1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình việt nam

82 767 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 345,5 KB

Nội dung

Lời nói đầu Ca dao trữ tình đã thực sự trở thành khúc hát tâm tình của nhân dân Việt Nam lu truyền qua năm tháng. Đi vào nghiên cứu đặc trng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam , ngời đọc không chỉ tiếp nhận đợc những giá trị tinh thần đẹp đẽ mà nhân dân ta để lại, cảm nhận thêm về cái hay, cái đẹp của ca dao mà còn là một bớc khám phá thú vị về động từ trong tiếng Việt. Đợc sự hớng dẫn tận tình chu đáo của PGS. TS. Đỗ Thị Kim Liên, sự động viên chân thành của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn trờng ĐH Vinh, cùng với sự yêu thích văn học dân gian, đặc biệt là ca dao trữ tình, chúng tôi mạnh dạn đề cập đến đề tài này. Mặc dù có nhiều cố gắng, song đây là một đề tài mới, thời gian nghiên cứu lại ngắn nên Khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đợc sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo cũng nh của tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến đề tài này. 1 Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS. TS. Đỗ Thị Kim Liên cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn trờng ĐH Vinh đã hớng dẫn và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành Khoá luận này. 2 mục lục Trang Mở đầu 04 I. Lý do chọn đề tài 04 II. Lịch sử vấn đề 04 III. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu 06 VI. Phơng pháp nghiên cứu 06 V. Cái mới của đề tài 07 VI. Cấu trúc khoá luận 07 Nội dung 08 Chơng 1. Những vấn đề lý thuyết 08 1.1.Về động từ trong tiếng Việt 08 1.1.1. Khái niệm 08 1.1.2. Đặc điểm của động từ 08 1.1.3. Vấn đề phân loại động từ trong tiếng Việt 08 1.2. Về ca dao trữ tình 16 1.2.1. Khái niệm ca dao 16 1.2.2. Khái niệm ca dao trữ tình 17 1.2.3. Những đặc trng khái quát của ca dao trữ tình 18 Tiểu kết chơng 1 33 Chơng 2. Ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam 35 2.1. Kết quả khảo sát định lợng 35 3 2.1.1. Bảng phân loại số lợng các tiểu nhóm động từ xuất hiện trong ca dao trữ tình 35 2.2.1. Bảng thống kê số lợng về động từ cấu tạo 35 2.2. Ngữ nghĩa các nhóm động từ 36 2.2.1. Nhóm động từ nội động 36 2.2.2. Nhóm động từ ngoại động 37 2.2.3. Nhóm động từ chỉ trạng thái tâm lý 38 2.2.4. Nhóm động từ chuyển động có hớng 40 2.2.5. Nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng 42 2.2.6. Nhóm động từ phát - nhận 44 2.2.7. Nhóm động từ xuất hiện, tồn tại, tiêu huỷ 48 2.2.8. Nhóm động từ tình thái 50 2.2.9. Nhóm động từ gây khiến 52 2.2.10. Nhóm động từ nối kết 53 2.2.11. Nhóm động từ bị động 54 2.2.12. Nhóm động từ biến hoá 55 Tiểu kết chơng 2 56 Chơng 3. Sự hành chức và vai trò của các nhóm động từ trong CCDTVN 58 3.1. Sự hành chức của các nhóm động từ 58 3.2. Vai trò của động từ trong ca dao trữ tình 68 3.3. Một số nhận xét 75 Tiểu kết chơng 3 76 Kết luận 78 Tài liệu tham khảo 80 4 mở đầu I. Lý do chọn đề tài 1. Ca dao là tiếng hát yêu thơng tình nghĩa, là lời than vãn về thân phận tủi nhục, đắng cay, niềm lạc quan tin tởng vào tơng lai . Ca dao phản ánh lịch sử, miêu tả khá chi tiết về phong tục tập quán trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động, nhng trớc hết là bộc lộ tâm hồn dân tộc trong đời sống riêng t, đời sống gia đình và đời sống xã hội. 2. Nội dung ngữ nghĩaca dao đề cập là đất nớc, lịch sử, những danh lam thắng cảnh, những đặc sản của các địa phơng, những truyền thống chống giặc ngoại xâm, chống chế độ áp bức phong kiến của nhân dân. Song phong phú nhất sâu sắc nhất là mảng ca dao về tình yêu nam nữ, trai gái gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi lao động, hội hè, đình đám, vui xuân. Nội dung những câu ca dao này phản ánh đợc mọi biểu hiện sắc thái, cung bậc trong tình yêu: những tình cảm thắm thiết trong hoàn cảnh may mắn hạnh phúc với những niềm mơ ớc, những nỗi nhớ nhung da diết, hoặc cảm xúc nảy sinh trong những tình huống rủi ro ngang trái, thất bại khổ đau với những lời than thở, oán trách. Những nội này chủ yếu do các động từ và danh từ chuyển tải. Động từ là một trong hai từ loại thuộc nhóm thực từ đợc xuất hiện với số lợng lớn, tần số cao trong ca dao trữ tình. Chúng có tác dụng thể hiện các trạng thái cảm xúc, hành động của nhân vật. Việc tìm hiểu các tiểu nhóm này góp phần: - Hiểu thêm các tiểu nhóm động từ về mặt lý thuyết. - Bổ sung mảng t liệu thực tiễn về động từ trong ca dao trữ tình. Đó là lý do để chúng tôi khảo sát: Đặc trng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong tập Ca dao trữ tình Việt Nam. Ii. Lịch sử vấn đề Văn học dân gian nói chung, ca dao Việt nam nói riêng là mảng đề tài khá phong phú, đã có không ít những công trình nghiên cứu về ca dao từ nhiều góc độ khác nhau. Song những lĩnh vực nghiên cứu lại có những cách nhìn nhận riêng để khai thác từng khía cạch trong ca dao: 5 Trong bài Nghiên cứu ngôn ngữ ca dao Việt Nam (Tạp chí văn học, tháng 2 năm 1991) tác giả Mai Ngọc Chừ đã đi vào nghiên cứu về ngôn ngữ ca dao Việt Nam, trong đó ông có đề cập đến ngôn ngữ gắn với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân đợc đa vào ca dao. Tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao (NXBKHXH - HN, 1992) đã đi vào nghiên cứu tổng thể của ca dao về các mặt thi pháp nh: thi pháp học và việc nghiên cứu thi pháp ca dao; ngôn ngữ trong ca dao; kết cấu trong ca dao. Với tác giả Cao Huy Đỉnh, ông lại đi vào nghiên cứu lời đối đáp trong thơ trữ tình, đó là bài Nghiên cứu lời đối đáp trong thơ trữ tình (Tạp chí văn học tháng 9 năm 1996). ở bài viết này tác giả đã đề cập đến những bài ca dao mang tính chất đối đáp mà chủ yếu là đối đáp, giao duyên giữa nam - nữ, vợ - chồng. Còn tác giả Chu Xuân Diên trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam (NXBGD, 1997) lại nghiên cứu lịch sử xã hội, đất nớc và con ngời trong ca dao dân ca Việt Nam; đồng thời ông còn nghiên cứu về mặt cấu tứ trong thơ trữ tình dân gian và những truyền thống trong ca dao dân ca Việt Nam. Giáo s Trần Đình Sử thì lại nghiên cứu những vấn đề rất cụ thể trong ca dao nh: nhân vật trữ tình trong ca dao; hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ trong ca dao. ở công trình này tác giả đã chỉ ra dợc những đặc điểm về nhân vật trữ tình cũng nh phân tích về mặt kết cấu của một bài ca dao dù dài hay ngắn. Đặc biệt ông đi sâu vào nghiên cứu hệ thống hình ảnh phong phú và ngôn ngữ đa dạng trong ca dao. Bên cạnh đó, trong cuốn Những công trình nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam (NXBGD,1999) các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề trong ca dao nh: tác giả Bùi Mạnh Nhị nghiên cứu đặc trng cấu trúc trong bài ca dao trữ tình dân gian ở khía cạnh công thức truyền thống và đặc trng cấu trúc trong ca dao dân ca trữ tình; tác giả Đặng Văn Lung nghiên cứu những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình: sự trùng lặp về ngôn ngữ; tác giả Nguyễn Tấn Phát nghiên cứu về nội dung phản ánh của ca dao, dân ca Nam Bộ. Trong công trình riêng Những vấn đề thi pháp văn học dân gian (NXBKHXH, 2003), ở mảng ca dao, tác giả Nguyễn Xuân Đức đã nghiên cứu các vấn đề nh: thể lục bát trong ca dao, không gian nghệ thuật trong một áng ca dao, tiếng Nghệ -văn hoá trong ca dao xứ Nghệ . Ngoài những công trình nghiên cứu trên còn có một số đề tài khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu về ca dao. Chẳng hạn, khoá luận Đại từ trong ca dao Việt Nam 6 (Vinh 2004) nghiên cứu về từ loại đại từ trong ca dao, khoá luận Đặc điểm ngôn ngữ ở phần mở đầu trong ca dao trữ tình Việt Nam (Vinh 2002) nghiên cứu về ngôn ngữ mở đầu trong một bài ca dao; khoá luận Những từ ngữ biểu hiện quan niệm giới tính trong ca dao trữ tình Việt Nam (Vinh 2004) nghiên cứu về quan niệm giới tính trong ca dao thông qua những từ ngữ cụ thể; khoá luận Đặc trng ngữ nghĩa các nhóm danh từ trong ca dao trữ tình Việt Nam (Vinh 2005) nghiên cứu về từ loại danh từ đợc sử dụng trong ca dao trữ tình. Điểm lại các công trình nghiên cứu đi trớc, ta bắt gặp những vấn đề trong ca dao đợc nghiên cứu khá kỹ lỡng và chi tiết với mọi khía cạnh của vấn đề. Tuy nhiên cha có công trình nào đề cập đến đặc trng các nhóm động từ trong ca dao. Do vậy, ở khoá luận này chúng tôi bổ sung thêm một vấn đề về ca dao, đó là Đặc trng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam. Khoá luận này chúng tôi đi sâu vào các mặt nh: động từ trong tiếng Việt, khảo sát số lợng động từ trong ca dao, ngữ nghĩa của các nhóm động từ trong ca dao trữ tình, sự hành chức và vai trò của các nhóm động từ trong ca dao trữ tình. III. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Đối tợng nghiên cứu Đề tài này chúng tôi xác định tiến hành khảo sát: Các nhóm động từ trong Ca dao trữ tình Việt Nam của tác giả: Vũ Dung,Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào (NXBGD, 1998) 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đợc mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài này chúng tôi tập trung giải quyết các vấn đề: - Thống kê phân loại các tiểu loại động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam. - Miêu tả ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam. - Rút ra ý nghĩa của việc dùng động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam, các nét văn hoá của nhân loại qua các động từ đó trong các câu ca dao. IV. Phơng pháp nghiên cứu Để thực hiện khoá luận này, chúng tôi đã sử dụng các phơng pháp nghiên cứu sau: - Phơng pháp khảo sát thống kê phân loại. 7 - Phơng pháp phân tích miêu tả. - Phơng pháp quy nạp diễn dịch. - Phơng pháp so sánh đối chiếu. V. Cái mới của đề tài Đề tài này nêu một cách hệ thống, chuyên sâu về các nhóm động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam, sự hành chức và vai trò của các nhóm động từ. VI. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khoá luận gồm: Chơng1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. Chơng2: Ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam. Chơng3: Sự hành chức và vai tròcủa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam. 8 nội dung Chơng 1: Những vấn đề lý thuyết chung 1.1. Về động từ trong tiếng Việt 1.1.1. Khái niệm Động từ là lớp từ biểu thị ý nghĩa hoạt động hay trạng thái nhất định của ngời và sự vật. 1.1.2. Đặc điểm của động từ a. Về mặt ý nghĩa Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa hoạt động hay trạng thái nhất định của ngời và sự vật. b. Về khả năng kết hợp hợp: - Động từ có khả năng trực tiếp làm vị ngữ. - Động từ có khả năng đứng làm thành tố trung tâm của cụm từ; sau các phó từ chỉ thời gian, mệnh lệnh, phủ định;đứng trớc các phụ từ; có khả năng kết hợp với tình thái từ: thôi, nào, chứ . - Động từ không có khả năng đứng sau những từ chỉ vị trí: trên, dới, trong, ngoài . 1.1.3. Vấn đề phân loại động từ trong tiếng Việt 1.1.3.1. Về sự tồn tại của động từ Về sự tồn tại của động từ, từ trớc đến nay có hai ý kiến trái ngợc nhau: - Phủ nhận sự tồn tại trong động từ. - Thừa nhận sự tồn tại trong động từ. Hớng ý kiến thứ nhất gồm có M.Grammon- Lê Quang Trinh , hai tác giả viết: Trong tiếng Việt không có mạo từ, danh từ đại từ , động từ, cũng không có giống, số mà chỉ có từ không thôi. Những từ này đều đơn âm tiết, nói chung không biến đổi (Nghiên cứu tiếng An Nam, Pa-ri, 1992). Hiện nay hớng ý kiến này khó đứng vững. 9 Hớng ý kiến thứ hai - Thừa nhận sự tồn tại động từ - Hớng này chia ra bốn nhóm tác giả khác nhau về xuất phát điểm và kết quả phân loại: a. Dựa vào chức năng Lẫn lộn động từ và chức vụ cú pháp (vị ngữ) do động từ đảm nhận, gồm có các tác giả: Trần Trọng Kim, Bùi Đức Thịnh. Tác giả Trần Trọng Kim viết: Động từ là những tiếng biểu diễn cái dụng của chủ từ . b. Dựa vào ý nghĩa Nhóm này gồm các tác giả: G.Obare, Trơng Vĩnh Ký, Bacbie và Nguyễn Lân. Tác giả Nguyễn Lân trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam (1956) viết: Động từtừ dùng để diễn đạt một động tác, một hành vi, một ý nghĩ, một cảm xúc, một trạng thái. c. Dựa vào hình thức Nhóm này có các tác giả:Lê Văn Lý, Ê-mơ-nô. Thấy đợc hạn chế của quan điểm chỉ dựa vào ý nghĩa, Lê Văn Lý đã cố gắng đi theo một hớng mới, khách quan hơn là dựa vào hình thức. Ông viết: Ngời chức năng chủ nghĩa tốt nhất là làm việc không dựa vào ý nghĩa các từ mà dựa vào chức năng của chúng, sự ứng phó và kết cấu của chúng. Ông chia tiếng Việt thành ba nhóm lớn: nhóm A là danh từ, nhóm B là động từ - tính, nhóm C là các từ loại khác. Quan niệm của Lê Văn Lý có nhiều cống hiến nhất định, tỏ ra khách quan, giải quyết triệt để. Tuy vậy hạn chế của tác giả là bỏ qua mặt ý nghĩa - đó là một trong hai mặt không thể thiếu đợc khi nghiên cứu bất kỳ một hiện tợng ngôn ngữ nào. d. Mactini, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Lê Biên, Đinh Văn Đức, Nguyễn Anh Quế, Phan Thiều, Lê Cận, Đỗ Thị Kim Liên .lấy tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp để xác định từ loại của động từ. Quan điểm này tỏ ra thuyết phục và đợc nhiều ngời ủng hộ. 1.1.3.2 Về phân loại động từ trong tiếng Việt Vấn đề phân loại động từ đợc rất nhiều tác giả quan tâm, việc phân chia tiểu loại động từ cũng là một vấn đề hết sức phức tạp. Đã có nhiều ý kiến phân chia tiểu loại động từ tiêu biểu là: 10 . Chơng2: Ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam. Chơng3: Sự hành chức và vai tròcủa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam. 8. quyết các vấn đề: - Thống kê phân loại các tiểu loại động từ trong ca dao trữ tình Việt Nam. - Miêu tả ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình Việt

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.1. Bảng phân loại số lợng các tiểu nhóm động từ xuất hiện trong ca  dao trữ tình - Đặc trưng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình việt nam
2.1.1. Bảng phân loại số lợng các tiểu nhóm động từ xuất hiện trong ca dao trữ tình (Trang 4)
2.1.1.Bảng phân loại số lợng các tiểu nhóm động từ xuất hiện trong ca dao trữ tình - Đặc trưng ngữ nghĩa các nhóm động từ trong ca dao trữ tình việt nam
2.1.1. Bảng phân loại số lợng các tiểu nhóm động từ xuất hiện trong ca dao trữ tình (Trang 36)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w