7. Cấu trúc khóa luận
3.4.2. Biểu trƣng cho sự xa cách tình cảm
“Sông” – “núi” hiện lên không chỉ đơn giản là sự tái hiện những cảnh đẹp của quê hƣơng, xứ sở mà còn chứa đựng nhiều nét nghĩa biểu trƣng cho sự xa cách lứa đôi.
Cách sông cách núi cho cam Cách một chỗ lội thiếp chàng xa nhau.
“Sông” với “núi” là những đối tƣợng đƣợc đem ra làm thƣớc đo cho sự cách xa về địa lý: “cách sông”, “cách núi”. Đó là khoảng cách không gian rộng lớn, thử thách tình cảm của đôi lứa đang yêu.
Đây nữa, cảm thức không gian xa cách nghìn trùng cũng đƣợc biểu hiện trong lời ca dao:
Ai làm cho bƣớm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vƣờn hồng Anh đi muôn dặm non sông Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.
Không gian thêm xa vắng, bất tận bởi “anh đi muôn dặm non sông”, khiến thời gian, không gian và con ngƣời nặng trĩu buồn thƣơng vô hạn.
Ta đi tìm cái hơi ấm trong mỗi con ngƣời giãi bày tâm sự để thấy núi sông là nơi chia sẻ ân tình:
Đƣa nhau giọt lệ không ngừng
Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng cao [5, 905]
Đây là tâm trạng của chàng trai và của cả cô gái sau khi tiễn ngƣời yêu đi xa. Những giọt nƣớc mắt lăn tròn trên đôi má, phải chăng là ngƣời con gái đang rất buồn trong tâm cảnh chia ly này. Đƣa nhau, mỗi ngƣời một ngả, chia lìa, xa cách, hai phƣơng trời biền biệt vô song. Con ngƣời bé nhỏ lại càng thêm cô đơn giữa cảnh đất trời hoang vắng. „Sông rộng” – cái vẻ mênh mông, vô biên bất tận khiến lòng ngƣời lắng xuống,
51
chan hòa vào dòng nƣớc trên sông. “Núi rộng” – sự ngút ngàn, heo hắt nhƣ một cái cớ khiến “giọt lệ không ngừng”. Tâm trạng này ta cũng gặp ở bài ca dao khác:
Anh đi em ngó một chừng
Ngó sông, sông rộng, ngó rừng rừng cao [5, 109]
Cô gái trong nỗi niềm nhớ thƣơng chàng trƣớc cảnh sông núi bao la, ngút ngàn chân khói càng làm cho lòng thêm cô quạnh. Lại là thời gian của buổi chiều tà: “chiều chiều” – cảm giác hoang vắng, xa xôi, cô đơn, buồn tẻ dâng trào trong lòng. Đây là thời điểm trong ngày dễ mang đến cho ngƣời ta nhiều nỗi niềm nhất, khiến đôi mắt nhƣ càng long lanh, hai hàng mi càng thêm lóng lánh. Ngƣời con gái ở đây đang nhớ lại giây phút tiễn đƣa chàng, để giờ đây, chỉ mình nàng đứng nhìn theo từng con sông dài, từng dãy núi cao. Sông thì dồn về biển cả, núi thì heo hắt theo mây trời. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên cái cảm thức đầy buồn tủi trong lòng ngƣời. “Non ngắt” ý chỉ màu xanh của cây cối trong rừng. Phải chăng khu rừng này rất rộng, ụm tùm, cây cối xum xuê, chen ngang xen dọc, tạo nên màu “xanh ngắt” khiến lòng ngƣời con gái càng thêm trĩu nặng, tủi hờn! Trông hoài, trông mãi cũng chỉ thấy một màu xanh nhƣ vậy, trông càng xa thì sông càng rộng, càng dài, non càng vắng lặng. Biết gửi vào đâu nỗi niềm thầm kín này?
“Sông” với “núi” kết hợp với nhau tạo nên nét đẹp rất riêng không gì sánh nổi, nhƣng cũng là sự kết hợp để mối sầu thêm giăng kín lòng ngƣời. Ta nhƣ thấy trƣớc mắt mình cảnh tƣợng sông dài, non thẳm mà lòng ngƣời cô quạnh, để càng thấu hiểu hơn tâm trạng của con ngƣời trong cảnh chia ly.
Đất nƣớc ta đẹp tƣơi và hùng mạnh hơn bởi có sự hòa quyện giữa sông và núi. Nhƣ hai thực thể sống động, “sông” – “núi” đi vào trong ca dao nhƣ một lẽ tất yếu để làm nên vẻ đẹp vĩnh hằng cho mảnh đất yêu thƣơng, mang nhiều nét nghĩa khác nhau.
Tiểu kết:
Biểu tƣợng dòng sông với các dạng thức khác nhau đã làm nổi bật hơn lên ý nghĩa của dòng sông trong ca dao trữ tình ngƣời Việt. Mỗi một dạng thức là sự ẩn hiện của những lớp nghĩa khác nhau, khiến bạn đọc luôn cảm nhận đƣợc sự tƣơi mới trong từng lời ca.
52
KẾT LUẬN
Sông nƣớc mênh mông, chằng chịt đã để lại một dấu ấn mạnh mẽ trong nghệ thuật văn học dân gian, đặc biệt là ca dao.
Hệ thống sông ngòi Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm, không chỉ gắn bó và trở thành môi trƣờng sống của ngƣời Việt, mà còn là những con đường chuyên chở văn hóa, tạo nên dấu ấn của văn hóa sông trong văn hóa Việt Nam.
Trải dài theo mảnh đất cong cong hình chữ S của đất nƣớc Việt Nam, ta sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị. Mỗi miền quê đều mang những bản sắc văn hóa riêng gắn với từng con sông, trở thành linh hồn của quê hƣơng. Bắc, Trung, Nam, ba miền quê với sự hội tụ của những dòng sông làm nên bản sắc văn hóa riêng cho mình, khiến ca dao sông nƣớc càng thêm thi vị. Chính vì thế, sông ngòi là đề tài muôn thuở cho các nghệ sĩ dân gian sáng tác nên những câu ca dao truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ca dao sản sinh ra từ mỗi vùng miền đã tạo nên những nét đặc sắc cho văn hóa miền quê. Trƣớc cảnh sông nƣớc mênh mông của đồng bằng sông nƣớc Nam Bộ, ngƣời dân nơi đây đã sáng tác những bài ca dao thể hiện tình yêu với non sông, đất nƣớc và thể hiện tình yêu đôi lứa giữa sóng nƣớc, mây trời bao la.
Hình ảnh cây đa, bến nƣớc, con đò đã trở nên hết sức thân thuộc, gần gũi với ngƣời dân đất Việt, và dòng sông quê hƣơng là nơi lƣu giữ những kỉ niệm, là nơi hội tụ, lắng đọng những nét đẹp văn hóa của các làng quê Việt. Chính vì thế mà sông đi vào trong ca dao với biết bao thân thƣơng, sâu lắng, nhẹ nhàng mà êm ái, mát trong.
Dòng sông quê là cái nôi nuôi dƣỡng mỗi chúng ta khôn lớn, là nơi để chúng ta nhớ thƣơng và cảm nhận về tình yêu, số phận con ngƣời qua mỗi lời ca, cùng với sự kết hợp với những hình ảnh quen thuộc, tạo thành cặp sóng đôi tƣơng xứng. Xuất hiện cùng với các dạng thức khác nhau nhƣ “sông – bến”, “sông – đò”…, dòng sông trong ca dao Việt càng thêm tƣơi đẹp và ý nghĩa, nhƣ chính tạo hóa đã ban tặng thiên chức cho những dòng sông ấy.
Dòng sông trong ca dao, tƣởng chừng đã xƣa cũ nhƣng thực ra vẫn luôn mới mỗi ngày. Dòng sông với giọng nhẹ nhàng sâu lắng tƣởng chừng đứng yên nhƣng nó vận động từng giờ. Hiện hữu trong mỗi bài ca dao là một hình tƣợng sông khác nhau,
53
nhƣng vẻ ngời sáng và lóng lánh của nó thì chất chứa ở mỗi ca từ không hề phai dấu. Chúng tôi vẫn luôn tin rằng, sự hiện hữu của những dòng sông trong ca dao Việt cũng chính là sự hiện diện của mỗi kiếp ngƣời. Trong ca dao trữ tình, dòng sông là biểu tƣợng tƣơi mát và trẻ trung nhất thấm đẫm nơi trái tim con ngƣời.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế (2001), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam
( tập IV, quyển I, Tục ngữ - Ca dao), NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bảo Định Giang, Nguyến Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1994), Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb Tp HCM, Hồ Chí Minh.
3. Jean Chevaler, Alain Gheer brant, Từ điển biểu tượng Văn hóa Thế giới, Nxb Đà Nẵng.
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn
học, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (1995), Kho tàng ca dao người Việt (4 tập), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
6. Mã Giang Lân (1998), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 7. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
8. Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội 9. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (2011), Từ điển thuật ngữ Văn học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Thu Trang (2011), Sông trong tâm thức người Việt, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
11. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử (1998), Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Hoàng Tiến Tựu (1998), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Http://e-cadao.com/