống cấu trúc ý niệm do 2 từ này biểu hiện mới chỉ là những kết quả nghiên cứu bước đầu và cần được hoàn thiện trong quá trình tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận.

Những kết quả nghiên cứu này mở ra một hướng nghiên cứu mới đối với từ vựng tiếng Việt.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lóng và tim trong tuc ngữ và ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 87 - 90)