- Từ điển Việt – Pháp
a. Từ lòng là một từ thuần Việt
PHÂN LOẠI VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC CÂU CA DAO, TỤC NGỮ CHỨA TỪ LÒNG, TIM DƯỚI GÓC NHÌN TRI NHẬN
CHỨA TỪ LÒNG, TIM DƯỚI GÓC NHÌN TRI NHẬN
3.1 Tiểu dẫn
Khi làm công việc phân loại và ngữ nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ chứa từ lòng, chúng tôi đang khảo sát hình thức bên trong của ngôn ngữ, của từ tiếng Việt. Nó gắn với thế giới quan của cộng đồng người Việt, cụ thể hơn là văn hoá nhận thức của người Việt cổ. Dưới đây chúng tôi đề cập tới một số điểm cơ bản của cơ sở văn hoá Việt Nam.
3.1.1. Khái niệm
Văn hóa là khái niệm, mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên [1]. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa.
Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức…) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin “colere là colo, colui, cultus” với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt, cầu cúng.
Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên.
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình họat động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con gười với môi trường tự nhiên và xã hội.” (Cơ sở văn hóa
Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999, tr.7)
3.1.1.1.Đặc trưng văn hóa
a. Tính hệ thống: Với tư cách một thực thể bao trùm mọi họat động của xã hội và có tính chất hệ thống, phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc mỗi nền văn hóa; phát hiện những đặc trưng này thấy được tính quy luật của nó không phải chỉ là những tập hợp sự kiện đơn giản vì vậy Văn hóa có được chức năng tổ chức xã hội. Chức năng này làm tăng độ ổn định của xã hội, nó là cơ sở để con người ứng phó được với thiên nhiên cũng như các điều kiện xã hội khác. Văn hóa góp phần xây dựng nền tảng xã hội chính vì vậy ta thường nói “nền văn hóa”
b. Tính giá trị văn hóa: Tính giá trị của văn hóa theo nghĩa đen là “trở thành đẹp” hay thành “có giá trị” nó thực hiện được chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của mỗi môi trường, giúp định hướng và chuẩn mực cho sự phát triển của xã hội. Giá trị ở đây còn được hiểu là cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị còn có tính đồng đại và lịch đại, giá trị vĩnh cửu và nhất thời.
c. Tính nhân sinh: Tính nhân sinh nhấn mạnh sự khác nhau giữa giá trị các hiện tượng xã hội cũng như tự nhiên mà có bàn tay con người làm ra hoặc cải tạo chúng với những gì sẵn có của tự nhiện (thiên tạo). Tính nhân sinh giúp cho văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người nó thực hiện chức năng giao tiếp. Ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp, văn hóa là nội dung của nó.
d. Tính lịch sử: Sản phẩm văn hóa được tích lũy qua nhiều thế hệ và văn minh là sản phẩm cuối cùng. Văn hóa là sản phẩm của một quá trình, vì vậy nó có chiều dày chiều sâu, nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh
phân bổ lại các giá trị. Tính lịch sử của văn hóa tạo thành tính truyền thống nó luôn được tái tạo trong cộng đồng người qua không gian thời gian tạo nên khuôn mẫu cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp… Truyền thống văn hóa duy trì nhờ chức năng giáo dục, chức năng này không chỉ duy trì các giá trị ổn định mà còn cả những giá trị đang hình thành. Chức năng này bảo đảm tính kế tục, thừa kế. Nó chính là “gien” xã hội di truyền cho mai sau.
3.1.1.2.Biểu tượng
Biểu tượng là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của một cộng đồng người nhận biết. Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của con người và cả những ký tự của trang viết này… đều là biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Gật đầu ở Việt nam đều được hiểu là đồng ý nhưng ở Bulgaria nó lại có nghĩa là không. Ý nghĩa tượng trưng là nền tảng của mọi nền văn hóa, nó tạo cơ sở thực tế cho những cá nhân trải nghiệm trong các tình huống xã hội và làm cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ cũng là nền tảng cho trí tưởng tượng của con người do nó được liên kết bởi các ký hiệu một cách gần như vô hạn. Điều đó giúp cho con người có khả năng thay thế được những nhận thức thông thường về thế giới tạo tiền đề cho sự sáng tạo.
3.1.1.3.Chân lý
Chân lý là tính chính xác, rõ ràng của tư duy. Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm.
Mỗi một dân tộc đều có những hoàn cảnh lịch sử khác nhau và vì vậy trong nền văn hóa của họ có các bộ phận chân lý khác nhau. Ngay với một dân tộc ở các thời điểm lịch sử khác nhau thì cũng có các chân lý khác nhau.
3.1.2. Văn hóa nhận thức người Việt cổ
3.1.2.1.Nhận thức về thế giới tự nhiên
Nhận thức được hình thành trong lớp văn hóa bản địa có triết lý Âm dương giải thích vũ trụ; Ngũ hành giải thích cấu trúc không gian vũ trụ; Lịch âm dương và hệ đếm can chi giải thích cấu trúc thời gian của vũ trụ. Cùng những tri thúc đó đã đã được vận dụng để tìm hiểu và khám phá con người trên phương diện tự nhiên và xã hội (có thể nói người xưa đã khá thành công trên phương diện này).
Nhận thức hình thành trong lớp văn hóa giao lưu với Trung hoa và khu vực để lại dấu ấn đậm hơn cả là tri thức về vũ trụ quan và nhân sinh quan do tam giáo (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo) mang lại. Những nhận thức văn hóa hình thành trong lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây chủ yếu là tri thức khoa học phần lớn chúng trở thành tài sản chung của nhân lọai chúng ta ít đề cập đến.
a.Triết lý Âm dương
Tư tưởng xuất phát về bản chất của vũ trụ. Sự hợp nhất của hai cặp mẹ cha và “đất-trời” chính là sự khái quát hóa đầu tiên trên con đường dẫn tới triết lý âm dương. Từ đây suy ra vô số những cặp đối lập (nóng lạnh; phương Bắc Phương Nam; vuông tròn; chậm nhanh; tình cảm lý trí, tĩnh động, ổn định phát triển, số chẵn số lẻ…) với cơ sở triết lí này có thể gọi văn hóa gốc nông nghiệp là lọai văn hóa trọng âm. Tuy nhiên việc xác định một sự vật hay một hiện tượng là âm hay dương không phải lúc nào cũng dễ dàng.
b.Quy luật của triết lý Âm dương
Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong dương có âm và trong âm có dương. Điều này cho thấy âm hay dương chỉ là tương đối nó chỉ có trong sự so sánh. Âm dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm cực thì sinh dương, dương cực sinh âm (ngày đêm, mưa nắng, nóng lạnh luôn đổi chỗ cho nhau).
Quá trình xác lập bản chất âm dương người Việt cổ có phần hồn nhiên chất phác thiết lập phạm trù hóa hệ thống hóa các hiện tượng và sự vật từ hướng phân hỗn hợp dến tính hai mặt của âm dương và quan hệ chuyển hóa của chúng. Ví dụ tư duy Cặp đôi: Tiên rồng (một cặp đôi trừu tượng); sấp ngửa (đồng tiền); Đất nước, non nước, lửa nước, (tổ quốc). Ngay cả những khái niệm vay mượn có tính đơn lẻ khi vào Việt Nam cũng được chuyển thành đôi cặp như: Ông Tơ hồng ở Trung Quốc khi đến Việt Nam thành Ông Tơ Bà Nguyệt; Ông phật đến Việt Nam cũng thành Phật Ông Phật Bà. Biểu tượng Vuông Tròn của Âm dương nói lên sự hòan thiện (Lạy trời cho đặng vuông tròn). Quan niệm “trong cái rủi có cái may” đó là diễn đạt cụ thể của quy luật âm dương. Từ triết lý âm dương người Việt có triết lý sống quân bình sao cho hài hòa âm dương. Triết lý này đã tạo nên tính lạc quan tin vào tương lai của người việt và sự thích nghi nhanh chóng với những phát sinh mới (Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời; Sông có khúc người có lúc).
Tư duy số lẻ dường như là đặc thù của người nông nghiệp phương Nam, vừa thích nó (3 hồn 7 vía; 5 thê 7 thiếp;) ngay cả những con số chẵn mà hay nói đến cũng là bội số của 3 hoặc của 9. vừa sự nó (Mồng 5 14 23 lấy vợ thì tránh làm nhà thì kiêng).
c.Mô hình tam tài-ngũ hành (cấu trúc không gian của vũ trụ)
Tam tài là một khái niệm bộ ba Thiên Địa Nhân, nó hình thành có thể từ
khái niệm bởi triết lí âm dương “trời đất, trời người, đất người” Trời dương Đất âm, con người ở giữa nhưng âm so với trời và dương so với đất. Trời- đất- người là bộ ba điển hình còn có hàng lọat các bộ ba khác như Trời-đất nước; Cha-mẹ-con; Sơn tinh-Thủy tinh và Mỵ nương; Vợ-chồng-em; trầu- cau- vôi.
Ngũ hành là một khái niệm hình thành từ hai bộ ba tam tài “Thủy Hỏa
Thổ” và “Mộc Kim Thổ”, trong đó, Thổ có yếu tố chung, ta được bộ năm với số mối quan hệ đa dạng và phong phú hơn hẳn. Bộ năm này có mức độ trừu
tượng hóa cao hơn hẳn nó không còn chỉ dừng ở nghĩa là 5 yếu tố mà là 5 sự vận động có một nội hàm rất riêng biệt mà không thể dịch một số khái niệm của nó ra tiếng nước ngoài được.
Hà đồ là cơ sở tạo nên ngũ hành: là một hệ thống gồm những nhóm chấm đen hoặc trắng sắp xếp theo một cách nhất định. Gọi là Hà đồ bởi truyền thuyết thấy nó trên lưng con Long mã ở sông Hà. Những chấm vạch này xuất hiện sau triết lý âm dương nhưng trước chữ viết nên những chấm vạch này được coi như tiền khởi của dãy số tự nhiện từ 1 đến 10 và là” kí hiệu” biểu thị âm dương. Đây là sản phẩm mang tính triết lý sâu sắc, nó thể hiện lối tư duy tổng hợp (tổng hợp giữa số học và hình học, 10 con số được chia thành 5 nhóm mỗi nhóm có số âm chẵn và dương lẻ gắn với một phương Bắc-Nam-Đông - Tây và con người đứng giữa là trung ương. Không có trung ương thì không thể xác định đâu là Bắc, Nam, Đông, Tây được. Sự liên quan giữa các con số với vòng đời của mỗi con người (1-5 là con số sinh nằm ở vòng trong. 6-10 là con số thành nằm ở vòng ngoài, ngay cả trung ương con số 5 cũng nằm trong con số 10. Hà đồ là sự uyên thâm về con số. Mỗi nhóm có một chẵn lẻ, một nhỏ một lớn, một sinh một thành. Con số 5 nằm chính giữa trung tâm của trung tâm được gọi là số “tham thiên lương địa” (3 trời, 2 đất = 3 dương 2 âm). Theo triết lý âm dương ta thấy tỉ lệ 2/3 là tỉ lệ hợp lý hơn cả về sự ổn định của vạn vật và hiện tượng nó không quá chênh lệch và không cân bằng tuyệt đối, dương nhỉnh hơn âm một tí tạo cho vũ trụ cái cơ phát triển. Có thể thấy Hà Đồ là cơ sở cho việc tạo nên ngũ hành (1- 6 phương Bắc - hành Thủy; 2 - 7 phương Nam - hành hỏa; 3 - 8 phương Đông - hành mộc; 4 - 9 phương Tây - hành Kim; 5 - 10 trung ương - hành thổ. Giữa các hành có quan hệ Tương sinh và Tương khắc.
3.1.2.2. Nhận thức về con người
“Thiên địa vạn vật nhất thể”, con người là một tiểu vũ trụ đây là nhận thức của người Việt cổ (Mô hình nhận thức về vũ trụ cũng dành cho nhận thức về con người, vũ trụ làm sao con người làm vậy).
Trong vũ trụ có quan hệ âm dương, con người cũng vậy (trên dương dưới âm; ngực trở lên là dương, bụng trở xuống là âm; trán là dương cằm là âm; mu bàn chân bàn tay là dương, lòng bàn chân bàn tay là âm) (Trước dương, sau âm: bụng là âm, lưng là dương; Mặt trước cẳng chân là dương, bụng chân phía sau là âm.)
Vũ trụ cấu trúc theo ngũ hành thì con người cũng thế: 5 tạng (cật, tâm, can, phế, tì) nhưng không phải chỉ hiểu chúng như năm yếu tố mà hiểu như: Cật chủ về nước chứa tinh trông coi sự phát dục; Tâm chủ về huyết, là nơi chứa thần minh, tâm huyết kém thì chí suy; Can tàng chữ máu, giữ gân cốt ổn định chủ về mưu lự; Phế chủ về khí và hô hấp; Tì chủ về dinh dưỡng và vận hành thức ăn. Năm Phủ (bàng quang, tiểu tràng, đởm, đại tràng, vị). Những cơ quan này liên quan với nhau được quy định theo luật âm dương, ngũ hành.
b. Về nhận thức con người xã hội
Con người nông nghiệp gắn bó với thiên nhiên với tư tưởng (Thiên địa vạn vật nhất thể), người xưa đã dùng mô hình nhận thức vũ trụ để lý giải và giải quyết các mối quan hệ trong xã hội. Mỗi cá nhân trong xã hội cũng được nhận diện đặc trưng bởi năm hành (trên mặt, các ngón tay, bàn tay được nhận diện bằng 5 khu vực (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Thời điểm ra đời của mỗi cá nhân được xác định theo hệ can chi; mỗi hành được gán đặc trưng của nó cho mỗi cá nhân tương ứng. Mối quan hệ “tứ xung”, “tam hợp” của hệ can chi cũng được gắn vào việc xem xét các cá nhân tương ứng với đặc trưng của nó. Hệ can chi cũng còn gắn với việc nhân diện một cá thể người giống như Ngũ hành (trên mặt, lòng bàn tay cũng phân chia các khu vực theo can chi). Tử vi một thuật bói toán thịnh hành ở Việt Nam đến nay cũng dựa vào tính chất của can chi và ngũ hành để đưa ra những dự đoán đúng về tương lai của mỗi
ngươi và của cả xã hội. Nó được các nhà khoa học quan tâm dúng mực về những dự báo của nó.
Con người làm trung tâm để xem xét đánh giá tự nhiên: Con người trong ngũ hành là hành thổ, là trung tâm của vũ trụ, là người không chỉ đưa ra những kết quả nhận thức về vũ trụ mà còn áp dụng nó vào nhận xét con người. Con người lấy chính mình làm kích cỡ cho đo đạc tự nhiên (đơn vị Thước bằng 2 gang tay; rui mực là đốt gốc ngón tay út của chủ nhà khi xây dựng…) đây chính là lối tư duy biện chứng động, linh họat kiểu nông nghiệp, yếu tố tương đối dẫn tới chủ quan, cảm tính.
3.2.Phân loại các tiểu nhóm ngữ nghĩa theo các ý niệm tri nhận văn hóa Việt
3.2.1. Cơ sở khái quát
Ngữ nghĩa của từ được hình thành từ thao tác ý niệm hóa. Ý niệm hóa là quá trình cấu tạo nghĩa. Theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, các đơn vị ngôn ngữ, chẳng hạn như từ, không mang nghĩa mà tham gia vào quá trình cấu tạo nghĩa chiếm vị trí ở bình diện ý niệm. Điều này liên quan đến việc biểu hiện tri thức, gồm cả cấu trúc và tổ chức các khái niệm trong hệ