Nhận xét chung về các tiểu nhóm ngữ nghĩa theo các ý niệm tri nhận văn hoá Việt

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lóng và tim trong tuc ngữ và ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 75 - 87)

- Ẩn dụ vừa có tính phổ quát vừa có tính riêng biệt mang tính văn hóa dân tộc Nói về mối quan hệ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý

3.2.5.Nhận xét chung về các tiểu nhóm ngữ nghĩa theo các ý niệm tri nhận văn hoá Việt

văn hoá Việt

Hệ thống cấu trúc ý niệm nêu trên thề hiện đặc điểm văn hóa nhận thức của người Việt về các sự vật.

Hệ thống cấu trúc ý niệm này có tính tương đối. Hệ thống có thể thu hẹp lại, ngược lại có thể mở rộng hệ thống tùy theo cách xác lập ý niệm.

Các ý niệm có thể giao thoa với nhau, vì vậy không thể có đường ranh giới dứt khoát (clear-cut boundaries) giữa các ý niệm.

Vấn đề này được ngôn ngữ học tri nhận giải thích bằng lí thuyết sự hoà trộn ý niệm (conceptual integration). Sự hòa trộn ý niệm liên quan đến việc thiết lập ánh xạ không gian giữa các mô hình tri nhận trong những không gian khác nhau trong mạng và liên quan đến sự phóng chiếu của cấu trúc ý niệm từ không gian này sang không gian khác. Theo G. Fauconnier, để giải thích tính phức hợp của tư duy con người, ta không chỉ cần mô hình một miền ý niệm (như trường hợp hoán dụ) hoặc mô hình hai miền ý niệm (như trường hợp ẩn dụ) mà còn cần đến một mạng (network), hay còn gọi là mô hình nhiều không gian (many space models). Lí thuyết về sự hòa trộn ý niệm tuân theo những nguyên tắc cơ bản: 1. Sự ánh xạ từ không gian này sang không gian khác một

phần nối một số những vật thể tương ứng trong những không gian tinh thần thuộc đầu vào (input mental spaces); 2. Có một không gian tinh thần chung (generic mental space) ánh xạ vào mỗi đầu vào và những nội dung mà các đầu vào có; 3.Có một không gian tinh thần thứ tư được gọi là không gian hòa trộn (the blended space); 4.Có một sự phóng chiếu mang tính lựa chọn từ những đầu vào (inputs) vào không gian hòa trộn. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là không phải tất cả các yếu tố và những mối quan hệ từ những đầu vào được phóng chiếu vào không gian hòa trộn. Trong hoạt động giao tiếp của con người, con người tri nhận thế giới khách quan không chỉ bằng tư duy ẩn dụ mà còn bằng tư duy sáng tạo thông qua mạng hòa trộn. Lí thuyết về mạng hòa trộn đã bổ sung “chỗ trống” cho những hiện tượng ngôn ngữ mà lí thuyết ẩn dụ chưa làm sáng rõ, chẳng hạn như trong những diễn ngôn: “Tay bác sĩ đó là tên đồ tể” thì đây là sự hòa trộn ý niệm về không gian, hoặc “Đối với tôi, ba tiếng đó thì trôi qua chậm nhưng đối với ông ấy thì nhanh” thì đây là sự hòa trộn ý niệm về thời gian. Các câu nói ẩn dụ này không có sự ánh xạ tương ứng, hình ảnh ẩn dụ trong câu không phải là sự phóng chiếu thẳng từ miền nguồn sang miền đích như trong các trường hợp ẩn dụ thông thường.

Việc tri nhận hiện thực khách quan nhờ vào những phương tiện cấu trúc được gọi là mô hình tri nhận lí tưởng (idealized cognitive model) và những cấu trúc phạm trù (category structures) cũng như những hiệu ứng điển dạng (prototype effects) là những phó sản (subproducts) của sự phạm trù hóa đó. Mô hình tri nhận lý tưởng là một tổng thể, một cấu trúc hình thức có cấu trúc phức hợp. Những mô hình tri nhận xuất phát từ ngôn ngữ học tri nhận qua bốn loại nguyên tắc cấu trúc như sau:

- Cấu trúc mệnh đề như trong ngữ nghĩa học khung của Charles Fillmore.

- Cấu trúc sơ đồ hình ảnh như trong ngữ pháp tri nhận của R.W.Langacker.

- Ánh xạ ẩn dụ như G. Lakoff và M. Johnson mô tả.

- Ánh xạ hoán dụ như G. Lakoff và M. Johnson mô tả. Mỗi mô hình tri nhận lý tưởng, khi được sử dụng, cấu trúc một không gian tinh thần (mental space) như G.Fauconnier mô tả. Mô hình tri nhận bao gồm: 1. mô hình tri nhận đơn (single model); 2. mô hình tri nhận cụm (cluster model). Mô hình tri nhận cụm cho ta thấy ý niệm không tồn tại đơn lẻ mà luôn gắn kết với những ý niệm khác tạo thành một miền ý niệm (hay còn gọi là khung tri nhận). Mô hình tri nhận của con người không loại trừ mô hình văn hóa dân gian.

3.3. Biểu hiện ngữ nghĩa của từ lòng trong ca dao tục ngữ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận

Điểm lại những câu cao dao tục ngữ tiếng Việt, có thể thấy từ lòng trong tiếng Việt tham gia vào việc biểu hiện cấu trúc ý niệm nêu ở phần trên. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhận biết ý niệm mà từ lòng biểu hiện trong những trường hợp sử dụng từ này. Cách tiếp cận với ý niệm mà từ lòng biểu hiện trong một trường hợp sử dụng cụ thể (một câu) là việc đưa từ lòng vào mối liện hệ với những từ biểu hiện những ý niệm có liên quan.

Trong số hơn 500 câu ca dao, tục ngữ tiếng Việt có từ lòng, từ này biểu hiện hầu hết những ý niệm trong cấu trúc ý niệm được từ lòng biểu hiện như

đã nêu ở phần trên.

3.3.1. Bộ phận bên trong của cơ thể động vật

Trong câu ca dao

Trông mặt mà bắt hình dong, Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

Ý niệm “bộ phận bên trong của cơ thể động vật” do từ lòng biểu hiện được nhận biết và thuyết minh khi đặt mối liên hệ giữa ý niệm này với những ý niệm do từ lợn, béo và từ ngon biểu thị. Ý niệm này lại được nhận biết rõ hơn khi đặt trong mối liên hệ nhân quả giữa lợn béo và lòng ngon.

Hoặc như trong câu ca dao

Trai tơ lấy phải nạ dòng,

Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu. Hoặc như câu Biết đâu tìm lòng chim dạ cá

Thầy địa lý mất mả táng cha

Tiếng lành đồn xa tiếng dữ cũng xa Đồn thì đồn bảy ba ngày đường.

Việc nhận biết và thuyết minh ý niệm “bộ phận bên trong của cơ thể động vật” do từ lòng biểu thị cũng theo một cách như đã nêu trên.

3.2.2. Khoảng không gian giữa đồ vật có thể chứa đựng

Trong những câu như:

a. Bánh này bánh lọc bánh trong

Ngoài tuy xám ủng trong lòng có nhân.

b. Biết nhau từ thuở lọt lòng

Thương nhau từ thuở còn bồng trên tay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Cám ơn bông sung củ co Nợ nần trả hết còn no ấm lòng.

d. Chẳng lo bán ế chợ ròng

Khách năng qua lại, đói lòng phải mua.

e. Cạn như lòng bàn tay

Từ lòng biểu thị ý niệm khoảng không gian giữa đồ vật có thể chứa đựng. Đó có thể là phần bên trong chứa nhân của cái bánh lọc (câu a), khoảng không gian trong bụng người (câu b, c, d), và khoảng không gian trong giữa bàn tay (câu e).

3.2.3. Khoảng không gian tiếp cận với bụng

Ý niệm này về từ lòng biểu hiện ở câu ca dao sau là khoảng không gian tiếp cận với bụng.

Ống diêm đánh lửa cho chàng

Lược thưa, ống thuốc em mang cạnh lòng.

Sở dĩ ta có thể nói được như vậy là vì người Việt thường thể hiện ý niệm này qua những cách diễn đạt ôm vào lòng, ngồi vào lòng, nằm trong

lòng, v...v.

3.3.4. Nơi chứa đựng các trạng thái tinh thần

Như đã nêu ở phần trên, ý niệm này là sự ánh xạ hình ảnh của bụng, nơi chứa các bộ phận bên trong của cơ thể. Trong tiếng Việt, có ba từ có khả năng biểu hiện ý niệm này: bụng, dạ và lòng. Chẳng hạn như để bụng, ghi

lòng tạc dạ. Trong ca dao,

a. Ai ơi đợi với tôi cùng

Tôi còn dở mối tơ hồng chưa xe Có nghe nín lặng mà nghe

Những lời em nói như se vào lòng.

b. Ai ơi qua xứ Tháp Mười,

Về đây nhắc lại những người xa xưa, Rau dừa rau muống tổ hoa,

Lòng người cởi mở chim ca đầu cành.

c. Cù lao An Bình vườn cây xanh mát Dòng Cổ Chiên dào dạt mênh mông Thương em chỉ để trong lòng

Biết bao ngày đợi, tháng trông mỏi mòn.

d. Anh về ngoài nớ, em ở trong ni Dặn anh hai chứ gắn ghi vào lòng. Cách xa chẳng dám nói ra,

3.3.5. Trạng thái cảm xúc của con người

Có thể nêu một nhận định khái quát rằng tất cả những trạng thái cảm xúc của con người đều được biểu hiện qua từ lòng. Có thể khái quát thành các nhóm lớn:

a) Thể hiện tình cảm yêu thương a1. Người ta có vợ có chồng

Cỏ cao, mạ úa nhưng lòng vẫn vui. - Thể hiện tình cảm bị sứt mẻ

a2. Anh chào bên nam thì mất lòng bên nữ Anh chào quân tử bỏ bụng thuyền quyên

Cho anh chào chung một tiếng kẻo chào riêng khó chào. - Thể hiện tình cảm buồn rầu

a3. Bước chân vào ngõ tre làng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lòng buồn nặng trĩu nghe nàng ru con

Bước lên thềm đá rêu mòn

Lòng buồn nặng trĩu nghe buồn võng đưa.

- Thể hiện tình cảm đến giới hạn a4. Ơi người núp dưới bóng cây Dốc lòng tìm bạn vô đây mà tìm. - Thể hiện tình cảm vừa mức

a5. Chẳng được miếng thịt miếng xôi

Cũng được lời nói cho xuôi (nguôi) tấm lòng. - Thể hiện tình cảm xa cách

a6. Cách mặt xa lòng. - Thể hiện tình cảm tràn đầy

a7. Của ít, lòng nhiều

b) Ý chí: từ lòng còn được dùng để thể hiện ý chí, nghị lực của con người - Thể hiện sự quyết chí đến cùng

b1. Ai mà quyết chí tu hành Có đi Yên Tử mới đành lòng tu. - Thể hiện ý chí đã quyết

b2. Anh ơi! Giữ lấy việc công Để em cày cấy mặc lòng em đây. - Thể hiện sự đồng tình về ý chí

b3. Chồng như giỏ, vợ như hom

Đá vàng chung dạ, cháo cơm chung lòng. - Thể hiện sự không mong muốn

b4. Chém cha đứa đốn cây bông

Không cho bướm đậu, buộc lòng bướm bay.

c) Thể hiện thái độ ứng xử: Từ lòng được dùng để thể hiện thái độ ứng xử giữa con người với con người

- Thể hiện thái độ lo lắng

c1. Anh thấy em anh cũng muốn thương Sợ lòng bác mẹ soi gương chẳng tường. - Thể hiện thái độ đồng thuận

c2. Anh em cốt nhục đồng bào

Kẻ sau người trước phải hầu cho vui Lọ là ăn thịt ăn xôi

Quí hồ ở nết tới lui bằng lòng. - Thể hiện thái độ không đồng thuận c3. Anh em thật thậm là hiền

Chỉ một đồng tiền làm mất lòng nhau. - Thể hiện thái độ ứng xử độc ác C4. Ao sâu cá béo lòng độc hại thân.

d) Thể hiện ý định

Con thiên lý mã, con vạn lý vân

Lòng anh muốn bắt một lần hai con

e) Thể hiện tính nết

Sinh con, há dễ sinh lòng.

3.3.6. Tình yêu

Tình yêu nam nữ

- Thể hiện sự nhớ nhung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Ai đi kéo gỗ qua đồi

Về cho sớm sớm kẻo trời đổ mưa. Ai kia má đỏ hồng hồng

b. Ai làm cho cực tấm lòng

Càng nhắc càng nhớ, càng trông càng sầu. - Thể hiện sự thủy chung

c. Em đừng than ngắn thở dài Nghĩa anh giữ nào phai tấc lòng Đôi ta đã tạc chữ đồng

Tử sinh, sinh tử một lòng có nhau.

d. Đôi ta đã trót lời nguyền

Chớ xa xôi mặt mà quên mảng lòng. - Thể hiện sự thống nhất

e. Đôi bên ý hiệp lòng ưa

Đắp đền công thiếp lại vừa lòng anh. - Thể hiện sự phụ bạc

f. Trách ai nỡ phụ lòng thành

Đêm nằm thổn thức tam canh ưu sầu. - Thể hiện ước nguyện

g. Anh bắt tay em cho thỏa tấm lòng Chừng nào nam đáo nữ phòng sẽ hay. - Thể hiện tình cảm đau đớn

h. Biết nhau thêm dở dang nhau Bạc tình chi lắm cho đau đớn lòng. - Thể hiện sự kiềm chế tình yêu

i. Chẳng trước thì sau, cũng lý đào tương hội Khuyên em dằn lòng đừng vội nhớ trông.

3.3.7. Nhận Xét

Có thể thấy rằng từ lòng trong ca dao, tục ngữ tham gia vào việc biểu hiện một hệ thống cấu trúc ý niệm gồm 6 ý niệm cụ thể như đã trình bày ở phần trên. Những ý niệm này được hình thành qua quá trình ý niệm hoá nhờ phương thức ẩn dụ. Những ý niệm từ lòng tham gia biểu hiện thể hiện đặc điểm nhận thức của người Việt. Những đặc điểm này chịu sự chi phối của những yếu tố văn hoá, đặc biệt là việc xuất phát từ những bộ phận của cơ thể

để hình thành các ý niệm. Hệ thống cấu trúc ý niệm nêu trên chỉ có tính tương đối, nghĩa là có thể thu hẹp hoặc mở rộng các ý niệm.

Trong 6 ý niệm cụ thể đã trình bày ở phần trên, chúng tôi thấy lớp ý niệm 3.3.6 (tình yêu) có tần số xuất hiện cao nhất của ca dao tiếng Việt, ngược lại ý niệm 3.3.1 (bộ phận bên trong của cơ thể động vật) có tần số xuất hiện cao nhất trong tục ngữ tiếng Việt. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra những con số thống kê cụ thể về đặc trưng ngữ nghĩa của từ lòng theo đặc trưng văn hoá Việt. [Chúng tôi có đính kèm phụ lục PL3 (Những câu tục ngữ có xuất hiện từ lòng trong kho tàng tục ngữ người Việt xếp theo thứ tự ABC)]

Ý niệm Số câu ca dao Số câu tục ngữ

Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ

1. Bộ phận bên trong của cơ thể của động vật 17 5% 32 17% 2. Khoảng không gian giữa đồ vật có thể chứa đựng 23 7% 13 7% 3. Khoảng không gian tiếp

cận với bụng 6 2% 20 11% 4. Nơi chứa đựng các trạng thái tinh thần 19 5% 48 26% 5. Nơi ở của trạng thái cảm xúc của con người 51 14% 67 37% 6. Tình yêu 234 67% 4 2% Tổng Cộng 350 100% 184 100%

3.4. Sự tác động của yếu tố cảm thức văn hoá Việt lên trường ngữ nghĩa từ lòng dưới góc nhìn tri nhận

Đặc điểm văn hóa nhận thức của người Việt trong việc ý niệm hóa thế giới đối với sự vật là sự khái quát thuộc tính của một chủng loại, chẳng hạn như cá, cây, chim, quả, v.v., rồi từ đó chỉ ra những tiểu loại của chủng loại có liên quan, chẳng hạn cá chim, cá lóc, cá rô, cá thu, v.v., cây cam, cây bưởi, cây xoài, quả cam, quả bưởi, quả xoài, v.v.

Cùng với đặc điểm nhận thức này, người Việt còn thường dùng những bộ phận của cơ thể, vốn rất cụ thể, để nói về những ý niệm trừu tượng, chẳng hạn như mắt, tai, miệng, bụng, dạ v…v. Có thể dùng nhận xét của tác giả Vũ Đức Nghiệu để nói về vấn đề này: “Người Việt đã thể hiện qua một bộ phận từ vựng trong ngôn ngữ của họ một chiều hướng cảm nhận và biểu hiện các trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm thiên về cụ thể, ưa biểu hiện chúng qua việc diễn tả những trạng thái, những hoạt động rất chi tiết, “rất vật chất”, “có thể kiểm chứng được” của các bộ phận cơ thể. Điều đó thể hiện phần nào sự chia cắt, sự “tái cấu trúc hoá” thực tại khách quan (trường hợp đang xét ở đây, là các trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm) trong tư duy của họ.

Các trạng thái, hoạt động của các bộ phận cơ thể được diễn tả để thể hiện các trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm, thường là những trạng thái, hoạt động dễ cảm nhận như: màu sắc, tư thế, hình thể, kích thước, các đặc trưng (thuộc tính) vật lý và các cảm giác. Lối cảm nhận và diễn tả các trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm thông qua các trạng thái, hoạt động của các bộ phận cơ thể ở đây, là lối cảm nhận, diễn tả rất thiên nhiên về trực quan và/hoặc trực cảm. (Vũ Đức Nghiệu, Những đơn vị từ vựng biểu thị tâm lý, ý chí, tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 23 (2007) 162-163)

Một đặc điểm, vốn là hệ quả của đặc điểm nhận thức vừa nêu trên của người Việt, và cũng là của con người nói chung là tính nghiệm thân (embodiment). Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng các khái niệm của con

người không chỉ là phản ánh các thực tại khách quan bên ngoài mà phần lớn được hình thành từ những trải nghiệm của chính bản thân con người. G. Lakoff nhấn mạnh hơn về tính nghiệm thân trong hệ thống ý niệm của con người : “Hệ thống ý niệm của con người là sản phẩm của sự trải nghiệm của con người và sự trải nghiệm đó xuất phát từ cơ thể người. Không có sự kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lóng và tim trong tuc ngữ và ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 75 - 87)