7. Cấu trúc khóa luận
3.4. “Sông” với “núi” (63/711 lời)
Trong ca dao, nƣớc, non, sông, núi là những từ có tần số xuất hiện rất cao. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì nƣớc ta có địa hình phức tạp, nhiều núi, nhiều sông, và sông gắn chặt với đời sống con ngƣời nên biểu tƣợng sông đi vào trong ca dao cũng là lẽ mặc nhiên.
Nhƣng đáng chú ý hơn là sông – núi thƣờng đi liền với nhau, tạo nên một phong cảnh gợi cảm xúc thẩm mỹ. Chính sự kết hợp tự nhiên giữa hai hình tƣợng này đã vẽ nên những bức tranh về thiên nhiên Việt Nam đẹp tƣơi vô cùng.
47
3.4.1. Biểu trưng cho “linh khí” của quê hương, xứ sở
Tình yêu thiên nhiên, trong đó có tình yêu cái đẹp của thiên nhiên, phong cảnh là một nét nổi bật trong tính cách của con ngƣời Việt Nam. Qua ca dao, chúng ta có thể thấy đối với ngƣời dân quê, cảnh đẹp là cảnh có núi có sông, có sơn có thủy, núi sông uốn lƣợn mềm mại, cảnh vật luân chuyển, hoạt động, tràn đầy sinh khí và sức sống nhƣng cũng đầy tình tứ, gắn bó tƣơng thông với con ngƣời.
Nhìn xem phong cảnh làng ta Có sơn có thủy bao la hữu tình
[5, 1656]
Cảnh đẹp ấy bên cạnh hình dáng uyển chuyển và tƣơi tắn, hữu tình, còn là tƣợng trƣng cho ấm no, hạnh phúc. Trong thẩm mĩ của ngƣời dân quê, cái đẹp của thiên nhiên không thể tách rời tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, lòng tự hào về miền quê của mình.
In mình xuống dƣới dòng nƣớc biếc, núi lặng lẽ vẽ nên cho đời những khung cảnh thật tuyệt vời, để chính nó lại là nguồn cảm hứng sáng tác cho tập thể nhân dân lao động. Đi từ Bắc vào Nam, có biết bao thắng cảnh của nƣớc ta mà ai ai cũng biết đến. Mỗi một địa danh đều có vẻ đẹp tƣơi riêng biệt của nó.
Huế, không chỉ mơ màng với nhã nhặn cung đình, mà nó lung linh bởi cảnh sông núi nhƣ một “tuyệt thế giai nhân”:
Đƣờng nào vui bằng đƣờng Thƣợng Tứ Cảnh mô đẹp bằng cảnh núi Ngự sông Hƣơng
[5, 919]
Sông Hƣơng – núi Ngự là linh hồn của Huế, là lòng mẹ bao dung sản sinh ra những đứa con tinh thần vô giá. Đến với xứ Huế, là đến với cái đẹp thơ mộng, mơ màng nhƣ một ngƣời thiếu nữ với áng tóc trữ tình tuôn dài. Sông Hƣơng lấp lánh một dòng, soi hình núi Ngự nhƣ ôm ấp, vỗ về. Non cao, sông rộng, cảnh sắc hiền hòa, hợp trời sông nƣớc, khiến ai cũng nao lòng khi đắm chìm trong vẻ đẹp đến ngây dại của Huế thơ.
Không chỉ có Huế mới có sự kết hợp tinh hoa nhƣ vậy. Cảnh “sông” – “núi” nhƣ đôi tình nhân không thể tách rời đƣợc nhắc đến ở rất nhiều bài ca:
48
Sông Tuần một dãy nông sờ Hàm Rồng một dãy lờ mờ núi cao Vui thay núi thẳm sông sâu
Thuyền đi hai dãy nhƣ sao hôm rằm [5, 1853]
Cây cầu Hàm Rồng đƣợc soi bóng nghiêng mình với dòng sông Tuần khiến chúng trở nên lung linh, lấp lánh. Nếu đứng tách rời độc lập, có lẽ ta sẽ khó mà thấy đƣợc sự hòa quyện của đất trời gửi gắm vào những cảnh sắc trên. Dãy núi lúc nào cũng giăng mờ mờ sƣơng, để nhấn thêm nét bút cho họa sĩ dân gian phác thành bức tranh mặc thủy huyền ảo đầy sƣơng mờ. Đừng nghĩ Đà Lạt mới có sƣơng giăng phủ mờ, mà ở chính nơi đây, với sự kết hợp giữa nƣớc và non, ta nhƣ đƣợc bƣớc vào một thế giời kì ảo của cổ tích.
Có rất nhiều câu ca dao trong đó “sông” – “núi” đi với nhau tạo nên một hình ảnh thống nhất về vẻ đẹp của thiên nhiên:
Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu Nong tằm, ao cá, nƣơng dâu Đò xƣa bến cũ nhớ câu hẹn hò
[5, 1503]
Dƣờng nhƣ trong cảm thức dân gian, núi chỉ đẹp khi có sông và sông chỉ đẹp khi đi với núi. Sông với núi kết hợp với nhau thành một đôi sơn thủy, nhƣ một nguồn cảm hứng của tình yêu hay của lòng tự hào về quê hƣơng. Nhƣ những họa sĩ chuyên nghiệp với màu mực tàu thơm phức vẽ ra từng nét đƣợm màu quê hƣơng:
Sáng trăng dạo cẳng đi chơi Dạo miền sơn thủy là nơi hữu tình
Cũng từ cặp đôi núi sông, sơn thủy này đã hình thành nên nhiều biểu tƣợng khác trong ca dao nhƣ nƣớc non, mây núi…
Ai về em gởi bức thƣ
Hỏi ngƣời bạn cũ bây giờ nơi nao Non kia ai đắp mà cao
49
Sông kia biển nọ ai đào mà sâu [5, 88]
Non xanh, nƣớc biếc đã trở thành dấu hiệu của vẻ đẹp phong cảnh, thành niềm tự hào về nét đẹp của mỗi vùng quê:
Đƣờng vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nƣớc biếc nhƣ tranh họa đồ
[5, 922]
Trong câu ca dao này, ta không thấy xuất hiện hình ảnh dòng sông hay ngọn núi nào cụ thể, nhƣng “non xanh nƣớc biếc” đã thay lời nói lên sự kết hợp tài tình của “đôi uyên ƣơng” này.
Không ít ngƣời trong số chúng ta đã đặt câu hỏi: vì sao trong ca dao cái đẹp của phong cảnh thƣờng gắn với sự kết hợp của “sông” với “núi”, tạo nên non xanh nƣớc biếc? Trƣớc hết chúng ta thấy trong sâu thẳm ý thức con ngƣời, những gì hài hòa thƣờng là cơ sở tạo nên cảm giác đẹp, dễ chịu, mang lại nhiều thiện cảm với con ngƣời. Trong tƣ duy phƣơng Đông, hài hòa lớn nhất là hài hòa giữa Âm – Dƣơng, từ đó, “sản sinh” ra vô số những cặp phạm trù khác nhau, phổ biến nhất là những cặp hài hòa mang tính cân đối, đối xứng nhƣ kiểu: ngày – đêm, trên – dƣới, trong – ngoài… Trong ca dao có rất nhiều câu thể hiện nét tƣ duy ấy:
Một ngƣời trên núi non Bồng
Một ngƣời dƣới biển dốc lòng chờ nhau [5, 1409]
“Sông” – “núi” sở dĩ trở thành biểu tƣợng của vẻ đẹp phong cảnh bởi vì nó là cặp hài hòa lớn nhất, rõ rệt nhất mà ai ai cũng có thể đƣợc mắt thấy tai nghe, huống chi ngoài điều đó ra, ở nƣớc ta, sông – núi vốn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của nhân dân lao động, mọi công việc làm ăn, đói no, mọi sinh hoạt vui buồn đều gắn với sông, núi. Tất cả những điều đó làm cho sông núi dễ trở thành biểu tƣợng tiêu biểu của cái đẹp phong cảnh thƣờng nhắc đến trong ca dao.
Ngoài những lí do là sự gần gũi với con ngƣời, thì theo quan niệm cổ xƣa của phƣơng Đông, núi sông là cốt tủy của sự sống, núi không thể thiếu sông, sông không thể tách rời núi. Nếu thiếu một trong hai cái đó, sự sống không tồn tại, nhƣ dƣơng thiếu
50
âm và ngƣợc lại. Hình ảnh sông núi bên nhau bởi vậy đã trở thành tƣợng trƣng cho vẻ đẹp của vũ trụ, của đất trời. Trong ý nghĩa này có thể nói những câu ca dao về thiên nhiên thƣờng là những bức tranh sơn thủy.
3.4.2. Biểu trƣng cho sự xa cách tình cảm
“Sông” – “núi” hiện lên không chỉ đơn giản là sự tái hiện những cảnh đẹp của quê hƣơng, xứ sở mà còn chứa đựng nhiều nét nghĩa biểu trƣng cho sự xa cách lứa đôi.
Cách sông cách núi cho cam Cách một chỗ lội thiếp chàng xa nhau.
“Sông” với “núi” là những đối tƣợng đƣợc đem ra làm thƣớc đo cho sự cách xa về địa lý: “cách sông”, “cách núi”. Đó là khoảng cách không gian rộng lớn, thử thách tình cảm của đôi lứa đang yêu.
Đây nữa, cảm thức không gian xa cách nghìn trùng cũng đƣợc biểu hiện trong lời ca dao:
Ai làm cho bƣớm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vƣờn hồng Anh đi muôn dặm non sông Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.
Không gian thêm xa vắng, bất tận bởi “anh đi muôn dặm non sông”, khiến thời gian, không gian và con ngƣời nặng trĩu buồn thƣơng vô hạn.
Ta đi tìm cái hơi ấm trong mỗi con ngƣời giãi bày tâm sự để thấy núi sông là nơi chia sẻ ân tình:
Đƣa nhau giọt lệ không ngừng
Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng cao [5, 905]
Đây là tâm trạng của chàng trai và của cả cô gái sau khi tiễn ngƣời yêu đi xa. Những giọt nƣớc mắt lăn tròn trên đôi má, phải chăng là ngƣời con gái đang rất buồn trong tâm cảnh chia ly này. Đƣa nhau, mỗi ngƣời một ngả, chia lìa, xa cách, hai phƣơng trời biền biệt vô song. Con ngƣời bé nhỏ lại càng thêm cô đơn giữa cảnh đất trời hoang vắng. „Sông rộng” – cái vẻ mênh mông, vô biên bất tận khiến lòng ngƣời lắng xuống,
51
chan hòa vào dòng nƣớc trên sông. “Núi rộng” – sự ngút ngàn, heo hắt nhƣ một cái cớ khiến “giọt lệ không ngừng”. Tâm trạng này ta cũng gặp ở bài ca dao khác:
Anh đi em ngó một chừng
Ngó sông, sông rộng, ngó rừng rừng cao [5, 109]
Cô gái trong nỗi niềm nhớ thƣơng chàng trƣớc cảnh sông núi bao la, ngút ngàn chân khói càng làm cho lòng thêm cô quạnh. Lại là thời gian của buổi chiều tà: “chiều chiều” – cảm giác hoang vắng, xa xôi, cô đơn, buồn tẻ dâng trào trong lòng. Đây là thời điểm trong ngày dễ mang đến cho ngƣời ta nhiều nỗi niềm nhất, khiến đôi mắt nhƣ càng long lanh, hai hàng mi càng thêm lóng lánh. Ngƣời con gái ở đây đang nhớ lại giây phút tiễn đƣa chàng, để giờ đây, chỉ mình nàng đứng nhìn theo từng con sông dài, từng dãy núi cao. Sông thì dồn về biển cả, núi thì heo hắt theo mây trời. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên cái cảm thức đầy buồn tủi trong lòng ngƣời. “Non ngắt” ý chỉ màu xanh của cây cối trong rừng. Phải chăng khu rừng này rất rộng, ụm tùm, cây cối xum xuê, chen ngang xen dọc, tạo nên màu “xanh ngắt” khiến lòng ngƣời con gái càng thêm trĩu nặng, tủi hờn! Trông hoài, trông mãi cũng chỉ thấy một màu xanh nhƣ vậy, trông càng xa thì sông càng rộng, càng dài, non càng vắng lặng. Biết gửi vào đâu nỗi niềm thầm kín này?
“Sông” với “núi” kết hợp với nhau tạo nên nét đẹp rất riêng không gì sánh nổi, nhƣng cũng là sự kết hợp để mối sầu thêm giăng kín lòng ngƣời. Ta nhƣ thấy trƣớc mắt mình cảnh tƣợng sông dài, non thẳm mà lòng ngƣời cô quạnh, để càng thấu hiểu hơn tâm trạng của con ngƣời trong cảnh chia ly.
Đất nƣớc ta đẹp tƣơi và hùng mạnh hơn bởi có sự hòa quyện giữa sông và núi. Nhƣ hai thực thể sống động, “sông” – “núi” đi vào trong ca dao nhƣ một lẽ tất yếu để làm nên vẻ đẹp vĩnh hằng cho mảnh đất yêu thƣơng, mang nhiều nét nghĩa khác nhau.
Tiểu kết:
Biểu tƣợng dòng sông với các dạng thức khác nhau đã làm nổi bật hơn lên ý nghĩa của dòng sông trong ca dao trữ tình ngƣời Việt. Mỗi một dạng thức là sự ẩn hiện của những lớp nghĩa khác nhau, khiến bạn đọc luôn cảm nhận đƣợc sự tƣơi mới trong từng lời ca.
52
KẾT LUẬN
Sông nƣớc mênh mông, chằng chịt đã để lại một dấu ấn mạnh mẽ trong nghệ thuật văn học dân gian, đặc biệt là ca dao.
Hệ thống sông ngòi Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm, không chỉ gắn bó và trở thành môi trƣờng sống của ngƣời Việt, mà còn là những con đường chuyên chở văn hóa, tạo nên dấu ấn của văn hóa sông trong văn hóa Việt Nam.
Trải dài theo mảnh đất cong cong hình chữ S của đất nƣớc Việt Nam, ta sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị. Mỗi miền quê đều mang những bản sắc văn hóa riêng gắn với từng con sông, trở thành linh hồn của quê hƣơng. Bắc, Trung, Nam, ba miền quê với sự hội tụ của những dòng sông làm nên bản sắc văn hóa riêng cho mình, khiến ca dao sông nƣớc càng thêm thi vị. Chính vì thế, sông ngòi là đề tài muôn thuở cho các nghệ sĩ dân gian sáng tác nên những câu ca dao truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ca dao sản sinh ra từ mỗi vùng miền đã tạo nên những nét đặc sắc cho văn hóa miền quê. Trƣớc cảnh sông nƣớc mênh mông của đồng bằng sông nƣớc Nam Bộ, ngƣời dân nơi đây đã sáng tác những bài ca dao thể hiện tình yêu với non sông, đất nƣớc và thể hiện tình yêu đôi lứa giữa sóng nƣớc, mây trời bao la.
Hình ảnh cây đa, bến nƣớc, con đò đã trở nên hết sức thân thuộc, gần gũi với ngƣời dân đất Việt, và dòng sông quê hƣơng là nơi lƣu giữ những kỉ niệm, là nơi hội tụ, lắng đọng những nét đẹp văn hóa của các làng quê Việt. Chính vì thế mà sông đi vào trong ca dao với biết bao thân thƣơng, sâu lắng, nhẹ nhàng mà êm ái, mát trong.
Dòng sông quê là cái nôi nuôi dƣỡng mỗi chúng ta khôn lớn, là nơi để chúng ta nhớ thƣơng và cảm nhận về tình yêu, số phận con ngƣời qua mỗi lời ca, cùng với sự kết hợp với những hình ảnh quen thuộc, tạo thành cặp sóng đôi tƣơng xứng. Xuất hiện cùng với các dạng thức khác nhau nhƣ “sông – bến”, “sông – đò”…, dòng sông trong ca dao Việt càng thêm tƣơi đẹp và ý nghĩa, nhƣ chính tạo hóa đã ban tặng thiên chức cho những dòng sông ấy.
Dòng sông trong ca dao, tƣởng chừng đã xƣa cũ nhƣng thực ra vẫn luôn mới mỗi ngày. Dòng sông với giọng nhẹ nhàng sâu lắng tƣởng chừng đứng yên nhƣng nó vận động từng giờ. Hiện hữu trong mỗi bài ca dao là một hình tƣợng sông khác nhau,
53
nhƣng vẻ ngời sáng và lóng lánh của nó thì chất chứa ở mỗi ca từ không hề phai dấu. Chúng tôi vẫn luôn tin rằng, sự hiện hữu của những dòng sông trong ca dao Việt cũng chính là sự hiện diện của mỗi kiếp ngƣời. Trong ca dao trữ tình, dòng sông là biểu tƣợng tƣơi mát và trẻ trung nhất thấm đẫm nơi trái tim con ngƣời.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế (2001), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam
( tập IV, quyển I, Tục ngữ - Ca dao), NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bảo Định Giang, Nguyến Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1994), Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb Tp HCM, Hồ Chí Minh.
3. Jean Chevaler, Alain Gheer brant, Từ điển biểu tượng Văn hóa Thế giới, Nxb Đà Nẵng.
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn
học, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (1995), Kho tàng ca dao người Việt (4 tập), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
6. Mã Giang Lân (1998), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 7. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
8. Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội 9. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (2011), Từ điển thuật ngữ Văn học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Thu Trang (2011), Sông trong tâm thức người Việt, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
11. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử (1998), Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Hoàng Tiến Tựu (1998), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Http://e-cadao.com/