Sông Thu Bồn – dòng sông hoài niệm

Một phần của tài liệu Biểu tượng dòng sông trong ca dao trữ tình người việt (KL07168) (Trang 29 - 31)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.Sông Thu Bồn – dòng sông hoài niệm

Hƣơng Giang – dòng sông của nét hài hòa, thơ mộng đi vào lòng ngƣời nhƣ những điệu nhạc tơ vƣơng, thì Thu Bồn đƣợc coi là dòng sông hoài niệm, mênh mang diệu vợi hồn xứ Quảng:

24

Sông Thu Bồn chảy ra Cửa Đại Lạch Bình Long chảy mãi ra Hàn Ai về Đà Nẵng, Hội An

Cho ta nhắn gửi vài hàng tâm thƣ

Câu ca dao xuất phát từ vùng Điện Bàn thời ông Hƣờng Hiệu dấy binh chống Pháp.

Thu Bồn là con sông đóng vai trò cầu nối giữa hai cảng thị Hội An – Đà Nẵng trong một giai đoạn dài. Con sông này là một di sản của Quảng Nam và Đà Nẵng về nhiều lĩnh vực.

Từ thời xa xƣa, cộng đồng dân tộc Việt sinh sống tại đây đã chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ văn hóa nƣớc sông Thu Bồn. Và chứng tích huy hoàng mà ngày nay chúng ta vẫn đƣợc chứng kiến, đó chính là tuyệt tác di sản văn hóa thế giới Thánh địa Mỹ Sơn. Thu Bồn – cái tên của nó sao gợi đầy thân thƣơng, yêu mến! Hối hả xuôi về biển cả, trƣớc khi đổ ra đại dƣơng, con sông Thu còn kịp dừng chân kiến tạo để lại cho đời sau một trong những cảng thị và đô thị cổ đẹp nhất Việt Nam mà ngày nay vẫn còn, đó là di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An. Ngày nay, phố cổ Hội An cùng với làng rau Trà Quế, làng gốm cổ Thanh Hà, Cửa Đại… hợp thành một quần thể độc đáo dọc theo sông Thu Bồn. Trên hành trình xuôi về biển cả, con sông Thu Bồn hối hả bồi đắp phù sa để lại cho đời những cánh đồng màu mỡ, để con ngƣời khai phá, dựng bản làng. Có lẽ vì thế mà ngƣời ta tôn thờ dòng sông này và gọi nó là “sông Mẹ”. Không những ban phát cho con ngƣời nơi đây nghề chài lƣới, đánh bắt cá phong phú, sông Thu còn giúp dân cƣ của nhiều làng nghề nức tiếng nhƣ làng trầm Nông Sơn, làng dệt vải Tằm Tang, làng gốm Thanh Hà, đƣa những sản phẩm nổi tiếng của mình xuôi theo dòng sông qua cảng Hội An đến với bạn bè từ bao đời nay.

Vào tháng 3 hàng năm, cƣ dân vùng Duy Xuyên lại tổ chức lễ hội Bà Thu Bồn để tƣởng nhớ dòng sông Mẹ đã ban phát cho họ nghề cày cấy và nghề nuôi tằm dệt vải. Tất cả mọi ngƣời đều nô nức trong lễ hội, nhƣ một nét văn hóa không thể thiếu, để ca ngợi dòng sông Thu Bồn mênh mang nỗi nhớ này.

Sông Thu Bồn thuyền chạy lon bon Gặp phải sóng lớn chớ non tay chèo

25

[5, 1855]

Dừng chân ở một bến nƣớc, du khách có thể hòa nhập vào một phiên chợ quê mộc mạc, thƣởng thức điệu hò khoan sâu lắng, hay nghe chuyện kể về những sự tích đƣợc sản sinh ra từ miền quê với dòng sông Thu yêu mến, cũng nhƣ huyền thoại của dòng sông này trong những cuộc kháng chiến vệ quốc. Không biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng bộ đội, dân quân du kích và những ngƣời dân yêu nƣớc đã ngã xuống, vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất gắn với Thu Bồn. Lẽ vì thế, mà Thu Bồn trở nên bất tử!

Với những giá trị tiềm năng vốn có, đƣợc con ngƣời nơi đây tôn thờ nhƣ một vật thể linh thiêng không thể thiếu, sông Thu Bồn là nét đẹp văn hóa cổ truyền không thể thiếu của miền quê này.

Mỗi một dòng sông đều có triết lí riêng của mình, sông Thu Bồn cũng vậy. Triết lí của nó là sự giao hòa về sóng nƣớc, bờ bãi, núi non, của một con đò, mỗi mái chèo và mỗi con ngƣời. Với triết lí ấy, với những nét dịu dàng tạo ra bản sắc văn hóa vùng miền riêng biệt, Thu Bồn mãi giữ riêng nó vẻ xanh thăm thẳm hiền hòa. Để rồi trải qua bao sóng gió, Thu Bồn vẫn là dải lụa mềm vắt từ điệp trùng Trƣờng Sơn qua châu thổ ra biển và là tiếng hát dòng sông cùng với những nụ cƣời giản dị mà thân mật. Những điều này in sâu vào trong con ngƣời nơi đây, khiến ta cảm nhận đƣợc văn hóa riêng biệt của miền quê này khi chào đón khách du lịch đến tham quan.

Thu Bồn là dòng sông tƣợng trƣng cho thời gian, dòng đời. Cuộc đời con ngƣời, hay vùng đất Hội An, với những nét đặc sắc văn hóa cũng nhƣ dòng sông này, tuôn chảy mãi không ngừng.

Một phần của tài liệu Biểu tượng dòng sông trong ca dao trữ tình người việt (KL07168) (Trang 29 - 31)