Đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của các câu ca dao có từ gà, trâu trong kho tàng ca dao người việt

118 2.1K 1
Đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của các câu ca dao có từ gà, trâu trong kho tàng ca dao người việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục vag đào tạo TRƯờNG ĐạI HọC VINH ---------------------- LÊ sỹ ĐàI đặC TRƯNG NGữ PHáP, NGữ NGHĩA CủA CáC CÂU CA DAO Từ Gà, TRÂU TRONG Kho tàng CA DAO NG ờI VIệTƯ Chuyờn ngnh: Ngôn ngữ học Mó s: 60.22.01 LUậN VĂN THạC Sỹ NGữ VĂN Ngi hng dn khoa hc: GS.TS. Đỗ Thị Kim Liên Vinh - 2010 LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình thực hiện đề tày, ngoài những nổ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các thầy, giáo trong khoa Ngữ văn - trường Đại học Vinh và sự giúp đỡ, động viên của bạn bè. Đặc biệt, là sự nhiệt tình hướng dẫn của GS.TS ĐỗThị Kim Liên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi đến giáo hướng dẫn cùng quý thầy, giáo đã trực tiếp giảng dạy cung cấp kiến thức cho chúng tôi và tất cả các bạn lời cảm ơn chân thành! Mặc dù đã nhiều cố gắng, nổ lực nhất định song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự lương thứ của bạn đọc. Vinh, tháng 12 năm 2010 Tác giả LÊ SỸ ĐÀI MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Đối tượng nghiên cứu .3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Cấu trúc luận văn .4 Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài .5 1.1. Xung quanh vấn đề ca dao 5 1.2. Vấn đề từtừ loại danh từ 16 1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 21 1.4. Tiểu kết 25 Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của các câu ca dao từ gà, trâu trong Kho tàng ca dao người Việt .27 2.1. Đặc điểm cấu tạo và sự hành chức của các câu ca dao chứa từ gà. .27 2.2. Đặc điểm cấu tạo và sự hành chức của các câu ca dao chứa từ trâu37 2.3. Điểm tương đồng và khác biệt 44 2.4. Tiểu kết 45 Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của các câu ca dao từ gà, trâu trong Kho tàng ca dao người Việt .47 3.1. Ngữ nghĩa của các câu ca dao từ 47 3.2. Ngữ nghĩa của các câu ca dao từ trâu 67 3.3. So sánh ngữ nghĩa của từ gà và trâu .89 3.4. Tiểu kết 90 Kết luận .92 Tài liệu tham khảo .94 Phụ lục .98 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong các thể loại văn học dân gian, ca dao chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Ca dao Việt Nam là một nguồn liệu vô cùng phong phú, đa dạng thể tìm hiểu nghiên cứu ở nhiều góc độ: ngôn ngữ học, văn hoá học, tâm lý học, dân tộc học . trong đó đặc biệt thú vị là việc tìm hiểu nó ở góc độ ngôn ngữ trong quan hệ với văn hoá, văn học. 1.2. Trong ca dao, hệ thống từ ngữ chỉ con vật nuôi quen thuộc trong gia đình người Việt như trâu, bò, ngựa, dê, chó, lợn, gà, mèo . thì số lượng từ ngữ chỉ về gà, trâu chiếm một tỷ lệ rất lớn. Việc đi sâu tìm hiểu chúng về phương diện ngữ pháp, ngữ nghĩa sẽ giúp ta hiểu thêm đặc điểm văn hoá của một tiểu nhóm danh từ chỉ con vật trong thể loại ca dao người Việt. Kết quả nghiên cứu đề tài này là một nguồn liệu đáng quý góp phần phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu ca dao. Với những lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đặc trưng ngữ pháp, nghĩa nghĩa của các câu ca dao từ gà, trâu trong Kho tàng ca dao người Việt’’ để nghiên cứu trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học. 2. Lịch sử vấn đề Đã rất nhiều công trình nghiên cứu về ca dao Việt Nam từ nhiều khía cạnh, điểm nhìn khác nhau: góc độ thi pháp, ngôn ngữ, văn hoá, ngữ dụng học . đặc biệt là đi vào tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng. Người đầu tiên đề cập trực tiếp đến biểu tượng con vật trong ca dao là Vũ Ngọc Phan, trong cuốn sách Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. Dưới góc độ ngôn ngữ - văn hoá, hình ảnh các con vật đã được một số tác giả nghiên cứu, tiêu biểu thể kể đến một số bài viết sau: 2 - Nguyễn Thuý Khanh (1995), Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh tên động vật, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, [tr.63 - 73] và (1997), Đặc điểm duy liên tưởng và thế giới động vật của người Việt - phẩm chất và chiến lược, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, [40 - 48]. - Phạm Văn Quế (1995), Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dân gian, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, [tr.59 - 64]. - Trí Sơn (2001), Con Rắn trong tâm thức người Việt qua thành ngữ Việt Nam, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1 . - Phạm văn Thấu (1997), Con Trâu trong tâm thức người Việt qua tục ngữ, ca dao, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1. - Bùi Thị Thi Thơ (2006), Hình ảnh các con vật mang ý nghĩa biểu trưng trong thành ngữ so sánh, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Vinh. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong bài Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca dao Việt Nam (Kỷ yếu Khoa học Ngữ Văn, ĐHSP Hồ Chí Minh, 1999) đã phân chia các biểu tượng chủ yếu hình thành từ ba nguồn sau: - Những biểu tượng xuất phát từ phong tục tập quán của con người Việt Nam, từ quan niệm dân gian, tín ngưỡng dân gian trầu cau, cây đa, vuông tròn . - Những biểu tượng xuất phát từ văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc: Thúy Kiều - Kim Trọng, Ngưu Lang - Chức Nữ, dây tơ hồng, ông Tơ, bà Nguyệt, trăng già . - Những biểu tượng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày của nhân dân: hoa sen, hoa đào, con cò, con bống, trăng thu . Gần đây, một số biểu tượng đã được nghiên cứu tương đối kỹ ở bình diện văn hóa cũng như bình diện văn học đem lại cho người đọc nhiều hiểu biết thú vị và sâu sắc như các bài viết: Biểu tượng con chim quyên của Triều Nguyên [28]; Biểu tượng hoa Đào, Biểu tượng hoa Sen, của Nguyễn Phương 3 Châm, in trên Tạp chí Văn hóa dân gian, 2001- 2002; Tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt [36] của Phạm Xuân Thành, Tạp chí Văn hóa dân gian (3), Hà Nội. Đáng chú ý là bài viết Hàm ý biểu trưng của từ ngữ của hoa và tên hoa trong ca dao của Hà Quế Hương, in trong Ngữ học trẻ, 2002 [20], đã gợi ý cho chúng tôi những vấn đề về biểu tượng. Trong cuốn sách Ca dao Việt Nam và những lời bình, tác giả Vũ Thị Thu Hương đã tập hợp các bài viết về các biểu tượng con vật, cây, hoa trên các báo, tạp chí khác nhau của các tác giả: Trương Thị Nhàn, Mai Ngọc Chừ, Đặng Hiến, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Xuân Lạc . Đặc biệt tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao đã dùng hẳn một chương để viết về các biểu tượng như: Con Bống, con Cò, cây Trúc, cây Mai, hoa Nhài . Trong các bài viết đã công bố, mỗi bài tìm hiểu mỗi góc độ nhưng chưa công trình nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu một cách sâu sắc toàn diện, hệ thống đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ về gà, trâu, trong ca dao. Đó là lý do để chúng tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề Đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của các câu ca dao từ gà, trâu trong Kho tàng ca dao người Việt. 3. Đối tượng nghiên cứu Để triển khai đề tài này, chúng tôi chọn các câu ca dao chứa từ gà, trâu trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên (2001), Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thống kê phân loại các từ ngữ chỉ gà, trâu trong Kho tàng ca dao người Việt 4 - Chỉ ra những đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của các câu ca dao chứa từ gà, trâu. - Chỉ ra các đặc trưng văn hoá của người Việt qua việc sử dụng từ chỉ gà, trâu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thống kê, phân loại; - Phương pháp phân tích ngôn ngữ; - Phương pháp so sánh, đối chiếu; 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của các câu ca dao chứa từ gà, trâu trong Kho tàng ca dao người Việt. Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của các câu ca dao chứa từ gà, trâu trong Kho tàng ca dao người Việt. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Xung quanh vấn đề ca dao 1.1.1. Khái niệm ca dao Ca dao còn được gọi là phong dao, mà theo từ ngữ dân gian nó còn được gọi là câu ca, câu hát, câu ví, câu hò . Đây là lời hát gắn với giai điệu, ca khúc dân gian trong lao động, trong đối đáp trữ tình hoặc lễ hội dân gian . Tác giả Minh Hiệu cho rằng: ở nước ta thuật ngữ Ca dao vốn là một từ Hán Việt được dùng rất muộn, thể muộn đến hàng nghìn năm với thời gian đã những câu ví, câu hát [tr.50]. Còn theo tác giả Cao Huy Đỉnh thì dân ca và văn truyền miệng của dân tôc Việt Nam ra đời rất sớm, và ở thời đại đồ đồng, chắc nó đã phồn thịnh và phức tạp. Trình độ sáng tác và biểu diễn cũng tương đối cao, nghệ sĩ cũng ra đời với ca công và nhạc cụ tinh tế [16, tr.35]. Tác giả Vũ Ngọc Phan thì định nghĩa: Ca dao là một loại thơ dân gian thể ngâm được như các loại thơ khác và thể xây dựng thành các điệu dân ca. Theo ông, ca dao những câu bốn chữ, năm chữ, sáu tám hay hai bảy sáu tám đều thể ngâm được nguyên câu không cần tiếng đệm như người ta ngâm thơ vậy. Còn khi dùng một bài ca dao để hát thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca. Sau này các nhà nghiên cứu văn học dân gian dùng tên gọi dân ca cho các bài hát dân gian để phân biệt với ca dao là lời thơ từ dân ca. Và từ đó ca dao nhanh chóng trở thành một một thuật ngữ chỉ loại thơ ca dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát không theo một nhịp điệu nhất định. thể nói rằng, ca dao Việt Nam là tấm gương phản chiếu đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, của dân tộc Việt. Nó là tiếng hát yêu thương nghĩa tình, là nỗi tủi cực đắng cay, là nỗi nhớ nhung khắc khoải, là niềm vui hạnh phúc, là niềm tin ở tương lai, là nổi buồn, sự khổ đau, sự căm ghét 6 những thế lực hắc ám trong xã hội, là tình yêu lao động, tình cảm gia đình bè bạn, là tình yêu nam nữ, là niềm tự hào về quê hương, đất nước và con người Việt Nam. 1.1.2. Phân biệt ca dao với tục ngữ thể nói một bộ phận văn bản tục ngữca dao giống nhau về hình thức thể hiện. Câu tục ngữ cũng thể gồm 14 tiếng phân bố trên hai dòng thơ giống với những lời ca dao ở dạng hai dòng thơ đều hình thức thể hiện lục bát. Sự nhập nhàng khó phân định này thường ở những lời nội dung nhân sinh và ngược lại cũng những lời ca dao lấy chất liệu từ tục ngữ. - Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. - Tiếng đồn quán rộng lòng thương Hết nạc thì vạc đến xương còn gì. Dựa vào đặc trưng văn hoá giao tiếp, tác giả Nguyễn Thái Hoà cho rằng: không phải ca dao thuộc loài hình nghệ thuật vì độ dài, mà ca dao định hình trong một mô hình nghệ thuật (thể thơ) phổ biến. Mô hình đó thể phát triển theo người sáng tạo. Mặt khác, tục ngữ hình thành lời thoại hàng ngày, trong tình huống giao tiếp cụ thể . Ca dao lại thuộc loại khác, đó là giao tiếp nghệ thuật (có thể ngâm, hát, nhạc kèm theo làn điệu). Tác giả Hoàng Tiến Tựu lại cho rằng: “Tục ngữ thiên về lý trí nhằm nêu lên nhận xét khách quan, còn ca dao thiên về tình cảm khi chúng được dùng theo phương thức nói - luân lý thì chúng là tục ngữ, còn khi dùng theo phương thức hát - trữ tình thì chúng là ca dao” [42, tr.131]. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học “Ca dao còn gọi là phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát khúc điệu, dao là bài hát không khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến . 2: Đặc điểm ngữ pháp của các câu ca dao có chứa từ gà, trâu trong Kho tàng ca dao người Việt. Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của các câu ca dao chứa từ gà,. phân loại các từ ngữ chỉ gà, trâu trong Kho tàng ca dao người Việt 4 - Chỉ ra những đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của các câu ca dao chứa từ gà, trâu. -

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:51

Hình ảnh liên quan

Qua bảng phõn loại danh từ, cú thể thấy danh từ chỉ động vật gồm cỏc từ: - Đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của các câu ca dao có từ gà, trâu trong kho tàng ca dao người việt

ua.

bảng phõn loại danh từ, cú thể thấy danh từ chỉ động vật gồm cỏc từ: Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng thốngkờ sau đõy sẽ cho ta những thụng tin quan trọng: - Đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của các câu ca dao có từ gà, trâu trong kho tàng ca dao người việt

Bảng th.

ốngkờ sau đõy sẽ cho ta những thụng tin quan trọng: Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng thốngkờ sau đõy cho thấy rừ điều đú: - Đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của các câu ca dao có từ gà, trâu trong kho tàng ca dao người việt

Bảng th.

ốngkờ sau đõy cho thấy rừ điều đú: Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 2.3: Bảng thốngkờ số lượng và tần số xuất hiện từ trõu  (từ đơn, từ ghộp, thành ngữ) trong Kho tàng ca dao - Đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của các câu ca dao có từ gà, trâu trong kho tàng ca dao người việt

Bảng 2.3.

Bảng thốngkờ số lượng và tần số xuất hiện từ trõu (từ đơn, từ ghộp, thành ngữ) trong Kho tàng ca dao Xem tại trang 42 của tài liệu.
Xem bảng so sỏnh 3.5 sau đõy: - Đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của các câu ca dao có từ gà, trâu trong kho tàng ca dao người việt

em.

bảng so sỏnh 3.5 sau đõy: Xem tại trang 93 của tài liệu.
BẢNG THễNG Kấ CÁC CÂU CA DAO Cể CHỨA TỪ GÀ, TRÂU TRONG - Đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của các câu ca dao có từ gà, trâu trong kho tàng ca dao người việt
BẢNG THễNG Kấ CÁC CÂU CA DAO Cể CHỨA TỪ GÀ, TRÂU TRONG Xem tại trang 102 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan