... trên, ngƣời viết lựa chọn đề tài Biểu tƣợng dòng sông ca dao trữ tình ngƣời Việt Mục đích nghiên cứu Chọn đề tài Biểu tƣợng dòng sông ca dao trữ tình ngƣời Việt , ngƣời viết mong muốn đóng... hình ảnh dòng sông đƣợc gợi nhắc ca dao nhƣ lẽ tất yếu để qua nói lên nỗi lòng Trong viết: “Hình tƣợng sông nƣớc ca dao trữ tình Nam Bộ”, Trần Thị Diễm Thúy có nói: Trong ca dao dân ca Việt Nam... thuyết biểu tƣợng biểu tƣợng dòng sông Chƣơng 2: Dấu ấn địa – văn hóa biểu tƣợng dòng sông ca dao Chƣơng 3: Các dạng thức ý nghĩa biểu trƣng dòng sông ca dao NỘI DUNG Chƣơng GIỚI THUYẾT VỀ BIỂU
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN BÙI THỊ TÌNH BIỂU TƢỢNG DÕNG SÔNG TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƢỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học dân gian HÀ NỘI, 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN BÙI THỊ TÌNH BIỂU TƢỢNG DÕNG SÔNG TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƢỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học dân gian Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan và các thấy cô trong tổ Văn học Việt Nam – khoa Ngữ Văn – trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Tác giả khóa luận Bùi Thị Tình LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các nội dung đƣợc triển khai trong khóa luận là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo – TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Ngƣời cam đoan Bùi Thị Tình MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 3 6. Đóng góp của khóa luận ...................................................................................... 6 7. Cấu trúc khóa luận .............................................................................................. 7 NỘI DUNG Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ BIỂU TƢỢNG DÕNG SÔNG......................................................................................................... 8 1.1. Biểu tƣợng ........................................................................................................ 8 1.2. Biểu tƣợng dòng sông ...................................................................................... 9 1.3. Khảo sát sự xuất hiện của biểu tƣợng dòng sông trong ca dao ...................... 12 Chƣơng 2. DẤU ẤN ĐỊA – VĂN HÓA CỦA BIỂU TƢỢNG DÕNG SÔNG TRONG CA DAO ................................................................................... 16 2.1. Dòng sông mang dấu ấn vùng miền Bắc bộ .................................................. 16 2.1.1. Sông Tô Lịch – dấu ấn đất kinh kì .............................................................. 16 2.1.2. Sông Thƣơng – con sông cổ tích................................................................. 19 2.2. Dòng sông mang dấu ấn vùng miền Trung bộ ............................................... 21 2.2.1. Sông Hƣơng – dải lụa mềm của miền Trung .............................................. 21 2.2.2. Sông Thu Bồn – dòng sông hoài niệm ........................................................ 23 2.3. Dòng sông mang dấu ấn vùng miền Nam bộ ................................................. 25 Chƣơng 3. CÁC DẠNG THỨC VÀ Ý NGHĨA BIỂU TRƢNG CỦA DÕNG SÔNG TRONG CA DAO ...................................................................... 30 3.1. Sông với cầu (31/711 lời).............................................................................. 30 3.1.1. Biểu trƣng cho khát vọng tình yêu ............................................................. 30 3.1.2. Biểu trƣng cho sự giao hòa tình cảm ......................................................... 34 3.2. “Sông” với “bến” (7/711 lời) ........................................................................ 37 3.3. Sông với thuyền – đò (76/711 lời) ................................................................. 38 3.3.1. Biểu trƣng cho sự gắn kết “đôi bờ” thƣơng nhớ. ........................................ 38 3.3.2. Biểu trƣng cho lời hẹn thề chung thủy ........................................................ 41 3.3.3. Biểu trƣng cho những kinh nghiệm sống .................................................... 44 3.4. “Sông” với “núi” (63/711 lời) ........................................................................ 46 3.4.1. Biểu trƣng cho “linh khí” của quê hƣơng, xứ sở ........................................ 47 3.4.2. Biểu trƣng cho sự xa cách tình cảm ............................................................ 50 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 54 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sông nƣớc từ lâu vốn là hình ảnh quen thuộc, dung dị nhất về quê hƣơng, bản quán trong lòng mỗi ngƣời dân Việt. Từ xƣa đến nay, “sông” chảy trong tâm hồn nhân dân Việt với biết bao buồn vui của một đời ngƣời, với biết bao thăng trầm, đổi thay của thời cuộc. Ngƣời chƣa một lần qua sông, qua đò, chƣa từng sống cạnh sông nƣớc nhƣng nghe câu hò của một chàng trai vùng sông nƣớc phƣơng Nam: Hò ơ… Gió đưa cơn buồn ngủ lên bờ Mùng ai có rộng, cho anh ngủ nhờ một đêm! thì cũng thấy rất thú vị và tâm hồn lâng lâng, bắt nhịp. Sông hóa thành giá trị văn hóa và có khả năng làm tƣơi mới tâm hồn con ngƣời. Trong ca dao Việt Nam, dòng sông đƣợc gợi nhắc thật duyên dáng, mềm mại nhƣ tấm lụa đào, chân thành, mộc mạc, đời thƣờng, pha trộn chút hƣơng đồng gió nội, thênh thang nhƣ đồng lúa, và uyển chuyển nhẹ nhàng bởi đòn nƣớc lững lờ nhè nhẹ êm trôi. Lẽ vì thế mà dòng sông đƣợc gợi nhắc trong ca dao cũng êm đềm nhƣ từng gợn sóng, cũng hiền hòa nhƣ lòng mẹ bao dung, cũng ngọt ngào nhƣ dòng sữa trắng trong…. Sông xanh phẳng lặng nƣớc đầy Tình chung hai chữ nghĩa này giao hoan [5, 1855] Và cũng tình tứ, dịu dàng: Đôi ta thƣơng mãi nhớ lâu Nhƣ sông nhớ nƣớc, nhƣ nhành dâu nhớ tằm [5, 871] Ca dao Việt Nam là cái nôi của mọi ngọn nguồn hơi thở. Nó đƣợc ngƣời đời ví nhƣ bầu sữa nóng của dân tộc, nhƣ ngƣời bạn mới lạ quen biết từ lâu đời. Cái hay, cái đẹp của ca dao đƣợc thể hiện ở nhiều hình ảnh, phƣơng diện, nhiều yếu tố khác nhau, nhƣng dòng sông là biểu tƣợng rất tiêu biểu, khiến nhiều nhà nghiên cứu đặt chân khám phá mảnh đất tốt tƣơi này. Nói tới dòng sông trong tâm thức của ngƣời Việt là đề cập tới rất nhiều vấn đề liên quan: điều kiện địa lí, môi trƣờng sống, tiến trình lịch sử, đặc 1 điểm dân tộc, phong tục, tập quán v.v… Trong giới hạn của một bài viết ngắn cũng là một ý kiến phát biểu, chúng tôi chỉ nói đến dòng sông trong ca dao trữ tình. Vì vậy, ngƣời viết mạnh dạn lựa chọn đề tài “Biểu tƣợng dòng sông trong ca dao trữ tình ngƣời Việt” với mong muốn bƣớc đầu phác họa đƣợc cái nhìn tổng quan, những hiểu biết chung về biểu tƣợng dòng sông và giá trị nghệ thuật của nó trong ca dao. Qua khảo sát thực tiễn, ngƣời viết nhận thấy, cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về biểu tƣợng dòng sông, nhƣng chƣa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu một cách có hệ thống và sắc nét về dòng sông trong ca dao trữ tình ngƣời Việt. Có chăng chỉ là những bài viết khái quát, mang tính chất giới thiệu sơ bộ, hoặc những khía cạnh sơ bộ, lẻ tẻ, tản mạn, hoặc tiếp cận tác phẩm nhƣ một ví dụ minh họa, nhằm chứng minh cho một luận điểm nào đấy, mà chƣa thực sự đi sâu để làm nổi bật từng “con sóng ngầm”… Vì thế, có thể khẳng định việc nghiên cứu biểu tƣợng dòng sông trong ca dao trữ tình vẫn là một cánh cửa bỏ ngỏ. Ngoài những lí do khoa học trên, tác giả bài viết mong muốn đề tài có ý nghĩa góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong học tập và giảng dạy ca dao trong nhà trƣờng. Xuất phát từ lí do trên, ngƣời viết lựa chọn đề tài “Biểu tƣợng dòng sông trong ca dao trữ tình ngƣời Việt”. 2. Mục đích nghiên cứu Chọn đề tài “Biểu tƣợng dòng sông trong ca dao trữ tình ngƣời Việt”, ngƣời viết mong muốn đóng góp một phần nào đó trong việc tìm hiểu, khám phá biểu tƣợng dòng sông trong ca dao Việt Nam. Đồng thời, qua đó thấy đƣợc giá trị nghệ thuật, nội dung, tƣ tƣởng đƣợc gửi gắm qua hình ảnh. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu + Đối tƣợng nghiên cứu: Biểu tƣợng dòng sông trong ca dao trữ tình ngƣời Việt – một trong những biểu tƣợng quen thuộc và gần gũi trong đời sống của cƣ dân nông nghiệp, cƣ dân sông nƣớc. + Phạm vi nghiên cứu: - Về tƣ liệu: Chúng tôi giới hạn việc khảo sát và nghiên cứu đề tài trong phạm vi tƣ liệu ca dao trữ tình của ngƣời Việt. Có thể kể đến các công trình biên soạn và sƣu tầm ca dao nhƣ: Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, 2 NXB Văn hóa thông tin, 1995); Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, quyển IV phần ca dao (Tập thể tác giả Viện văn học, NXBGD, 2001); Tục ngữ ca dao Việt Nam (Vũ Ngọc Phan – NXB Văn học, 2004); và tập hợp những bài ca dao tƣơng tự. - Về nội dung: Tìm hiểu biểu tƣợng dòng sông trong ca dao với những nét đặc trƣng mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền; Khám phá các dạng thức biểu hiện của biểu tƣợng dòng sông trong ca dao trữ tình của ngƣời Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống - Phƣơng pháp quy nạp - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp 5. Lịch sử vấn đề 5.1. Nghiên cứu về biểu tƣợng trong ca dao Việt Nam Ca dao dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu đã phản ánh một cách thành công và đầy đủ thế giới tâm hồn của ngƣời lao động Việt Nam xƣa. Nó đƣợc ví nhƣ câu hò ngân dài nỗi nhớ, nhƣ nhịp mái chèo khua nƣớc đêm đêm. Đến với ca dao ta thấy cái hay của văn chƣơng bình dân thật là vô tận và mỗi lời ca đều nhƣ lấp lánh ánh sáng kì diệu của tiếng Việt. Trên từng con chữ, mỗi bài ca dao mang trong mình hơi thở và sức sống con ngƣời. Việc nghiên cứu biểu tƣợng trong ca dao đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Các công trình của Vũ Ngọc Phan, Bùi Công Hùng, Hà Công Tài, Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Phƣơng Châm, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Triều Nguyên, Đặng Diệu Trang, Phạm Thu Yến... đều khẳng định sự tồn tại phổ biến của các biểu tƣợng, giá trị thẩm mĩ, chức năng quan trọng của chúng trong ca dao. Một số biểu tƣợng đã đƣợc đề cập khá chi tiết trong các bài viết. Năm 1992, khi cho ra mắt độc giả cuốn Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính đã dành hẳn một chƣơng viết về một số biểu tƣợng, hình ảnh. Tác giả đã cho thấy hệ thống biểu tƣợng phong phú, đa dạng trong ca dao. Sau đó, tác giả đi sâu tìm hiểu một số biểu tƣợng cụ thể nhƣ: Trúc, mai, hoa nhài, con cò, rồng, loan, phượng. Tuy nhiên, ở đây 3 mới chỉ dừng ở mặt nội dung, tức là biểu tƣợng đó có nghĩa nhƣ thế nào chứ chƣa tìm hiểu hình thức của từng biểu tƣợng, và cách thể hiện của từng biểu tƣợng nhƣ thế nào. Trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (1978), khi nói về hình thức nghệ thuật của ca dao, tác giả viết: "Nhân dân mượn những vật vô tri để nói lên tâm sự mình, mượn những chim muông, cho nó tính người, và mượn cả một số cây để ví với người này người nọ". Đây là cơ sở hình thành các biểu tƣợng trong ca dao. Tiếp đó, Vũ Ngọc Phan đã dành ít trang để tìm hiểu hình tƣợng con cò, con bống trong ca dao. Những hình ảnh này chính là biểu tƣợng tƣợng trƣng cho đời sống nhân dân. Năm 1988, tác giả Bùi Công Hùng đã chính thức đặt vấn đề “Biểu tƣợng thơ ca”, trong đó đã trình bày khái niệm và phân tích một số biểu tƣợng trong ca dao: trăng, con đò, dòng sông, mặt trời, đôi mắt, lá trầu, thuyền… và tác giả nhận định “Biểu tƣợng nguyên sơ hiện lên trong ca dao, tục ngữ khá rõ ràng” Cùng năm 1988, tác giả Hà Công Tài đã chú ý đến “Biểu tƣợng trăng trong thơ ca dân gian”. Tác giả đã có những phát hiện mới về đặc điểm, vai trò của biểu tƣợng trong thơ ca dân gian. “Biểu tƣợng trong thơ ca dân gian thì cực kì phong phú. Chỉ riêng biểu tƣợng thiên nhiên nhƣ trăng sao, núi đồi, cây cỏ, sông nƣớc… đã có thể tới mức bách khoa về địa lí – phong tục Việt Nam trong đại ngàn thời gian và không gian lịch sử. Nhƣng hơn hết chúng ta có thể từ đó mà tìm hiểu mĩ học dân tộc, về đặc điểm tƣ duy thơ ca dân tộc, đồng thời góp thêm một hƣớng tiếp cận mới cho thơ”. Một số bài viết trên tạp chí cũng đề cập tới một số biểu tƣợng, nhƣ: Con chim quyên trong ca dao, Triều Nguyên, 2001 Những thế giới nghệ thuật ca dao, Phạm Thu Yến. 5.2. Một số công trình, bài viết đề cập tới biểu tƣợng dòng sông trong ca dao trữ tình ngƣời Việt. PGS.TS Đặng Văn Lung, Trƣởng Ban Văn học dân gian, Viện văn học phát biểu: “Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hoặc ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trƣớc và nhƣ các nhà khoa học nghiên cứu trƣớc đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó đƣợc gọi là ca dao”. 4 Nói về nhận xét trên, ta thấy ca dao chính là cái nôi để ngƣời Việt gửi gắm những tâm tƣ, tình cảm, những suy tƣ, trăn trở của mình đối với cuộc sống, với sự vật, sự việc xung quanh mình. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của ngƣời Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu ngƣời thiết tha. Ca dao là kết tinh thuần túy của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Triết lí nhƣ vậy để ta hiểu rõ hơn về hình ảnh dòng sông đƣợc gợi nhắc trong ca dao nhƣ một lẽ tất yếu để qua đó nói lên nỗi lòng mình. Trong bài viết: “Hình tƣợng sông nƣớc trong ca dao trữ tình Nam Bộ”, Trần Thị Diễm Thúy có nói: “Trong ca dao dân ca Việt Nam nói chung, sông thƣờng đƣợc nhắc đến nhƣ một đặc trƣng cho quê hƣơng, cho miền quê… Tuy nhiên, không ở đâu hình ảnh sông đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần với những giá trị thẩm mĩ sâu sắc, phong phú nhƣ trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ. Hình ảnh quen thuộc trong ca dao trữ tình Bắc Bộ là cây đa, mái đình,… gợi rõ nét văn hóa cổ truyền của nông thôn Bắc Bộ. Ca dao Trung Bộ là hình ảnh của núi đèo, ruộng, rú, truông, phá… thể hiện một không gian cao rộng từ địa hình tự nhiên của vùng đất…. Nhìn chung, thiên nhiên sông nƣớc trong ca dao Nam Bộ đƣợc xây dựng thành những bức tranh nghệ thuật khá đa dạng, phản ánh nhận thức và thái độ thẩm mỹ của ngƣời Nam Bộ, cụ thể là nông dân Nam Bộ. Đặc điểm này tạo nên tính địa phƣơng của ca dao dân ca Nam Bộ, góp phần làm phong phú thêm tiến trình phát triển chung của ca dao dân ca Việt Nam”. Trong một bài viết có tên “Vị thế địa – văn hóa của Hà Nội nghìn xƣa trong bối cảnh môi sinh lƣu vực sông Hồng và cả nƣớc Việt Nam”, cố giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng đã vẽ ra tứ giác nƣớc của Hà Nội trong đó có hai con sông quan trọng: sông trƣớc là sông Nhị và sông sau là sông Tô. Giáo sƣ Vƣợng cũng cho rằng: “…các cửa ô cơ bản ngày trƣớc của thủ đô Hà Nội đều là cửa nƣớc (đúng với khái niệm Watergate), ví dụ: Ô Cầu Giấy nằm ở ngã ba Tô Lịch – Kim Ngƣu…” và tƣ duy sông nƣớc ấy còn có liên quan đến việc hình thành nên những cảng thị nhƣ mặt tiền của cả một vùng duyên hải miền Trung. Thƣợng tọa Thích Nguyên Đức, trụ trì chùa Hồ Sơn, Tuy Hòa cũng cho rằng ngay cả việc dựng chùa, tƣởng nhƣ chỉ cần chọn nơi hẻo lánh, “thâm sơn cùng cốc” để thuận tiện cho việc tu hành, thì thực ra yếu tố nƣớc vẫn đƣợc tính đến đầu tiên. 5 Suối nƣớc, giếng nƣớc nhà chùa thƣờng rất trong và ngọt, không chỉ có trong văn chƣơng của “Nguyễn Tuân”. Vậy nên ca dao vẫn in dấu: Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ nhãn vải hai hàng Dƣới sông cá lội từng đàn tung tăng [5, 1247] Nguyễn Thị Thu Trang có viết trong “Sông nƣớc trong tâm thức ngƣời Việt”: “Sông nƣớc vừa là hình ảnh chung của đất nƣớc vừa rất cá biệt, vừa là tự nhiên khách quan vừa thể hiện tính bản địa, sự khác biệt của văn hóa mỗi vùng miền”. “Sang sông trong văn hóa và văn học Việt” của Nguyễn Thị Tuyết có đề cập: “Sông nƣớc hiện diện ở khắp mọi nơi trên đất nƣớc Việt Nam và ai cũng mang trong mình hình ảnh một con sông quê hƣơng, một dòng sông tuổi thơ, dù có quá nửa đời phiêu dạt vẫn khát khao trở về, trở về để úp mặt vào dòng sông quê (Nguyễn Trọng Tạo), vào lòng mẹ bao dung vô bờ… Sông nƣớc trong tâm thức ngƣời Việt không chỉ phản ánh môi trƣờng sống, tiến trình lịch sử của dân tộc mà còn hình thành nên phong tục tập quán, tâm tính, kiểu tƣ duy, cách ứng xử của từng con ngƣời cụ thể. Sang sông vừa là nhu cầu tất yếu, gắn với đời sống tâm lý tình cảm của con ngƣời, vừa thể hiện sự dạt dào ở tầm triết học mang tính ẩn dụ sâu sắc”. Tất cả những công trình trên tuy đã đề cập và khai thác ở nhiều khía cạnh xung quanh biểu tƣợng dòng sông nhƣng chỉ dừng lại ở cái chung nhất mà chƣa đi sâu vào biểu tƣợng của dòng sông trong ca dao Việt nhìn từ góc độ văn hóa. 6. Đóng góp của khóa luận - Về khoa học: Nghiên cứu, phân tích, làm rõ đặc điểm của biểu tƣợng dòng sông về nhiều mặt: dòng sông với văn hóa vùng miền, dòng sông với các dạng thức khác nhau. Từ đó góp phần làm nổi bật đặc sắc của biểu tƣợng dòng sông trong sự đối sánh với ca dao nói chung. - Về thực tiễn: Khóa luận góp thêm tiếng nói cho những ai muốn đi sâu hơn về biểu tƣợng dòng sông trong ca dao trữ tình ngƣời Việt. 6 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận đƣợc bố cục thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Giới thuyết về biểu tƣợng và biểu tƣợng dòng sông Chƣơng 2: Dấu ấn địa – văn hóa của biểu tƣợng dòng sông trong ca dao Chƣơng 3: Các dạng thức và ý nghĩa biểu trƣng của dòng sông trong ca dao 7 NỘI DUNG Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ BIỂU TƢỢNG DÕNG SÔNG 1.1. Biểu tƣợng Theo Từ điển thuật ngữ văn học của PGS. Lê Bá Hán – GS.TS Trần Đình Sử GS. Nguyễn Khắc Phi nhận định: Biểu tượng ( tiếng Pháp: representation hoặc symbole) Trong triết học và tâm lí học, biểu tƣợng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt. Biểu tƣợng nhƣ là thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngôn ngữ học còn đƣợc gọi là tƣợng trƣng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng nghệ thuật. Đặc điểm cơ bản của hình tƣợng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới, làm cho con ngƣời và thế giới hiện lên y nhƣ thật. Nhƣng hình tƣợng cũng là hiện tƣợng đầy tính ƣớc lệ. Bằng hình tƣợng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tƣợng. Cho nên, trong nghĩa rộng, biểu tƣợng là đặc trƣng phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tƣợng là một phƣơng thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tƣợng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát đƣợc bản chất của một hiện tƣợng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tƣ tƣởng hay một triết lí sâu xa về con ngƣời và cuộc đời, nhƣ hình tƣợng “Đạm Tiên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hình tƣợng “cây sồi” trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tôn-xtoi, hay hình tƣợng “bò khoang” trong Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu. Loại biểu tƣợng là hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính quan niệm, thông qua các mô hình đời sống của văn học nghệ thuật. Là một phƣơng thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu tƣợng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ, hoán dụ. Giống với hoán dụ, ẩn dụ, biểu tƣợng đƣợc hình thành trên cơ sở đối chiếu, so sánh cả hiện tƣợng, đối tƣợng có những phƣơng diện, khía cạnh, những đặc điểm gần gũi, tƣơng đồng, nhằm làm nổi bật bản chất, tạo ra một ý niệm cụ thể, sáng tỏ về hiện tƣợng hay đối tƣợng đó. Tuy nhiên, biểu tƣợng không phải bao giờ cũng 8 là những hoán dụ, ẩn dụ. Biểu tƣợng không loại bỏ ý nghĩ cụ thể, cảm tính của vật tƣợng trƣng hoặc của hình tƣợng nghệ thuật. Khác với ẩn dụ, hoán dụ, ý nghĩa của biểu tƣợng tồn tại cả ở ngoài văn bản mà chúng ta đang tiếp xúc. Bởi vì quá trình tạo nghĩa của mỗi biểu tƣợng thƣờng có lịch sử lâu đời hàng vạn năm, gắn liền với quá trình hình thành quan niệm về thế giới của con ngƣời cổ xƣa. Cho nên, thần thoại, truyền thuyết, ca dao, truyện cổ tích, văn học trung đại là những cái kho biểu tƣợng khổng lồ. Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sáng tạo ra biểu tƣợng “Rồng, Tiên”. Ca dao Việt Nam cũng sáng tạo ra những biểu tƣợng tuyệt vời nhƣ “dòng sông”, “con cò”. Không hiểu đƣợc những biểu tƣợng có tính chất truyền thống ấy, ta không hiểu đƣợc chiều sâu của thơ ca nghệ thuật. Là hiện tƣợng lịch sử, biểu tƣợng chịu sự chi phối của ngôn ngữ, tâm lí, quan niệm của dân tộc và thời đại. Cho nên, muốn khám phá ý nghĩa của biểu tƣợng, ta phải thực sự thâm nhập vào từng khía cạnh để tƣờng tận về nó. Theo Từ điển Tiếng Việt của GS. Hoàng Phê: : “Biểu tƣợng là hình ảnh tƣợng trƣng, là hình ảnh của nhận thức, cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”. Nhƣ vậy, có thể hiểu biểu tƣợng là những hình ảnh của những sự vật, hiện tƣợng của thế giới xung quanh, đƣợc hình thành trên cơ sở các cảm giác và các tri giác đã xảy ra trƣớc đó, đƣợc giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới đƣợc hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trƣớc. Biểu tƣợng không phải hoàn toàn là thực tế, bởi vì nó đƣợc xây dựng lại từ thực tế sau khi đã đƣợc tri giác. Biểu tƣợng chính là hiện tƣợng chủ quan của đối tƣợng về hiện tƣợng khách quan đã đƣợc tri giác từ trƣớc. Biểu tƣợng trong ca dao là một loại nghệ thuật biểu tƣợng, xây dựng bằng ngôn từ với những quy ƣớc của cộng đổng [106]. 1.2. Biểu tƣợng dòng sông Sông gắn liền với nƣớc. Nƣớc là vật chất tối cần cho sự sống. Sông cung cấp nƣớc làm nên cuộc sống, sông là đƣờng lƣu chuyển tự nhiên nhƣ mạch máu đến khắp cơ thể. Dòng sông là dấu ấn tiền nhân đóng lên trời đất. Chính vì thế dòng sông đã đi vào trong văn học và trở thành biểu tƣợng mang nhiều tầng nghĩa. 9 Theo J.E.Cirlot trong cuốn “Tính biểu tƣợng của khu rừng và dòng sông”, Duy Đoàn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Jack Sage, nhận định: Dòng sông là một biểu tƣợng lƣỡng nghĩa bởi vì nó tƣơng ứng với quyền năng sáng tạo của cả tự nhiên lẫn thời gian. Một mặt, nó biểu thị cho sự màu mỡ, tƣới tiêu đều đặn cho đất đai; mặt khác nó biểu trƣng cho dòng thời gian bất khả quy hồi và hệ quả dẫn đến, biểu trƣng cho ý nghĩa về sự mất mát và lãng quên”. Theo cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevalier có viết: Biểu tƣợng sông hay dòng chảy đồng thời là biểu tƣợng của khả năng vạn vật, của tính lƣu chuyển của mọi dạng thể (F. Schoun). Dòng sông trên cao của truyền thuyết Do Thái là dòng sông của những ân huệ, của những ảnh hƣởng của trời. Những dòng sông trên cao chảy xuống thẳng đứng theo trục của thế giới; sau đó tỏa ra theo chiều nằm ngang từ trung tâm ra bốn phƣơng, đến tận đầu mút của thế giới: đó là bốn con sông của Địa đàng. Ở ngƣời Hi Lạp, các dòng sông là những đối tƣợng thờ cúng: các dòng sông hầu nhƣ đƣợc thần thánh hóa nhƣ là con của các Đại dƣơng hay là Cha của các Nữ thần. Ngƣời ta cúng cho các sông các lễ vật bằng cách nhấn chìm dƣới những con sóng những con bò và những con ngựa sống. Ngƣời ta chỉ có thể qua sông sau khi đã tuân thủ những nghi lễ tẩy uế và cử hành cầu nguyện. Boyne, một trong những con sông chính của Ailen, trong sách Dindshenchas hay Lịch sử những địa danh, đƣợc coi nhƣ là hình ảnh của con sông lớn vũ trụ: mọi thứ đều đến từ đó, mọi thứ đều quay về đó. Platon dùng một công thức ngắn gọn hơn khi nói: người ta không thể hai lần bước xuống một dòng sông (Cratyle 402a). Trong văn học Việt Nam nói chung và ca dao nói riêng, dòng sông đƣợc gợi nhắc bình dị, trong trẻo, hiền hòa. Nói đến sông là nói về tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, nói đến sông là nói đến những hình ảnh sóng đôi nhƣ sông với cầu, sông với bến, từ đó giúp ta liên tƣởng tới nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau. Trong ca dao, dòng sông hiện lên với nhiều nét nghĩa: 10 Thứ nhất, hình tƣợng sông khơi dậy ý niệm một cái gì đó mênh mông vô tận nên xu hƣớng phổ biến nhất là lấy đặc điểm hình thể: dài, rộng, sâu, bao la của sông để gợi liên tƣởng về sự xa cách, sự bền vững, cái lớn lao, bất tận: Ơn cha rộng thênh thênh tựa biển Nghĩa mẹ dài dằng dặc tựa sông… [2, 353] Hay: Biển cạn, sông cạn, lòng qua không cạn Núi lở, non mòn, nghĩa bạn không quên [2, 189] Thứ hai, xu hƣớng mƣợn những sự vật có liên quan với sông để gợi những liên tƣởng khác nhau về thân phận con ngƣời, về đời ngƣời: Cánh bèo gắn bó với dòng sông, trôi dạt lênh đênh trên dòng sông không biết phƣơng hƣớng, không biết đâu là bến bờ… Trong ca dao, hình ảnh cánh bèo trên sông đƣợc dùng để biểu đạt ý niệm thân phận, số phận con ngƣời. Thiếp than cha mẹ thiếp nghèo Thiếp than phận thiếp nhƣ bèo trôi sông [2, 451] Và dòng đời cũng nhƣ dòng chảy trên sông, sông cũng trở thành phƣơng tiện thể hiện những ý niệm trừu tƣợng về đời ngƣời: Gió thổi lao xao khúc sông nào sóng nấy Thuyền em đi giữa dòng anh thấy anh thƣơng [2, 289] Khúc sông chật hẹp khôn tùy Lo cho thân bậu sá gì thân qua [2, 304] Trong mạch tƣ duy ấy, sông còn gợi lên những liên tƣởng về những cảnh đời nhƣ “gạo chợ nƣớc sông” trôi nổi: Đạo nào bằng đạo đi buôn Xuống biển lên nguồn gạo chợ nƣớc sông 11 [2, 472] Thứ ba, xu hƣớng mƣợn hình tƣợng sông làm biểu tƣợng về chính con ngƣời. Chiều sâu của sông tạo một ý niệm về lòng ngƣời khó hiểu: Sông sâu sào vắn khó dò Kia kìa con tạo đƣa đò âm cung [2, 500] Về chính con ngƣời: Tiếng anh nho sĩ học trò Thấy sông vội lội, không dò cạn sâu [2, 241] Trong những mối quan hệ nhất định với một yếu tố thiên nhiên khác, sông biểu đạt những ý niệm về các mối quan hệ tƣơng quan nhiều mặt: Ví dụ nhƣ sông và cá, đặt trong trƣơng quan trai gái: Chim buồn tình, chim bay về núi Cá buồn tình, cá lủi xuống sông Anh buồn tình, anh dạo chốn non bồng Dạo miền sơn nƣớc, xuống chốn ruộng đồng mới gặp em [2, 221] Với những hiểu biết trên, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu dòng sông trong ca dao ở những phƣơng diện khác nhau, mang những nét đặc trƣng trong từng cảm nhận. 1.3. Khảo sát sự xuất hiện của biểu tƣợng dòng sông trong ca dao Ca dao là mảnh đất nghệ thuật vô tận. Khám phá thế giới nghệ thuật trong ca dao, ngƣời viết đi sâu vào biểu tƣợng dòng sông trong ca dao Việt. Qua quá trình khảo sát thực tiễn và tƣ liệu, tác giả nhận thấy rằng đây là một biểu tƣợng có sức sống tiềm tàng, vƣợt qua đại ngàn của không gian và thời gian, làm nên nét riêng biệt cho ca dao dân ca Việt Nam. Bất cứ nơi đâu trên văn đàn nghệ thuật, ta đều tìm thấy hơi thở của ngọn nguồn dân tộc qua những bài ca dao truyền thống. Biểu tƣợng dòng sông cũng là một trong số những đề tài quen thuộc, quyến luyến bƣớc chân của nhiều nhà nghiên cứu. 12 Khảo sát trong quyển “Ca dao dân ca Nam Bộ” của Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị - NXB TPHCM, 1994 (kí hiệu TL1), hình tƣợng sông có tần số xuất hiện 144 lần và việc sử dụng hình tƣợng sông nƣớc ở đây không nhằm tái hiện hình ảnh một con sông cụ thể nào mà chủ yếu bị chi phối bởi các đặc thù của cảm xúc và mục đích biểu tƣợng hóa nghệ thuật – Sông trở thành một biểu tƣợng nghệ thuật khi đƣợc sử dụng với nghĩa bóng ổn định. Khảo sát trong quyển “Kho tàng ca dao ngƣời Việt” của Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật – NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 1995 (tập I, II, III, IV), hình tƣợng dòng sông có tần số xuất hiện rất cao: 711 lần. Từ tƣ liệu cụ thể, chúng tôi nhận thấy dòng sông đƣợc xuất hiện với các nét nghĩa và dạng thức khác nhau. Từ kết quả khảo sát, không khó để nhận ra biểu tƣợng dòng sông xuất hiện với một tần số cao trong ca dao ngƣời Việt. Từ Bắc vô Nam, địa danh nào cũng có những bài ca dao thể hiện đặc trƣng quê mình. Rõ ràng là, địa vực lƣu trú với những con sông trải dài từ Bắc chí Nam đã hình thành nên mỗi quan hệ gắn bó giữa con ngƣời với dòng sông. Bên cạnh đó, nghề trồng lúa nƣớc bắt ngƣời nông dân phải gắn bó bền bỉ với dòng sông, bởi sông nhƣ một nguồn sống bất tận cung cấp nƣớc cho con ngƣời, phục vụ sản xuất, lao động. Khát vọng sống hòa hợp với tự nhiên của con ngƣời xƣa đã đƣợc nhắc đến trong thần thoại: “Suối nguồn thì sâu Bất chấp hạn hán, nƣớc dâng lên Nhƣ là dòng sông Thắng biển cả…” Sông là linh hồn của con ngƣời trong đời sống hằng ngày, hình ảnh này đi vào ca dao nhƣ một tất yếu không thể không nhắc đến: Ở đâu năm cửa chàng ơi Sông nào sáu khúc nƣớc chảy xuôi một dòng… [5, 1700] Hay: Núi Truồi ai đắp mà cao Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu 13 Nong tằm, ao cá, nƣơng dâu Đò xƣa bến cũ nhớ câu hẹn hò [5, 1503] Ca dao không phải là sản phẩm của tƣ duy trừu tƣợng, của sự khái quát hóa khoa học, mà chủ yếu là sản phẩm của sự suy tƣ, xúc cảm, là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm. Cái đƣợc gọi là “ý” hay “tƣ tƣởng” hoặc “chủ đề” ở trong ca dao thƣờng không tồn tại dƣới dạng trừu tƣợng khái quát hóa, mà tồn tại dƣới dạng cảm tính, gắn với những cảm xúc nhất định. Vì vậy, gần gũi với đời sống con ngƣời, với những lợi ích thiết thực không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, dòng sông đƣợc gợi nhắc trong ca dao gắn liền với bản sắc văn hóa mỗi vùng miền. Bản sắc văn hóa là nét đặc trƣng cho từng miền quê ở Việt Nam, nó thể hiện nét đẹp phong tục, tập quán của nơi đó. Gắn bó với bản sắc văn hóa lâu đời, bền bỉ và trƣờng tồn nhất chính là những nét đẹp của dân gian. Một trong những số đó chính là văn học dân gian – kho tàng lƣu giữ và phát huy vẻ đẹp cho từng vùng miền. Mỗi địa danh, mỗi vùng miền đều có một kho tàng ca dao dân ca nói riêng, nói lên vẻ đẹp về thiên nhiên, con ngƣời, về món ăn đặc sản… Nhƣng tất cả đều mang một nét chung đó là thể hiện tình cảm, suy nghĩ của con ngƣời Việt Nam về những vùng đất trù phú của quê hƣơng ta: Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ vải nhãn hai hàng Dƣới sông cá lội từng đàn tung tăng [5, 1247] Cùng với tre xanh, cây đa, giếng nƣớc, sân đình – những hình ảnh quen thuộc của làng Việt cổ, thì dòng sông cũng gắn liền với bao biến cố thăng trầm của lịch sử và trở thành biểu tƣợng đặc sắc góp phần tạo nên nét riêng cho văn hóa mỗi vùng miền. Sông Lam Giang càng ngày càng rộng Núi Hồng Lĩnh mỗi bậc mỗi cao [5, 1845] 14 Bài ca dao nhƣ dẫn bƣớc chân ta đến miền sông nƣớc nƣớc mênh mang, cho ta khám phá cái vẻ đẹp của một miền lam thủy nên thơ, trữ tình mà ƣớp đầy hƣơng thơm bởi lòng ngƣời say đắm. Lời ca nhƣ thấm đẫm bản chất, đặc trƣng của miền quê nơi đây, mang theo ƣớc vọng tới những con ngƣời muốn khám phá nơi này. Từng câu ca dao đều phảng phất trong nó những nét đẹp về con ngƣời, về sự trù phú mà thiên nhiên đã ban tặng cho những vùng miền trên đất nƣớc Việt Nam. Nơi mà những vùng đất với những ngƣời con anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng ngã xuống để mạng lại độc lập, tự do, ấm no cho đất nƣớc, nơi có tài nguyên màu mỡ, phong phú mà thiên nhiên, tạo hóa đã ƣu ái ban tặng cho chúng ta. Làm sao không nhớ những bãi bồi phù sa, những miền sơn cƣớc…? Tất cả đều đƣợc in dấu trong tâm trí ngƣời Việt: Con sông kia nƣớc chảy lờ đờ Con thuyền lững đững với trăng mờ nào soi Con sông kia bên lở bên bồi Lở kia lở mãi bên bồi bồi thêm [5, 466] Hình ảnh con sông với bãi bờ hai bên hiện lên cho thấy cảnh sắc miền quê thật thanh bình, dân dã. Ẩn sau đó là tình cảm gắn bó thiết tha của con ngƣời với cảnh sắc quê hƣơng. Tiểu kết: Dòng sông từ đời sống thực tại, với những thuộc tính tự nhiên đƣợc “đồ chiếu” trong ca dao, trở thành biểu tƣợng nghệ thuật độc đáo. Xuất hiện trong ca dao trữ tình ngƣời Việt, dòng sông hiện hữu nhƣ một sinh thể sống động, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền và chứa đựng những nét nghĩa biểu đạt phong phú, góp phần diễn tả đời sống tâm hồn của con ngƣời. 15 Chƣơng 2. DẤU ẤN ĐỊA – VĂN HÓA CỦA BIỂU TƢỢNG DÕNG SÔNG TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƢƠI VIỆT Với đặc điểm địa lý nhiều sông ngòi, kênh rạch, văn hóa Việt Nam đƣợc hình thành mang những nét đặc trƣng riêng. Nói đến bản sắc văn hóa tức là nói đến cái bất biến của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử. Tuy nhiên, văn hóa là sự hợp nhất của nhiều hệ thống tạo thành, chứ không phải sự tách rời, riêng lẻ của từng vật. Từng bộ phận: thiên nhiên, Tổ quốc, gia đình đều có ảnh hƣởng rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa dân tộc. Vì vậy, giữ gìn nền văn hóa dân tộc vừa là bảo tồn sự đa dạng văn hóa Việt, vừa là sự phát triển văn hóa Việt Nam. Với ngƣời Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp lúa nƣớc, thì sự gắn bó tự nhiên lại cáng bền chặt và lâu dài. Chính vì điều kiện tất yếu này mà dòng sông là biểu tƣợng luôn song hành với ngƣời Việt, trở thành biểu tƣợng đặc trƣng và quen thuộc, đi liền trong hành trình sống và lao động sản xuất. 2.1. Dòng sông mang dấu ấn vùng miền Bắc bộ 2.1.1. Sông Tô Lịch – dấu ấn đất kinh kì Đất Kinh Kì – mảnh đất ghi dấu đậm nét văn hóa nghìn năm Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây có những con ngƣời, những địa danh, di tích làm nên nét đặc sắc văn hóa cho một miền quê. Ai ngang qua Hà Nội cũng đều chạnh lòng thƣơng nhớ câu ca: Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch bao quanh xóm làng [5, 1247] Từ ngày Lí Thái Tổ định đô Thăng Long và trải qua các triều Lý – Trần Lê, sông Tô Lịch có một sức sống mạnh mẽ, phong phú. Trƣớc hết, hai bên sông xuất hiện nhiều làng dân cƣ đông đúc, kinh tế phát triển, nhiều công trình kiến trúc, chủ yếu là chùa, quán và cũng tại hai triền sông Tô này, xuất hiện nhiều danh nhân văn hóa đất nƣớc – bên tả ngạn gồm phần đất của hai huyện Thọ Xƣơng, Vĩnh Thuận, ngoài thành nội, còn có 61 phƣờng nợ thủ công, dân thập tạm trại, từ Lệ Mật sang khai khẩn, trồng lúa, rau, hoa. 16 Nói về dấu ấn văn hóa bên dòng Tô Lịch, có rất nhiều điều mến thƣơng, có rất nhiều thứ ca ngợi, để mà nhớ, để mà thƣơng, để ai đó dẫu đi xa hay gần kề đất mẹ, cũng vẫn một lòng nhớ đến con sông quê. Sông Tô Lịch gắn liền với những cái tên mang dấu ấn của nhiều làng nghề và nhiều nhân tài đất kinh đô. Theo sử chép, trên sông xƣa kia chở thuyền hàng và thủy quân có thể đi lại vì có hai cửa thông với sông Hồng. Cửa Thiên Phù ở phía Tây – bắc Hồ Tây, đón nguồn nƣớc từ sông Hồng chảy về vùng Nghĩa Đô, và cửa Hƣơng Bài là cửa thứ hai. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm lịch sử, sông Tô Lịch mang nhiều tên nhƣ: Tô Lịch, Lai Tô, Hƣơng Bài, Địa Bảo. Ngay từ thế kỉ VI, sách Lƣơng thƣ, Trần Thƣ của Trung Quốc đã ghi lại rằng: năm 545 Nam Việt đế Lí Bí cho đắp dựng một tòa thành bên một dòng sông, đƣợc gọi là “Tô Lịch giang thành” (Thành sông Tô Lịch). Theo sách Việt Điện U Linh, Tô Lịch là tên một vị hiền tài quê ở Thăng Long có nhiều công đức giúp dân làng nơi ông sinh trƣởng nên khi ông mất, dân thờ kính, phong ông là Long Đỗ thần hoặc Tô Lịch giang thành. Dƣờng nhƣ con sông nhỏ bé giữa lòng thủ đô này đã đi vào lòng ngƣời, đi vào trong từng trang sách sử từ ngàn đời, để cho đến tận bây giờ, vẻ xanh tƣơi của nó vẫn hiện hữu không phai. Dòng sông hiền hòa nhƣ trúc mai, bao dung nhƣ lòng mẹ ấy đã đi vào ca dao xƣa một cách tự nhiên, thuần túy. Hình ảnh những ngƣời ngƣời đi dọc ven sông đã trở thành hình ảnh thân quen với những ngƣời dân sinh sống tại Hà Nội, và câu ca trên chính là sự gợi nhắc khéo léo, tinh tế và ý vị. Sông Tô nƣớc chảy quanh co Cầu Đông sƣơng sớm, Quán Giò trăng khuya Buồn tình vừa lúc phân chia Tiếng ai nhƣ đã bên kia hẹn hò [5, 1853] Tô Lịch là nhánh của sông Nhĩ Hà, là dòng sông cổ của Thăng Long, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch chảy qua Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì, còn đƣợc gọi là Kim Giang. Vì thế, ngƣời xƣa và nay vẫn thƣờng nói: Tô Lịch là sông quê hƣơng của ngƣời Hà Nội. Con sông ven đê đã quá quen thuộc, gần gũi với ngƣời dân nơi đây. Nó không chỉ là nơi cung cấp cho con ngƣời nguồn nƣớc sinh 17 hoạt, tƣới tiêu, mà còn là đƣờng giao thông thuận lợi giúp nhân dân trao đổi, buôn bán, giao lƣu giữa các vùng miền, dân tộc. Câu ca dao trên khiến ta thấy hiện hữu trƣớc mắt là một dòng sông đầy ắp nƣớc, dân Kẻ Chợ sống ở hai bên bờ sông buôn bán tấp nập, trên bến dƣới thuyền. Hợp với sông Thiên Phù, vị trí hợp lƣu của hai con sông này đã tạo nên nét “duyên thầm” chợ phiên Hà Nội – Chợ Bƣởi. Chợ Bƣởi một tháng sáu phiên Ngày tƣ, ngày chín cho duyên đèo bòng [5, 651] Không biết từ lúc nào, nó đã tồn tại trong lòng ngƣời Hà Nội nhƣ một nét văn hóa riêng, và đƣợc coi là nét “duyên thầm” của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến này. Đến với phiên chợ này, ngƣời đi chợ không chỉ đƣợc thỏa mãn nhu cầu mua sắm theo sở thích của mình mà còn đƣợc nhìn, ngắm và cảm nhận không khí phiên chợ giống nhƣ một phiên chợ nông thôn nhà quê, khiến giữa chốn phồn hoa đô thị, ta vẫn đƣợc thƣởng thức cái dân dã, bình yên thôn quê. Theo câu ca dao, ngƣời xƣa tiếp chuyện rằng: xƣa kia bƣởi vùng mạn ngƣợc theo dòng chảy của sông Tô và sông Thiên Phù chảy trôi về rất nhiều, ngƣời ta vớt lên bán, và dần dần có thói quen gọi vùng này là vùng bƣởi, đến khi hình thành nên chợ, cũng đƣợc gọi là chợ Bƣởi. Bao năm tháng đã trôi đi, ngôi chợ đã tạo nên những nét văn hóa khá đặc sắc cho khu vực Hà Thành. Đây là con sông vàng, sông bạc, sông buôn, sông bán, thuyền mành chen vai sát cánh, con sông kinh tế và cũng là con sông văn hóa nhƣ ca dao về “Hà Nội nghìn xƣa” đã miêu tả: Sông Tô nƣớc chảy trong ngần Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa Thon thon hai mũi chèo hoa Lƣớt đi lƣớt lại nhƣ là bƣớm bay [5, 1853] Vẻ đẹp của sông không chỉ đƣợc dệt nên bởi dòng nƣớc trong xanh, bởi dấu ấn văn hóa ngàn đời, mà nó còn đƣợc tô điểm từ những gì bình dị cuả quê nhà: con thuyền với mũi chèo hoa, bƣớm bay vòng lƣợn… Bức tranh đƣợc chấm thêm mấy nét mà trở nên sinh động, diệu kì nhờ bút pháp nghệ thuật của ngƣời xƣa. 18 Đời sống sông Tô Lịch thật phong phú. Nó chứa đầy ắp những sự tích và di tích văn hóa. Cảnh đẹp hi hữu của Thủ đô này vẫn ngát hƣơng một dòng trong để ngàn đời khúc ca còn vọng mãi: Sông Tô một dải lƣợn vòng Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh Sông Hồng một khúc uốn quanh Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài [5,1853] Hà Nội ngày nay đã khác xƣa nhiều, song cái nét đong đƣa của dòng sông lúc vơi khi đầy vẫn mang vóc dáng riêng, ghi dấu ấn văn hóa đặc sắc cho một vùng miền. 2.1.2. Sông Thƣơng – con sông cổ tích Mỗi con sông gắn liền với mỗi vùng đất, đều mang dáng vẻ riêng. Tên mỗi con sông ngân lên chính cái hồn của nó vậy. Nếu nhƣ sông Đuống trƣờng kì, hình tƣợng qua những câu thơ đứt ruột: Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trƣờng kì (Hoàng Cầm) Thì mềm mại, trìu mến, mộng mơ, nhƣng cũng rất cá tính, chính là dòng sông Thƣơng: Sông Ngâu, sông Cả, sông Đào Ba con sông ấy đổ vào sông Thƣơng [5, 1846] Sông Thƣơng, hay còn gọi là sông Nhật Đức, là một con sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn – Bắc Giang – Hải Dƣơng và là một chi lƣu của sông Thái Bình. Thời phong kiến, khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ đƣợc phép tiễn đƣa đến con sông này, ngƣời đi, kẻ ở chia tay nhau ở đây thật là thƣơng cảm. Từ đó, ngƣời nơi này gọi là sông Thƣơng: Con sông sâu nƣớc dọc đò ngang Mình về bên ấy ta sang bên này Đƣơng cơn nƣớc lớn đò đầy [5, 1846 – 1847] 19 Câu ca dao nói về cuộc tiễn đƣa đầy nƣớc mắt giữa kẻ ở, ngƣời đi. Cuộc chia ly không hẹn ngày trở về đầy xúc động, nghẹn ngào, rƣng rƣng mà trong lòng đau nhói. “Nƣớc chảy đôi dòng”, tức hai dòng nƣớc ngƣợc chiều nhau không hòa quyện, tạo nên sự chia cách càng thêm biệt li.Theo lời nhận xét của nhà văn Toan Ánh: “Sông Thƣơng nƣớc chảy đôi dòng là có thật. Đó chẳng qua là hiện tƣợng nhập giang của con ngòi (Đa Mai) chảy từ cánh đồng chiêm làng Đa Mai nối kết với dòng sông Thƣơng (nƣớc của cánh đồng chiêm thì đục, đầy phù sa, gặp nƣớc sông trong xanh, hai dòng nƣớc này không hòa lẫn với nhau ở một đoạn khá dài”. Tạo hóa đã dệt nên những điều thật diệu kì để khi soi tỏ vào cuộc sống, hai dòng ấy tƣợng trƣng cho kẻ ở - ngƣời đi, khiến cuộc chia li nhuốm đầy màu nhớ: Sông Thƣơng bên đục bên trong Bên trong bên đục em trông bên nào Dẫu mang cái vẻ đƣợc buồn của buổi chiều đƣa tiễn, nhƣng ngƣời ta vẫn cứ nhớ mãi về dòng sông này. Những kỉ niệm da diết ấy khiến những ngƣời con xa quê luôn hồi tƣởng kí ức trong tâm mình. Còn đối với những ai chƣa một lần thăm ghé sông Thƣơng, chƣa có dịp “tắm mát giữa đôi dòng trong đục”, thì những câu ca trên đã thay lời khúc hát, mời gọi các bạn đến với nơi này. Không chỉ đƣợc say mê nét đẹp của sông Thƣơng, mà du khách còn đƣợc tìm hiểu và thƣởng thức nét đẹp văn hóa của miền quê này. Nổi bật hơn tất cả và không thể thiếu khi nhắc đến văn hóa ven bờ sông Thƣơng chính là món chè đỗ đãi ngọt ngào đƣợc làm bởi những đôi tay khéo léo, giàu kinh nghiệm của ngƣời dân Mỹ Độ - một ngôi làng nhỏ ven bờ sông Thƣơng hiền hòa, thơ mộng. Đi qua con sông Thƣơng là đến làng Mỹ Độ, với những cánh đồng ven sông trồng đậu xanh tƣơi tốt quanh năm, do có ƣu thế đƣợc bồi đắp phù sa và nƣớc tƣới tiêu của dòng sông Thƣơng. Cánh đồng ấy trải dài màu xanh vô tận, một màu xanh bạt ngàn nhờ đôi dòng trong đục, cung cấp cho con ngƣời nƣớc tƣới tiêu, sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là phục vụ cho việc trồng đậu xanh nấu chè. Xƣa nay, chè đỗ đãi thƣờng đƣợc sử dụng vào các dịp lễ tết hay khi làng có hội, thể hiện nét đặc trƣng văn hóa quê nhà qua món ăn bình dị, dân dã, đậm đà bản sắc nơi đây. Ngày nay, chè đỗ đãi vẫn đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và trở thành một thứ hàng hóa đặc sản không thể thiếu với ngƣời dân nơi này. Để rồi mỗi phiên chợ Thƣơng, ngƣời ngƣời, nhà nhà gánh hàng ra chợ: 20 Chợ Thƣơng mỗi tháng sáu phiên Anh đi chợ liền mà chẳng vào chơi Thầy mẹ nhớ lắm ai ơi Thầy mẹ nhớ ít còn tôi nhớ nhiều “Quê hƣơng ai cũng có một dòng sông êm đềm…” Lời bài hát nhƣ đƣa chúng ta về với quá khứ, về với tuổi thơ, về với quê hƣơng, nơi có dòng sông yêu dấu. Thời gian có thể làm thay đổi nhiều thứ, nhƣng hình ảnh về con sông Thƣơng đã đi vào thơ ca, từ dân gian cho đến thơ bác học, ăn sâu vào tiềm thức thì nó mãi rõ nét nhƣ chính tên gọi của nó vậy. Có ai quên đƣợc sông Thƣơng? Nhớ về quê hƣơng có ai không nhớ về những dòng sông êm đềm, thơ mộng? Sông Thƣơng vẫn cứ mãi êm trôi, hiền hòa nhƣ chính tên gọi của ngƣời đời ban cho nó, là cội nguồn cản hứng sáng tác và khám phá vô bờ bến đối với những ai muốn đi sâu hơn về văn hóa và đặc sắc nơi này. 2.2. Dòng sông mang dấu ấn vùng miền Trung bộ Tọa lạc giữa hai đầu đất nƣớc, miền Trung nổi lên nhƣ một hòn ngọc xanh biếc với non nƣớc hữu tình. Lữ khách phƣơng xa đến đây đều nghĩ rằng xứ sở này đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, có nhiều cảnh đẹp làm lƣu luyến bao bƣớc chân không nỡ rời. Sự quyến rũ, mê hoặc lòng ngƣời đó không cầu kì mà rất tự nhiên, nó đƣợc tạo nên từ chính những gì thân thuộc nhất của miền quê này. 2.2.1. Sông Hƣơng – dải lụa mềm của miền Trung Sách Âu Châu Cận Lục của Dƣơng Văn An, thế kỉ thứ 16 có đoạn viết về Huế: “ Mặt đất non sông tƣơi đẹp, biển cả sông nƣớc mênh mông”. Còn trong dân gian, vẻ đẹp của xứ Huế đƣợc truyền tụng: Đƣờng vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nƣớc biếc nhƣ tranh họa đồ [5, 922] Nếu chỉ dừng lại ở đó mà không đi sâu vào khám phá bên trong nó thì thật là thiếu sót. Nhắc đến Huế yêu kiều, ta không thể quên ngƣời gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Thật vậy! Trong những dòng sông đẹp mà ta đã từng đƣợc biết đến, hình nhƣ chỉ có sông Hƣơng là thuộc về một thành phố duy nhất. Giữa lòng 21 Trƣờng Sơn, sông Hƣơng đã đƣợc hun đúc bởi rừng già khiến nó trở nên bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do, trong sáng: Chiều chiều trƣớc bến Văn Lâu Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm Ai thƣơng, ai cảm, ai nhớ, ai trông Thuyền ai thấp thoáng bên sông Đƣa câu mái đẩy chạnh lòng nƣớc non [5, 604] Sông Hƣơng xứ Huế mềm mại, thƣớt tha nhƣ chính dáng hình ngƣời thiếu nữ Huế, trong veo ngay cả giọng nói, lời chào đã làm nên nét văn hóa mà chỉ nơi đây mới có: Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng Giữa một trời mây nƣớc bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát làm say đắm lòng ngƣời. Ca Huế trên sông Hƣơng – món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con ngƣời nơi đây và với du khách đặt chân đến thăm Huế yêu kiều. Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào nhƣ tâm hồn ngƣời xứ Huế, những điệu lí bay bổng mƣợt mà nhƣ lí ca sáo, lí bông mai… Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn có một dòng nhạc cung đình đầy tính trang trọng. Ngƣời ta đến với ca Huế là để đƣợc đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn vui đến lạ kì. Bƣớc chân xuống mạn thuyền Rồng trên sông Hƣơng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nƣớc để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua điệu nhạc trầm bổng, du dƣơng, lắng đọng lòng ngƣời. Nhiều ngƣời đến Huế đều có chung một nhận xét, đó là tất cả những thú vui, những nét đẹp, đặc sắc của văn hóa nơi này đều gắn liền với dòng Hƣơng Giang thơ mộng, hiền hòa, nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ bản sắc nơi này. Đua thuyền, ngủ đò, thả thơ, ca Huế… đều diễn ra trên sông. Sông Hƣơng đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng mà lại rất hào hứng. Thú đi nghe ca Huế trên sông Hƣơng là một món ăn tinh thần quý giá đối với bất cứ du khách nào đặt chân đến miền đất này. Dân gian đã có câu: 22 Một ngày dựa mạn thuyền rồng Còn hơn suốt kiếp ở trong thuyền chài. [5, 1407] Ca Huế không phải lối giải trí xô bồ, mà nó thƣờng kén ngƣời nghe. Trên dòng Hƣơng Giang thơ mộng, dƣới ánh trăng nghiêng nghiêng đầy thuyền, ngồi nghe ca Huế là điều tuyệt vời nhất. Lúc đó, tâm hồn cả ngƣời nghe, ngƣời hát, dàn nhạc đều đƣợc thăng hoa, đƣợc hòa mình vào trong sông, nƣớc, mây, trời… Đêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc điệu Nam Ai, Nam Bình cất lên, gợi tình, gợi cảm, làm xao xuyến lòng ngƣời. Có lẽ, cái tình cố đô đƣợc cảm nhận sâu sắc nhất, giá trị văn hóa đậm đà nhất là đƣợc khi du khách đƣợc lắng mình trên sông Hƣơng để nghe giọng ca của các giai nhân tài tử. Bởi lòng ngƣời cứ băn khoăn câu hỏi: Thuyền ai đứng chực bên sông Có lòng đợi khách hay không hỡi thuyền Để ta kết nghĩa làm quen. [5, 2084] Một đêm ca Huế trên sông Hƣơng giữa tiếng sóng nƣớc ru vỗ vào mạn thuyền rồi lại lan xa, lan xa… cũng tô điểm thêm cho giá trị văn hóa nơi này thêm đặc sắc. Giọng hát, tiếng đàn, nhịp chèo, con sóng… đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền kí ức sâu thẳm, nhuộm tím lòng ngƣời mà không sao quên đƣợc. Sông Hƣơng là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của những câu ca dao cất lên giữa màu cỏ lá xanh biếc. Cùng với dòng sông Hƣơng, một dòng văn hóa đậm đà truyền thống của Huế đã ra đời và sẽ chảy mãi đến tận mai sau, chảy vô tận trong tâm hồn nhiều thế hệ. Ngọt ngào, trầm lắng, thơ mộng, trữ tình… sông Hƣơng ngân lên những ca từ mà ngàn đời sau còn vọng mãi! 2.2.2. Sông Thu Bồn – dòng sông hoài niệm Hƣơng Giang – dòng sông của nét hài hòa, thơ mộng đi vào lòng ngƣời nhƣ những điệu nhạc tơ vƣơng, thì Thu Bồn đƣợc coi là dòng sông hoài niệm, mênh mang diệu vợi hồn xứ Quảng: 23 Sông Thu Bồn chảy ra Cửa Đại Lạch Bình Long chảy mãi ra Hàn Ai về Đà Nẵng, Hội An Cho ta nhắn gửi vài hàng tâm thƣ Câu ca dao xuất phát từ vùng Điện Bàn thời ông Hƣờng Hiệu dấy binh chống Pháp. Thu Bồn là con sông đóng vai trò cầu nối giữa hai cảng thị Hội An – Đà Nẵng trong một giai đoạn dài. Con sông này là một di sản của Quảng Nam và Đà Nẵng về nhiều lĩnh vực. Từ thời xa xƣa, cộng đồng dân tộc Việt sinh sống tại đây đã chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ văn hóa nƣớc sông Thu Bồn. Và chứng tích huy hoàng mà ngày nay chúng ta vẫn đƣợc chứng kiến, đó chính là tuyệt tác di sản văn hóa thế giới Thánh địa Mỹ Sơn. Thu Bồn – cái tên của nó sao gợi đầy thân thƣơng, yêu mến! Hối hả xuôi về biển cả, trƣớc khi đổ ra đại dƣơng, con sông Thu còn kịp dừng chân kiến tạo để lại cho đời sau một trong những cảng thị và đô thị cổ đẹp nhất Việt Nam mà ngày nay vẫn còn, đó là di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An. Ngày nay, phố cổ Hội An cùng với làng rau Trà Quế, làng gốm cổ Thanh Hà, Cửa Đại… hợp thành một quần thể độc đáo dọc theo sông Thu Bồn. Trên hành trình xuôi về biển cả, con sông Thu Bồn hối hả bồi đắp phù sa để lại cho đời những cánh đồng màu mỡ, để con ngƣời khai phá, dựng bản làng. Có lẽ vì thế mà ngƣời ta tôn thờ dòng sông này và gọi nó là “sông Mẹ”. Không những ban phát cho con ngƣời nơi đây nghề chài lƣới, đánh bắt cá phong phú, sông Thu còn giúp dân cƣ của nhiều làng nghề nức tiếng nhƣ làng trầm Nông Sơn, làng dệt vải Tằm Tang, làng gốm Thanh Hà, đƣa những sản phẩm nổi tiếng của mình xuôi theo dòng sông qua cảng Hội An đến với bạn bè từ bao đời nay. Vào tháng 3 hàng năm, cƣ dân vùng Duy Xuyên lại tổ chức lễ hội Bà Thu Bồn để tƣởng nhớ dòng sông Mẹ đã ban phát cho họ nghề cày cấy và nghề nuôi tằm dệt vải. Tất cả mọi ngƣời đều nô nức trong lễ hội, nhƣ một nét văn hóa không thể thiếu, để ca ngợi dòng sông Thu Bồn mênh mang nỗi nhớ này. Sông Thu Bồn thuyền chạy lon bon Gặp phải sóng lớn chớ non tay chèo 24 [5, 1855] Dừng chân ở một bến nƣớc, du khách có thể hòa nhập vào một phiên chợ quê mộc mạc, thƣởng thức điệu hò khoan sâu lắng, hay nghe chuyện kể về những sự tích đƣợc sản sinh ra từ miền quê với dòng sông Thu yêu mến, cũng nhƣ huyền thoại của dòng sông này trong những cuộc kháng chiến vệ quốc. Không biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng bộ đội, dân quân du kích và những ngƣời dân yêu nƣớc đã ngã xuống, vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất gắn với Thu Bồn. Lẽ vì thế, mà Thu Bồn trở nên bất tử! Với những giá trị tiềm năng vốn có, đƣợc con ngƣời nơi đây tôn thờ nhƣ một vật thể linh thiêng không thể thiếu, sông Thu Bồn là nét đẹp văn hóa cổ truyền không thể thiếu của miền quê này. Mỗi một dòng sông đều có triết lí riêng của mình, sông Thu Bồn cũng vậy. Triết lí của nó là sự giao hòa về sóng nƣớc, bờ bãi, núi non, của một con đò, mỗi mái chèo và mỗi con ngƣời. Với triết lí ấy, với những nét dịu dàng tạo ra bản sắc văn hóa vùng miền riêng biệt, Thu Bồn mãi giữ riêng nó vẻ xanh thăm thẳm hiền hòa. Để rồi trải qua bao sóng gió, Thu Bồn vẫn là dải lụa mềm vắt từ điệp trùng Trƣờng Sơn qua châu thổ ra biển và là tiếng hát dòng sông cùng với những nụ cƣời giản dị mà thân mật. Những điều này in sâu vào trong con ngƣời nơi đây, khiến ta cảm nhận đƣợc văn hóa riêng biệt của miền quê này khi chào đón khách du lịch đến tham quan. Thu Bồn là dòng sông tƣợng trƣng cho thời gian, dòng đời. Cuộc đời con ngƣời, hay vùng đất Hội An, với những nét đặc sắc văn hóa cũng nhƣ dòng sông này, tuôn chảy mãi không ngừng. 2.3. Dòng sông mang dấu ấn vùng miền Nam bộ Sông nƣớc là một đặc trƣng không thể thiếu của miền Nam Bộ. Đây là khu vực có hệ thống sông ngòi nhiều nhất nƣớc ta. Cùng nằm trong cái nôi văn hóa của quê hƣơng, đất nƣớc, ca dao Nam Bộ đã mang đến cho kho tàng văn học dân gian những lời ca ngọt ngào, tình tứ trên những dòng sông thân quen. Sông có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa vật chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời dân Nam Bộ. Dòng sông là đƣờng giao thông mạch huyết, cửa ngõ sông là nơi lập chợ, nhiều cƣ dân sinh sống trên sông, lập nhà ven sông. Sông chở nặng phù sa, mang nƣớc tƣới tiêu cho ruộng vƣờn… Nhiều loại hình văn hóa dân gian cũng hình 25 thành từ môi trƣờng sông nƣớc. Vì thế, hình ảnh những dòng sông Nam Bộ là nguồn sống không thể thiếu đối với ngƣời dân nơi đây. Bạc Liêu nƣớc chảy lờ đờ Dƣới sông cá chốt, trên bờ Triền Châu Vùng đất Bạc Liêu không chỉ nổi danh với làn điệu Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, mà còn biết đến với nghề đánh cá trên những con sông xung quanh vùng. Cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng đất Bạc Liêu nói riêng rất dồi dào về tôm cá. Cá chốt là loại sinh sống phổ biến ở đây. Khi mƣa xuống, ca chốt từ sông lên đồng để đẻ trứng. Cá chốt là món ăn đặc sản của Bạc Liêu, cái hƣơng vị của nó là sợi dây gắn kết con ngƣời nơi đây với mảnh đất này. Không chỉ ở Bạc Liêu, đâu đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh sông: Sông Vàm Cỏ nƣớc trong thấy đáy Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang Có thƣơng nhớ gã đánh đàn năm xƣa Ta thấy đƣợc cái trong ngần của dòng nƣớc mênh mang kia, chứa đựng hơi thở của ngƣời dân nơi đây. Đã có những bài ca đi cùng năm tháng nói về sông Vàm Cỏ. Song, ca dao vẫn là bầu trời rộng lớn nhất đón nhận bƣớc chân ngƣời khám phá. Sông Vàm Cỏ gồm Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, hai dòng song sinh này đã góp phần làm nên lịch sử “trung dũng, kiên cƣờng” cho mảnh đất này trong thời gian kháng chiến. Cho đến ngày nay, sông vẫn hiện hữu là một vật thể quan trọng, là ngƣời bạn đời của nhân dân nơi đây. Màu nƣớc xanh biêng biếc của sông đã trở đi trở lại trong ca dao của dân tộc hàng bao nhiêu thế kỉ, để nó mãi xanh cùng thời gian, năm tháng, dệt nên những giá trị văn hóa riêng cho vùng miền. Ai về qua Nam bộ, cũng lắng lòng khi nghe văng vẳng bên tai những ca từ quen thuộc về sông Vàm Cỏ. Dòng sông nhƣ sự hiện diện của mảnh đất và con ngƣời nơi đây, hội tụ lại trong dòng Vàm Nhựt Tạo. Ngày nay, nếu xuôi dòng Vàm Cỏ Đông đến địa phận xã An Nhựt Tân, bạn sẽ đƣợc ngắm nhìn vùng sông nƣớc hữu tình Vàm Nhựt Tạo. Sông nơi đây khá rộng, dòng nƣớc trong xanh, hai bên bờ là những mái nhà xinh xắn nép mình dƣới rặng dừa nƣớc và một số loài cây hoang dại nhƣ vẹt, bần, đƣớc… 26 Cách đó 200m là chiếc cầu treo bắc qua sông Nhựt Tạo. Những buổi bình minh đứng trên cầu treo nhìn ra vàm sông ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp nhƣ tranh nơi đây. Sƣơng tan la đà trên mặt sông dài nhƣ đƣợc nhuốm hồng bởi ánh bình minh, đó đây văng vẳng tiếng hò khoan dìu dặt của ngƣời dân chài lƣới. Ở bất kì nơi nào trên miền Nam bộ, sông nƣớc đều là ngƣời bạn thân tình của dân quê. Có thể nói hệ thống sông ngòi vùng Nam Bộ là đặc trƣng nổi bật nơi đây, đâu đâu cũng có hình ảnh sông: Tây Ninh có núi điện bà Có sông Vàm Cỏ, có tòa Cao Sơn Làng xóm Nam Bộ lấy sông làm ranh giới giữa các làng. Cũng từ những con sông này mà văn hóa đƣợc hình thành từ chính môi trƣờng sông nƣớc. Một trong những nét văn hóa tiêu biểu của vùng Nam Bộ chính là du lịch sinh thái. Cù lao Thới Sơn, một vùng canh cây ăn trái, đƣợc ví nhƣ viện ngọc quý ở hạ lƣu sông Tiền: Sông Tiền, sông Hậu cùng nguồn Thuyền bè tấp nập bán buôn dập dìu Du khách xuống thuyền chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai rặng dừa nƣớc rậm rạp và những hàng thủy liễu ven sông. Cũng giống nhƣ Tiền Giang, các tua du lịch ở Cần Thơ cũng chủ yếu là trên sông nƣớc và các cây trái. Do hệ thống sông ngòi chằng chịt, vƣờn cây bạt ngàn, đồng ruộng mênh mang, Cần Thơ đƣợc ví nhƣ “đô thị miền sông nƣớc”. Ở miền Tây Nam Bộ, ghe thuyền là phƣợng tiện đi lại chủ yếu, khiến cho đặc trƣng du lịch nơi này có nét riêng biệt, độc đáo: Ghe ai mũi đỏ xanh lƣờn Phải ghe Gia Định xuống vƣờn em thăm [6, 1020] Lời mời gọi du khách địa phƣơng đến với văn hóa miền sông nƣớc đƣợc đƣa vào trong ca dao trữ tình, quen thuộc, giản đơn nhƣ lời ca tiếng hát hàng ngày, khiến con ngƣời càng thêm thân thiện, yêu mến. Câu ca dao trên gắn liền với một góc văn hóa rất Nam Bộ: trông ngóng ngƣời yêu qua những chiếc ghe, thuyền. Trên đây là hình ảnh ngƣời con gái nhận dạng chiếc ghe của ngƣời yêu mình. Chiếc ghe của ngƣời yêu cô 27 gái là “mũi đỏ, xanh lƣờn”, giữa bạt ngàn ghe xuồng trên sông, nên việc nhận dạng đƣợc ghe của ngƣời yêu cũng đòi hỏi rất nhiều sự tinh ý, kiên trì. Sông nƣớc là đặc trƣng cơ bản của Nam Bộ, mà gắn liền với sông nƣớc chính là ghe, thuyền, câu hò, mái đẩy, cầu tre… Chẻ tre, bện sáo cho dày Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp nhau [6, 104] Tất cả đã trở nên quen thuộc trong đời sống của ngƣời dân nơi đây, đi vào bản sắc văn hóa vùng miền nhƣ một lẽ tất yếu. Cho nên trong ca dao Nam Bộ, để bộc lộ tâm trạng mình, ngƣời dân thƣờng gửi gắm qua những ca dao về một miền sông nƣớc với những hình ảnh ví von, nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói, bởi tất cả đã trở thành thị hiếu của ngƣời dân nơi đây. Cùng nằm trong cái nôi văn hóa của quê hƣơng, đất nƣớc, ca dao trữ tình Nam Bộ đã mang đến cho kho tàng văn học dân gian nƣớc nhà những vần ca ngọt ngào, tình tứ. Ca dao dân ca Nam Bộ cùng với hình ảnh sông nƣớc mênh mang là sản phẩm của sự suy tƣ, cảm xúc, sự trải nghiệm của con ngƣời, là tiếng nói của ngƣời Việt Nam, đặc biệt là của vùng đồng bằng Nam Bộ, góp phần làm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Để bất kì ai trong mỗi chúng ta, nhớ về Nam Bộ, là nhớ về một miền sông nƣớc: Sông Sài Gòn chạy dài chợ Cá Nƣớc mênh mông nƣớc lũ phù sa… Một trong những nét độc đáo làm nên đặc trƣng miền sông nƣớc Nam bộ chính là hình ảnh của chiếc xuồng ba lá. Xuồng ba lá là tên gọi dựa trên cấu tạo của loại xuồng đƣợc ghép bởi ba tấm ván. Nó là sự lựa chọn tuyệt vời đối với con ngƣời nơi đây. Hàng trăm năm qua, chiếc xuồng luôn giữ một vị trí quan trọng đặc biệt trong đời sống của ngƣời dân vùng quê sông nƣớc Nam bộ. Xuồng là ngƣời bạn đồng hành, là bạn đời thủy chung, son sắt gắn bó với con ngƣời nơi đây suốt lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này. Chiếc xuồng đã gắn bó với ngƣời miền Tây nhƣ gắn bó với cuộc đời họ từ lúc sinh ra, lớn lên, biết đi lại, họa hành, se duyên thành vợ thành chồng. Xuồng vùng sông 28 nƣớc thủy chung với con ngƣời chặt bền nhƣ tấm áo mảnh khăn đã sản sinh ra một vùng đất, một vùng ngƣời mang chất Nam bộ rất riêng. Ghe, xuồng – phƣơng tiện đi lại rất lâu đời của nơi đây đã gắn kết cả cộng đồng ngƣời Việt trong sự nghiệp khai khẩn, mở mang vùng đất Nam bộ phì nhiêu. Ngày nay, ghe, xuồng vẫn cùng với ngƣời dân Nam bộ viết tiếp những trang sử vàng mà cha ông ta để lại: Ghe bàu dọn dẹp kéo neo Mấy chú bạn chèo bắt cái hò khoan [5, 1020] Thật vậy, xuồng, ghe đi lại đã sống cùng cốt cách sông nƣớc con ngƣời miền Tây. Những con ngƣời ở xa quê hƣơng cứ nhớ mãi trại cây, bóng nƣớc, bóng hình chiếc xuồng ba lá… trong bài ca dao cổ xƣa: Ghe anh khỏi bến còn dầm Ngƣời thƣơng dầu vắng chỗ nằm còn đây [5, 1021] Ngày nay, chiếc xuồng ba lá đối với ngƣời dân vùng sông nƣớc Nam bộ vẫn giữ nguyên giá trị của nó, vẫn là vẻ đẹp truyền thống đƣợc kế thừa, giữ đƣợc nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của ngƣời dân nơi này. Hữu dụng là thế, thơ mộng cũng vì thế, đậm sắc miền quê là chiếc xuồng ba lá khắp các vùng Nam bộ. Một nét quê hƣơng ai cũng lắng đọng nhớ thƣơng, “ai đến miền Tây mà chẳng thương, ai xa miền Tây mà chẳng nhớ”. Cho đến nay, nhiều địa phƣơng ở Nam bộ, hội đua thuyền đã thành truyền thống. Chiếc xuồng ba lá trên những dòng sông xanh đã đi vào nghệ thuật vô cùng yêu mến. Cùng với mái đình, cây đa, bến nƣớc, chiếc xuồng là biểu tƣợng gợi nhớ quê hƣơng cho những ngƣời con xa xứ. Tiểu kết: Mỗi dòng sông mang một nét đẹp riêng, dáng vẻ riêng, gắn với văn hóa của từng vùng miền khác nhau. Dù Bắc, Trung hay Nam, ta vẫn cảm nhận đƣợc nét đẹp trong từng con sóng xô bờ ở mỗi dòng sông và bản sắc văn hóa miền quê nơi ấy. Đó là dáng dấp của ngƣời Việt, êm đềm nhƣ từng con sóng! 29 Chƣơng 3. CÁC DẠNG THỨC VÀ Ý NGHĨA BIỂU TRƢNG CỦA DÕNG SÔNG TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƢỜI VIỆT Sinh ra trong một đất nƣớc có nhiều sông ngòi, kênh rạch, ca dao Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng theo suy nghĩ, tƣ duy của con ngƣời vùng sông nƣớc, trong nội dung cũng nhƣ trong hình thức nghệ thuật. Dòng sông trong ca dao Việt hiện lên đa dạng, phong phú với những nét đẹp riêng không chỉ là đặc trƣng cho mỗi vùng miền, mà còn là hiện thân của những dạng thức khác nhau. Lần theo từng con sóng, ta sẽ thấy dòng sông êm trôi hiền hòa sẽ càng thêm đẹp khi nó đƣợc “sánh đôi” với những hình ảnh quen thuộc bên mình. 3.1. “Sông” với “cầu” (31/711 lời) 3.1.1. Biểu trƣng cho khát vọng tình yêu a) “Sông” với chiếc cầu “dải yếm” Ca dao không chỉ nói đến “cầu tre”, “cầu ván”, “cầu đá”, “cầu xây”… là những loại cầu thực và phổ biến trong cả nƣớc, mà ca dao còn sáng tạo ra cả những loại cầu không có hoặc chƣa có trong thực tế, nhƣ “cầu mồng tơi”, “cầu sợi chỉ”, “cầu cành hồng”… và tiêu biểu hơn cả là “cầu dải yếm” đƣợc gắn liền với biểu tƣợng dòng sông. Ƣớc gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi [5, 2292] Bài ca là lời của cô gái bày tỏ tình yêu đôi lứa, chỉ trong vẻn vẹn hai câu lục bát mà đủ diễn tả một tình yêu thầm kín, thiết tha. Bài ca mở đầu bằng hình ảnh con sông. Con sông cách trở lứa đôi nên em và chàng khó gặp gỡ. Nhƣng có hề chi? Yêu nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua [5, 2390] Vì thế, cô gái mơ ƣớc sẽ bắc một cây cầu dải yếm để chàng tiện sang, và nhƣ vậy, nghĩa là rút ngắn dòng sông của địa lí, khiến nó chỉ “rộng một gang”. Qua thời gian, ta có thể bắt gặp những dị bản khác nhau: 30 Ƣớc gì sông hẹp một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi [5, 2292] Hay: Ƣớc gì sông hẹp một gang Bắc cầu trải gấm cho chàng sang chơi [5, 2292] Nhƣng dù là sông “rộng” hay “hẹp” đều mang một nội dung thống nhất, là bề ngang của con sông mà thôi. “Cây cầu” – một hiện tƣợng đặc sắc của bài ca. Cây cầu là một trong những mô tip nghệ thuật quen thuộc của ca dao Việt Nam, xuất hiện cùng với dòng sông, gắn chặt với đời sống tình cảm phong phú, mãnh liệt nhƣng cũng vô cùng ý nhị, duyên dáng của ngƣời dân Việt Nam. Mô tip này xuất phát từ đời sống của ngƣời dân. Bởi nƣớc ta, đâu đâu chả có sông, chả có một chiếc cầu. Ngoài đời sống, cầu là phƣơng tiện giao thông, là không gian trữ tình, là nơi gặp gỡ, hẹn hò của trai gái, là nơi mà cô gái đứng mong chờ ngƣời thƣơng: Thƣơng thƣơng gặp khúc sông vơi Khó khăn, gian hiểm, chẳng rời thủy chung [5, 2128] Đến khi đi vào ca dao, cây cầu này trở nên “dịu dàng” hơn, nó trở thành biểu tƣợng của tình yêu, mơ ƣớc của tình yêu. Ngƣời bình dân thổ lộ tình yêu của mình trong hình ảnh những chiếc cầu bắc ngang qua sông. Không phải là cầu tre, cầu gỗ, mà nó độc đáo hơn nhiều, có khi là cành hồng: Đôi ta cách một con sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang [5, 745] Chiếc cầu cành hồng chỉ có trong trí tƣởng tƣợng, mang tính ƣớc lệ. Chiếc cầu nên thơ này là sản phẩm của tƣ duy sáng tạo thẩm mĩ, giúp chàng trai tỏ tình, tán tỉnh cô gái. Lời tỏ tình thật đáng yêu, thể hiện lòng trân trọng của chàng trai đối với cô gái. Khi thì là cái cầu – mồng tơi: 31 Gần nhà mà chẳng sang chơi Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu Sợ rằng chàng chẳng đi cầu Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em [5, 1015] Đến bài ca này, cây cầu – dải yếm lại càng lạ hơn nữa. Đây mới đúng là cái cầu của ngƣời con gái chủ động bắc cho ngƣời yêu mình, nó vƣợt qua mọi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến ngày xƣa. Nó táo bạo, trữ tình, và cũng thật ý nhị, bởi nó là cái dải yếm, cái vật mềm mại luôn quấn quýt bên thân hình ngƣời con gái, trở thành biểu tƣợng riêng của ngƣời con gái. Ngƣời con gái muốn dùng cái vật gần gũi, thân thiết nhất của mình để bắc cầu mời mọc ngƣời mình yêu. Cành hồng, mồng tơi, cành trầm là những cái bên ngoài, còn dải yếm là cai bên trong. Cho nên, cái cầu – dải yếm mới thật chân tình, gần gũi, mộc mạc, chân chất vị quê. Nó trở nên táo bạo và là cây cầu đẹp nhất của tình yêu trong ca dao bởi có sự hiện hữu của dòng sông bên mình. Cái dải yếm bình thƣờng đi vào trong bài ca bỗng nên thơ, đẹp lạ thƣờng. Ngƣời kiến trúc sƣ vô danh và thiên tài đã thiết kế nên cây cầu thật hợp tình, hợp lí. Đó là một cô gái Việt Nam không rõ ở làng nào, huyện nào, tỉnh nào, nhƣng chắc đã sống cách đây vài ba thế kỉ. Khi nghĩ ra bản thiết kế này, chắc tác giả đang ở trong độ tuổi mƣời tám đôi mƣơi, tình yêu vừa chớm nở, sức tƣởng tƣợng dồi dào phong phú. Chiếc cầu dải yếm không chỉ tồn tại trong trí tƣởng tƣợng của tác giả mà nó đƣợc công bố thành lời trong ca dao, mà ngƣời đầu tiên đƣợc trực tiếp nghe tác giả công bố chính là ngƣời yêu của “nữ kiến trúc sƣ” thiên tài này. Hay nói đúng hơn, chiếc cầu này đƣợc bắc để dành riêng cho một ngƣời sang chơi. Và cũng nhờ có tình yêu mãnh liệt, sâu sắc với ngƣời ấy mà tác giả mới thiết kế đƣợc chiếc cầu tuyệt diệu này. Ca dao là kho tàng lƣu giữ những suy tƣ, trăn trở trong cuộc sống của con ngƣời. Với hình ảnh dòng sông – cây cầu kia, ta khẳng định đây là sản phẩm của tƣ duy, những hình tƣợng nghiêm túc bắt nguồn từ khát vọng yêu đƣơng cháy bỏng, chân thành của con ngƣời trong độ tuổi yêu đƣơng. Khi yêu cũng nhƣ khi say, con ngƣời thƣờng thoát li những điều kiện thực tế và suy nghĩ một cách tự do, hồn nhiên theo cảm xúc thăng 32 hoa trong trái tim mình. Lẽ vì thế mà cây cầu dải yếm đƣợc bắc ngang qua dòng sông càng trở nên độc đáo, mang nhiều thú vị, đặc sắc. b) “Sông” với chiếc cầu “sợi chỉ” Nếu nhƣ các chàng trai dùng cây cầu cành trầm, cành hồng để tỏ tình với các thiếu nữ, thì những cô gái của ta cũng có sự sáng tạo riêng trong việc xây dựng “cây cầu”. Bên cạnh chiếc Cầu “dải yếm” quen thuộc, ca dao Nam Bộ còn sáng tạo ra cây cầu “sợi chỉ” cũng độc đáo vô cùng: Sông cách sông, thủy cách thủy Em se sợi chỉ, em bắc cây cầu Để cho anh sang mà giảm mối sầu tƣơng tƣ. Sợi chỉ là vật dụng thân quen gắn với sự khéo léo, chăm chỉ của ngƣời con gái xƣa. Cô ấy mƣợn sợi chỉ để bắc cây cầu tình cảm đáp lại tình yêu của chàng trai. Đó là tín hiệu yêu đƣơng rất tế nhị của ngƣời con gái thùy mị, nết na, nhẹ nhàng, duyên dáng. Bài ca không một chút gợi nhắc hay miêu tả về ngƣời con gái nhƣ thế nào, nhƣng qua từng con chữ, ta nhƣ thấu hiểu đƣợc tình yêu mặn nồng sâu sắc của cô gái ấy. Sông nƣớc vẫn cứ dập dềnh con sóng theo quy luật của tự nhiên, tạo hóa, tình yêu thì ngày càng đậm sâu. Nhƣng: “Sông cách sông, thủy cách thủy”… Sự cách trở của sông nƣớc khiến cho tình yêu của đôi lứa gặp trái ngang? Cô gái này thật tinh ý và sáng tạo, khi bắc cây cầu sợi chỉ để cho chàng sang chơi. Vì hiểu rõ tấm lòng, tình cảm của chàng trai, nên cô gái mạnh dạn bắc cầu sợi chỉ, cho anh “giảm mối sầu tƣơng tƣ”. Cách trở đò ngang không chỉ là khoảng cách không gian mà còn hiện hữu trong nỗi nhớ nhung và khát vọng gặp gỡ của lứa đôi yêu nhau. Dù rằng cách biệt ngày sông, nhƣng hai trái tim vẫn hƣớng về nhau để hòa chung nỗi nhớ, ngân lên một nhịp. Vƣợt qua đại ngàn của lễ giáo phong kiến, cô gái mạnh dạn bắc cây cầu sợi chỉ với mong muốn giúp ngƣời mình yêu sang sông đƣợc thuận tiện. Điều này xuất phát từ tình cảm chân thành mà đôi lứa dành cho nhau. Mơ ƣớc bắc đƣợc cây cầu này không phải chỉ là của riêng ngƣời sáng tạo ra nó, mà là khát vọng chung của tất cả những ai đang yêu, đang ở độ son sắt nhất của đời ngƣời, chan chứa bao hi vọng, mãnh liệt. “Để cho anh sang mà giảm mối sầu tƣơng tƣ” – yêu nhau, yêu cả đƣờng đi – lẽ vì thế mà cô gái trong bài ca này hiểu tƣờng tận “mối sầu” trong lòng chàng trai. Không 33 qua sông để sang gặp đƣợc nàng, là trong lòng trĩu nặng mối sầu. Tác giả dân gian thật khéo léo khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ trong từng câu chữ của mình. Sao không là “buồn”, mà lại là “sầu”? Phải chăng từ “buồn” chƣa gợi đƣợc tất cả nỗi ƣu phiền, nhớ nhung của con ngƣời, với những nét thầm kín, riêng tƣ, nên cô gái dùng từ “sầu tƣơng tƣ”. Chỉ có cây cầu sợi chỉ mới giải tỏa đƣợc nỗi khát khao này trong lòng đôi bạn trẻ. Bài ca dao nhƣ thấm đẫm nỗi nhớ trong từng “nhịp cầu”. Cách sông em chẳng sang đâu Anh về mua chỉ bắc cầu em sang Chỉ xanh chỉ đỏ chỉ vàng Một trăm thứ chỉ bắc ngang sông này [5, 321] Dƣờng nhƣ cây cầu sợi chỉ bắc ngang qua dòng sông là linh hồn của nỗi nhớ, là sự thu nhỏ của những ƣớc mong. Tình yêu thật nên thơ, ngọt ngào, cũng từ tình yêu mà sự sáng tạo của con ngƣời luôn đạt đến trình độ, kĩ xảo tinh vi nhất. Trong bài ca này, cô gái không phải là ngƣời bắc cây cầu từ sợi chỉ, mà mong muốn ngƣời yêu mình bắc cầu để cô sang đƣợc với chàng. Ta thấy trong bài ca dao phía trên, hình ảnh ngƣời con gái thùy mị và hiền dịu, thì đến bài ca này, hình ảnh ngƣời con gái mạnh dạn hơn, quả quyết hơn. Cô lên tiếng để hòa nhịp đập của hai trái tim, để tình yêu ngày càng thêm bền chặt. “Một trăm thứ chỉ” với đủ các màu cũng chính là sắc màu của tình yêu, khiến cho tình cảm của chàng với nàng ngày càng thêm thắm thiết. Dù là cách sông, nhƣng không hề có sự xa cách bởi đã có cây cầu sợi chỉ ngang dọc phía trên, nhƣ bàn tay của chàng trai đƣa ra để đón và đỡ lấy cô gái, họ bƣớc tới gần nhau trên “chiếc bảy sắc cầu vồng”. 3.1.2. Biểu trƣng cho sự giao hòa tình cảm Sông nƣớc ăn sâu vào máu thịt ngƣời Việt, và điều này đƣợc thể hiện trong những lời ca sinh hoạt hàng ngày. Kết hợp với hình ảnh cây cầu, biểu tƣợng “sông” – “cầu” mang nội dung biểu đạt cho mối giao hòa tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với cảnh vật thiên nhiên… 34 Hình ảnh dòng sông cây cầu –không chỉ đơn thuần là sự biểu trƣng cho tình yêu đôi lứa, với những khát vọng tình yêu bồi hồi trong ngực trẻ, mà “sông” với “cầu” còn là sự hiện diện cho những mong chờ trong cuộc sống của con ngƣời, là biểu tƣợng để bất cứ ai tâm sự, nói lên suy nghĩ của mình: Qua cầu than thở cùng cầu Cầu bao nhiêu nhịp, dạ em sầu bấy nhiêu [5, 1738] Dòng sông là sự ngăn cách tự nhiên, nên sang sông là nhu cầu đi lại, giao lƣu một cách thiết yếu. Sông – cầu trở thành ngƣời bạn tâm tình để cô gái chia sẻ nỗi niềm thầm kín trong lòng mình. Đây có thể là những cảm xúc buồn trong tình cảm riêng của cô gái, nhƣng cũng có thể là những suy tƣ, trăn trở trong cuộc sống mà ngƣời con gái đó gặp phải. Biết chia sẻ cùng ai khi lễ giáo phong kiến ràng buộc chung quanh mình? Lòng ngập tràn tâm sự nhƣng biết ngỏ lời cùng ai? Chỉ có dòng sông với những nhịp cầu, từng con sóng là nơi cho cô giãi bày, bộc lộ nỗi sầu khôn nguôi. Cầu ván, cầu khỉ đi vào tâm thức của ngƣời dân miền sông nƣớc Nam Bộ trong lời ru, điệu hò, trẻ thơ, lớn lên cùng với lời hát chất chứa nỗi niềm của đời mẹ gập ghềnh nhƣ chiếc cầu quê hƣơng: Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắt lẻo, đôi ta chút bẻo mà lại gần [5, 2332] Trong câu ca dao này, hình ảnh cây cầu bắc qua dòng sông trắc trở, khó đi, là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống đầy khó khăn, gian khổ của con ngƣời. Sang sông rất quan trọng nên ca dao có câu: Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy [5, 1442] Bài ca dao trở nên tƣơi sáng và cao đẹp hơn bởi hỉnh ảnh cây cầu kiều. Muốn đi sang sông thì phải bắc cầu – điều đó là đúng. Sông luôn gắn liền với hình ảnh chiếc cầu – chất keo gắn kết bền chặt giữa đôi bờ. Nhƣng tại sao lại là cầu kiều? Trong tiếng Việt 35 cổ, có một từ kiều dùng để chỉ cái yên ngựa, và hình ảnh này cũng đƣợc hiện diện trong ca dao: Sông sâu ngựa lội ngập kiều Dẫu anh có phụ còn nhiều nơi thƣơng [5, 1851] Hay: Ngựa ô anh thắng kiều vàng Anh tra khớp bạc đón nàng về dinh [5, 1603] Còn trong tiếng Hán, kiều đƣợc hiểu là cành cây cong và cao. Nhƣ vậy, tổng hợp các cách hiểu khác nhau, ta hiểu câu ca dao trên nói về hình ảnh một chiếc cầu đẹp, sang trọng bởi trƣớc đây chỉ có các nhà quyền quý, giàu sang mới có hồ sen trong vƣờn, giữa hồ có lầu ngồi ngắm mát, ngâm thơ. Để đi ra lầu, họ thƣờng xây một chiếc cầu cong cong hình yên ngựa. Cây cầu ấy gọi là cầu Kiều. Và nhƣ thế, bài ca dao đƣợc nhắc đến phải đƣợc hiểu theo nghĩa: Muốn đƣợc coi là sang trọng thì phải bắc cầu Kiều, muốn con giỏi giang, thành ngƣời thì phải biết kình trọng ngƣời thầy. Chiếc cầu này không đơn thuần là cây cầu nối giữa hai bờ sông, mà còn là cây cầu nối giữa những thế hệ, những kiếp ngƣời với nhau mà ngƣời Thầy là trung tâm điểm của mọi sự soi đến, hƣớng về. Nói nhƣ vậy để ta thấy đƣợc rằng, hình tƣợng “sông” với “cầu” trong ca dao Việt đƣợc nhắc đến theo nhiều lớp nghĩa, nhiều cách hiểu, biểu trƣng cho nhiều sự vận động khác nhau trong đời sống. Có thể thấy, “Sông” – “cầu” không nhất thiết chỉ là dòng sông mênh mang sóng nƣớc, với hình ảnh cây cầu bắc qua sông cho dòng ngƣời ngƣợc xuôi đi lại, mà nó là sự hiện hữu của vô ngàn những khía cạnh khác nhau. Càng đi sâu vào khám phá, ta càng thấy biểu tƣợng dòng sông với sự hiện hữu qua các dạng thức khác nhau rất đa dạng, phong phú nhƣ sóng nối sóng dồn về biển cả. Nhƣ một quy luật tất yếu của cuộc sống, yêu là nhớ, xa là mong chờ, hình tƣợng “sông” – “cầu” đã phần nào nói lên những ƣớc vọng của con ngƣời về một tình yêu trong sáng, nên thơ, sắc son, bền chặt. Với những lí do trên, “sông” – “cầu” đã trở thành 36 biểu tƣợng tiêu biểu cho tình yêu, nó trƣờng tồn trong trái tim mọi ngƣời nhƣ sự bất tử của ca dao Việt. 3.2. “Sông” với “bến” (7/711 lời) “Sông” – “bến” là cặp dạng thức xuất hiện ít nhất trong các lời ca chứa đựng hình tƣợng dòng sông. Tuy vậy, nó vẫn mang nét đẹp và ý nghĩa riêng thu hút độc giả. Nhƣ một lẽ tất yếu của cuộc sống, nơi nào có dòng sông thì nơi ấy sẽ có bến nƣớc. Dòng sông – bến nƣớc đã gắn bó keo sơn với lòng ngƣời Việt Nam trƣớc sau nhƣ một. Có ai đó đã nói rằng: “Những kỉ niệm thân thƣơng nơi quê nhà thời thơ ấu đáng để ta nhớ và khắc ghi trong lòng. Trong sâu thẳm những hoài niệm ấy, hình ảnh “bến nƣớc - dòng sông” lại hiện lên cùng nỗi nhớ, nỗi day dứt khôn nguôi. Nhớ nỗi đau thƣơng hằn sâu từ muôn thuở, nhớ bến nƣớc dòng sông nơi làng nhỏ thâm tình”. Trong ca dao, bến hiện lên là nơi ngóng chờ, mong đợi. “Bến”, nói khác đi là hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng thủy chung chờ đợi của ngƣời con gái. Điều này ta cũng bắt gặp trong nhƣng cặp đôi tƣơng đồng khác: Thuyền ơi có nhớ bến không? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền [6, 123] Nhƣng có lẽ đi vào lòng ngƣời và thấm đẫm hơn cả là “sông” với “bến”. Sông – hình ảnh của bất tận, vô biên. Từng con sóng đuổi nhau ra mãi ra, rồi ào ạt xô bờ. Có con sông nào xa cách đƣợc bến bờ? Lạc loài cách bến xa sông Gió thu hiu hắt chạnh lòng cố hƣơng Câu ca là lời của một ngƣời con xa xứ, chạnh lòng nhớ về quê hƣơng mình. Nhớ quê, là nhớ hình ảnh sông nƣớc mênh mang với bến bờ trông đợi. Ngày tiễn chân đi nơi bến sông này, nên lúc nào tấm lòng cũng ngong ngóng về nơi quê nhà với bến nƣớc sông xƣa. Biểu tƣợng “sông” – “bến” cho ta thấy hiện hữu lên cảnh cách chia đầy nƣớc mắt. Ngƣời bƣớc chân lên con thuyền, lênh đênh trên dòng nƣớc, kẻ ở lại đôi mắt trông theo. Biết bao nỗi niềm sâu thẳm mà không biết tâm sự cùng ai, đành thả lòng mình trên những con sóng, gửi về quê hƣơng tới bến nƣớc quê nhà. 37 Đố ai biết đá mấy hòn Biết sông mấy bến, trăng tròn khi nao [5, 820] “Sông” – “bến” hiện lên thay cho câu hỏi thầm kín của cô gái. “Bến” là nơi cố định, nơi đứng dõi theo biết bao nhiêu sự đổi dòng lên xuống của sông, hay chính là lời nhắn gửi của cô gái về trái tim của chàng trai mà mình mong đợi, liệu trái tim ấy có trọn vẹn với một ngƣời, hay nhƣ làn gió lƣớt qua bao cành? Em là con gái, em có hai bến sông Bến đục em chịu, bến trong em chờ [5, 945] Trong bài ca này, ngƣời con gái nói lên duyên số gắn liền với cuộc đời của họ. Ngƣời xƣa vẫn ví nhƣ vậy, đời ngƣời con gái bƣớc sang sông, nhƣng không ai dám chắc đôi dòng trong đục nhƣ thế nào. Có thể nói, ca dao nhƣ một tấm gƣơng phản chiếu tất cả những “trong, đục” của bến nƣớc, để ngƣời đời soi mình và tự nhìn nhận mình trong đó. Từ hiện thực đi vào trong thi ca, dạng thức của những sự vật, hiện tƣợng đƣợc nghệ thuật hóa, trở nên sinh động, phong phú, biểu cảm và hồn sắc hơn. Ca dao không chỉ là nơi để nhân dân sẻ chia những kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, cũng không dừng lại ở tình cảm gia đình, tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc đậm sâu, mà còn là nơi để những trái tim hồng giãi bày tâm sự. “Sông” – “bến” vẫn hiện lên gần gũi hàng ngày nhƣ dòng chảy của sông lững lờ bên bến. 3.3. Sông với thuyền – đò (76/711 lời) 3.3.1. Biểu trƣng cho sự gắn kết “đôi bờ” thƣơng nhớ. Thuyền là phƣơng tiện đi lại quan trọng của ngƣời dân Việt xƣa, nhất là đối với ngƣời dân Nam Bộ, đây là thứ không thể thiếu ở mỗi gia đình. Bởi cách nhau qua một con sông, chỉ có thuyền, đò là “cây cầu” nối liền đôi bờ xa cách. Vì vậy, sự kết hợp hình ảnh sông với thuyền, đã tạo nên lớp nghĩa biểu trƣng độc đáo, cho ta cảm nhận về một sự kết nối tình cảm vô cùng gắn bó. 38 Đƣờng về xứ Lạng mù xa Có về Hà Nội với ta thì về Đƣờng thủy thì tiện thuyền bè Đƣờng bộ cứ bến Bồ Đề mà sang [5, 922] Với những tiện ích mà thuyền, đò mang lại, nó trở thành ngƣời bạn không thể thiếu đối với con ngƣời, là phƣơng tiện quan trọng để ngƣời dân đi lại, trao đổi, mua bán. Vì thế mà thuyền, đò đƣợc đi vào trong ca dao với nhiều hàm nghĩa, nhƣ một ngƣời bạn tâm tình, dễ mến, dễ thƣơng. Ca dao Việt Nam không phải là những lời bóng bẩy mà còn gợi nên những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc dễ đi vào lòng ngƣời. Với những hiểu biết, những gì đã trải qua, tác giả dân gian đã thổi hồn mình vào những vật vô tri vô giác khiến nó trở nên sinh động, có tâm hồn. Dòng sông, không chỉ sống động bởi những con sóng ào ạt xô bờ, mà nó còn mang hơi thở, dáng dấp riêng, lúc ồn ào, khi lặng lẽ, lúc cuồn cuộn, khi bình yên. “Sông” – tƣợng trƣng cho cuộc sống mỗi kiếp ngƣời. Bao thăng trầm đến rồi đi nhƣ từng đợt sóng trào lên cuộn xuống, soi bóng dƣới dòng nƣớc mênh mang, thả mình nhƣ chiếc thuyền bồng bềnh trên sông. Chiếc thuyền lênh đênh xuôi theo dòng nƣớc, là biểu tƣợng của vô vàn sự vật, sự việc. Đó có thể là nỗi buồn đau nhói trong lòng của cô gái: Chiều chiểu ra đứng bờ sông Muốn về quê mẹ mà không có đò Cấu trúc “chiều chiều” quen thuộc đƣợc sử dụng trong câu ca này thật phù hợp và khéo léo. “Chiều chiều”! Nốt nhạc đã dạo đầu cho một mô típ gợi buồn. Đằng sau nốt nhạc ấy hiện lên chân dung của một ngƣời con gái với nỗi buồn khắc khoải. Đây là nỗi buồn của cô gái mới về nhà chồng, còn lạ lẫm, chƣa quen, trong lòng cồn cào bao nỗi nhớ về gia đình. Điệp khúc buồn não lòng này ta cũng đƣợc bắt gặp trong một số câu ca dao quen thuộc: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều [5, 603] 39 Nhƣng ở trong bài ca dao trên, nỗi buồn không chỉ khép lại trong một không gian nhỏ hẹp nhƣ “ngõ sau” hay bên vƣờn hái rau, mà nó trải dài vô tận vào không gian của “dòng sông”. Câu ca vang lên giữa một khoảng trời thƣơng nhớ nhức buốt, là những khoảng trống vô tình, là những lời tâm sự tha thiết chân thành. Mỗi khi nhớ nhà, nhớ mẹ, ngƣời con gái chỉ biết ra sông vắng êm trôi nhìn theo dòng nƣớc. Trong xã hội xƣa, xuất giá ngay từ lúc còn nhỏ là lẽ thƣờng, vậy nên những ngƣời con gái về làm dâu luôn phải chịu sự khắt khe của mẹ chồng và gia đình nhà chồng. Lẽ vì thế mà cô gái ấy luôn đau đáu nhớ về mẹ, và rồi chiều đến, cô ngắm khúc sông vắng mà lòng buồn vô hạn. Vốn dĩ cái thời gian buổi chiều đã tạo nên cho ngƣời ta cảm giác buồn, gợi lên cái gì đó ngƣng đọng, mơ hồ, vậy mà nó còn đƣợc gắn với không gian của cái mênh mông xa vắng, khiến tâm trạng của cô gái càng thêm quặn thắt. “Sông” – “đò” trong bài ca này là ẩn khúc tâm tƣ của cô gái mới về nhà chồng. Bƣớc sang sông gửi tấm thân mình nơi xứ lạ, nỗi nhớ nhà lắng đọng khiến cô dệt thành những lời ca. Ta thấy thấp thoáng bên bờ sông là hình ảnh ngƣời con mong nhớ về quê mẹ thiết tha, nhƣng dòng sông sao vơi đầy những con sóng, mà thiếu bóng dáng của đò? Lẽ ra sông và đò phải bền chặt sánh ngang, nhƣng trong câu ca dao trên, ta thấy sự cách chia đôi ngả giữa “sông” và “đò”. Bởi nhƣ cô gái đã nói: “muốn về với mẹ mà không có đò”. Dƣờng nhƣ không gian của sông nƣớc đang hòa quyện vào tâm trạng của cô gái, thấu hiểu rõ nỗi lòng của ngƣời con xa xứ. “Sông” – “đò” cũng có lúc phải cách chia, giống nhƣ quy luật tự nhiên của con ngƣời: “trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng”. “Không có đò” trên khúc sông này là niềm đau của cô gái, nó lan ra cả thời gian, nhuốm màu vào không gian. Dƣờng nhƣ cái mênh mang vô tận của con sông là nguyên nhân dẫn đến “không có đò”. “Sông” và “đò” trong câu ca này tách ra thành hai mảng vô song, khiến cái trầm buồn của con ngƣời càng tăng lên, khác chi mây và gió không chung một lối? Cái hay, cái đẹp của ca dao là nó “thấu hiểu” đƣợc nhiều tâm sự, nhiều nỗi niềm của con ngƣời. Không chỉ là nỗi buồn của ngƣời con xa xứ, mà còn là những buồn đau gắn với kí ức lịch sử: Chiều chiều trƣớc bến Văn Lâu Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm 40 Ai thƣơng, ai cảm, ai nhớ, ai trông Thuyền ai thấp thoáng bên sông Đƣa câu mái đẩy chạnh lòng nƣớc non [5, 604] Tƣơng truyền rằng năm 1916, Trần Cao Vân, Thái Phiên ngồi giả câu cá ở bến Phu Văn Lâu để bí mật gặp vua Duy Tân bàn việc khởi nghĩa. Chẳng may việc bất thành, vua Duy Tân bị quân Pháp bắt và bị đày ở đảo Reunion. Câu ca dao trên nhắc đến ngƣời xƣa nhƣ một nỗi niềm hoài vọng, đầy nƣớc mắt, sầu bi. Thể hiện cho nỗi buồn của con ngƣời, “sông” với “đò” cũng đong đầy nỗi sầu nhân thế, nhƣ có sự chia lìa khiến nƣớc mắt ngậm ngùi thấm cả dòng sông, con đò. 3.3.2. Biểu trƣng cho lời hẹn thề chung thủy Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca. Ngay từ trong đời sống lam lũ của ngƣời bình dân, những câu ca dao thề nguyền đƣợc cất lên thấm đƣợm tình cảm thiết tha. Cây đa cũ bến đò xƣa Bộ hành có nghĩa nắng mƣa cũng chờ [5, 383] Cây đa, con đò là hai trong số những hình ảnh quen thuộc mà ta thƣờng gặp trong ca dao, cũng là thƣờng gặp khi nói về tình yêu. Khác với “thuyền” – “bến”: Thuyền ai lơ lửng ngoài khơi Thuyền vào trong bến cho tôi sang nhờ Thuyền ngƣợc anh ƣớc gió nồm Thuyền xuôi anh ƣớc mƣa nguồn gió trên [5, 2084] Tình yêu với nỗi nhớ, niềm thƣơng đƣợc thể hiện qua những lời hẹn câu thề giữa bến và thuyền. Nhƣng “sông” với “đò” lại cho thấy một mặt khác đƣợc gợi nhắc trong tình yêu: Anh đến tìm hoa Thì hoa đã nở Anh đến tìm đò Thì đò đã sang sông 41 Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng Em yêu anh nhƣ rứa có mặn nồng chi mô?... [5, 106] Sang sông là nét văn hóa gắn liền với sự đổi thay lớn lao số phận của ngƣời phụ nữ, những câu ca dao nói về vấn đề này phần lớn theo xu hƣớng không suôn sẻ. Tác giả dân gian đã gợi nhắc lên những điều đó qua một số hình ảnh dân dã để cảm thông cho con ngƣời. Đó có thể là sang sông mà không cập bến, hoặc gây nên một thảm sầu trong lòng ngƣời ở lại. Trong bài ca dao ta vừa đề cập tới là tâm sự của chàng trai với ngƣời con gái mà mình yêu. Hình ảnh ẩn dụ “hoa đã nở” và “đò đã sang sông” ý chỉ ngƣời con gái đã lấy chồng. Chàng trai buồn sầu cho tình yêu của mình không đi đến đƣợc bến bờ hạnh phúc. Có lẽ trong cái tâm trạng cô đơn, sầu muộn nhƣ thế, lòng ngƣời càng trĩu nặng thì càng mang nhiều tâm sự. Trƣớc kia thì: Sang sông trên một chuyến đò Còn bây giờ, khi quay lại tìm nhau thì “đò đã sang sông”, “em đã lấy chồng”. Bài ca mang nặng nỗi lòng của ngƣời con trai khi biết cô gái đã đi lấy chồng. Duyên phận tình yêu chỉ mang đầy tâm sự, trái ngang. Nhƣng cũng đầy táo bạo và mạnh dạn, cô gái cũng đáp lại chàng trai bằng lời ca của mình: … Hoa đến thì thì hoa phải nở Đò đã đầy thì đò phải sang sông Đến duyên thì em phải lấy chồng Em yêu anh nhƣ rứa đó còn mặn nồng thì tùy anh [5, 106] Nếu nhƣ chàng trai đang cố hỏi lòng vì sao đò nỡ sang sông, thì cô gái đã trả lời rất quả quyết: “đò đã đầy thì đò phải sang sông”. Nghĩa là cô gái đã đến tuổi lấy chồng, không thể chờ đợi mãi vào tình yêu của chàng trai mà không thấy bến đỗ ở đó. Tình yêu mà cô dành cho chàng là chân thành, sâu sắc, nhƣng muốn se duyên kết trái thì phải do chàng trai. Cô gái đem cái cớ rất xác đáng mà chàng trai chƣa thực hiện đƣợc để đáp lại lời trách móc của chàng. Chờ đợi làm sao khi nàng đã đến tuổi lấy chồng, còn chàng trai thì cứ lặng thinh nhìn mặc nƣớc sông trôi? Đến khi thấy đò sang bên kia bến vắng, lòng buồn, chợt dạ mới biết mình muộn màng. “Sông” với “đò” trong những điệp khúc 42 trên nói lên sự xa xôi cách biệt của tình yêu khi không đến đƣợc với nhau. Hình ảnh con đò một mình trên dòng nƣớc trôi sông cho ta thấy cái hữi hạn của đời ngƣời lênh đênh trong cái vô hạn của đất trời, mà ở đây là của sông nƣớc mênh mang. Bao niềm thƣơng, nuối tiếc khi đứng nhìn đò sang sông, cảm thức này đƣợc ngƣời xƣa đƣa vào trong ca dao thật nhẹ nhàng, tinh ý mà chất chứa nỗi niềm xót xa. Mỗi câu ca nhƣ từng lời than vãn của con ngƣời, khiến biểu tƣợng “sông” với “đò” càng đạt đƣợc vị trí cao trong chỗ đứng của văn học dân gian, đặc biệt là ca dao. Đề cập tới chuyện sang sông, dân gian Việt Nam cực kì coi trọng vấn đề này, bởi đây là quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi ngƣời. Vì thế mà ca dao đã dành không ít lời để bàn về “chuyện” này: Cha mẹ cho em sang chiếc đò nghiêng Thuyền trùng triềng đôi mạn em ôm duyên trở về [5, 530] Đây là lời than vãn của cô gái sau một lần “lỡ bƣớc sang ngang”. Những tƣởng đƣợc hạnh phúc, đổi đời sau chuyến đò định mệnh, nào ngờ đâu “thuyền trùng triềng đôi mạn”. Hai từ “trùng triềng” cho ta liên tƣởng tới chiếc thuyền đang nghiêng ngả, bấp bênh giữa dòng nƣớc lớn, lúc dạt bên này, lúc đổ vền bên kia, khiến ngƣời ngồi trên thuyền bất an, sợ sệt và lo lắng. Con thuyền ở đây chính là biểu hiện cho cuộc sống của cô gái sau khi bƣớc sang sông để về nhà chồng. Nhƣng tiếc thay số phận đƣa đẩy cô đến bến bờ bên ấy lại “trùng triềng”. Có lẽ vì sống trong cái xã hội xƣa, theo quan niệm cha mẹ đặt đâu con nằm đấy, nên khi thuyền tình dang dở, cô cũng chỉ biết than vãn qua những câu ca dao. Cũng từ ấy, đời cô chòng chành buông neo giữa bão tố cuộc đời, hay trở về lầm lũi trong sự tủi thân oán hận. Dƣờng nhƣ trong tất cả mọi trƣờng hợp, ta đều nhận thấy nỗi buồn đau của con ngƣời khi không biết ngỏ cùng ai, thì họ thƣờng hờn trách con đò với sông nƣớc mênh mang. Cô gái ở đây cũng đang thả mình buông trôi theo dòng nƣớc trên sông, theo mạn thuyền với từng con sóng vỗ, rồi “ôm duyên ra về”. Nƣớc mắt chan hòa giữa dòng nƣớc mênh mang, con ngƣời càng trở nên một sinh linh bé nhỏ trƣớc cái vô biên, vô tận. Cũng là sự hiện diện của “sông” với “thuyền”, ta bắt gặp tâm sự của chàng trai trong khúc ca: 43 Nƣớc chảy xuôi thuyền anh trôi ngƣợc Anh chống không đƣợc anh bỏ sào xuôi Sào xuôi, thuyền cũng trôi xuôi Khúc sông bỏ vắng để ngƣời sầu riêng [5, 1512] Dòng nƣớc chảy xuôi là vô tận. Dòng chảy thời gian là vô cùng. Nƣớc cứ xuôi theo một dòng, nhƣng thuyền anh lại trôi ngƣợc. Đây là của chàng trai nói về duyên phận của mình. Lênh đênh trên chiếc thuyền tình, nhƣng không tìm thấy ngƣời con gái mà mình yêu, đành “bỏ sào xuôi”. Anh bỏ mặc con thuyền của mình trôi theo dòng nƣớc chảy, để rồi chỉ thấy “khúc sông bỏ vắng”. Khúc sông ấy phải chăng là nơi mà chàng và nàng đã gặp nhau, nhƣng giờ chỉ thấy vắng, để lại nỗi sầu trong lòng trai trẻ. Từ sầu khiến cho bài ca dao nhƣ lắng xuống, thể hiện tâm trạng của con ngƣời trƣớc vẻ ngậm ngùi, tiếc thƣơng này. Phải nói rằng, ca dao là một mảnh đất tƣơi tốt nhất cho những lời ca tiếng hát ngƣng đọng. Hiển nhiên là những chiếc thuyền thô sơ trôi trên dòng sông xa vắng, chúng đƣợc đi vào trong ca dao, trở thành biểu tƣợng không thể thiếu khi nói về tình yêu, tình duyên của con ngƣời. Thiết nghĩ rằng, với những bài ca này, ai đó đang mang trong mình những dạt dào cảm xúc tình yêu sẽ thấu hiểu và yêu lắm con đò với dòng sông quê hƣơng. 3.3.3. Biểu trƣng cho những kinh nghiệm sống Dân gian Việt Nam thƣờng gửi gắm những kinh nghiệm của mình vào ca dao để lƣu truyền cho con cháu đời sau. Mỗi bài ca thƣờng chất chứa nhiều kinh nghiệm sống đƣợc đúc kết từ thực tiễn. Đó có thể là của ngƣời này với ngƣời kia, của cha mẹ với con cái, hay của những chàng trai, cô gái với nhau… Ra đi mẹ có dặn dò Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua Đây là lời nói của cô gái nhớ về lời dặn của mẹ đối với mình. Cha mẹ - ngƣời mà cả một đời lo lắng cho con, từng đƣờng đi nƣớc bƣớc, nên những lời dặn dò, dạy dỗ của cha mẹ, ai cũng ghi tạc trong lòng. Kinh nghiệm cuộc sống luôn là những bài học hay 44 nhất, quý giá nhất cho tất cả mọi ngƣời khi bƣớc vào trƣờng đời. Vì thế, việc răn dạy con là điều không thể thiếu đối với mẹ cha, đặc biệt là với những ngƣời con gái. “Sông” và “đò” trong bài ca dao này không đơn thuần chỉ nói đến con sông và chuyến đò nào đó mà cô gái bắt gặp, mà nó là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống, cho những điều mà ta sẽ gặp. “Sông sâu” và “đò đầy” đều là những tƣợng trƣng về sự nguy hiểm khi mà con ngƣời phải đối diện với nó. Bởi sông sâu thì làm sao dám lội, đò đầy ai nỡ đành lên? Mỗi bƣớc đi là mỗi bƣớc ngoặt trong cuộc đời, vậy nên ngƣời mẹ dặn con phải biết khôn khéo lựa chọn cho đƣờng đi nƣớc bƣớc của mình. Không chỉ đối với những việc đơn giản, mà còn liên quan đến đời ngƣời con gái. “Sông sâu” và “đò đầy” hàm ẩn nhiều điều trong đó, vậy nên cô gái khi đi đâu cũng canh cánh trong lòng lời răn dạy của cha mẹ, lấy nó làm thƣớc đo chuẩn mực cho cuộc sống của mình, biết khôn lƣờng mọi điều hay dở. Bởi: Sông dài thì lắm đò ngang Ai nhiều nhân ngãi chỉ mang oán thù [5, 1842] Đời ngƣời con gái chỉ một lần bƣớc sang sông, vậy nên việc lựa chọn ngƣời bạn đời cho mình là rất quan trọng. “Mấy đò ngang” ý muốn nói con gái nào đâu có đƣợc mấy lần đi lấy chồng, chỉ một mà thôi, ấy thế mà phải biết sống cho phải đạo. Lời dạy này không chỉ có ý nghĩa đối với một ngƣời, trong một khoảng thời gian nhất định, mà nó là lời khuyên bảo cho nhiều thế hệ, vƣợt qua mọi thời gian. Lấy chồng, ngƣời con gái phải biết nhập gia tùy tục, sống theo gia đạo bên chồng, “nhiều nhân ngãi” chính là nguồn gốc gây nên những bất hạnh trong cuộc sống vợ chồng, vì: Khúc sông chật hẹp không tùy Bấy lâu còn đợi sá gì đôi năm [5, 1213] Không chỉ là những kinh nghiệm của cha mẹ dành cho con cái, mà trong cuộc sống thƣờng nhật, con ngƣời cũng đúc kết thành bài học cho bản thân, cho cộng đồng xã hội và gửi gắm vào ca dao: Cách sông nên phải lụy thuyền Còn nhƣ đƣờng liền ai phải lụy ai 45 [5, 321] Đây là lời giãi bày của ngƣời dân lao động qua những lần làm việc hăng say. Đúng là vì cách sông nên mới phải đi thuyền, mà đi thuyền thì phải phụ thuộc vào ngƣời lái, nên mới dẫn đến phải “lụy thuyền”. Mỗi lần sang bên kia con sông để làm ăn, ngƣời đi phải qua thuyền. Nhiều lần đi lại, họ biết đƣợc cách đi nhƣ thế nào cho nhanh, cho kịp, cho vừa lòng ngƣời chèo thuyền. Chỉ là những đơn giản, nhỏ nhoi thôi, nhƣng họ lại rất khéo léo đƣa vào trong ca dao để làm thành những nốt nhạc vui cho cuộc sống, giúp họ quên đi nỗi vất vả, nhọc nhằn, nỗi khổ đau, tủi hờn… Dù ngắn hay dài, dù nhiều hay ít, mỗi câu ca đều chan chứa những bài học sâu sắc, mang giá trị muôn đời. Cho đến bây giờ, dƣờng nhƣ nó vẫn ngân nga nhƣ từng nhịp sóng vỗ mạn thuyền, nhẹ nhàng, khoan thai. Ca dao với những bài học kinh nghiệm triết lí, song lại rất tinh tế, tƣờng tận, khiến cho nó có cơ hội đến với bạn đọc mọi lúc, mọi nơi một cách dễ thuộc, dễ nhớ… Biểu tƣợng sóng đôi “sông” và “đò” vẫn đang lững lờ nhƣ dòng chảy của các con sông để dồn về biển cả. Sóng vẫn vỗ mạn thuyền lờ lững, mái chèo của ngƣời lái đò vẫn nhịp nhàng đƣa khách sang sông và ngân nga thành những khúc nhạc trong xanh nhƣ dòng nƣớc. Mang nhiều nét nghĩa khác nhau, ở mỗi khía cạnh, biểu tƣợng này hiện lên theo cách riêng và mang dáng vẻ riêng của nó. Nhƣng dù ở tầng lớp nào đi chăng nữa, thì “sông” với “thuyền” (đò) vẫn là một trong số những “ngƣời tình” thủy chung của sông nƣớc Việt Nam 3.4. “Sông” với “núi” (63/711 lời) Trong ca dao, nƣớc, non, sông, núi là những từ có tần số xuất hiện rất cao. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì nƣớc ta có địa hình phức tạp, nhiều núi, nhiều sông, và sông gắn chặt với đời sống con ngƣời nên biểu tƣợng sông đi vào trong ca dao cũng là lẽ mặc nhiên. Nhƣng đáng chú ý hơn là sông – núi thƣờng đi liền với nhau, tạo nên một phong cảnh gợi cảm xúc thẩm mỹ. Chính sự kết hợp tự nhiên giữa hai hình tƣợng này đã vẽ nên những bức tranh về thiên nhiên Việt Nam đẹp tƣơi vô cùng. 46 3.4.1. Biểu trưng cho “linh khí” của quê hương, xứ sở Tình yêu thiên nhiên, trong đó có tình yêu cái đẹp của thiên nhiên, phong cảnh là một nét nổi bật trong tính cách của con ngƣời Việt Nam. Qua ca dao, chúng ta có thể thấy đối với ngƣời dân quê, cảnh đẹp là cảnh có núi có sông, có sơn có thủy, núi sông uốn lƣợn mềm mại, cảnh vật luân chuyển, hoạt động, tràn đầy sinh khí và sức sống nhƣng cũng đầy tình tứ, gắn bó tƣơng thông với con ngƣời. Nhìn xem phong cảnh làng ta Có sơn có thủy bao la hữu tình [5, 1656] Cảnh đẹp ấy bên cạnh hình dáng uyển chuyển và tƣơi tắn, hữu tình, còn là tƣợng trƣng cho ấm no, hạnh phúc. Trong thẩm mĩ của ngƣời dân quê, cái đẹp của thiên nhiên không thể tách rời tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, lòng tự hào về miền quê của mình. In mình xuống dƣới dòng nƣớc biếc, núi lặng lẽ vẽ nên cho đời những khung cảnh thật tuyệt vời, để chính nó lại là nguồn cảm hứng sáng tác cho tập thể nhân dân lao động. Đi từ Bắc vào Nam, có biết bao thắng cảnh của nƣớc ta mà ai ai cũng biết đến. Mỗi một địa danh đều có vẻ đẹp tƣơi riêng biệt của nó. Huế, không chỉ mơ màng với nhã nhặn cung đình, mà nó lung linh bởi cảnh sông núi nhƣ một “tuyệt thế giai nhân”: Đƣờng nào vui bằng đƣờng Thƣợng Tứ Cảnh mô đẹp bằng cảnh núi Ngự sông Hƣơng [5, 919] Sông Hƣơng – núi Ngự là linh hồn của Huế, là lòng mẹ bao dung sản sinh ra những đứa con tinh thần vô giá. Đến với xứ Huế, là đến với cái đẹp thơ mộng, mơ màng nhƣ một ngƣời thiếu nữ với áng tóc trữ tình tuôn dài. Sông Hƣơng lấp lánh một dòng, soi hình núi Ngự nhƣ ôm ấp, vỗ về. Non cao, sông rộng, cảnh sắc hiền hòa, hợp trời sông nƣớc, khiến ai cũng nao lòng khi đắm chìm trong vẻ đẹp đến ngây dại của Huế thơ. Không chỉ có Huế mới có sự kết hợp tinh hoa nhƣ vậy. Cảnh “sông” – “núi” nhƣ đôi tình nhân không thể tách rời đƣợc nhắc đến ở rất nhiều bài ca: 47 Sông Tuần một dãy nông sờ Hàm Rồng một dãy lờ mờ núi cao Vui thay núi thẳm sông sâu Thuyền đi hai dãy nhƣ sao hôm rằm [5, 1853] Cây cầu Hàm Rồng đƣợc soi bóng nghiêng mình với dòng sông Tuần khiến chúng trở nên lung linh, lấp lánh. Nếu đứng tách rời độc lập, có lẽ ta sẽ khó mà thấy đƣợc sự hòa quyện của đất trời gửi gắm vào những cảnh sắc trên. Dãy núi lúc nào cũng giăng mờ mờ sƣơng, để nhấn thêm nét bút cho họa sĩ dân gian phác thành bức tranh mặc thủy huyền ảo đầy sƣơng mờ. Đừng nghĩ Đà Lạt mới có sƣơng giăng phủ mờ, mà ở chính nơi đây, với sự kết hợp giữa nƣớc và non, ta nhƣ đƣợc bƣớc vào một thế giời kì ảo của cổ tích. Có rất nhiều câu ca dao trong đó “sông” – “núi” đi với nhau tạo nên một hình ảnh thống nhất về vẻ đẹp của thiên nhiên: Núi Truồi ai đắp mà cao Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu Nong tằm, ao cá, nƣơng dâu Đò xƣa bến cũ nhớ câu hẹn hò [5, 1503] Dƣờng nhƣ trong cảm thức dân gian, núi chỉ đẹp khi có sông và sông chỉ đẹp khi đi với núi. Sông với núi kết hợp với nhau thành một đôi sơn thủy, nhƣ một nguồn cảm hứng của tình yêu hay của lòng tự hào về quê hƣơng. Nhƣ những họa sĩ chuyên nghiệp với màu mực tàu thơm phức vẽ ra từng nét đƣợm màu quê hƣơng: Sáng trăng dạo cẳng đi chơi Dạo miền sơn thủy là nơi hữu tình Cũng từ cặp đôi núi sông, sơn thủy này đã hình thành nên nhiều biểu tƣợng khác trong ca dao nhƣ nƣớc non, mây núi… Ai về em gởi bức thƣ Hỏi ngƣời bạn cũ bây giờ nơi nao Non kia ai đắp mà cao 48 Sông kia biển nọ ai đào mà sâu [5, 88] Non xanh, nƣớc biếc đã trở thành dấu hiệu của vẻ đẹp phong cảnh, thành niềm tự hào về nét đẹp của mỗi vùng quê: Đƣờng vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nƣớc biếc nhƣ tranh họa đồ [5, 922] Trong câu ca dao này, ta không thấy xuất hiện hình ảnh dòng sông hay ngọn núi nào cụ thể, nhƣng “non xanh nƣớc biếc” đã thay lời nói lên sự kết hợp tài tình của “đôi uyên ƣơng” này. Không ít ngƣời trong số chúng ta đã đặt câu hỏi: vì sao trong ca dao cái đẹp của phong cảnh thƣờng gắn với sự kết hợp của “sông” với “núi”, tạo nên non xanh nƣớc biếc? Trƣớc hết chúng ta thấy trong sâu thẳm ý thức con ngƣời, những gì hài hòa thƣờng là cơ sở tạo nên cảm giác đẹp, dễ chịu, mang lại nhiều thiện cảm với con ngƣời. Trong tƣ duy phƣơng Đông, hài hòa lớn nhất là hài hòa giữa Âm – Dƣơng, từ đó, “sản sinh” ra vô số những cặp phạm trù khác nhau, phổ biến nhất là những cặp hài hòa mang tính cân đối, đối xứng nhƣ kiểu: ngày – đêm, trên – dƣới, trong – ngoài… Trong ca dao có rất nhiều câu thể hiện nét tƣ duy ấy: Một ngƣời trên núi non Bồng Một ngƣời dƣới biển dốc lòng chờ nhau [5, 1409] “Sông” – “núi” sở dĩ trở thành biểu tƣợng của vẻ đẹp phong cảnh bởi vì nó là cặp hài hòa lớn nhất, rõ rệt nhất mà ai ai cũng có thể đƣợc mắt thấy tai nghe, huống chi ngoài điều đó ra, ở nƣớc ta, sông – núi vốn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của nhân dân lao động, mọi công việc làm ăn, đói no, mọi sinh hoạt vui buồn đều gắn với sông, núi. Tất cả những điều đó làm cho sông núi dễ trở thành biểu tƣợng tiêu biểu của cái đẹp phong cảnh thƣờng nhắc đến trong ca dao. Ngoài những lí do là sự gần gũi với con ngƣời, thì theo quan niệm cổ xƣa của phƣơng Đông, núi sông là cốt tủy của sự sống, núi không thể thiếu sông, sông không thể tách rời núi. Nếu thiếu một trong hai cái đó, sự sống không tồn tại, nhƣ dƣơng thiếu 49 âm và ngƣợc lại. Hình ảnh sông núi bên nhau bởi vậy đã trở thành tƣợng trƣng cho vẻ đẹp của vũ trụ, của đất trời. Trong ý nghĩa này có thể nói những câu ca dao về thiên nhiên thƣờng là những bức tranh sơn thủy. 3.4.2. Biểu trƣng cho sự xa cách tình cảm “Sông” – “núi” hiện lên không chỉ đơn giản là sự tái hiện những cảnh đẹp của quê hƣơng, xứ sở mà còn chứa đựng nhiều nét nghĩa biểu trƣng cho sự xa cách lứa đôi. Cách sông cách núi cho cam Cách một chỗ lội thiếp chàng xa nhau. “Sông” với “núi” là những đối tƣợng đƣợc đem ra làm thƣớc đo cho sự cách xa về địa lý: “cách sông”, “cách núi”. Đó là khoảng cách không gian rộng lớn, thử thách tình cảm của đôi lứa đang yêu. Đây nữa, cảm thức không gian xa cách nghìn trùng cũng đƣợc biểu hiện trong lời ca dao: Ai làm cho bƣớm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vƣờn hồng Anh đi muôn dặm non sông Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy. Không gian thêm xa vắng, bất tận bởi “anh đi muôn dặm non sông”, khiến thời gian, không gian và con ngƣời nặng trĩu buồn thƣơng vô hạn. Ta đi tìm cái hơi ấm trong mỗi con ngƣời giãi bày tâm sự để thấy núi sông là nơi chia sẻ ân tình: Đƣa nhau giọt lệ không ngừng Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng cao [5, 905] Đây là tâm trạng của chàng trai và của cả cô gái sau khi tiễn ngƣời yêu đi xa. Những giọt nƣớc mắt lăn tròn trên đôi má, phải chăng là ngƣời con gái đang rất buồn trong tâm cảnh chia ly này. Đƣa nhau, mỗi ngƣời một ngả, chia lìa, xa cách, hai phƣơng trời biền biệt vô song. Con ngƣời bé nhỏ lại càng thêm cô đơn giữa cảnh đất trời hoang vắng. „Sông rộng” – cái vẻ mênh mông, vô biên bất tận khiến lòng ngƣời lắng xuống, 50 chan hòa vào dòng nƣớc trên sông. “Núi rộng” – sự ngút ngàn, heo hắt nhƣ một cái cớ khiến “giọt lệ không ngừng”. Tâm trạng này ta cũng gặp ở bài ca dao khác: Anh đi em ngó một chừng Ngó sông, sông rộng, ngó rừng rừng cao [5, 109] Cô gái trong nỗi niềm nhớ thƣơng chàng trƣớc cảnh sông núi bao la, ngút ngàn chân khói càng làm cho lòng thêm cô quạnh. Lại là thời gian của buổi chiều tà: “chiều chiều” – cảm giác hoang vắng, xa xôi, cô đơn, buồn tẻ dâng trào trong lòng. Đây là thời điểm trong ngày dễ mang đến cho ngƣời ta nhiều nỗi niềm nhất, khiến đôi mắt nhƣ càng long lanh, hai hàng mi càng thêm lóng lánh. Ngƣời con gái ở đây đang nhớ lại giây phút tiễn đƣa chàng, để giờ đây, chỉ mình nàng đứng nhìn theo từng con sông dài, từng dãy núi cao. Sông thì dồn về biển cả, núi thì heo hắt theo mây trời. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên cái cảm thức đầy buồn tủi trong lòng ngƣời. “Non ngắt” ý chỉ màu xanh của cây cối trong rừng. Phải chăng khu rừng này rất rộng, ụm tùm, cây cối xum xuê, chen ngang xen dọc, tạo nên màu “xanh ngắt” khiến lòng ngƣời con gái càng thêm trĩu nặng, tủi hờn! Trông hoài, trông mãi cũng chỉ thấy một màu xanh nhƣ vậy, trông càng xa thì sông càng rộng, càng dài, non càng vắng lặng. Biết gửi vào đâu nỗi niềm thầm kín này? “Sông” với “núi” kết hợp với nhau tạo nên nét đẹp rất riêng không gì sánh nổi, nhƣng cũng là sự kết hợp để mối sầu thêm giăng kín lòng ngƣời. Ta nhƣ thấy trƣớc mắt mình cảnh tƣợng sông dài, non thẳm mà lòng ngƣời cô quạnh, để càng thấu hiểu hơn tâm trạng của con ngƣời trong cảnh chia ly. Đất nƣớc ta đẹp tƣơi và hùng mạnh hơn bởi có sự hòa quyện giữa sông và núi. Nhƣ hai thực thể sống động, “sông” – “núi” đi vào trong ca dao nhƣ một lẽ tất yếu để làm nên vẻ đẹp vĩnh hằng cho mảnh đất yêu thƣơng, mang nhiều nét nghĩa khác nhau. Tiểu kết: Biểu tƣợng dòng sông với các dạng thức khác nhau đã làm nổi bật hơn lên ý nghĩa của dòng sông trong ca dao trữ tình ngƣời Việt. Mỗi một dạng thức là sự ẩn hiện của những lớp nghĩa khác nhau, khiến bạn đọc luôn cảm nhận đƣợc sự tƣơi mới trong từng lời ca. 51 KẾT LUẬN Sông nƣớc mênh mông, chằng chịt đã để lại một dấu ấn mạnh mẽ trong nghệ thuật văn học dân gian, đặc biệt là ca dao. Hệ thống sông ngòi Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm, không chỉ gắn bó và trở thành môi trƣờng sống của ngƣời Việt, mà còn là những con đường chuyên chở văn hóa, tạo nên dấu ấn của văn hóa sông trong văn hóa Việt Nam. Trải dài theo mảnh đất cong cong hình chữ S của đất nƣớc Việt Nam, ta sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị. Mỗi miền quê đều mang những bản sắc văn hóa riêng gắn với từng con sông, trở thành linh hồn của quê hƣơng. Bắc, Trung, Nam, ba miền quê với sự hội tụ của những dòng sông làm nên bản sắc văn hóa riêng cho mình, khiến ca dao sông nƣớc càng thêm thi vị. Chính vì thế, sông ngòi là đề tài muôn thuở cho các nghệ sĩ dân gian sáng tác nên những câu ca dao truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ca dao sản sinh ra từ mỗi vùng miền đã tạo nên những nét đặc sắc cho văn hóa miền quê. Trƣớc cảnh sông nƣớc mênh mông của đồng bằng sông nƣớc Nam Bộ, ngƣời dân nơi đây đã sáng tác những bài ca dao thể hiện tình yêu với non sông, đất nƣớc và thể hiện tình yêu đôi lứa giữa sóng nƣớc, mây trời bao la. Hình ảnh cây đa, bến nƣớc, con đò đã trở nên hết sức thân thuộc, gần gũi với ngƣời dân đất Việt, và dòng sông quê hƣơng là nơi lƣu giữ những kỉ niệm, là nơi hội tụ, lắng đọng những nét đẹp văn hóa của các làng quê Việt. Chính vì thế mà sông đi vào trong ca dao với biết bao thân thƣơng, sâu lắng, nhẹ nhàng mà êm ái, mát trong. Dòng sông quê là cái nôi nuôi dƣỡng mỗi chúng ta khôn lớn, là nơi để chúng ta nhớ thƣơng và cảm nhận về tình yêu, số phận con ngƣời qua mỗi lời ca, cùng với sự kết hợp với những hình ảnh quen thuộc, tạo thành cặp sóng đôi tƣơng xứng. Xuất hiện cùng với các dạng thức khác nhau nhƣ “sông – bến”, “sông – đò”…, dòng sông trong ca dao Việt càng thêm tƣơi đẹp và ý nghĩa, nhƣ chính tạo hóa đã ban tặng thiên chức cho những dòng sông ấy. Dòng sông trong ca dao, tƣởng chừng đã xƣa cũ nhƣng thực ra vẫn luôn mới mỗi ngày. Dòng sông với giọng nhẹ nhàng sâu lắng tƣởng chừng đứng yên nhƣng nó vận động từng giờ. Hiện hữu trong mỗi bài ca dao là một hình tƣợng sông khác nhau, 52 nhƣng vẻ ngời sáng và lóng lánh của nó thì chất chứa ở mỗi ca từ không hề phai dấu. Chúng tôi vẫn luôn tin rằng, sự hiện hữu của những dòng sông trong ca dao Việt cũng chính là sự hiện diện của mỗi kiếp ngƣời. Trong ca dao trữ tình, dòng sông là biểu tƣợng tƣơi mát và trẻ trung nhất thấm đẫm nơi trái tim con ngƣời. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế (2001), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam ( tập IV, quyển I, Tục ngữ - Ca dao), NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Bảo Định Giang, Nguyến Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1994), Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb Tp HCM, Hồ Chí Minh. 3. Jean Chevaler, Alain Gheer brant, Từ điển biểu tượng Văn hóa Thế giới, Nxb Đà Nẵng. 4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (1995), Kho tàng ca dao người Việt (4 tập), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 6. Mã Giang Lân (1998), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 7. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội 9. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (2011), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Thu Trang (2011), Sông trong tâm thức người Việt, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội. 11. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử (1998), Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Hoàng Tiến Tựu (1998), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Http://e-cadao.com/ 54 [...]... ấy Đó là dáng dấp của ngƣời Việt, êm đềm nhƣ từng con sóng! 29 Chƣơng 3 CÁC DẠNG THỨC VÀ Ý NGHĨA BIỂU TRƢNG CỦA DÕNG SÔNG TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƢỜI VIỆT Sinh ra trong một đất nƣớc có nhiều sông ngòi, kênh rạch, ca dao Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng theo suy nghĩ, tƣ duy của con ngƣời vùng sông nƣớc, trong nội dung cũng nhƣ trong hình thức nghệ thuật Dòng sông trong ca dao Việt hiện lên đa dạng, phong... 1: Giới thuyết về biểu tƣợng và biểu tƣợng dòng sông Chƣơng 2: Dấu ấn địa – văn hóa của biểu tƣợng dòng sông trong ca dao Chƣơng 3: Các dạng thức và ý nghĩa biểu trƣng của dòng sông trong ca dao 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ BIỂU TƢỢNG DÕNG SÔNG 1.1 Biểu tƣợng Theo Từ điển thuật ngữ văn học của PGS Lê Bá Hán – GS.TS Trần Đình Sử GS Nguyễn Khắc Phi nhận định: Biểu tượng ( tiếng Pháp:... hiện của biểu tƣợng dòng sông trong ca dao Ca dao là mảnh đất nghệ thuật vô tận Khám phá thế giới nghệ thuật trong ca dao, ngƣời viết đi sâu vào biểu tƣợng dòng sông trong ca dao Việt Qua quá trình khảo sát thực tiễn và tƣ liệu, tác giả nhận thấy rằng đây là một biểu tƣợng có sức sống tiềm tàng, vƣợt qua đại ngàn của không gian và thời gian, làm nên nét riêng biệt cho ca dao dân ca Việt Nam Bất cứ nơi... cứu, phân tích, làm rõ đặc điểm của biểu tƣợng dòng sông về nhiều mặt: dòng sông với văn hóa vùng miền, dòng sông với các dạng thức khác nhau Từ đó góp phần làm nổi bật đặc sắc của biểu tƣợng dòng sông trong sự đối sánh với ca dao nói chung - Về thực tiễn: Khóa luận góp thêm tiếng nói cho những ai muốn đi sâu hơn về biểu tƣợng dòng sông trong ca dao trữ tình ngƣời Việt 6 7 Cấu trúc khóa luận Ngoài phần... dân gian Việt Nam Triết lí nhƣ vậy để ta hiểu rõ hơn về hình ảnh dòng sông đƣợc gợi nhắc trong ca dao nhƣ một lẽ tất yếu để qua đó nói lên nỗi lòng mình Trong bài viết: “Hình tƣợng sông nƣớc trong ca dao trữ tình Nam Bộ”, Trần Thị Diễm Thúy có nói: Trong ca dao dân ca Việt Nam nói chung, sông thƣờng đƣợc nhắc đến nhƣ một đặc trƣng cho quê hƣơng, cho miền quê… Tuy nhiên, không ở đâu hình ảnh sông đƣợc... khi nói: người ta không thể hai lần bước xuống một dòng sông (Cratyle 402a) Trong văn học Việt Nam nói chung và ca dao nói riêng, dòng sông đƣợc gợi nhắc bình dị, trong trẻo, hiền hòa Nói đến sông là nói về tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, nói đến sông là nói đến những hình ảnh sóng đôi nhƣ sông với cầu, sông với bến, từ đó giúp ta liên tƣởng tới nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau Trong ca dao, dòng sông hiện... trị thẩm mĩ sâu sắc, phong phú nhƣ trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ Hình ảnh quen thuộc trong ca dao trữ tình Bắc Bộ là cây đa, mái đình,… gợi rõ nét văn hóa cổ truyền của nông thôn Bắc Bộ Ca dao Trung Bộ là hình ảnh của núi đèo, ruộng, rú, truông, phá… thể hiện một không gian cao rộng từ địa hình tự nhiên của vùng đất… Nhìn chung, thiên nhiên sông nƣớc trong ca dao Nam Bộ đƣợc xây dựng thành những... địa phƣơng của ca dao dân ca Nam Bộ, góp phần làm phong phú thêm tiến trình phát triển chung của ca dao dân ca Việt Nam” Trong một bài viết có tên “Vị thế địa – văn hóa của Hà Nội nghìn xƣa trong bối cảnh môi sinh lƣu vực sông Hồng và cả nƣớc Việt Nam”, cố giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng đã vẽ ra tứ giác nƣớc của Hà Nội trong đó có hai con sông quan trọng: sông trƣớc là sông Nhị và sông sau là sông Tô Giáo sƣ... đƣợc Sông Hƣơng là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của những câu ca dao cất lên giữa màu cỏ lá xanh biếc Cùng với dòng sông Hƣơng, một dòng văn hóa đậm đà truyền thống của Huế đã ra đời và sẽ chảy mãi đến tận mai sau, chảy vô tận trong tâm hồn nhiều thế hệ Ngọt ngào, trầm lắng, thơ mộng, trữ tình sông Hƣơng ngân lên những ca từ mà ngàn đời sau còn vọng mãi! 2.2.2 Sông Thu Bồn – dòng sông. .. đáo Xuất hiện trong ca dao trữ tình ngƣời Việt, dòng sông hiện hữu nhƣ một sinh thể sống động, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền và chứa đựng những nét nghĩa biểu đạt phong phú, góp phần diễn tả đời sống tâm hồn của con ngƣời 15 Chƣơng 2 DẤU ẤN ĐỊA – VĂN HÓA CỦA BIỂU TƢỢNG DÕNG SÔNG TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƢƠI VIỆT Với đặc điểm địa lý nhiều sông ngòi, kênh rạch, văn hóa Việt Nam đƣợc hình thành mang