a.1. Những bộ phận trong bụng của con vật giết thịt, dùng làm thức ăn (nói tổng quát): lòng lợn. cỗ lòng
+ Cháo tấm cũng hỏng cháo lòng cũng trơ
+ Chỉ vì một bát cháo lòng
Làm cho thiên hạ bỏ chồng theo trai.
a.2. Bụng con người: ấm cật no lòng, trẻ mới lọt lòng (vừa mới sinh) + Chẳng no lòng cũng mát ruột
+Xưa kia kén lấy con dòng Bấy giờ ấm cật no lòng thì thôi.
a.3. Bụng của con người, coi là biểu tượng của mặt tâm lí, tình cảm, ý chí, tinh thần: đau lòng, bận lòng, cùng một lòng, ăn ở hai lòng, bền lòng, lòng tham
+ Bắc cầu anh chẳng đi cầu.
Để tốn công thợ để sầu lòng em.
+ Con cua anh không sợ mà anh sợ con còng
Đấng anh hùng anh không sợ mà anh sợ gái hai lòng hại anh. + Dù ai buôn bưởi bán bòng
Phận em gắng sức bền lòng chờ anh. + Dốc lòng cố giữ lòng thành,
Mà trời chẳng giúp phái đành lòng tham.
a.4. Phần ở giữa hay ở trong một số vật, có khả năng chứa đựng hay che chở: lòng suối, lòng đất, ôm con vào lòng, biết rõ như lòng bàn tay của mình.
+ Thuộc như lòng bàn tay. + Lòng sông dạ bể.
+ Lòng sông, lòng biển còn dò, Nào ai bẻ thước mà đo lòng người. + Đơm ra bát anh bát tôi
Bát nào lắm cái tôi lôi vào lòng Bát nào gạn đục gạn trong Thì tôi run rủi vào lòng cho anh.
b. Từ “tim” theo Từ điển tiếng Việt. Từ tim có các nghĩa sau:
b.1. Cơ quan nằm trong lồng ngực, bơm máu đi khắp cơ thể
+ Xuồng câu tôm bơi ngang cồn cát Nghe em thở dài đau xót tim anh. + Thấy rõ tim đen
+ Tiếng nói của con tim
+ Mái tóc xanh trọn niềm chung thủy Hai trái tim vàng kết chỉ se duyên. + Hà Nội là trái tim ta
Trái tim đất nước, gần xa giữ gìn + Mày mà đụng đến trái tim,
Sóng căm thù sẽ nhận chìm mày ngay. Đã chôn hăm mốt máy bay,
Vẫn còn sẵn hố đợi mày ở đây. + Nửa đời sương gió ngang tàng Trái tim lụy chỉ vì nàng đấy thôi.
b.2. Bấc đèn: dầu hao tim lụn
+ Ai có chồng nói chồng đừng sợ
Ai có vợ nói vợ đừng ghen Tới đây hò hát cho quen Rạng ngày ai về nhà nấy Không há lẽ ngọn đèn hai tim.
Một đêm thấu sáng thắp ba tim đèn.
2.2.1.2. Xuất hiện là từ ghép
Từ ghép là một trong hai kiểu từ phức (từ láy và từ ghép) tạo thành bởi cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa nhất định. Chẳng hạn như giàu sang, buôn chuyến, cà pháo, ốc bươu, xã hội nhân
nghĩa, công trình, thế kỉ, công nghiệp hóa, công nhân viên, hợp tác xã, v.v.
Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng tạo thành từ ghép, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
Từ ghép đẳng lập (còn gọi là từ ghép hợp nghĩa, từ ghép liên hợp, từ ghép song song, từ ghép tổng hợp) là từ ghép có hai hoặc ba tiếng có vai trò tương đương nhau, không phụ thuộc vào nhau, cùng tạo thành một kết hợp mang nghĩa khái quát, chẳng hạn: từ ghép có hai thành tố trái nghĩa (đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, v…v); từ ghép có hai thành tố gần nghĩa
(thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng, v...v); từ ghép có hai thành tố lặp nghĩa (giản đơn, tranh đấu, báo chí, binh lính, thông minh, lòng dạ, hư
vô, v…v)
Các tiếng trong các từ ghép đẳng lập có thể chuyển đổi vị trí cho nhau (gìn giữ, áo quần, buồn vui, vào ra, v.v.) nhưng cũng có những trường hợp không thể thay đổi trật tự (sông nước, thuyền bè, vua quan, ông bà, anh chị, v.v.)
Từ ghép chính phụ (còn gọi là từ ghép phân nghĩa, từ ghép phân loại) là từ ghép gồm một hình vị làm thành thành tố chính còn một, hay một số thành tố khác làm thành tố phụ. Chẳng hạn: máy ảnh, máy bơm, máy tiện, máy chữ,
v...v; tốt bụng, tốt tính, tốt mã, v...v; ăn gian, ăn cắp, ăn xin, ăn ảnh, v.v; ngủ gật, ngủ lang, ngủ vùi, ngủ thiếp, v.v.
Một số tiếng như nỗi, niềm, sự, việc, cuộc, cái,... đứng trước một số động từ, tính từ có tác dụng làm cho động tính từ đó trở thành danh từ (niềm
vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự thi đua, việc thi đua, nỗi lòng, v.v.)
Trong ca dao tục ngữ, ta gặp rất nhiều từ ghép có hình vị lòng.
a. Từ ghép đẳng lập
a.1. Khảo sát ca dao tục ngữ, chỉ thấy có một từ ghép đẳng lập là lòng dạ. Còn lại da số là từ ghép chính –phụ.
Gắng công kén hộ cốm Vòng.
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui. Trách ai lòng dạ đổi thay,
Hồng nay để thối, cốm này để thiu
a.2. Khảo sát ca dao tục ngữ không thấy có cách kết hợp nào với tim theo quan hệ đẳng lập để thành từ ghép đẳng lập. Còn trong cách dùng thông thường thì chỉ có 2 từ ghép đẳng lập là tim gan (với nghĩa “tất cả những suy nghĩ, tình cảm”) và tim mạch (dủng trong ngành y), tim cật (bộ phân cơ thể).
b. Từ ghép chính phụ
b.1. Trong ca dao tục ngữ, hầu hết từ ghép với lòng là từ ghép chính phụ. Chẳng hạn: lòng thành, lòng trần, v...v; ấm lòng, bằng lòng, bền lòng,
buồn lòng, buộc lòng, cam lòng, cầm lòng, chạnh lòng, v...v + Trèo lên cây ớt rớt xuống bụi hành
Ai chẳng lòng thành, hành đâm đổ ruột. + Lễ bạc lòng thành.
+ Ai mô mộ cảnh ưa thiền,
+ Ca dao Bình Ðịnh thật hay,
Câu thơ như giọt rượu cay ấm lòng.
+ Anh thương em đáo để vô cùng,
Nhưng không biết lòng cha với mẹ có bằng lòng anh không. +Chợ Bưởi một tháng sáu phiên,
Rủ nhau đi chợ nên duyên đèo bòng
+ Cầm lòng cho đậu
+ Đêm khuya ngồi dựa gốc bòng, Sương sa gió lạnh chạnh lòng nhớ anh + Hơi đâu cãi vã mếch lòng
Trâu ăn ngoài đồng no bụng trâu thôi
+ Cha mẹ biểu ưng em đừng mới phải,
Em nỡ lòng nào bạc ngãi với anh.
+ Thì là mà nấu cá khoai,
Con gái chết mệt, con trai phải lòng. + Có vả mà phụ lòng sung,
Có chùa bên bắc bỏ chùa bên đông bên đông + Anh thấy em chắc chắn,
Cặp chân mày ngay ngắn, anh cũng vừa lòng, Cậy cùng cô bác mai dong,
Vái cho em bậu xiêu lòng ưng anh.
Khảo sát hơn 500 câu ca dao, tục ngữ được chọn lọc trong số hàng nghìn câu ca dao tục ngữ có chứa từ lòng, chúng tôi tìm thấy tần số xuất hiện
của từ lòng ở dạng đơn và dạng ghép. Theo tần số xuất hiện thì từ đơn của từ
lòng nhiều hơn rất nhiều từ tố lòng trong từ ghép.
Về vị trí, yếu tố tiếng lòng thường đứng sau (xấu lòng, xiêu lòng, bằng
lòng, mặc lòng…). Đây là nhóm chiếm số lượng nhiều nhất trong từ ghép, có
tới 69 từ, chiếm tỉ lệ 94%; yếu tố tiếng lòng đứng trước (lòng dạ, lòng son,
lòng thành, lòng ruột, lòng thương). Nhóm này chiếm số lượng rất ít, không
quá 5 từ được tìm thấy, chiếm tỉ lệ 6%.
Dưới đây là phụ lục-PL- (tiếng lòng là từ tố của từ ghép xuất hiện trong ca dao).
1.Ấm lòng: Ca dao Bình Ðịnh thật hay. Câu thơ như giọt rượu cay ấm lòng. Quê hương trái đất nửa vòng. Ngày thương đêm nhớ như mong mẹ về. Cám ơn bông sung củ co. Nợ nần trả hết còn no ấm lòng.
2.Bằng lòng: Anh thương em đáo để vô cùng, Nhưng không biết lòng cha với mẹ có bằng lòng anh không.
3. Bận lòng: Chợ Bưởi một tháng sáu phiên, Rủ nhau đi chợ nên duyên đèo bòng, Ngày tư, ngày chín em mong, Buồng cau, con lợn bậnlòng anh lo. ngày chín em mong, Buồng cau, con lợn bậnlòng anh lo.